Tải bản đầy đủ (.docx) (131 trang)

luận văn thạc sĩ báo in với vấn đề biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông cửu long​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (962.48 KB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN VĂN THỊNH

BÁO IN VỚI VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở
ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Vĩnh Long - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN VĂN THỊNH

BÁO IN VỚI VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU
LONG
Chun ngành: Báo chí học định hƣớng ứng dụng
Mã số: 8320101.01 (UD)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


thạc sĩ khoa học

PGS.TS Vũ Quang Hào

PGS.TS Nguyễn Linh Khiếu


Vĩnh Long - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của tôi, theo
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Linh Khiếu. Các số liệu thống
kê, kết quả nghiên cứu đảm bảo trung thực, khách quan và chưa được cơng
bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Luận văn có
sử dụng, kế thừa và phát triển một số tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ
sách, giáo trình, tài liệu,… liên quan đến đề tài.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Thịnh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn “Báo in với vấn đề biến đổi khí hậu


Đồng bằng Sơng Cửu Long”, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các

Thầy, Cơ là giảng viên Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), đặc biệt

là PGS.TS Nguyễn Linh Khiếu đã tận tình hình dẫn tơi trong q trình
nghiên cứu.
Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo, đồng nghiệp đang công tác
tại Báo Vĩnh Long, Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi, cùng các chuyên gia,
nhà khoa học đã hỗ trợ tơi hồn thành luận văn này.
Luận văn là sản phẩm nghiên cứu khoa học đầu tiên của tác giả.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ chun mơn và điều kiện về
thời gian hạn hẹp nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế, sai sót.
Tác giả chân thành cảm ơn và hy vọng nhận được ý kiến đóng góp để
luận văn hoàn chỉnh hơn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Thịnh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 1
1.

Lý do lựa chọn đề tài………………………………………………….. 1

2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài................................................................ 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................ 8
5. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu.............................................................. 8
6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn..................................................... 9
PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................................... 11
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA BÁO IN ĐỐI VỚI
VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU........................................................................................... 11
1.1. Khái niệm, thuật ngữ liên quan đến báo in và vấn đề biến đổi khí

hậu........................................................................................................................................................... 11
1.2. Chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà
nước về biến đổi khí hậu.............................................................................................................. 25
1.3. Sự cần thiết phát huy vai trò của báo in đối với vấn đề biến đổi khí
hậu........................................................................................................................................................... 32
Tiểu kết chương I....................................................................................................................... 41
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA BÁO VĨNH LONG,
CẦN THƠ, ĐỒNG KHỞI VỚI VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU...................43
2.1. Giới thiệu về báo in Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Khởi................................43
2.2. Đánh giá chung và vấn đề đặt ra về vai trò của báo in với vấn đề
biến đổi khi hậu ở Đồng bằng sơng Cửu Long................................................................ 47
2.3. Thực trạng vai trị của báo in đối với vấn đề BĐKH trên các báo
Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Khởi........................................................................................... 59


2.4. Phản hồi của công chúng và các chuyên gia về vai trò của báo in với
vấn đề biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sơng Cửu Long................................................ 69
2.5. Một số nhận xét và vấn đề đặt ra về vai trị của báo in với vấn đề
biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long................................................................ 79
Tiểu kết chương 2...................................................................................................................... 76
CHƢƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO VAI TRÒ CỦA BÁO IN VỚI VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở
ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG................................................................................... 82
3.1. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn báo in với vấn đề biến đổi khí hậu
ở Đồng bằng sơng Cửu Long.................................................................................................... 82
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của báo in đối với vấn đề
biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long................................................................ 86
Tiểu kết chương 3...................................................................................................................... 99
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BĐKH: Biến đổi khí hậu
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
TN&MT: Tài nguyên và môi trường
KHCN: Khoa học công nghệ
AN:

Nhà nước

TX: Thị xã
TP: Thành phố
UBND: Ủy ban nhân dân
TT&TT: Thông tin và truyền thông
TN&MT: Tài nguyên và môi trường
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
UNFCCC, FCCC: Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu

QĐ: Quyết định
NQ: Nghị quyết
UNDP: Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc tại Việt Nam


MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tần số xuất hiện tin, bài về vấn đề về BĐKH trên 3 báo khảo sát.
Bảng 2:Thống kê về thể loại được sử dụng trên 3 báo được khảo sát
Biểu đồ khảo sát, đánh giá của công chúng về thực trạng thông tin về biến
đổi khí hậu trên báo in hiện nay.



