Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

THỰC TRẠNG VỀ CHI PHÍ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.6 KB, 28 trang )

1
Chuyên đề thực tập
THỰC TRẠNG VỀ CHI PHÍ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA
2.1. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu trong
những năm vừa qua
2.1.1. Kết quả chung
Với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong
công ty và với đà phát triển chung của nền kinh tế, Công ty cổ phần Bánh kẹo
Hải Châu có những thành tựu quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh. Kết quả kinh doanh được tổng hợp qua bảng 2.1 dưới đây.
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty liên tục tăng qua các
năm từ 2007 – 2009. Năm 2008 doanh thu đạt 215.483.975.058 đồng, tăng
0,46% so với năm 2007. Còn năm 2009 doanh thu của Công ty đạt
216.938.177.036 đồng, tăng 0,67% so với năm 2008.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng dần với tốc độ tăng hơn
4%/năm. Năm 2009 doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty đạt
137.147.653 đồng, tăng 4,78% so với năm 2008, và tăng 9,68% so với năm
2007.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty đã tăng từ
3.522.239.647 đồng vào năm 2007 lên đến 5.123.976.192 đồng vào năm
2009.
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty năm 2009 đã tăng 10,08%
so với năm 2008, tương đương 501.583.730 đồng.
- Do công ty chuyển sang loại hình Công ty cổ phần nên Công ty đã được
miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trong năm 2007 và được giảm
50% thuế TNDN vào năm 2008 và năm 2009 nên lợi nhuận sau thuế của
Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu trong giai đoạn 2007 – 2009 tương đối
cao. Lợi nhuận sau thuế TNDN của Công ty năm 2008 tăng 17,57% so với
1
Đề tài: Giảm chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu


1
2
Chuyên đề thực tập
năm 2007. Và năm 2009 tăng 12% so với năm 2007. Đây thực sự là những
kết quả đáng khích lệ của Công ty trong thời gian qua.
Biểu đồ 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh chung của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải
Châu qua 3 năm 2007 - 2009
Ngoài các chỉ tiêu trên ta thấy các chỉ tiêu khác cũng chứng minh sự
thành công trong hoạt động của công ty:
- Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng 100.000 đ/năm.
- Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, thị phần của Công ty
vẫn giữ vững, chiếm khoảng 3% thị trường hiện nay, là một trong những
Công ty sản xuất và kinh doanh bánh kẹo nổi tiếng của cả nước.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu (2007 – 2009)
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Đơn vị tính đồng đồng đồng
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 214.487.463.270 215.483.975.058 216.938.177.036
Các khoản giảm trừ 1.710.412.274 1.279.380.473 1.387.462.050
Doanh thu thuần từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ 212.777.050.996 214.204.594.585 215.550.714.986
Giá vốn hàng bán hàng hóa và dịch vụ 179.863.725.108 181.956.820.300 183.032.622.850
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 32.913.325.888 32.247.774.285 32.518.092.136
Doanh thu hoạt động tài chính 125.043.847 130.894.579 137.147.653
Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí lãi vay
7.996.972.192
7.829.083.116
7.497.449.203
7.497.449.203
8.126.528.410

7.995.320.521
Chi phí bán hàng 13.794.987.537 12.420.396.834 11.580.125.864
Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.724.170.359 7.746.507.242 7.824.609.323
2
Đề tài: Giảm chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu
2
3
Chuyên đề thực tập
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 3.522.239.647 4.714.315.585 5.123.976.192
Thu nhập khác 227.615.521 340.749.218 424.643.259
Chi phí khác 110.130.404 79.035.728 71.006.646
Lợi nhuận khác 117.485.117 261.713.490 353.636.613
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3.639.724.764 4.976.029.075 5.477.612.805
Chi phí thuế TNDN hiện hành - 696.644.070 684.701.600
Chi phí thuế TNDN hoãn lại -
Lợi nhuận sau thuế TNDN 3.639.724.764 4.279.385.005 4.792.911.205
Nguồn: Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu
3
Đề tài: Giảm chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu
3
2.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất
Theo đánh giá chung, kết quả hoạt động sản xuất của công ty trong thời
gian qua rất khả quan. Điều này thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
- Sản lượng các mặt hàng tăng trung bình 2,1%/năm
+ Sản lượng kẹo tăng trưởng trung bình 15%/năm
+ Sản lượng bột canh tăng trưởng trung bình 2,5%/năm
+ Riêng sản lượng bánh không có sự tăng lên, so với năm 2007
thì sản lượng bánh năm 2009 còn giảm khaongr 120 tấn.
Bảng 2.2: Sản lượng sản phẩm chủ yếu của Công ty cổ phần Bánh kẹo
Hải Châu qua các năm 2007 – 2009

