Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ODA TẠI BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TRONG THỜI GIAN TỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.85 KB, 19 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CÁC DỰ ÁN ODA TẠI BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TRONG THỜI
GIAN TỚI
Thời gian qua, công tác quản lý ODA đã thực sự được quan tâm, chú trọng bởi
ODA là nguồn vốn quý cho đầu tư xây dựng phát triển, cần được quan tâm thu hút để
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, bên cạnh việc phân
tích thực trạng quản lý các dự án ODA tại Bộ KH&ĐT, việc phân tích và dự báo khả
năng thu hút và sử dụng ODA trong thời kỳ mới là hết sức cần thiết. Đây là những cơ
sở quan trọng để từ đó đề xuất các giải pháp hợp lý, hữu hiệu và phù hợp với hoàn
cảnh tài trợ ODA và tình hình Việt Nam hiện nay.
3.1. TRIỂN VỌNG THU HÚT ODA
3.1.1. Cơ cấu vận động ODA theo các lĩnh vực đến năm 2015
Định hướng cơ cấu dành nguồn vốn ODA cho các ngành và lĩnh vực cho tới
năm 2015 nhằm xúc tiến vận động ODA hỗ trợ thực hiện mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội nói chung và các ngành, lĩnh vực và địa phương ưu tiên sử dụng nguồn
vốn ODA.
Trong bảng 3.1 dưới đây trình bày tình hình thực hiện cơ cấu dành vốn ODA
cho các ngành và lĩnh vực trong thời kỳ 2001 - 2007 (vốn ODA đã ký) so với cơ
cấu dành vốn ODA cho các ngành và lĩnh vực trong Văn kiện Đại hội IX.
Căn cứ tình hình thực hiện cơ cấu dành vốn ODA cho toàn nền kinh tế, kể cả
Trung ương và địa phương theo các ngành và lĩnh vực trong những năm qua, tính
đến khả năng nguồn vốn ODA nói chung và nhất là vốn ưu đãi có thể giảm dần
trong những năm sắp tới, vì vậy trong khuôn khổ 4 ngành và lĩnh vực ưu tiên như
Văn kiện Đại hội IX đã xác định cần điều chỉnh cơ cấu này theo hướng tăng tỷ trọng
dành vốn ODA cho các chương trình và dự án góp phần tạo ra những cơ sở hạ tầng
kinh tế và xã hội có ý nghĩa quan trọng cho kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 và gối đầu
cho giai đoạn tới năm 2015, phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển nhanh và
bền vững của nền kinh tế, của các Bộ, ngành và địa phương.
Bảng 3.1: Cơ cấu vốn ODA cho các ngành, lĩnh vực thời kỳ 2001 - 2007
(Đơn vị: Triệu USD)
Ngành, lĩnh vực


Hiệp định ODA ký
kết 2001 - 2007
Giải ngân ODA
2001 - 2007
Tổng Tỷ lệ % Tổng Tỷ lệ %
1. Nông nghiệp và phát triển nông
thôn kết hợp xoá đói, giảm nghèo
2.849 16 2.492 21
2. Năng lượng và công nghiệp 2.888 16,2 2.018 17
3. Giao thông vận tải, bưu chính
viễn thông, cấp, thoát nước và phát
triển đô thị, trong đó:
6.060 34 3.798 32
- Giao thông vận tải, bưu chính viễn
thông
4.456 25 2.967 25
- Cấp, thoát nước và phát triển đô thị 1.604 9 831 7
4. Y tế, giáo dục đào tạo, môi
trường, khoa học kỹ thuật, các
ngành khác, trong đó:
6.025 33,8 3.560 30
- Y tế, giáo dục đào tạo 2.139 12 828 7
- Môi trường, khoa học kỹ thuật 535 3 593 5
- Các ngành khác 3.351 18,8 2.139 18
Tổng số 17.825 100 11.868 100
(Nguồn: Bộ KH&ĐT)
Trong bảng 3.2 dưới đây là cơ cấu dành vốn ODA dự kiến cho các ngành và
lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA cho đến năm 2015.
Bảng 3.2: Cơ cấu vốn ODA cho các ngành, lĩnh vực cho đến năm 2015
Ngành, lĩnh vực

