Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Download Đề thi chọn HSG môn ngữ văn 9- có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.51 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>UBND HUYỆN Y ÊN L ẠC</b>
<b>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>



---(<i>Đề thi gồm 01 trang)</i>


<b>ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN </b>
NĂM HỌC 2012 - 2013


<b>MÔN THI : NGỮ VĂN - LỚP 9 </b>


<i>Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)</i>


<b>Câu 1:</b><i><b>( 2,5 điểm )</b></i>


Cảm nhận của em về <i>bức họa mùa xuân </i>qua ngòi bút đặc sắc của các thi nhân
trong những câu thơ sau:


1. Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa


( Cỏ thơm liền với trời xanh
Trên cành lê có mấy bông hoa)


<i>( Thơ cổ Trung Hoa )</i>
Và


2. Cỏ non xanh tận chân trời,


Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.


<i>( Nguyễn Du, “Truyện Kiều” ) </i>
<b>Câu 2 :</b><i><b>( 2, 0 điểm )</b></i>


Cảm nhận về lối sống của Bác, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng có viết : “ <i>Đời sống</i>
<i>vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình</i>
<i>cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ</i>
<i>nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.” </i>


Và trong văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh”( Ngữ Văn 9 - Tập I), tác giả Lê Anh
Trà cũng nhận xét : <i>“ Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ,… là lối sống thanh</i>
<i>cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng</i>
<i>đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.</i> ”


Lối sống văn minh mà em học tập được từ vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là gì ?
<b>Câu 3 : ( 5,5 điểm)</b>


<i>“ Tinh thần nhân đạo trong văn học trước hết là tình yêu thương con người. ” </i>
( Đặng Thai Mai - ‘Trên đường học tập và nghiên cứu” - NXB Văn học 1969 ).
Chứng minh điều đó qua truyện ngắn “ Chuyện người con gái Nam Xương”
(SGK, Ngữ văn 9, tập I) của Nguyễn Dữ.


- Hết -


<b>Họ và tên thí sinh:………..……… Số báo danh………</b>
<b>Giám thị số 1:………..……… Giám thị số 2:……….</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>HƯỚNG DÂN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN . </b>
NĂM HỌC 2012 - 2013


<b>MÔN THI : NGỮ VĂN - LỚP 9</b>


<b>Câu 1 : ( 2,5 điểm)</b>


<i><b>* Về kĩ năng</b></i> :


- Trình bày dưới dạng văn bản ngắn hoàn chỉnh về hình thức, trọn vẹn về nội dung.
- Cảm nhận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ; chữ viết rõ ràng.


*<i><b> Về kiến thức</b></i>:


Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng làm nổi bật được nét
chung và riêng của hai thi liệu:


* Cả hai thi liệu trên đều được vẽ bằng bút pháp miêu tả tài hoa. Tả ít mà gợi nhiều.
Không một chữ <i>xuân</i> nhưng đều vẽ lên những bức họa tuyệt đẹp với nét đặc trưng của
mùa xuân : hoa lê, cỏ (0,5 điểm)


* Mỗi bức họa lại có những nét riêng biệt:


- Trong câu thơ cổ Trung Quốc: Thể thơ ngũ ngôn, bức họa mùa xuân tràn đầy sức
sống, nên thơ, ngây ngất lòng người với hình ảnh : Cỏ thơm mùa xuân tiếp nối với sắc
xanh của trời. Trên cành lê có mấy bông hoa đã nở . (0,5 điểm)


- Câu thơ của Nguyễn Du thể hiện ngòi bút tả cảnh bậc thầy: vừa gợi tả, vừa đặc tả.
(0, 25 điểm)
+ Thể thơ lục bát êm ái, nghệ thuật đối kết hợp với đảo trật tự từ ( Cỏ non/ cành lê ,
xanh tận chân trời / điểm trắng một vài bông hoa). (0,25 điểm)


+ Đặc biệt vận dụng sáng tạo hình ảnh thơ cổ: Thay “cỏ thơm” bằng “cỏ xanh”, bớt
từ “ sổ” thêm từ “trắng”, đảo từ “ điểm” . (0,25 điểm)