Đơn vị tính: tấn
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
- Bánh các loại 5.042,8 4.871 4.923
- Kẹo các loại 763,33 902,5 1.023,9
- Bột canh các loại 13.764 14.095 14.455
Tổng sản lượng 19.570,13 19.868,5 20.401,9
Nguồn: Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu
Qua bảng trên, ta cũng thấy sản lượng bánh chiếm khoảng 24% sản
lượng toàn công ty, sản lượng kẹo chiếm 4,5% và bột canh chiếm 71,5% tổng
sản lượng. Điều đáng chú ý là tỷ lệ này được giữ ổn định qua các năm.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu sản phẩm của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu
năm 2009
Nguồn: Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu
Danh mục sản phẩm của công ty được mở rộng. Công ty đã liên tục đưa
ra thị trường các sản phẩm mới như bánh opera, kem xốp, phomát, kẹo cứng
trái cây, kẹo mềm trái cây, các loại socola, bánh mềm cao cấp.
Máy móc được sử dụng gần 100% công suất.
2.1.3. Kết quả hoạt động tiêu thụ
Trong những năm qua, lãnh đạo Công ty đã cùng cán bộ công nhân
viên với quyết tâm phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách, duy trì sản
xuất ổn định và phát triển đạt mục tiêu tăng trưởng cao. Hằng năm Công ty
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách đối với nhà nước, đảm bảo đủ việc
làm và đời sống thu nhập của cán bộ công nhân viên được cải thiện.
Theo nhận xét chung, tình hình tiêu thụ của công ty tương đối thuận lợi.
Hàng sản xuất ra đều được tiêu thụ, thậm chí vào một số thời điểm trong năm,
công ty không còn hàng để bán. Các mặt hàng chủ đạo của công ty được tiêu
thụ tốt. Mức tăng trưởng trung bình từ 10% - 12%. Những mặt hàng mới dần
được thị trường chấp nhận, doanh số bán đạt được những thành tích nổi bật,
đạt được mức tăng trưởng từ 50% - 80%.
Năm 2009 doanh thu đạt hơn 216,9 tỷ đồng.

Thị trường tiêu thụ của Công ty ngày càng được mở rộng. Tại các khu
vực thị trường, các đại lý cấp 1 tiến hành tiếp thị, xây dựng hệ thống đại lý
cấp 2, cấp 3. Vì vậy, sản phẩm của Hải Châu đã đưa đến các vùng sâu, vung
xa và đã xuất khẩu sang một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Lào,
Campuchia…và Châu Âu như Pháp…
Chủng loại sản phẩm được phát triển đa dạng hơn, chất lượng sản phẩm
được nâng cao hơn, làm tăng thêm uy tín, thương hiệu sản phẩm Hải Châu
trên thị trường.
Công ty đã tổ chức được mạng lưới phân phối rông khắp trên các tỉnh
thành cả nước với 450 đại lý lớn nhỏ. Công ty thực hiện phương thức giao
hàng tận nơi, nhanh chóng, thuận tiện và phương thức thanh toán đơn giản tạo
điều kiện cho các kên tiêu thụ phối hợp nhịp nhàng, lưu thông nhanh chóng.
Các hoạt động nghiên cứu thị trường, yểm trợ xúc tiến bán hàng liên
tục được đẩy mạnh. Công ty luôn có mặt trong trong các đợt triển lãm, hội
chợ hàng tiêu dùng, tổ chức hội nghị khách hàng…và luôn cử các nhân viên
nghiên cứu thị trường, tìm tòi, khảo sát thông tin về nhu cầu thị trường.
Bên cạnh những thành tựu đạt được Công ty còn có những mặt tồn tại,
thiếu sót cần khắc phục để năng cao sản lượng tiêu thụ sản phẩm.
+ Công tác nghiên cứu thị trường: Đội ngũ cán bộ nghiên cứu phát triển
thị trường mặc dù một số năm gần đây đã được Công ty bổ xung nhưng số
lượng vẫn thiếu so với nhu cầu. Hơn nữa, nhân viên tiếp thị được tuyển
thường là con em các đại lý hoặc nhân viên Công ty, năng lực chuyên môn
còn nhiều hạn chế, chưa hoàn toàn chủ động trong việc điều tra, nghiên cứu
thị trường.
+ Công tác dự đoán xu hướng biến đổi nhu cầu của thị trường về chủng
loại sản phẩm chưa tốt nên trong những thời điểm mùa vụ như lễ tết, Công ty
vẫn còn hiện tượng thiếu hụt sản phẩm để bán dẫn đến thị phần bị một số nhà
sản xuất bánh kẹo khác chi phối lam ảnh hưởng trực tiếp đến sức tăng trưởng
của hoạt động tiêu thụ.
+ Các thông tin về đối thủ cạnh tranh vẫn còn chậm, do đó Công ty