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) được Chính phủ xác định là
vùng kinh tế trọng điểm, vùng sản xuất hàng hóa lớn. Dân số ĐBSCL trên
18 triệu người, đóng góp khoảng 18% GDP với 90% tổng lượng gạo xuất
khẩu, gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản và 70% lượng trái cây của cả
nước.
ĐBSCL là một trong những vùng đồng bằng màu mỡ, có sản lượng
nơng sản lớn nhất khu vực Đơng Nam Á và đứng đầu Việt Nam. Tuy nhiên,
những lợi thế tự nhiên sẵn có của ĐBSCL đang phải đối mặt với thách thức
bất lợi của biến đổi khí hậu (BĐKH), đe dọa đến đời sống sản xuất, sinh kế
của người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển ổn định, bền vững
về kinh tế- xã hội và môi trường.
Về hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, vào các tháng mùa khô,
ĐBSCL chịu tác động mạnh bởi xâm nhập mặn, đây là đặc tính của vùng,
mức độ xâm nhập những năm trước đây có tính quy luật tương đối rõ rệt.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, do BĐKH và nguồn nước thượng lưu
sông MeKong về ĐBSCL đã thay đổi quy luật tự nhiên bởi việc xây dựng,
vận hành các hồ chứa thủy điện thượng lưu, dẫn đến xâm nhập mặn có
những thay đổi lớn, gây khó khăn trong việc cấp nước phục vụ sản xuất
nông nghiệp và sinh hoạt. Cụ thể, thời gian xâm nhập mặn có xu hướng
xuất hiện sớm hơn trước đây từ 1 đến 1,5 tháng. Giai đoạn trước năm 2012,
mặn thường xâm nhập đáng kể từ tháng 2 đến tháng 4, đỉnh mặn xuất hiện
vào cuối tháng 3 hoặc tháng 4 (là tháng có dịng chảy kiệt nhất). Những
năm gần đây thường xuyên xuất hiện dịng chảy thượng nguồn đầu mùa
khơ về thấp, xâm nhập mặn bắt đầu từ cuối tháng 12 năm trước, đỉnh mặn
xuất hiện vào tháng 2 hoặc đầu tháng 3 năm sau.
1



Về sạt lở đất, năm 2017, người dân vùng Đất Mũi (Cà Mau)- nơi
được gọi là “đất biết đi” mỗi năm bồi đắp ra biển hàng chục mét thì nay,
theo thống kê của Sở Nông nghiệp- PTNT Cà Mau, hiện có khoảng 150km
bờ biển bị sạt lở nghiêm trọng. Khoảng 450ha đất, rừng phòng hộ bị cuốn
ra biển mỗi năm.
Còn tại Kiên Giang, bờ biển dài khoảng 200km từ TX Hà Tiên đến
huyện An Minh cũng đang sạt lở. Tại các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Trà
Vinh, Sóc Trăng, TP Cần Thơ... sạt lở mỗi ngày thêm nghiêm trọng. Ở 2 xã
ven biển của TX Duyên Hải (Trà Vinh) là Hiệp Thạnh và Trường Long
Hòa, hàng chục hécta rừng dương phịng hộ 20 năm tuổi đã bị sóng biển
đánh bật gốc, đe dọa đất sản xuất của người dân.
Cuối tháng 8/2017, UBND tỉnh Vĩnh Long đã công bố thiên tai cấp
độ 1 do sạt lở bờ sơng Hậu tại Khóm 3 (phường Thành Phước- TX Bình
Minh). Con số của Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam công bố cho thấy,
mỗi năm ĐBSCL đang mất khoảng 500ha rừng phòng hộ. Đáng lo ngại,
diện tích rừng mất đi này khơng thể phục hồi.
Theo dự báo của các Bộ, Ngành, chuyên gia tại Hội nghị đánh giá kết
quả hai năm triển khai thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về
phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, diễn ra trong 2
ngày 17 và 18/6/2019 tại TP Hồ Chí Minh, tình hình BĐKH, thiên tai sẽ
diễn biến nhanh trong thời gian tới, tác hại khó lường, khó dự báo do tính
chất thất thường, cực đoan.
Trong bối cảnh đó, báo chí khu vực ĐBSCL, trong đó có các cơ quan
báo in đã thể hiện vai trị vơ cùng quan trọng, là kênh thông tin thiết thực,
hiệu quả trong việc phổ biến các quan điểm Đảng và Nhà nước về BĐKH.
Đồng thời, là nhịp cầu nối kết thông tin giữa người dân và các nhà khoa
học, nhà quản lý, các doanh nghiệp trong việc hoạch định chính sách, đề ra
2



