Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.43 KB, 41 trang )

Luận văn cuối khóa
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CỒN RƯỢU HÀ NỘI.
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
CỒN RƯỢU HÀ NỘI
Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội được thành lập từ năm 1898,
tiền thân là nhà máy rượu Hà Nội được Pháp thiết kế, xây dựng với mục đích
sản xuất cồn, rượu phục vụ quân đội Pháp ở Đông Dương.
Từ năm 1945, nhà máy ngừng hoạt động do chiến tranh. Năm 1954, hoà
bình lập lại ở miềm Bắc, nhà máy được khôi phục. Nhưng đến tận năm1956,
nhà máy mới chính thức được hoạt động trở lại. Tuy nhiên, ở thời kỳ này, đất
nước còn chiến tranh nên cơ sở vật chất rất thiếu thốn, việc sản xuất
rượu được thực hiện theo phương pháp Amylo - sử dụng nguyên liệu chủ
yếu là gạo đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống nhân dân vì gạo là lương
thực chủ yếu, còn nền nông nghiệp thì quá nghèo nàn, lạc hậu. Năm 1957,
nhân chuyến đi thăm hỏi động viên cán bộ công nhân viên nhà máy, Bác Hồ
đã chỉ thi việc sản xuất rượu phải được tiếp tục nhưng thay nguyên liệu bằng
sắn. Chấp hành chỉ thị của Bác, tập thể cán bộ công nhân viên đã tích cực
nghiên cứu và cải tiến quy trình công nghệ, kết quả là một phương pháp mới
ra đời - phương pháp Mycomtle – dùng nguyên liệu là ngô, khoai, sắn thay
cho sử dụng gạo.
Cho đến năm 1990, do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ
trên thế giới, nhà máy đã áp dụng phương pháp lên men trực tiếp thay thế cho
phương pháp nấm mốc. Với phương pháp mới, nhà máy đã giảm lao độgn
nặng nhọc cho công nhân, tiết kiệm chi phí, tạo cho người lao động một đời
sống ổn định hơn.
Trước đây, trong cơ chế quản lý tập chung, nhà máy đã được nhà nước
bao cấp về thiết bị vật tư, tiêu thụ sản phẩm... Điều này tạo cho nhà máy sự
thụ động trong sản xuất cũng như tiêu thụ, không chú ý đến phát triển. Mặt
1
SV: Vũ Thị Nguyên - Lớp: K42/11.01


Luận văn cuối khóa
khác với hệ thống máy móc cũ kỹ lạc hậu, lại bị tàn phá do chiến tranh, và
khắc phục không đồng bộ, kết hợp với công nghệ sản xuất rượu cổ điển với
hiệu suất thấp, đã làm cho chất luợng rượu, cồn không đảm bảo. Thị trường
xuất khẩu rượu thu hẹp, thị trường tiêu thụ nội địa không phát triển vì thói
quen của người dân chưa ưa dùng rượu của nhà máy. Nhiều giai đoạn nhà
máy có nguy cơ đóng cửa do không có thị trường tiêu thụ.
Từ khi cơ chế quan liêu bao cấp bị xoá bỏ, cơ chế quản lý theo thị
trường tự hạch toán kinh doanh ra đời, công ty đã mạnh dạn đầu tư đổi mới
công nghệ sản xuất, đổi mới thiết bị hiện đại: xây dựng tháp cất cồn mới,
trang thiết bị của Pháp, cải tiến dây truyền sản xuất, đường hoá bằng enzym,
thay đổi công nghệ nấu tinh bột, thay đổi công nghệ cất hương liệu, chuyển
đổi từ lò hơi đốt than gây ô nhiễm sang lò hơi đốt dầu FO ít gây ô nhiễm hơn.
Với những cố gắng đó, năng suất sản xuất rượu, cồn tăng lên, chất lượng đạt
tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, thi trường tiêu thu xuất khẩu được mở rộng,
thi trường nội địa ngày cành được người dân ưu chuộng và tin dùng.
Năm 1993, theo nghị định NĐ388/CP của chính phủ, nhà máy Rượu Hà
Nội dược nâng cấp và đổi tên thành Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội
trực thuộc Tổng công ty Rượu bia nước giải khát Việt Nam theo quyết
định số 443 - CNn/TCLĐ ngày 7/5/1993 của Bộ Công nghiệp nhẹ:
Tên doanh nghiệp : Công ty CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI.
Tên giao dịch : HALICO (Hanoi Liquor Company)
Địa chỉ liên hệ : Số 94 Lò Đúc - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Số điện thoại: (04)8212571
Từ tháng 9/2003, Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội
trực thuộc Tổng công ty Bia rượu nước giả khát Hà Nội theo quyết định
68 ngày 9/4/2003 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp.
2.1.1 . Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
Hiện nay, chức năng chính của công ty là sản xuất rượu các loại : Lúa
mới, Nếp mới, Châmpne, Vodka... với mục đích phục vụ nhu cầu trên toàn