chưa đối phó kịp thời trước sự thay đổi chiến lược cạnh tranh của đối thủ về
nhiều mặt.
+ Các sản phẩm của Hải Châu tuy đa dạng và phong phú nhưng chủ
yếu chỉ phục vụ thị trường bình dân và tiêu thụ mạnh ở vùng sâu, vùng xa.
Thị trường rộng lớn như miền Nam và ngay cả thị trường số 1 là Hà Nội thì bị
các đối thủ khác xâm lấn.
+ Việc phát triển sản phẩm mới cũng có nhiều bất cập trong nghiên cứu
cũng như trong thực hiện. Số lượng chủng loại hnàg hoá còn hạn chế và cơ
cấu chủng loại không cân bằng ở các mặt hàng kinh doanh. Có ưu thế về
chủng loại bánh nhưng hạn chế về chủng loại kẹo. Tuy nhiên bánh của Công
ty là sản phẩm có ưu thế nhưng còn có nhiêu điêm yếu như; độ cứng của bánh
còn lớn, bánh còn vỡ nhiều khi vận chuyển đến thị trường xa để tiêu thụ như
miền núi phía Bắc và miên Nam.
+ Hoạt động tiếp thị, giới thiệu sản phẩm chưa được triển khai thường
xuyên, liên tục. Đặc biệt công tác xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế,
chưa tiến kịp với xu thế phát triển chung, xu thế hội nhập khu vực và quốc tế.
Chi phí cho tiếp thị còn hạn chế, ngân sách danh cho quảng cáo còn thấp, hình
thức khuyến mại còn đơn điệu…khiến Công ty chưa phát huy hết vai trò của
công cụ xúc tiến trong công tác đẩy mạnh tiêu thụ.
2.2. Phân tích thực trạng chi phí kinh doanh của công ty cổ phần bánh
kẹo Hải Châu trong những năm vừa qua
2.2.1. Phân tích chung về kết quả chi phí kinh doanh của công ty cổ phần bánh
kẹo Hải Châu trong những năm vừa qua
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu sản xuất và kinh doanh mặt hàng
chủ yếu là bánh các loại, kẹo các loại và bột canh. Trong quá trình sản xuất
kinh doanh Công ty đã bỏ ra nhiều khoản chi phí phát sinh ở các phân xưởng
sản xuất, bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý. Do Công ty cổ phần bánh kẹo
Hải Châu vừa sản xuất sản phẩm, vừa tổ chức tiêu thụ sản phẩm, do vậy cấu
thành tổng chi phí kinh doanh của Công ty bao gồm:
- CP giá vốn hàng bán