giải pháp căn cơ, bền vững phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,… vùng
ĐBSCL trong bối cảnh tác động của tình trạng BĐKH.
Tuy nhiên, thực trạng, vai trị và tác động của báo in trong việc
truyền thông về vấn đề BĐKH ở khu vực ĐBSCL ra sao và như thế nào vẫn
chưa được đánh giá, phân tích bằng một cơng trình nghiên cứu cụ thể. Do
đó, đây cũng là lý do người viết chọn đề tài “Báo in với vấn đề biến đổi
khí hậu ở Đồng bằng sơng Cửu Long” (Khảo sát báo Vĩnh Long, Cần
Thơ, Đồng Khởi- Bến Tre). Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, bằng các
phương pháp thống kê, đánh giá, phân tích, phân loại, định lượng, định
tính,… người viết mong muốn sẽ phát thảo được cái nhìn bao quát về vấn
đề BĐKH ở ĐBSCL hiện nay. Đồng thời, chỉ ra được vai trò của báo in
cũng như những ưu điểm và hạn chế của phương tiện truyền thông này với
đề tài BĐKH. Qua đây, đề xuất, kiến nghị những giải pháp nâng cao hiệu
quả của báo in với vấn đề BĐKH. Với đề tài nghiên cứu này, người viết
cũng mong muốn sẽ khơi gợi, cung cấp thơng tin hữu ích cho các cơng
trình nghiên cứu tiếp theo.
2.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong q trình nghiên cứu vấn đề này, chúng tơi được tiếp cận luận
văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Bích Hạnh về “Vấn đề tuyên truyền biến đổi
khí hậu trên báo in Việt Nam” [8]. Luận văn khảo sát và đánh giá thực
trạng tuyên truyền về vấn đề BĐKH, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu
quả tuyên truyền về BĐKH thông qua phương tiện báo in.
Nghiên cứu vấn đề BĐKH trên phương tiện truyền thơng là truyền
hình, có đề tài “Truyền hình các tỉnh Tây Nam Bộ truyền thơng về vấn đề
biến đổi khí hậu hiện nay” của Nguyễn Thị Thanh Thảo [23]. Luận văn

trình bày được cơ sở lý luận và thực tiễn truyền thông về vấn đề BĐKH
trên truyền hình các tỉnh Tây Nam Bộ, làm rõ thực trạng truyền thông về
3


vấn đề BĐKH trên truyền hình các tỉnh Tây Nam Bộ hiện nay. Đồng thời,
đánh giá những kết quả, hạn chế và đề xuất một số giải pháp đổi mới nội
dung, hình thức truyền thơng ứng phó với BĐKH.
Đề tài “Đổi mới nội dung và hình thức truyền thơng về biến đổi khí
hậu trên kênh VTC16 hiện nay” của Trần Thị Thùy Dương [3]. Qua tìm
hiểu nội dung, hình thức truyền thơng về BĐKH trong chương trình thời sự
18h, chương trình “Nơng thơn chuyển động” và chương trình chun đề
“Nơng thơn với biến đổi khí hậu” trên kênh VTC16, tác giả đưa giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng thông tin truyền thông về BĐKH trên kênh
VTC16.
Đề tài “Vấn đề về chất lượng thơng tin về biến đổi khí hậu của
VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Lê Vân [28].
Thông qua đề tài, người nghiên cứu đã khảo sát, đánh giá chất lượng thông
tin thông qua việc phân tích nội dung, hình thức thơng tin về BĐKH trong
chương trình thời sự 19h và chương trình chuyên đề trên kênh VTV1, trên
cơ sở so sánh với kết quả của các cuộc nghiên cứu về BĐKH khác, đề tài
đưa ra các khuyến nghị, giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về BĐKH
trên truyền hình.
Nghiên cứu vấn đề BĐKH trên phương tiện truyền thơng là phát
thanh, có đề tài “Thơng tin, tun truyền về biến đổi khí hậu trên sóng phát
thanh của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Giang” của tác giả Lê Thế
Biên [1]. Với đề tài này, người nghiên cứu đã tập trung phân tích, đánh giá
về tần suất, mức độ xuất hiện; nội dung thông tin, tun truyền về BĐKH
cũng như hình thức, phương thức thơng tin, tuyên truyền về BĐKH trên
sóng phát thanh của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Giang. Từ đó đi đến

