Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY GẠCH ỐP LÁT HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.31 KB, 41 trang )

THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY GẠCH ỐP LÁT HÀ NỘI
I. MỘT SỐ NÉT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY GẠCH ỐP LÁT HÀ NỘI
1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của công ty
Công ty gạch ốp lát Hà Nội là một thành viên của công ty Thuỷ tinh và gốm
xây dựng- Bộ xây dựng, chuyên sản xuất gạch ốp tường, gạch lát men phục vụ cho
các công trình xây dựng. Trước đây công ty gạch ốp lát Hà Nội là một xí nghiệp
công nghiệp thuộc công ty gốm xây dựng Hữu Hưng.
Công ty gốm xây dựng Hữu Hưng được thành lập từ tháng 6 năm 1959 theo
quyết định số 094A- Bộ xây dựng với tên gọi là xí nghiệp gạch ngói Hữu Hưng.
Trụ sở của công ty tại Đại Mỗ huyện Từ Liêm- Hà Nội. Công ty có hai nhà máy:
+ Nhà máy gạch ốp lát Hà Nội trụ sở tại Thanh Xuân, chuyên sản xuất gạch
ốp lát tráng men cao cấp.
+ Nhà máy gạch Hữu Hưng trụ sở tại Đại Mỗ- Từ Liêm, chuyên sản xuất
gạch đất sét nung.
Cùng với nhu cầu gạch xây dựng, gạch chống nóng nhu cầu gạch lát nền
cũng trở nên rất cần thiết với yêu cầu của thị trường xây dựng. Tháng 2 năm 1994,
công ty gốm Hữu Hưng đã mở rộng thêm sản phẩm gạch lát nền có công suất
1.015.000m
2
/năm, toàn bộ thiết bị là tự động hoá, được nhập từ Italia.
Tháng 11 năm 1994, dây chuyền này đã đi vào hoạt động. Từ đó nhà máy
gạch ốp lát thuộc công ty gốm xây dựng Hữu Hưng được thành lập.
Sản phẩm gạch lát nền VICERA được bán rộng rãi trên cả nước, được khách
hàng đánh giá rất cao. Đây là dây chuyền sản xuất gạch lát nền cao cấp được đầu
tư xây dựng đầu tiên ở Việt Nam. Sản phẩm gạch lát nền của công ty được giấy
chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng của Châu Âu cho gạch lát nền (cen/TC78)
Sự ra đời của dây chuyền I với công suất hơn 1tr m
2
/năm không đáp ứng


được là bao so với nhu cầu xây dựng của Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Qua
một số cuộc thăm dò về nhu cầu thị trường và thực tại chiến lược sản xuất kinh
doanh của công ty, công ty thấy rằng thị trường tiềm năng thương mại của công ty
còn rất lớn. Được sự chỉ đạo trực tiếp từ Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm sứ xây
dựng, tháng 8 năm 1997 công ty tiếp tục lắp dặt dây chuyền thứ hai và cho đi vào
hoạt động đã nâng công suất gạch của công ty lên hơn 3 tr m
2
/ năm.
Tháng 5 năm 1998, công ty đổi tên thành công ty gạch ốp lát Hà Nội.
Những thành quả bước đầu đạt được đã đánh dấu sự trưởng thành và phát
triển của công ty. Cho đến nay, công ty đã có rất nhiều chi nhánh và đại lý trên
khắp các tỉnh và thành phố trong cả nước nhờ chất lượng hàng đầu.Thị trường tiêu
thụ của công ty trải khắp ba miền Bắc, Trung, Nam và tập trung nhiều ở các tỉnh
thành phố lớn. Ngoài ra sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu đi nhiều nước
trên thế giới. Đây là thành tựu to lớn đánh dấu bước mở đầu cho việc làm ăn với
các bạn hàng thế giới và đồng thời cũng ghi nhận sự trưởng thành và lớn mạnh của
công ty gạch ốp lát Hà Nội.
Có thể nói, chất lượng sản phẩm của công ty hầu như không thua kém gì so
với hàng ngoại nhập song mẫu mã, hình thức sản phẩm, chất lượng vỏ hộp cũng là
một yếu tố tạo nên sự cạnh tranh. Công ty đã cải tiến mẫu mã cho đẹp hơn mà vẫn
mang nét đặc trưng truyền thống của công ty, đồng thời nghiên cứu và bổ sung
thêm các chi tiết trang trí để tăng thêm sức hấp dẫn cho sản phẩm.
Để tạo ra sự thống nhất về tên gọi với các sản phẩm khác của Tổng công ty
thủy tinh và gốm xây dựng, ngày1/1/1999, nhãn hiệu sản phẩmVICERA của công
ty gạch ốp lát Hà Nội được thay bằng nhãn hiệu VIGLACERA.
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
2.1. Chức năng
Công ty gạch ốp lát Hà Nội có chức năng sản xuất và kinh doanh sản phẩm
gạch ốp tường, gạch lát nền, gạch ốp nhà vệ sinh nhằm phục vụ cho nhu cầu xây
dựng và trang trí các công trình xây dựng.