- CP tài chính
- CP bán hàng
- CP quản lý doanh nghiệp
- CP khác
Tình hình chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
trong những năm vừa qua được thể hiện qua bảng số liệu tổng hợp sau:
Bảng 2.3: Kết quả chi phí kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu giai đoạn 2007 – 2009
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08
Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối
Đơn vị tính Đồng Đồng Đồng Đồng % Đồng %
I. Tổng doanh thu 214.487.463.270 215.483.975.058 216.938.177.036 996.511.788 1,0046 1.454.201.978 1,0067
II . Tổng chi phí 209.489.985.600 209.700.209.307 210.634.893.093 210.223.707 1,0010 934.683.786 1,0046
1. CP giá vốn hàng bán
- CP nguyên vật liệu trực tiếp
- CP nhân công trực tiếp
- CP sản xuất chung
179.863.725.108
113.134.283.093
20.569.869.653
46.159.572.362
181.956.820.300
114.271.933.195
20.872.561.885
46.812.325.220
183.032.622.850
115.657.155.097
21.076.192.516
46.299.275.237
2.093.095.192
1.137.650.102

302.392.232
652.752.858
1,0116
1,0101
1,0147
1,0141
1.075.802.550
1.385.221.902
203.630.631
-513.049.983
1,0059
1,0121
1,0098
0,9890
2. CP tài chính
- CP lãi vay
7.996.972.192
7.829.083.116
7.497.449.203
7.497.449.203
8.126.528.410
8.059.757.893
- 499.522.989
- 331.633.913
0,9375
0,9576
629.079.207
562.308.690
1,0839
1,0750

3. CP bán hàng 13.794.987.537 12.420.396.834 11.580.125.864 - 1.374.590.703 0,9004 - 840.270.970 0,9323
4. CP quản lý doanh nghiệp 7.724.170.359 7.746.507.242 7.824.609.323 22.336.883 1,0029 78.102.081 1,0101
5. CP khác 110.130.404 79.035.728 71.006.646 - 31.094.676 0,7177 - 8.029.082 0,8984
Nguồn: Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu
Qua bảng trên ta thấy rằng tổng chi phí kinh doanh của công ty tăng
dần qua từng năm, tổng chi phí kinh doanh năm 2008 là 181.956.820.300
đồng tăng so với năm 2007 là 2.093.095.192 đồng, tương đương 1,16%; năm
2009 là 183.032.622.850 tăng so với năm 2008 là 1.075.802.550 đồng, tương
đương 0,59%.
Mức tăng tổng chi phí năm 2008/2007 thấp hơn mức tăng tổng chi phí
năm 2009/2008 (0,59% < 1,16%) là do năm 2008 là năm Việt Nam chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nước ta đã chịu
đựng lạm phát cao gần suốt năm 2008, tính chung cho cả năm tỷ lệ lạm phát
là 25%. Giá cả tất cả các mặt hàng đều không ngừng tăng cao, dẫn đến chi phí
nguyên vật liệu dùng cho sản xuất tăng cao, đây là nguyên nhân chính dẫn
đến chi phí kinh doanh năm 2008 của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
tăng mạnh. Năm 2009, nền kinh tế trong nước đã ổn định hơn, tổng chi phí
kinh doanh của Công ty năm 2009 tăng lên là do Công ty đang mở rộng và
phát triển sản xuất kinh doanh.
So sánh năm 2008 với năm 2007, mức tăng tổng doanh thu đạt 0,46%,
còn mức tăng tổng chi phí là 0,10%. So sánh năm 2009 với năm 2008, mức
tăng tổng doanh thu đạt 0,67%, còn mức tăng tổng chi phí là 0,46%, điều này
cho thấy tốc độ tăng doanh thu luôn cao hơn tốc độ tăng chi phí, chứng tỏ
Công ty ngày càng sử dụng hiệu quả chi phí kinh doanh.
Sau đây chúng ta sẽ xem xét về từng khoản mục chi phí cụ thể của
Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu một số năm gần đây (2007 – 2009):
 Chi phí giá vốn hàng bán
Chi phí giá vốn hàng bán năm 2009 là 183.032.622.850 đồng, tăng hơn
năm 2008 là 1.075.802.550 đồng, tương đương 0,59%, và tăng hơn năm 2007
là 3.168.897.742 đồng, tương đương 1,76%.