đánh giá về hoạt động thông tin, tuyên truyền về BĐKH trên sóng phát
thanh của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Giang ở các mặt thành cơng,
4


hạn chế, nguyên nhân của những thành công và hạn chế. Từ những kết quả
khảo sát đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng thơng
tin, tuyên truyền về BĐKH trên sóng phát thanh của Đài Phát thanh và
Truyền hình Hà Giang.
Đề tài “Tuyên truyền về biến đổi khí hậu của các đài truyền thanh
cấp huyện ở Cà Mau hiện nay” của Lê Kim Hậu [10]. Luận văn nghiên cứu
về lý luận báo chí phát thanh, truyền thanh; đường lối chính sách của Đảng,
Nhà nước, các văn bản báo cáo khoa học về BĐKH ở thế giới và Việt Nam,
đặc biệt là ở Cà Mau. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động
tuyên truyền về BĐKH (thành công, hạn chế) của các đài truyền thanh cấp
huyện ở tỉnh Cà Mau trong năm 2014 (tháng 1/2014 – tháng 12/2014).
Nghiên cứu ý kiến công chúng nghe đài truyền thanh cấp huyện về hiệu quả
truyên truyền BĐKH của các đài truyền thanh cấp huyện ở Cà Mau. Đề
xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền về BĐKH của các đài
truyền thanh cấp huyện ở tỉnh Cà Mau.
Nghiên cứu vấn đề BĐKH trên phương tiện truyền thơng là báo điện
tử, có đề tài “Báo mạng điện tử với vấn đề biến đổi khí hậu tại Việt Nam
hiện nay” của Nguyễn Thị Huyền Trang [27]. Luận văn này đã hệ thống
hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề thông tin về BĐKH trên mạng
điện tử. Trong đó, tập trung phân tích, đánh giá về tần suất, mức độ quan
tâm của độc giả; nội dung thơng tin về BĐKH cũng như hình thức, phương
thức thơng tin về BĐKH trên những tờ báo trên. Từ đó đi đến đánh giá về
hoạt động thông tin về BĐKH trên báo mạng điện tử chỉ ra các mặt thành
công, hạn chế; nguyên nhân của những thành công và hạn chế đó. Từ
những kết quả khảo sát đúc kết lại một số vấn đề đặt ra, trên cơ sở đó đưa

ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thông tin về BĐKH
trên báo mạng điện tử.
5


Đề tài “Vấn đề biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử nước ngoài
hiện nay” của Hoàng Thị Kim Quý [20]. Trên cơ sở hệ thống hóa những
vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài, luận văn khảo sát thực trạng vấn đề
BĐKH trên báo mạng điện tử nước ngồi, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm
từ báo mạng điện tử nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng thông tin về
BĐKH trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay.
Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu đề tài “Báo in với vấn đề biến
đổi khí hậu ở Đồng bằng sơng Cửu Long”, chúng tơi cịn được tiếp cận
với một số bài viết có liên quan như:
Tham luận của TS Đỗ Chí Nghĩa tại Hội thảo quốc tế về “Truyền
thơng đại chúng Việt Nam với biến đổi khí hậu” [19] đã khảo sát chương
trình thời sự của Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long và Đài Truyền
hình Việt Nam, chỉ ra ưu điểm và hạn chế của truyền hình trong thơng tin
về BĐKH hiện nay, từ đó đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả thông tin
về BĐKH trên truyền hình.
Báo cáo đề dẫn của PGS.TS Phạm Huy Kỳ tại hội thảo quốc tế
“Truyền thông đại chúng Việt Nam với biến đổi khí hậu” [16] đã định
hướng cho các nhà khoa học trong nước và nước ngồi nghiên cứu về vai
trị của truyền thơng đại chúng Việt Nam với BĐKH, tìm giải pháp để
truyền thơng đại chúng Việt Nam phát huy hiệu quả tuyên truyền, định
hướng dư luận và dự báo tình hình về vấn đề này.
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu trên đã khai thác vấn đề BĐKH
trên các phương tiện truyền thông đại chúng, từ báo in, truyền hình, phát
thanh, báo điện tử ở Trung ương và cả địa phương. Dù trước đó đã có đề tài
thạc sĩ báo chí học của Nguyễn Thị Bích Hạnh về “Vấn đề tuyên truyền

biến đổi khí hậu trên báo in Việt Nam” [8], tuy nhiên chưa có đề tài nghiên

6


cứu nào đề cập cụ thể đến vai trò, tác động và đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả truyền thông của báo in với vấn đề BĐKH ở khu vực ĐBSCL.
Vì như đã phân tích ở trên, BĐKH đang trở thách thức vô cùng lớn,
quyết định vận mệnh của ĐBSCL trong tương lai. Với thực trạng đó, báo
chí, cụ thể là báo in sẽ thể hiện vai trò ra sao? Tác động như thế nào đến
nhận thức toàn xã hội?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng thông tin tuyên truyền về vấn đề
BĐKH trên Báo Vĩnh Long, Báo Cần Thơ, Báo Đồng Khởi, từ đó luận văn
đề xuất giải pháp nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng báo in về
vấn đề BĐKH ở ĐBSCL.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu như trên, luận văn có 3 nhiệm vụ sau:
-

Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về báo in với vấn đề
BĐKH.