2
SV: Vũ Thị Nguyên - Lớp: K42/11.01
Luận văn cuối khóa
quốc. Hoạt động kinh doanh của công ty được mở rộng trên phạm vi cả nước
thông qua các đại lý bán buôn và bán lẻ sản phẩm. Công ty đang từng bước
mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất để tăng thêm nguồn hàng, mặt hàng kinh
doanh, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhằm từng bước
nâng cao uy thế của mình trên thị trường.
2.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong một
vài năm qua:
Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu trong những năm qua: ( Trích từ Báo cáo
tài chính các năm 2006,2007)
Chỉ tiêu 2006 2007
Tài sản ngắn hạn 44,118,186,332 91,878,385,132
Tài sản dài hạn 7,777,171,710 24,890,593,736
Các khoản phải nộp nhà nước 8,961,406,453 83,481,371,630
Tổng doanh thu 114,498,088,551 269,937,826,104
Doanh thu thuần 82,216,956,198 261,402,582,662
Lợi nhuận trước thuế 11,853,841,987 113,975,880,887
Số cổ phần 0 4,850,000
Lợi nhuận sau thuế 8,534,766,231 79,843,414,325
Cổ tức một cổ phần 0 1800
Thu nhập 1 cổ phần 0 15,431
Thu nhập bình quân 6,500,000 6,950,000
Bảng trên cho thấy khả năng sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng
tiến bộ, sản phẩm đã được thị trường chấp nhận và ưa chuộng. Tốc độ tang
doanh thu thuần nhanh nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng doanh thu. Điều nay
chủ yếu là do sản phẩm tiêu thụ của công ty bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.
Biện pháp ở đay là công ty có thể nghiên cứu giảm nồng độ cồn trong rượu,
để giảm thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp.

Là một Doanh nghiệp nhà nước, công ty luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ
đối với Ngân sách, nộp thuế đủ và đúng thời hạn. Số tiền công ty đóng vào
Ngân sách là một khoản đáng kể và ngày càng tăng qua các năm. Đồng thời,
3
SV: Vũ Thị Nguyên - Lớp: K42/11.01
Luận văn cuối khóa
nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy thu nhập bình quân ngày càng tăng, giúp
cải thiện và nâng cao đời sống người lao động.
2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh:
Từ năm 1993, nhà máy rượu với các phân xưởng được nâng cấp thành
công ty rượu với các thành viên. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập có đày
đủ tư cách pháp nhân, thực hiện cả sản xuất, kinh doanh thương mại và xuất
nhập khẩu trực tiếp. Các xí nghiệp thành viên không hạch toán độc lập. Mọi
công việc hạch toán đều do phòng kế toán của công ty thực hiện. Các xí
nghiệp thành viên của công ty gồm có:
- Xí nghiệp cồn: sản xuất cồn từ nguyên liệu tinh bột. Xí nghiệp có các
tổ: tổ vận hành lò hơi, tổ vận chuyển, tổ nấu tinh bột, tổ đường hoá lên men,
tổ chưng cất, tổ vận hành máy nén, máy bơm,... Năng lực sản xuất của xí
nghiệp là 10 triệu lít/năm.
- Xí nghiệp rượu mùi: sản xuất rượu cồn và các loại hương liệu chiết
xuất từ hoa quả. Xí nghiệp bao gồm các tổ chế biến và pha chế, tổ vận
chuyển, tổ rửa chai và chiết rượu, đóng nút, tổ dán nhãn, tổ đai két. Năng lực
sản xuất là 12 triệu lít/năm.
- Xí nghiệp bao bì: xí nghiệp sản xuất bao bì cát tông phục vụ cho công
ty và gia công cho bên ngoài. Năng lực sản xuất bao bì là 1.2 triệu hộp cát
tông/năm.
- Xí nghiệp cơ điện: xí nghiệp phục vụ cho sản xuất, thực hiện công viếc sửa
chữa lớn, trung đại tu máy móc, thiết bị nhà xưởng theo định kỳ và đột xuất.
Bốn xí nghiệp thành viên của công ty phải nỗ lực hoàn thành kế hoạch
sản xuất về mọi mặt và chịu sự quản lý của giám đốc. Đồng thời, các xí