Tỷ trọng ODA
thực hiện
2001 - 2007(%)
Dự kiến tỷ
trọng ODA đến
2015 (%)
Nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ
sản kết hợp phát triển nông nghiệp và
nông thôn, xoá đói, giảm nghèo.
21 21
Năng lượng và công nghiệp. 17 15
Giao thông, bưu chính viễn thông, cấp
thoát nước và đô thị.
32 33
Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường,
khoa học công nghệ và các ngành khác
(bao gồm xây dựng thể chế, tăng cường
năng lực…)
30 31
Tổng 100 100
(Nguồn: Bộ KH&ĐT)
Theo cơ cấu dành vốn ODA cho thời gian sắp tới như dự kiến nêu trên, tỷ
trọng ngành và lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản kết hợp phát
triển nông nghiệp, nông thôn, xoá đói giảm nghèo tiếp tục giữ tỷ lệ khá cao (21%)
vì lĩnh vực này vẫn có năng lực tài chính và khả năng sinh lời, do đó dễ thu hút đầu
tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước; tỷ trọng dành vốn ODA cho
giao thông, bưu điện, cấp thoát nước và đô thị tăng lên 33% để đáp ứng nhu cầu
phát triển cao của ngành và lĩnh vực này như phát triển các đường cao tốc, đường
sắt, đường sông, cảng biển, giải quyết môi trường đô thị, phát triển giao thông
nông thôn, thông tin liên lạc nông thôn, miền núi…; Ngành và lĩnh vực y tế, giáo

dục, đào tạo, môi trường và khoa học, công nghệ tiếp tục giữ tỷ trọng cao (31%)
trong tổng vốn ODA. Đồng thời những lĩnh vực này sẽ được xã hội hoá mạnh mẽ
trong thời gian tới để thu hút vốn vào đầu tư.
3.1.2. Định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA theo ngành đến năm
2015
Nếu thực hiện thành công kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội 2006 -
2010 Việt Nam sẽ ở vào trình độ nước đang phát triển có thu nhập trung bình với
GDP bình quân đầu người năm sẽ đạt khoảng 900 - 1000 USD và căn cứ theo Nghị
quyết Đại hội IX Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản sẽ thành một nước
công nghiệp.
Theo tập quán tài trợ phát triển, nguồn ODA cung cấp cho các nước đang
phát triển có chiều hướng giản và thay đổi mạnh về cơ cấu so với tiến bộ kinh tế,
xã hội của các nước tiếp nhận. Đây là cơ sở để nhận định rằng, ODA của cộng
đồng tài trợ quốc tế dành cho Việt Nam trong giai đoạn sau năm 2010 chắc sẽ có
những thay đổi rất cơ bản cả về cơ cấu vốn cũng như các điều kiện tài chính.
Có thể dự báo rằng nguồn ODA của Việt Nam trong giai đoạn đến 2015 sẽ
vẫn được duy trì, thậm chí có khả năng khối lượng còn có thể tăng lên so với thời
kỳ 2006 - 2010. Thực tế quốc tế cho thấy năm 2004, thu nhập quốc dân bình quân
đầu người của Indonesia đạt 810 USD, song nguồn ODA với quy mô lớn vẫn tiếp
tục đổ vào nước này.
Tuy nhiên, về cơ cấu vốn chắc sẽ thay đổi theo chiều hướng ODA viện trợ
không hoàn lại sẽ giảm dần, ODA vốn vay sẽ tăng lên với những điều kiện tài
chính thay đổi theo hướng giảm dần tính ưu đãi: Lãi suất cho vay có thể cao hơn,
thời gian ân hạn và thời gian trả nợ sẽ ngắn hơn so với các điều kiện tài chính ưu
đãi của ODA mà Việt Nam được hưởng trong giai đoạn 2006 - 2010.
Nhiều kênh tài trợ với các điều kiện tài chính kém ưu đãi hơn sơ với ODA sẽ
được từng bước mở rộng và đưa vào thực tế như Khoản tín dụng thông thường
(OCR) của ADB, tài trợ của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD)
thuộc nhóm WB, các nguồn tài trợ chính thức khác (OOF) của Nhật Bản và nhiều
nguồn tài trợ chính thức khác…