-

Khảo sát, đánh giá thực trạng vai trò của báo in với vấn đề BĐKH ở
ĐBSCL.

-


Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của báo in
với vấn đề BĐKH ở ĐBSCL hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vai trò của báo in với vấn đề

BĐKH ở ĐBSCL.
Trong phạm vi một luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu
3

tờ báo in Vĩnh Long, Cần Thơ và Đồng Khởi về một số vấn đề cụ thể của
7


BĐKH. Lý do đề tài chọn báo Vĩnh Long, Cần Thơ và Đồng Khởi, vì thời
gian qua trên địa bàn 3 địa phương trên bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán,
xâm nhập mặn, mưa bão và sạt lở đất. Đồng thời, đây là 3 tờ báo hoạt động
mạnh, nhiều tin, bài phản ánh thơng tin kịp thời, chính xác về BĐKH ở
ĐBSCL thời gian qua.
Luận văn thu thập và phân tích số liệu các báo Vĩnh Long, Cần Thơ,
Đồng Khởi thời gian từ năm 2015 đến năm 2019.
5.
-

Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng
và chính sách pháp luật của Nhà nước về vai trị của báo chí đối với vấn đề

BĐKH; lý luận về báo in.
-

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương

pháp nghiên cứu, cụ thể như sau:
+

Phương pháp khảo sát tài liệu: được sử dụng để tiếp cận các giáo

trình, các tài liệu về báo chí nói chung và báo in nói riêng; các nghị quyết,
chỉ thị, chương trình hành động,… của Đảng và Nhà nước, cấp ủy đảng,
chính quyền địa phương. Từ đó, khai thác những tư liệu cần thiết liên quan
đến nội dung nghiên cứu.
+

Thông qua các phương pháp thống kê, đánh giá, phân tích, phân

loại, định lượng, định tính để đánh giá thực trạng vai trò của báo Vĩnh
Long, Cần Thơ và Đồng Khởi đối với vấn đề BĐKH. Phân tích những ưu
điểm, hạn chế của báo in về vấn đề BĐKH trong thời gian qua.
+

Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia,

lãnh đạo các cơ quan báo chí, phóng viên chun trách mảng đề tài BĐKH
để thập thơng tin, số liệu, từ đó có những nhìn nhận, đánh giá khách quan,
trung thực những ưu điểm, hạn chế của báo in trong hoạt động truyền thông
8



về BĐKH. Qua đây, gợi mở các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất
lượng của báo in trong thời gian tới.
+

Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng bảng hỏi để thu thập

thông tin từ bạn đọc về thực trạng, chất lượng thông tin về BĐKH trên các
báo khảo sát. Chẳng hạn như thông tin về BĐKH trên các báo có phong
phú chưa? Báo in cần phải như thế nào để nâng cao chất lượng hơn?. Ở
phương pháp nghiên cứu này, tác giả phát 200 phiếu hỏi bằng công cụ
phiếu điều tra, lấy ý kiến của Google Form.
6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về lý luận
Luận văn góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về
báo in, vai trò của báo in với vấn đề BĐKH.
6.2. Về thực tiễn
Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao vai trò
của báo in với vấn đề BĐKH. Ngồi ra, luận văn cịn là một tài liệu tham
khảo đáng tin cậy đối với công tác nghiên cứu và giảng dạy về báo in với
vấn đề BĐKH.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.