+ Bức họa hài hòa tuyệt diệu về hoa cỏ mùa xuân: có diện ( nền xanh của cỏ ) có
điểm ( sắc trắng hoa lê ). Bức tranh mùa xuân mênh mông, khoáng đạt, mới mẻ, trong
trẻo đầy sức sống: ngọt ngào cỏ non xanh trải dài ngút ngàn tới xa tít chân trời; tinh
khôi, thanh khiết của hoa lê vừa hé nở. (0,75 điểm)


<b>Câu 2:</b><i><b>( 2,0 điểm)</b></i>
<i>* Về kĩ năng</i> :


- Trình bày dưới dạng văn bản ngắn hoàn chỉnh về hình thức, trọn vẹn về nội
dung.


- Cảm nhận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ; chữ viết rõ ràng.
*<i><b> Về kiến thức</b></i>:


Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau với nội dung khác nhưng
phải làm nổi bật được bài học mình rút ra một cách thuyết phục:


* Nhận xét về lối sống của Bác : ( 0,5 điểm)


- Lối sống văn minh của Bác Hồ là sự kết hợp của đời sống vật chất giản dị và đời
sống tinh thần phong phú.


- Lối sống đó không nặng về hưởng thụ và không bị những ham muốn vật chất dày
vò; là cách “di dưỡng tinh thần” để tinh thần được thảnh thơi, phong phú, cao đẹp….


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Không nên quá coi trọng vật chất hay những cái lợi trước mắt…mà sống giản dị,
tự nhiên và đạm bạc nhưng thanh cao. (d/c)


- Cần tạo cho mình một đời sống sinh hoạt thường ngày dung dị nhưng hòa hợp
với một tâm hồn phong phú ( giao hòa với thiên nhiên, yêu thương trân trọng con người,


yêu cuộc sống, rung cảm, chia sẻ,…).


- Liên hệ : (0,5 điểm)


+ Một bộ phận không nhỏ những cá nhân trong nền kinh tế thị trường và cuộc
sống hiện đại ngày nay đã quá đề cao vật chất, bán rẻ lương tâm, coi nhẹ tình cảm…


+ Bản thân mỗi người : Học Bác mỗi ngày.
.


<b>Câu 3: ( 5,5 điểm)</b>
<i>* Về kĩ năng</i> :


- Kiểu bài : Nghị luận chứng minh


- Trình bày dưới dạng một văn bản hoàn chỉnh về hình thức, trọn vẹn về nội dung.
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chính xác tiêu biểu, thuyết phục; diễn đạt mạch lạc ;
chữ viết rõ ràng.


*<i><b> Về kiến thức</b></i>:


Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng làm nổi bật được
trọng tâm nội dung nghị luận: <i>Tinh thần nhân đạo</i> trong “ Chuyện người con gái Nam
Xương”:


* Tinh thần nhân đạo - tình yêu thương con người trước hết thể hiện ở việc
Nguyễn Dữ trân trọng, ngợi ca, đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ qua hình tượng nhân vật
Vũ Nương: ( 2,0 điểm )


- Vũ Nương là người phụ nữ bình dân có đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người


phụ nữ Việt Nam : công, dung, ngôn, hạnh. Xét về phương diện nào cũng đẹp:


+ Là một người vợ : Đối với chồng, nàng là người vợ rất mực dịu dàng, đằm
thắm, giàu tình yêu thương chồng và thuỷ chung nhất mực.( d/c)


+ Là một người con : Đối với mẹ chồng, nàng hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng, là
người con hiếu thảo. (d/c)


+ Đối với con: Là người mẹ tốt giàu lòng yêu thương con...