Số lượng các nhà tài trợ hoạt động tại Việt Nam chắc sẽ giảm nhất là các nhà
tài trợ có quy mô vốn ODA nhỏ. Có thể nhận thấy hoạt động của các ngân hàng
phát triển chắc sẽ gia tăng mạnh lên.
Do tính chất và điều kiện tài chính của ODA sẽ có những thay đổi như dự
báo ở trên nên định hướng sử dụng nguồn vốn này cũng cần có những thay đổi phù
hợp. Trong giai đoạn sau 2010 tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung,
nói riêng ở các tỉnh và khu vực nghèo, có nhiều khó khăn chắc sẽ đạt được những
tiến bộ quan trọng, ngân sách của Trung ương và địa phương sẽ được cải thiện
đáng kể, đồng thời để đảm bảo an toàn cho nợ quốc gia, do vậy không cần thiết
phải sử dụng ODA vốn vay kém ưu đãi với quy mô lớn để đầu tư từ ngân sách cho
các dự án không có khả năng hoàn vốn. ODA vốn vay kém ưu đãi trong giai đoạn
sau năm 2010 cần được tập trung đầu tư cho các chương trình, dự án tầm cỡ quốc
gia, có nguồn thu và khả năng trả nợ chắc chắn như xây dựng các nhà máy điện, kể
cả các nhà máy điện sử dụng năng lượng hạt nhân; phát triển hệ thống thông tin
liên lạc viễn thông…; các công trình sản xuất có hàm lượng công nghệ và kỹ thuật
cao, có sức lan toả thúc đẩy phát triển một ngành, một địa bàn, lãnh thổ…
Đối tượng tiếp nhận và sử dụng ODA cũng cần thay đổi, thay vì chỉ có các
đơn vị nhà nước hoặc các doanh nghiệp nhà nước mới được tiếp cận và sử dụng
ODA, tất cả các thành phần kinh tế tuân thủ các quy định của Chính phủ và các
nhà tài trợ về quản lý và sử dụng ODA đều có thể tiếp cận đến nguồn vốn ODA
nếu các chương trình và dự án dự kiến sử dụng nguồn vốn này có tính khả thi cao
về mặt kinh tế - xã hội và bảo đảm phát triển bền vững sau khi đưa vào sử dụng.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CÁC DỰ ÁN ODA TẠI BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TRONG THỜI GIAN
TỚI
3.2.1. Giải pháp đối với các Ban QLDA
Cải tổ mô hình các Ban QLDA.
Hiện nay, mô hình của các Ban QLDA nhất đa dạng và phức tạp. Có Ban
QLDA quyền rất lớn nhưng có ban chỉ như một bộ phận hành chính. Có những ban
chỉ quản lý một dự án, có ban quản lý rất nhiều dự án con. Nhiều khi do yêu cầu

của nhà tài trợ lại có ban chỉ đạo dự án, hoặc không cần Ban QLDA mà chỉ gọi là
chương trình… Vì vậy cần phải cải tổ mô hình các Ban QLDA để có cơ chế hoạt
động rõ ràng hơn. Chức năng nhiệm vụ của Ban QLDA phải được quy định rõ ràng
hơn, các nhiệm vụ của chủ đầu tư, của cơ quan chủ quản, thậm chí của từng Giám
đốc và Phó Giám đốc Ban QLDA cũng phải được quy định rất rõ để tránh trường
hợp khi xảy ra vụ việc khó quy trách nhiệm. Đây cũng là một hình thức chống
tham nhũng hiệu quả.
Tuy nhiên, việc cải tiến mô hình Ban QLDA cũng phải nằm chung trong mô
hình các Ban QLDA nói chung. Ban QLDA ODA trước hết là Ban QLDA từ ngân
sách Nhà nước, nhưng có những đặc thù vốn ODA vì các ban này phải làm việc
với các nhà tài trợ, liên quan đến kế hoạch giải ngân của nhà tài trợ và thậm chí
phải đáp ứng các quy định của các nhà tài trợ nước ngoài.
Việc lựa chọn mô hình nào cũng phải dựa trên một nguyên tắc của mô hình
chung, nhưng trong từng trường hợp phải có sự linh hoạt cụ thể, không thể có sự
cứng nhắc.
Cần nghiên cứu cơ cấu lại tổ chức nhằm đơn giản hóa về thủ tục giấy tờ,
khắc phục tình trạng nhiều tầng, nhiều cấp giấy giải ngân chậm. Tăng cường công
tác quản lý của các đơn vị thực hiện dự án, tuân thủ nghiêm túc các quy định về sổ
sách theo dõi các khoản thu chi của dự án. Việc tổ chức Ban QLDA phải gắn với
trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân liên quan và quản lý tốt tài sản của dự án khi
đưa vào sử dụng.
Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các Ban QLDA
Hiện nay có Thông tư 03/2007/TT-BKH ban hành ngày 12 tháng 03 năm
2007 của Bộ KH&ĐT hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của
Ban quản lý chương trình, dự án ODA và Thông tư 02/2007/TT-BXD ban hành
ngày 14 tháng 2 năm 2007 hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê
duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình đều tác động đến chức năng, nhiệm vụ của Ban
QLDA, vì vậy càng gây nên sự chồng chéo trong quản lý và quy định chức năng,
nhiệm vụ của Ban QLDA. Cần phải có một văn bản thống nhất quy định chức

năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của Ban QLDA một cách rõ ràng theo
hướng chuyên nghiệp hoá. Quy định tiêu chuẩn nhiệm vụ của chức danh chủ đầu
tư và trách nhiệm cá nhân của chủ đầu tư với hoạt động đầu tư xây dựng cụ thể
hơn.

×