9


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRỊ CỦA BÁO IN ĐỐI VỚI

VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. Khái niệm, thuật ngữ liên quan đến báo in và vấn đề biến đổi khí
hậu
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của báo in
1.1.1.1

Khái niệm báo in

Khái niệm báo chí theo nghĩa rộng được dùng để chỉ các sản phẩm
phát hành thơng qua các loại hình báo in, báo phát thanh, báo hình và báo
mạng điện tử. Truyền thơng đại chúng là phương tiện chuyển tải thông
điệp, thông qua hệ thống các kênh truyền thông tác động vào công chúng
để thơng tin và chia sẻ tư tưởng, tình cảm, kỹ năng và kinh nghiệm… nhằm
lôi kéo và thuyết phục, tập họp và tổ chức công chúng tham gia giải quyết
các vấn đề kinh tế - xã hội đã và đang đặt ra. Hai khái niệm này trong thực
tiễn gần như trùng khớp nhau.
Về phương diện lý thuyết, truyền thông đại chúng là một trong những
khái niệm cơ bản, chiếm vị trí trung tâm, nền tảng trong hệ thống lý luận báo
chí – truyền thơng nói chung. Trên phương diện thực tiễn, truyền thông đại
chúng đang được đang là một lực lượng xã hội rất quan trọng trong việc tham
gia giải quyết các vấn đề chính trị - kinh tế - xã hội hàng ngày, trên phạm vi
quốc gia, quốc tế, khu vực hay trong khn khổ gia đình.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững, truyền thơng ở bình diện tổng
qt, được hiểu là q trình liên tục trao đổi thơng tin, tư tưởng, tình cảm,
chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm góp phần
nâng cao (thay đổi) nhận thức, mở rộng hiểu biết, tiến tới thay đổi thái độ
và hành vi của công chúng. Bản chất xã hội của truyền thông là tương tác
10



và chia sẻ, thực hiện những cuộc vận động xã hội trên cơ sở tương tác bình
đẳng giữa chủ thể và khách thể nhằm hướng tới mục tiêu chung vì lợi ích
cộng đồng [7, tr.32]. Truyền thơng là một trong những kênh quan trọng
nhất, thể hiện rõ nhất tính cơng khai, dân chủ hóa đời sống xã hội. Các
kênh truyền thơng rất đa dạng, nhưng về cơ bản có các dạng thức như
truyền thơng cá nhân, truyền thơng nhóm và truyền thơng đại chúng [7,
tr.33].
Chính vì thế, u cầu quan trọng nhất của hoạt động báo chí – truyền
thơng là góp phần thay đổi nhận thức của cơng chúng xã hội, làm cho nhận
thức của nhân dân từ chưa đúng đến đúng đắn hơn, từ nông đến sâu, từ
nhiều khác biệt đến nhiều tương đồng hơn… Và cuối cùng là thống nhất
nhận thức, tạo ra đồng thuận để hình thành thái độ chung, niềm tin, ý chí
làm cơ sở cho hành động của đông đảo quần chúng tham gia giải quyết
những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển. Tạo lập, gây dựng niềm tin
và ý chí cho hàng triệu người là mục tiêu quan trọng nhất của báo chí –
truyền thơng. Trước hết là làm cho cơng chúng tin cậy vào cơ quan báo chí
thơng qua việc cung cấp thơng tin nóng hổi, chân thực, nhiều chiều và hoạt
động quan hệ công chúng một cách chuyên nghiệp. Hiệu quả tác động của
báo chí do đó cũng chịu sự chi phối, phụ thuộc của nhiều yếu tố, từ kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội; từ chủ quan đến khách quan… thể hiện theo các
bình diện sau:
Thứ nhất, giao diện, tần suất và cường độ giao tiếp của công chúng
với các sản phẩm báo chí – truyền thơng;
Thứ hai, năng lực tác động, khả năng chi phối của các ấn phẩm báo
chí đối với cộng đồng thơng qua việc khơi nguồn, thể hiện – truyền dẫn,
định hướng và điều hòa dư luận xã hội;

11



Thứ ba, mối quan hệ tác động phản hồi – quan hệ ngược (feedback) của
công chúng đối với các ấn phẩm báo chí cũng như thơng điệp truyền thơng;

Thứ tư, vai trị của báo chí – truyền thơng trong việc xã hội hóa cá
nhân, trong việc hình thành, thể hiện diện mạo văn hóa cộng đồng cũng
như góp phần hồn thiện nhân cách mỗi con người.
Thứ năm, khả năng thuyết phục, tập họp và tổ chức công chúng tham
gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đang đặt ra.
Từ những phân tích trên đây cho thấy, mỗi loại hình báo chí cần chú
ý