nghiệp phải đảm bảo việc cung cấp thông tin cần thiết cho các phong ban. Các
xí nghiệp có bộ máy quản lý tinh giảm gọn nhẹ, đáp ứng được yêu cầu sản
xuất kinh doanh.
*Quy trình công nghệ : Là quy trình công nghệ chế biến phức tạp kiểu
liên tục bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau với nhiều loại sản
4
SV: Vũ Thị Nguyên - Lớp: K42/11.01
Luận văn cuối khóa
phẩm. Mỗi loại sản phẩm có một quy trình công nghệ sản xuất riêng . Sau đây
là quy trình công nghệ một số sản phẩm chủ yếu của công ty:
5
SV: Vũ Thị Nguyên - Lớp: K42/11.01
Luận văn cuối khóa
*Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất cồn
Xay
Nấu nuoc
Đường hóa
Lên men
Chưng cất
Tinh chế
Sắn, Ngô Nước Nước Nước Men CO
2

H
2
SO
4
NH
4
NO

3
NH
4
NO
3
Cồn 9
Enzyn Enzyn
Cồn
Đường
Nước
Nấu đường
Xử lý
Pha chế
Axit
Hương liệu
Phẩm màu
Tàng trữ
Tách cănh
Rượu trong
Rửa chai, nút
Chiết chai, đẩy nút nót
Đai két
Bao bì
Dán nhãn
Kiểm tra rượu
Vận chuyển
Nhập kho
* Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất rượu mùi
6
SV: Vũ Thị Nguyên - Lớp: K42/11.01

Luận văn cuối khóa
2.1.4. Bộ máy quản lý tại công ty:
Hiện nay, tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 448 người, trong đó:
Nam: 175 người
Nữ: 273 người
Lao động trực tiếp: 310 người
Lao động gián tiếp: 148 người
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty được xây dựng theo nguyên lý trực
tuyến chức năng.
Ban lãnh đạo công ty lãnh đạo công ty theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo
cá nhân phụ trách. Ban lãnh đạo công ty bao gồm : Hội đồng quản trị, Ban
giám sát, Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng.
- Hội đồng quản trị: Bao gồm các thành viên có cổ đông lớn được bầu
vào để quản lý công ty.
- Ban giám sát: Do hội đồng quản trị có lớn hơn 11 người nên phải có
ban giám sát để thường xuyên theo dõi và kiểm soát hoạt động Hội đồng quản
trị.
Ban giám sát của công ty có các thành viên nằm trong Hội đồng quản trị.
- Giám đốc: là đại diện pháp nhân của công ty, do Tổng giám đốc bổ
nhiệm, được giao trách nhiệm quản lý công ty và có thẩm quyền cao nhất
trong công ty. Giám
đốc chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo mọi mặt hoạt động sản xuất kinh
doanh, bảo toàn và phát triển vốn, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên,
trên cơ sở chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của
Tổng công ty, của công ty.
- Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất ( Giám đốc thường trực ): Chỉ đạo quá trình,
kỹ thuật sản xuất, chịu trách nhiệm trước giám đốc trong lĩnh vực được giao.
- Phó giám đốc kinh doanh: Chỉ đạo công tác phát triển thị trường trong
nước, chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực được giao.
7