+ Là một người phụ nữ : Nàng là người phụ nữ đảm đang, trọng danh dự và nhân
phẩm, tình nghĩa và giàu lòng vị tha. ( d/c)


* Tinh thần nhân đạo - tình yêu thương con người được thể hiện ở thái độ cảm
thông đau xót của Nguyễn Dữ trước bi kịch của cuộc đời nhân vật Vũ Nương: (1,0 điểm)
- Am hiểu tâm lí nhân vật, thương cảm cho nỗi đau của người phụ nữ nên nhà văn
đã thể hiện nỗi đau đớn của nhân vật một các sâu sắc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ Chờ chồng đằng đẵng, chồng về chưa một ngày vui, sóng gió đã nổi lên từ một
nguyên cớ rất vu vơ. (Người chồng chỉ dựa vào câu nói ngây thơ của đứa trẻ đã khăng
khăng kết tội vợ).


+ Nàng hết mực van xin chàng nói rõ mọi nguyên cớ để cởi tháo mọi nghi ngờ;
hàng xóm rõ nỗi oan của nàng nên kêu xin giúp, tất cả đều vô ích. Đến cả lời than khóc
xót xa tột cùng ..mà người chồng vẫn không động lòng.(d/c)


+ Con người trong trắng bị xúc phạm nặng nề, bị dập vùi tàn nhẫn, bị đẩy đến cái
chết oan khuất (d/c).


* Tinh thần nhân đạo - tình yêu thương con người được thể hiện qua thái độ lên án


những thế lực đen tối chà đạp lên khát vọng chính đáng của con người. ( 1,0 điểm)
- Chiến tranh phong kiến phi nghĩa


- Những tư tưởng lạc hậu của xã hội phong kiến suy tàn (trọng nam khinh nữ, đạo
tòng phu,…) gây bao nhiêu bất công. Hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người
chồng ghen tuông hồ đồ, mù quáng, gia trưởng, vũ phu.


* Tinh thần nhân đạo - lòng yêu thương con người trong tác phẩm còn là khát
vọng và ước mơ về một cuộc sống công bằng, quyền được hưởng hạnh phúc gia đình của
con người đặc biệt là người phụ nữ . ( 1, 0 điểm)


- Khát vọng hạnh phúc của con người:


+ Vũ Nương luôn vun vén cho hạnh phúc gia đình.


+ Khi chia tay chồng đi lính, không mong chồng lập công hiển hách để được “ấn
phong hầu”, nàng chỉ mong chồng bình yên trở về. Lời thanh minh với chồng khi bị nghi
oan cũg thể hiện rõ khát vọng đó ( d/c).


- Ước mơ về cuộc sống tốt đẹp, bình đẳng, quyền được hưởng hạnh phúc của con
người:


+ Với tấm lòng yêu thương con người, tác giả không muốn con người trong sáng
cao đẹp như Vũ Nương phải chết oan khuất nên ông mượn yếu tố kì ảo của thể loại
truyền kì để Vũ Nương được hưởng cuộc sống bình yên ở thủy cung, được rửa sạch nỗi
oan giữa thanh thiên bạch nhật.


- Vũ Nương được xây dựng khác với các nàng tiên siêu thực : nàng vẫn khát vọng
hạnh phúc trần thế (ngậm ngùi, tiếc nuối, chua xót khi nói lời vĩnh biệt <i>“thiếp ... nhân</i>
<i>gian được nữa”.</i>



* Tinh thần nhân đạo của truyện còn thể hiện ở bài học nhân sinh sâu sắc mà
Nguyễn Dữ muốn gửi đến bạn đọc muôn đời : ( 0,5 điểm)


- Hạnh phúc vẫn chỉ là ước mơ, hiện thực vẫn quá đau đớn (hạnh phúc gia đình tan
vỡ, không gì hàn gắn được).


- Bài học giữ gìn và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Có hạnh phúc đã là sự may mắn
nhưng giữ gìn, duy trì hạnh phúc còn khó hơn. Vợ và chồng dù có yêu nhau đến mấy mà chẳng
biết tính của nhau thì bi kịch sớm muộn cũng xảy ra. Và điều quan trọng hơn hết để có được
hạnh phúc là phải thực sự hiểu được nhau, tôn trọng lẫn nhau và tránh xa những ngộ nhận đáng
tiếc.


</div>

<!--links-->

×