khai thác những đặc trưng thế mạnh của mình trong vai trị phát huy sức

mạnh của dư luận xã hội. Riêng đối với báo in, thời gian qua đã làm rất tốt
vai trò này của mình. Thơng qua việc khơi nguồn, tạo lập dư luận xã hội,
phản ánh dư luận xã hội để từ đó định hướng dư luận xã hội. Cũng như các
loại hình báo chí khác, báo in lấy dư luận xã hội làm nội dung, làm chất
liệu phản ánh, vừa thông qua đó để định hướng dư luận xã hội. Dùng dư
luận để giải thích, thuyết phục dư luận và để định hướng dư luận là cách
làm có sức hấp dẫn nhất của báo in.
Báo in là loại hình báo chí ra đời sớm nhất và là loại hình gốc của
mọi loại hình báo chí sau này.
Theo PGS.TS Đinh Văn Hường, báo in là tên gọi loại hình báo chí
chuyển tải thơng tin và hình ảnh trên giấy, được thực hiện bằng phương tiện
kỹ thuật in và được phát hành rộng rãi trong xã hội. Các ấn phẩm báo in
gồm có: báo, tạp chí, phụ trương và bản tin.
Định kỳ của báo in có nhiều mức độ khác nhau như: hàng ngày, hàng
tuần. Định kỳ của báo in chính là sự xuất hiện theo chu kỳ đều đặn và
tương đối ổn định của sản phẩm báo. Chu kỳ xuất hiện có ý nghĩa quan

trọng đối với báo in vì nó quy định thời điểm mà cơng chúng đón nhận sản
phẩm. Nếu tính định kỳ của báo in bị phá vỡ có nghĩa là phá vỡ luôn cả
12


thói quen mua (hay nhận) báo in vào giờ đó của người đọc và người đọc sẽ
đi tìm phương tiện khác để thỏa mãn nhu cầu thơng tin của mình.
Sản phẩm báo in được phát hành rộng rãi trong xã hội, từng loại báo,
từng tờ báo in đều có đối tượng riêng. Báo in địa phương ĐBSCL chủ yếu
phục vụ đối tượng bạn đọc địa phương. Nội dung thông tin trong các ấn
phẩm đó mặc nhiên chỉ quan tâm chủ yếu đến đối tượng của mình. Như
vậy, mỗi một tờ báo in đều có cơng chúng khác nhau và cơng chúng thực
hiện phương thức tiếp nhận theo những hướng khác nhau.
Báo in chuyển tải nội dung thông tin thông qua văn bản in gồm: chữ
in, hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ tĩnh. Toàn bộ các yếu tố thể hiện nội
dung thông tin của tác phẩm báo in xuất hiện đồng thời trước mắt người
đọc. Sự đồng hiện của báo in được thể hiện bằng những thông tin cùng xuất
hiện đồng thời trên trang báo in, thông qua việc trình bày tổ chức trang báo,
như: tên chuyên mục, tiêu đề, tít, sapơ hoặc những dịng chữ gây chú ý, tít
phụ cùng sự hỗ trợ của hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ… Công chúng
đọc một bài báo in có thể do tít và sa-pơ hấp dẫn hay cũng có thể do hình
ảnh, biểu đồ minh họa gây ấn tượng. Cũng chính vì vậy mà có thể nói sự
đồng hiện thông tin của bài viết trên cùng một trang báo in là một trong
những lợi thế nhất định của báo in. Và đây cũng chính là lợi thế khi tiếp cận
các vấn đề nơng nghiệp. Vừa có chữ, vừa có hình ảnh, cơng chúng báo in
ĐBSCL rất dễ hình dung để nắm bắt thơng tin thời vụ, mơ hình làm ăn hiệu
quả, những hướng dẫn kỹ thuật canh tác một cách chính xác. Cơng chúng
có thể cùng lúc lướt mắt trên tồn bộ bài báo và sau đó tìm những thơng tin
thú vị, bổ ích hoặc cần thiết cho mình. Cơng chúng có thể đọc báo in bất cứ
lúc nào, bất cứ ở đâu và làm tài liệu lưu trữ trong nhiều năm, cũng như chia

sẻ tư liệu dễ dàng cho người xung quanh.