Chi phí giá vốn hàng bán bao gồm 3 loại chi phí chủ yếu sau:
- Thứ nhất là chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm những loại nguyên liệu, vật
liệu chính tạo ra thực thể của sản phầm: bột, đường, muối, hương liệu…được
xác định thông qua phiếu xuất kho nguyên liệu. Chi phí về nguyên vật liệu
trực tiếp được tính thẳng vào chi phí sản xuất sản phẩm, ngoài ra trong quát
trình sản xuất còn phát sinh những loại nguyên liệu có tác dụng phụ thuộc, nó
kết hợp nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm hoặc làm tăng chất
lượng của sản phẩm, hoặc tạo ra màu sắc, mùi vị hoặc rút ngắn chu kỳ sản
xuất của sản phẩm.
Đây là loại chi phí quan trọng nhất và lớn nhất trong các loại chi phí
của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu. Năm 2007 tổng chi phí về nguyên
vật liệu trực tiếp của Công ty là 113.134.283.093 đồng, năm 2008 chi phí này
tăng thêm 1.137.650.102 đồng, tương đương 1,01%. Năm 2009, mức chi phí
này bằng 101,21% mức chi phí của năm 2008.
Chi phí nguyên vật liệu năm 2008 tăng lên so với năm 2007 nguyên
nhân chính là do nền kinh tế bị lạm phát, giá các loại nguyên vật liệu đều tăng
cao nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng lên. Còn năm 2009 so với năm
2008, chi phí nguyên vật liệu tăng chủ yếu là do Công ty đã mở rộng quy mô
sản xuất, đa dạng hóa nhiều loại sản phẩm bánh kẹo hơn, sản lượng bánh kẹo
sản xuất ra tăng lên.
- Thứ hai là chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các chi phí cho lao động trực tiếp
tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm, đó là các công nhân làm việc tại các
phân xưởng, dây chuyền sản xuất. Nó bao gồm chi phí về tiền lương, các
khoản tính theo lương được tính thẳng vào sản phẩm sản xuất ra.
Chi phí nhân công trực tiếp tăng nhẹ qua các năm, năm 2009 là
21.076.192.516 đồng, tăng 203.630.631 đồng so với năm 2008, tương đương
0,98%; năm 2008 tăng 1,47% so với năm 2007.
Chi phí nhân công trực tiếp năm 2008 tăng lên một phần là do từ ngày

01/01/2008, Chính phủ quy định lương tối thiểu của lao động làm việc tại
vùng 1, bao gồm các quận của TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, trong đó có
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu, sẽ là 620.000 đồng một tháng (tăng 38%
so với trước đó) Chính phủ quy định rõ lương tối thiểu là mức thấp nhất trả
cho lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện làm việc bình
thường. Nếu lao động đã qua học nghề (kể cả do doanh nghiệp tự dạy nghề)
phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Chính phủ khuyến
khích các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu cao hơn mức quy định.
- Thứ ba là chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là tất cả những khoản mục chi phí phát sinh tại
nơi sản xuất hay phân xưởng mà không phải là chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp và chi phí tiền lương trực tiếp được xem là chi phí sản xuất chung bao
gồm chi phí nguyên liệu gián tiếp, khấu hao tài sản cố định, sửa chữa, bảo trì,
quản lý tại phân xưởng…Trên giác độ toàn doanh nghiệp cũng phát sinh
những khoản chi phí tương tự gắn liền với quá trình quản lý và tiêu thụ,
nhưng không được kể là một phần của chi phí sản xuất chung. Chi phí sản
xuất chung có ba đặc điểm sau:
Bao gồm nhiều khoản mục chi phí khác nhau nên chúng được nhiều bộ
phận khác nhau quản lý, và rất khó kiểm soát
Có tính chất gián tiếp với từng đơn vị sản phẩm nên không thể tính
tahwngr vào sản phẩm hay dịch vụ cung cấp
Cơ cấu chi phí sản xuất chung bao gồm cả định phí, biến phí và chi phí
hỗn hợp, trong đó định phí thường chiếm tỷ trọng cao nhất.
Năm 2008, chi phí sản xuất chung là Công ty là 46.812.325.220 đồng,
tăng 1,41% so với năm 2007. Tuy nhiên đến năm 2009 thì chi phí này lại
giảm 1,1% so với năm 2008, giữ ở mức 46.299.275.237 đồng. Điều này cho
thấy Công ty đã quản lý tương đối tốt khoản mục chi phí này.

×