SV: Vũ Thị Nguyên - Lớp: K42/11.01
Luận văn cuối khóa
- Kế toán trưởng, kiêm trưởng phòng kế toán tài chính: Tổ chức quản lý
thực hiện công tác tài chính kế toán theo quy định của Nhà nước, chịu trách
nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực được giao, đồng thời, chịu sự chỉ đạo và
kiểm tra của kế toán trưởng Tổng công ty về chuyên môn và nghiệp vụ.
* Các phòng ban chức năng:
- Văn phòng: Tham mưu cho giám đốc về tiền lương, nhân sự, hành
chính, quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, quản lý con dấu của công ty, phụ
trách công tác thi đua, khen thưởng...
- Phòng kế toán tài chính: Tham mưu cho giám đốc về mặt tài chính,
theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dưới hình thái tiền tệ
thông qua quản lý, mua sắm vật tư, tập hợp chi phí và tính giá thành, tình hình
tiêu thụ... và lập báo cáo kịp thời.
- Phòng kế hoạch vật tư: Căn cứ vào hoạt động tiêu thụ, nhu cầu thị
trường, phòng lập kế hoạch về nhu cầu nguyên vật liệu, mua sắm, nhập kho,
tổ chức chế biến nguyên liệu, quản lý kho tàng, các phương tiện vận tải, lập
kế hoạch sản xuất.
- Phòng kỹ thuật công nghệ KCS: Thực hiện kiểm tra công nghệ sản xuất
rượu, kiểm tra chất lượng sản xuất sản phẩm, phát minh, nghiên cứu những
công nghệ sản xuất đem lại hiệu quả cao, chỉ đạo kỹ thuật sản xuất rượu.
- Phòng kỹ thuật cơ điện: Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch trung đại
tu thiết
bị, xây dựng và sửa chữa nhà xưởng, quản lý thiết bị, tài sản cố định theo
đúng quy trình, quy phạm nhà nước ban hành, đảm bảo an toàn sản xuất bảo
hộ lao động.
- Phòng thị trường: Tổ chức tiêu thụ sản phẩm, tổ chức mạng lưới
marketing, đồng thời phụ trách các hoạt động kinh doanh, mau bán, vận chuyển,
tìn thị trường tiêu thụ, tổ chức các cửa hàng đại lý, các điểm giới thiệu và tiêu
thụ sản phẩm... từ đó tham mưu cho lãnh đạo công ty về mặt thị trường.

8
SV: Vũ Thị Nguyên - Lớp: K42/11.01
Luận văn cuối khóa
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội
Giám Đốc
Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
Phòng
tổ chức
(vp)
Phòng kế
toán
Phòng thị trường
Phòng kỹ thuật công nghệ
Phòng kỹ thuật cơ điện
Phòng kế hoạch vật tư
Xí nghiệp rượu trắng
Xí nghiệp rượu mùi
Xí nghiệp tổng hợp
Xí nghiệp cơ điện
9
SV: Vũ Thị Nguyên - Lớp: K42/11.01
Hội đồng
quản trị
Ban kiểm
soát
Luận văn cuối khóa
2.1.5. Tình hình chung về thị trường và khả năng cạnh tranh của công ty
rượu Hà Nội.
a. Thị trường đầu vào:

Nguyên vật liệu là yếu tố rất quan trọng để tạo nên chất lượng của
một sản phẩm đồ uống. Có một dây chuyền máy móc hiện đại nhưng không
có nguồn nguyên liệu tốt thì sản phẩm không thể được người tiêu dùng đón
nhận. Vì vậy để cung ứng cho thị trường mỗi năm khoảng 810 triệul rượu
và khoảng 5 triệu l cồn thì công ty cần phải có một nguồn cung cấp nguyên
vật liệu đầu vào ổn định và có chất lượng cao.
Nguyên vật liệu chính của công ty là sắn, gạo , đường, hoa quả(cam,
chanh,mơ…). Đây cũng là những sản phẩm nông nghiệp điển hình của một
nước nhiệt đới, sản xuất nông nghiệp như nước ta. Do vậy những nguyên vật
liệu này chủ yếu được mua trong nước(công ty thực hiện đấu giá trong khâu
thu mua nguyên vật liệu, xăng dầu) nên nguồn cung vừa rẻ, dồi dào, ổn định, lại
có thể cung cấp liên tục và kịp thời nhất là trong những giai đoạn mà sức tiêu thụ
của công ty lớn như là dịp Tết. Đây cũng là 1 lợi thế của công ty. Hiện tại công ty
10
SV: Vũ Thị Nguyên - Lớp: K42/11.01
Luận văn cuối khóa
đang có những nhà cung cấp uy tín và có mốt quan hệ làm ăn tốt đẹp với công ty
như: Công ty đường Biên Hoà (cung cấp đường), công ty TNHH Nhân Nghĩa
(sắn lát), công ty TNHH Hải Phương (gạo), công ty thuỷ tinh Hải Phòng (chai).
Đây đều là những công ty lớn, tuy các sản phẩm này mang tính thời vụ cao nhưng
do thực hiện tốt công tác dự trữ, bảo quản nên việc cung cấp nguyên vật liệu cho
công ty vẫn rất ổn định, tạo điều kiên thuận lợi để công ty hoạt động, sản xuất
thường xuyên, liên tục, tiết kiệm chi phí lưu kho.
Ngoài ra, có một số nguyên liệu phải nhập khẩu trực tiếp như: Hương
liệu(hương chanh, hương cam) của Pháp (hãng Robuc), enzim từ Đức, Đan
Mạch(hãng Nevo), nút chai từ Indonexia…Các công ty nước ngoài này đều là
những hãng lớn và có uy tín cao, là những đối tác quan trọng của công ty,
công ty luôn giữ mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với họ, do vậy công ty luôn được
cung cấp hàng theo định kì và khá ổn định, nhờ thế công tác quản lý nguyên
vật liệu lưu kho cũng có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên do chi phí nhập khẩu cao

và nguồn cung ở xa nơi sản xuất nên mỗi khi nhập hàng công ty phải nhập với
số lượng lớn để giảm chi phí nhập khẩu và sản xuất được diễn ra liên tục.
Nhưng nảy sinh một vấn đề là vốn lưu động của công ty lại bị ứ đọng nhiều
trong khâu dự trữ, kí quỹ, ký cược, mở L/C khi mua bán. Vì vậy công tác lên
kế hoạch nhập khẩu và tính toán lượng nguyên vật liệu lưu kho là rất quan
trọng, nó sẽ giúp việc quản lý vốn lưu động có hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí,
hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh
b.Thị trường đầu ra:
Thị trường trong nước là thị trường chính của công ty, vì vậy công ty
luôn quan tâm nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu
dùng, không ngừng nâng cao chất lượng cải tiến mẫu mã, phấn đấu hạ giá
thành, tạo ra các sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Không
những vậy công ty đặc biệt quan tâm đến việc mở rộng thị trường như tập
trung phát triển hệ thống đại lý rộng khắp tại thị trường các tỉnh miền Trung
và miền Nam, miền núi và hải đảo… mở thêm 80 đại lý mới tại 2 khu vực này
11
SV: Vũ Thị Nguyên - Lớp: K42/11.01
Luận văn cuối khóa
trong năm 2007. Bên cạnh đó, Công ty cũng đưa ra các chính sách hỗ trợ các
đại lý theo hướng gắn bó quyền lợi giữa nhà sản xuất, nhà phân phối và người
tiêu dùng. Vì vậy sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty đạt rất cao(bằng
130% so với cùng kỳ năm trước).
+ Thị trường xuất khẩu: Là thị trường chiếm thị phần nhỏ, tuy nhiên
không ngừng tăng lên qua các năm. Các sản phẩm của công ty chủ yếu được
xuất khẩu sang các nước Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản. Trong thời gian
tới mở rộng thị trường xuất khẩu là một trong những nội dung quan trọng
trọng chiến lược phát triển của công ty. Công ty đã cử các đoàn cán bộ đi
khảo sát thị trường tại nhiều nước trên thế giới(đặc biệt là thị trường Châu
Âu), nhằm mở rộng thị trường và tăng kim ngạch xuất khẩu.
+Khả năng cạnh tranh của công ty:

Halico là một doanh nghiệp mạnh, uy tín trong lĩnh vực đồ uống, sản
phẩm phong phú, thị trường tiêu thụ rộng. Trên thị trường có rất nhiều loại
rượu của các hãng nổi tiếng nhưng Halico vẫn khẳng định được chỗ đứng của
mình không chỉ nhờ chất lượng mà còn vì sản phẩm của công ty có một mức
giá hợp lý, dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận. Tuy vậy,các sản phẩm
của công ty đang chịu sức ép ngày càng lớn của thị trường :
+Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cho phép các đối thủ cạnh tranh
cũng cho ra các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp giá cả phải chăng.
+Công ty thực hiện CPH đúng thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, bởi
vậy cũng không tránh khỏi những khó khăn do khách quan đem lại. Hàng
ngoại, hàng nhái,rượu tự nấu tràn với giá rẻ,rượu lậu tràn ngập thị trường,
những sản phẩm thay thế như bia được các nhà sản xuất đẩy sản lượng lên
20%... tạo ra sức cạnh tranh lớn đối với các sản phẩm của Công ty.
Tuy vậy, tự tin với truyền thống thương hiệu, uy tín và sự tin yêu của
khách hàng đã dành cho sản phẩm của công ty nhiều năm qua, cùng với bí
quyết công nghệ hiện đại, hệ thống kênh phân phối hoàn thiện và sự nỗ lực
12
SV: Vũ Thị Nguyên - Lớp: K42/11.01
Luận văn cuối khóa
của toàn thể cán bộ, công nhân viên, công ty đã đạt được những thành công
đáng tự hào
2.2. Tình hình kinh doanh và thực hiện lợi nhuận tại Công ty Cổ
phần cồn rượu Hà Nội
2.2.1. Những thuận lợi, khó khăn của công ty trong những năm qua.
* Thuân lợi:
- Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, thương hiệu của công ty
đã được khẳng định.Sản phẩm của công ty đã được người tiêu dùng tin tưởng
và đón nhận, giá cả của các mặt hàng hợp lý, phù hợp với thu nhập của người
dân hiện nay và quan trọng nhất là rất ổn định nhờ vậy công ty có điều kiện
thuận lợi để mở rộng thị trường,đẩy mạnh tiêu thụ,tăng doanh thu, tăng lợi

nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong đó có vốn lưu động.
- HaLico luụn nhận được sự đầu tư, quan tâm chỉ đạo của nhà nước và
Bộ công nghiệp cũng như Tổng công ty Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam
tạo cho công ty tiền đề để xây dựng và phát triển khẳng định vị trí của mình.
- Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, năng động,
sáng tạo yêu nghề. Đây là nguồn lực quan trọng ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt
động tổ chức sản xuất kinh doanh và cũng là động lực cho những thành quả
của công ty trong thời gian vừa qua.
Công ty đã xây dựng được một hệ thống các nhà cung cấp ổn định và
đảm bảo về chất lượng , nhờ đó công ty luôn chủ động được khâu nguyên,
nhiên vật liệu đầu vào, đảm bảo cho sản xuất được diễn ra liên tục. Cùng với
đó là việc giảm được chi phí lưu kho, giảm mất mát hư hỏng trong quá trình
lưu kho,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong khâu tồn kho.
* Khó khăn
13
SV: Vũ Thị Nguyên - Lớp: K42/11.01
Luận văn cuối khóa
- Khó khăn lớn nhất đối với Công ty là vừa phải đẩy mạnh sản xuất,
đảm bảo sản lượng rượu cung cấp cho thị trường, vừa phải thực hiện công tác
di dời khu vực sản xuất sang KCN Yên Phong (Bắc Ninh), buộc phải hoàn
thành vào cuối năm 2008, theo yêu cầu của UBND thành phố Hà Nội. Đầu
năm 2008, diện tích sản xuất của Công ty bị thu hẹp do phải bàn giao hơn
7.000m2 và cuối năm 2008 bàn giao toàn bộ mặt bằng cho UBND thành phố
Hà Nội để xây dựng các công trình công cộng. Với thời gian gấp rút, trong
vòng một năm, nên sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của Công ty.
- Ngày 6/12/2006, Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Rượu Hà
Nội chính thức chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình cổ phần, lấy tên là
Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội (HALICO). Sau khi cổ phần công ty đã
phải đối mặt với bao khó khăn của thời kỳ đầu thực hiện cổ phần hóa. Khó
khăn đầu tiên đối với Công ty là vấn đề tài chính. Do việc đấu giá cổ phiếu