13


1.1.1.2

Đặc điểm báo in

Từ phương thức thông tin đặc thù trên, báo in có những đặc điểm
như sau:
Báo in chuyển tải nội dung thông tin thông qua văn bản bao gồm chữ
viết, hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ,…Tất cả nội dung thông tin của báo
in xuất hiện đồng thời ngay trước mắt độc giả. Việc tiếp nhận thông tin của
công chúng đối với báo in sẽ thông qua thị giác, đây chính là giác quan
quan trọng nhất của con người trong mối quan hệ với thế giới xung quanh.
Vì vậy, từ phương thức thơng tin đặc thù trên, báo in có những đặc điểm
như sau:
Thứ nhất, người đọc sẽ hồn tồn chủ động trong việc tiếp nhận
thơng tin từ báo in, thơng qua việc bố trí thời điểm đọc, cách đọc, tốc độ
đọc. Tùy vào thời gian rảnh rỗi của mỗi người mà có thể đọc báo bất cứ lúc
nào, khác với phát thanh và truyền hình, người nghe có thể nghe bất cứ lúc
nào nhưng thơng tin khơng được rõ vì có thể nghe đoạn cuối nói nhưng
không nghe đoạn đầu nên rất dễ gây hiểu lầm cho người nghe. Mặt khác,
người đọc có thể đọc tùy hứng, đọc chậm rãi hay lướt qua, hoặc chú tâm
vào các chi tiết, cịn với phát thanh, truyền hình tùy vào việc đưa thông tin
và cách đọc của biên tập viên. Nghĩa là người nghe - xem phụ thuộc vào
biên tập viên. Bên cạnh đó, người đọc có thể lướt nhanh để nắm bắt thông
tin, lựa chọn thông tin nào mình nên đọc trước và người đọc cũng có thể
đọc theo sở thích của mình. Đây là điều mà báo mạng điện tử đang kế thừa

và phát huy ưu việt hơn. Điều này tạo cho báo in có khả năng thông tin
những nội dung phức tạp và sâu sắc hơn.
Thứ hai, sự tiếp nhận thông tin từ báo in là hồn tồn chủ động, vì
vậy địi hỏi người đọc phải tập trung cao độ, phải huy động sự làm việc tích
cực của trí não nếu khơng thì sẽ khơng lưu lại được thông tin. Đồng thời
14


nguồn thơng tin từ báo in đảm bảo sự chính xác và độ xác định cao. Dù
thông tin chậm hơn so với các loại hình báo chí khác nhưng đảm bảo sự
chính xác về thơng tin vì đã được kiểm định kỹ. Báo in trở thành nguồn tài
liệu quý giá đối với người đọc vì những thơng tin mà người đọc lưu trữ
trong trí não. Báo in có thể làm tài liệu lưu trữ lâu dài, minh chứng cho các
công trình nghiên cứu khoa học.
1.1.2 Khái niệm biến đổi khí hậu và biểu hiện thực tế của nó
1.1.2.1

Khái niệm biến đổi khí hậu

Cơng ước khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH (United Nations
Framework Convention on Climate Change, UNFCCC hoặc FCCC) đã đưa
ra định nghĩa BĐKH nghĩa là “biến đổi của khí hậu được qui cho trực tiếp
hoặc gián tiếp do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí
quyển tồn cầu và sự thay đổi này được cộng thêm vào khả năng biến động
tự nhiên của khí hậu quan sát được trong những thời kỳ có thể so sánh
được”. Cịn những ảnh hưởng có hại của BĐKH nghĩa là “những biến đổi
trong môi trường vật lý hoặc sinh học do những biến BĐKH đổi khí hậu
gây những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi
hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt
động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của

con người”.
Còn theo tự điển Wikipedia, “BĐKH là sự thay đổi của hệ thống khí
hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện
tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một
giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có
thể là thay đổi thời tiết bình qn hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời
tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong
một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Trong những
15


năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách mơi trường, biến đổi khí
hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng
hiện tượng nóng lên tồn cầu. Ngun nhân chính làm BĐKH Trái Đất là
do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt
động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh
khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác”.
Trong Điều 1 của Ủy ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu
(UNFCCC) định nghĩa: BĐKH là sự biến đổi của khí hậu do hoạt động của
con người trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra làm thay đổi cấu tạo của khí
quyển tồn cầu và là một trong các nhân tố gây ra những biến động khí hậu
tự nhiên trong các giai đoạn nhất định [35, tr. 28].
Cịn theo Ủy ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC): BĐKH là
do thay đổi theo thời gian của khí hậu, trong đó bao gồm những biến đổi tự
nhiên và những biến đổi do các hoạt động của con người gây ra [35, tr. 8].

Theo chương trình Mục tiêu Quốc gia năm 2008 của Bộ TN&MT đã
giải thích: BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung
bình/hoặc giao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài,
thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự

nhiên bên trong, hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con
người làm thay đổi thành phần của khí quyển.
Năm 2017, sau chuyến thị sát và chủ trì Hội nghị về phát triển bền
vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH, huy động trí tuệ của các bộ, ngành, địa
phương, các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức quốc tế; trên cơ sở kế
thừa thành quả của những chủ trương chính sách của Đảng, Quốc hội và
Chính phủ, tích hợp kết quả của các chương trình nghiên cứu, các dự án đã
và đang triển khai thực hiện trong những năm qua, Thủ tướng Chính phủ đã

16


×