Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

vấn đề lương thực, thực phẩm ở đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.16 KB, 2 trang )

VẤN ĐỀ LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
I. VAI TRÒ SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM (LTTP) Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG (ĐBSCL)
ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất và cũng là vùng sản xuất thực phẩm hàng đầu của nước ta.
Việc giải quyết LTTP không chỉ có ý nghĩa với vùng mà còn có ý nghĩa với cả nước và
quốc tế.
Trong xu thế hội nhập, ta có một số hàng xuất khẩu chủ lực:
Sản lượng gạo xuất khẩu khoảng 3 – 4 triệu tấn/năm (năm 2005 cao nhất đạt
5,3 triệu tấn)
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vượt quá 3 tỉ USD/năm

II. KHẢ NĂNG VÀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC
1. Khả năng:
Diện tích tự nhiên trên 4 triệu ha, trong đó đất nông nghiệp 3 triệu ha. Đất phù sa
ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu (diện tích 1,2 triệu ha) màu mỡ
Các điều kiện khác như khí hậu, nguồn nước về cơ bản là thích hợp với việc
phát triển ngành trồng lúa
Trở ngại lớn nhất là đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn trong lúc nước ngọt lại không
đủ vào mùa khô
Kinh tế chậm phát triển cũng ảnh hưởng tới sản xuất LTTP của vùng

2. Thực trạng:
ĐBSCL có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất nước
Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt gần 4 triệu ha bằng 46% diện tích cây
lương thực có hạt của cả nước
Trong cơ cấu cây lương thực, lúa chiếm ưu thế tuyệt đối với trên 99% diện tích.
Diện tích trồng lúa dao động từ 3,7 – 3,9 triệu ha gần bằng 51% cả nước
Về cơ cấu mùa vụ: có 2 vụ chính là hè thu và đông xuân
Diện tích lúa phân bố khá đều, các tỉnh trồng nhiều lúa là Kiên Giang
(gần 60 vạn ha: nhất nước) An Giang (hơn 50 vạn ha) Đồng Tháp, Long An
Năng suất lúa tương đương năng suất cả nước và sau Đồng bằng sông Hồng


(50,4 tạ/ ha so với 54,3 tạ/ha_năm 2005)
Nhờ ưu thế về diện tích nên ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất nước ta. Sản lượng lúa luôn
vượt quá ½ toàn quốc và đạt trung bình 17 – 19 triệu tấn/năm. Bình quân lương
thực có hạt là trên 1.000 kg/người, gấp hơn 2 lần mức bình quân cả nước


Các tỉnh trồng nhiều lúa nhất đồng thời có sản lượng cao nhất là Kiên Giang,
An Giang, Đồng Tháp, Long An
ĐBSCL chưa khai thác hết tiềm năng, hệ số sử dụng đất còn thấp
Vẫn còn đất hoang, tuy nhiên phải có đầu tư mới khai hoang được
Định hướng: tập trung thâm canh, tăng vụ kết hợp với khai hoang, chuyển dịch cơ
cấu cây trồng và đẩy mạnh công nghiệp chế biến

III. KHẢ NĂNG VÀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT THỰC PHẨM
1. Khả năng:
ĐBSCL có vùng biển giàu tiềm năng với trên 700km bờ biển. Ở phía Đông trữ
lượng cá lên tới 90 – 100 vạn tấn, khả năng khai thác 42 vạn tấn từ tháng 5 đến
tháng 9. Phía Tây trữ lượng là 43 vạn tấn, khả năng khai thác 19 vạn tấn từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau
Vùng còn có 25 cửa sông, luồng lạch cùng bãi triều rộng khoảng 48 vạn ha,
gần 30 vạn ha nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ. Có 1.500 km sông ngòi
kênh rạch có thể nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt
Có thuận lợi nhất định cho việc nuôi lợn và gia cầm (nhất là vịt)

2. Thực trạng:
Là vùng sản xuất thực phẩm lớn nhất nước ta đặc biệt là thuỷ sản nước ngọt
Sản lượng đạt 1,7 – 1,8 triệu tấn và luôn chiếm hơn ½ sản lượng cả nước
Việc nuôi cá, tôm phát triển mạnh. Cá tôm đông lạnh của vùng là mặt hàng được
ưa chuộng trong nước và quốc tế
Các tỉnh có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản lớn là Kiên Giang

(trên 35 vạn tấn) Cà Mau (trên 25 vạn tấn), An Giang (trên 23 vạn tấn)
Đàn lợn đạt 3,7 – 3,8 triệu con, phân bố rộng
Bò hơn 50 vạn con nhiều ở Trà Vinh, Bến Tre, An Giang
Vịt đàn đông đúc là nguồn thực phẩm quan trọng của vùng
Do nhu cầu lớn về cá tôm, nên diện tích nuôi trồng ngày càng tăng làm giảm
diện tích rừng ngập mặn, vì thế cần lưu ý việc bảo vệ cảnh quan môi trường



×