cao, nên mọi nguồn quỹ có thể của Công ty đều dồn để mua cổ phiếu cho
CBCN. Trong khi đó, máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất xuống cấp,
không đủ điều kiện để đẩy mạnh công suất, đáp ứng cho nhu cầu thị trường.
Mặt khác, Công ty thực hiện CPH đúng thời điểm Việt Nam gia nhập
WTO, bởi vậy cũng không tránh khỏi những khó khăn do khách quan đem
lại.những sản phẩm thay thế như bia được các nhà sản xuất đẩy sản lượng lên
20%. Hàng ngoại, , rượu lậu trốn thuế,hàng nhái tràn ngập thị trường, khiến
người tiêu dùng khó nhận biết, ảnh hưởng tới uy tín thương hiệu của doanh
nghiệp. Mặc dù Nhà nước đã ban hành các điều luật về sở hữu trí tuệ, nhưng
các chế tài xử lý không nghiêm, nên vấn đề đấu tranh chống hàng nhái, hàng
kém chất lượng vẫn còn gặp nhiều bất cập.
14
SV: Vũ Thị Nguyên - Lớp: K42/11.01
Luận văn cuối khóa
- Hiện nay,công ty đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các
đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện
nay, nước ta đã gia nhập WTO, thuế nhập khẩu giảm, các sản phẩm rượu cùng
loại nhập khẩu vào nước ta tăng lên, chất lượng đa dạng, giá cả hấp dẫn tạo ra
sức cạnh tranh rất lớn. Thêm vào đó ,thu nhập của người dân ngày càng cao,
họ ngày càng chi nhiều tiền hơn cho tiêu dùng, do vậy đòi hỏi của họ về sản
phẩm sẽ ngày càng cao hơn không chỉ về chất lượng, mà còn về mẫu mã, bao
bì…Điều đó đã tạo áp lực rất lớn cho công ty.
- Trong thời gian vừa qua giá cả nguyên nhiên vật liệu liên tục tăng, cuối
năm 2006 và đầu năm 2007 giá cả nguyên nhiên vật liệu có sự biến động
mạnh: gạo tăng 15 - 20%, điện tăng 7%, xăng tăng 10%... đã có ảnh hưởng
không nhỏ đến giá thành sản phẩm của Công ty.
- Rượu là mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và không được tuyên
truyền quảng cáo làm cho việc sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
- Vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thiếu, để đảm bảo sản
xuất kinh doanh công ty phải dùng nhiều biện pháp để tăng tốc độ quay vòng

vốn, vay vốn ngân hàng để hoạt động. Trong khi đó các vật tư chủ yếu phục
vụ cho sản xuất lại phải chuẩn bị theo mùa vụ như các loại hoa quả, sắn lát…
- Công ty chưa có bộ phận chuyên về phân tích và quản lý tài chính nên
việc phân tích và dự báo nhu cầu vốn, các chính sách tài chính đều dựa vào
trên cán bộ chuyên ngành kế toán hiện đang làm các công tác quản lý, nhiều
lúc còn dựa vào các kinh nghiệm tích luỹ. Nếu công ty có cán bộ chuyên trách
về tài chính sẽ giúp việc quản lý về tài chính được tốt hơn, nâng cao hiệu quả
sử dụng các loại vốn trong đó có vốn lưu động
2.2.2. Khái quát tình hình tài chính của Công ty Cổ phần cồn rượu
Hà Nội
Tài sản và nguồn vốn là những yếu tố quan trọng phản ánh tình hình tài
chính của doanh nghiệp. Giá trị tài sản là một trong những chỉ tiêu để đánh
giá quy mô, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được
15
SV: Vũ Thị Nguyên - Lớp: K42/11.01
Luận văn cuối khóa
hình thành từ các nguồn khác nhau và việc lựa chọn nguồn tài trợ sẽ mang lại
cho doanh nghiệp hiệu quả sản xuất kinh doanh khác nhau.
16
SV: Vũ Thị Nguyên - Lớp: K42/11.01

×