2.2. Nhiệm vụ
Công ty gạch ốp lát Hà Nội có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Thực hiện nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh gạch ốp lát theo kế hoạch
phát triển của Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng VIGLACER
- Xây dựng và phát triển nguồn vốn đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư sản xuất,
tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho nhu cầu xây dựng.
- Thực hiện nghĩa vụ lao động đối với người lao động trong công ty, thực
hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước và với xã hội.
- Tổ chức công tác quản lý nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và
công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân.
3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất và quản lý tài chính kế toán của công ty
3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý
Bộ máy quản lý của công ty được bố trí theo kiểu trực tuyến chức
năng. Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty, là người có quyền lãnh đạo cao
nhất trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của Công ty, các phòng ban tham mưu cho
giám đốc theo chức năng và nhiệm vụ của mình.
Ban giám đốc: Ban giám đốc của Công ty gồm bốn người, một giám đốc và ba
phó giám đốc.
- Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý chỉ đạo và chịu trách nhiệm về
kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài việc ủy quyền cho các phó giám
đốc, giám đốc còn chỉ đạo trực tiếp thông qua trưởng các phòng ban.
- Các phó giám đốc là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc, trực
tiếp chỉ đạo về mặt nghiệp vụ, các bộ phận hoạt động trong phạm vi trách nhiệm
của mình.
Công ty có ba phó giám đốc:
+ Phó giám đốc sản xuất công nghệ.
+ Phó giám đốc thiết bị.
+ Phó giám đốc kinh doanh.
Các phòng ban:
Việc tổ chức ra các phòng ban tuỳ thuộc vào yêu cầu của sản xuất kinh doanh

đứng đầu là các trưởng phòng và phó phòng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban
giám đốc và đồng thời cũng có vai trò trợ giúp giám đốc chỉ đạo các hoạt động sản
xuất kinh doanh thông suốt.
Công ty có các phòng ban sau:
Phòng tài chính kế toán: Có chức năng lập kế hoạch tài chính và tổ chức
thực hiện tốt kế hoạch đó theo tháng, quý, năm, cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài
chính cần thiết cho giám đốc công ty; thực hiện hạch toán kế toán theo quy định
của Nhà nước và điều lệ hoạt động của Tổng công ty, của công ty; lập báo cáo kế
hoạch để phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Phòng kế hoạch sản xuất: Có chức năng lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch
giá thành sản phẩm theo tháng, quý, năm, lập kế hoạch và tổ chức cung cấp đầy đủ,
kịp thời, đúng số lượng và chất lượng các loại vật tư, nguyên nhiên liệu, phụ tùng
thiết bị, phân tích đánh giá và tổng kết việc thực hiện kế hoạch và làm các báo cáo
định kỳ.
Phòng kinh doanh: Thực hiện các công việc về thương mại để bán hết sản
phẩm của công ty sản xuất ra, thực hiện các công việc nghiên cứu thị trường và đề
ra các chiến lược kinh doanh của công ty, thực hiện các công việc kinh doanh khác
để sinh lời và các dịch vụ sau bán hàng.
Phòng kỹ thuật-KCS: Có chức năng kỹ thuật và chức năng KCS.
Phòng tổ chức lao động: Có chức năng xây dựng kế hoạch quản lý công
tác tổ chức, lao động tiền lương, định mức lao động, bảo hiểm xã hội, quản lý công
tác đào tạo, theo dõi ký kết hợp đồng lao động, quản lý hồ sơ cán bộ công nhân
viên, giải quyết thủ tục tuyển dụng, thôi việc.
Phòng hành chính: Quản lý và thực hiện toàn bộ công tác hành chính trong
công ty theo quy định chung về pháp lý hành chính của Nhà nước; quản lý theo dõi
việc sử dụng tài sản của công ty; thực hiện công tác đối nội, đối ngoại, giao dịch
hàng ngày; thực hiện công tác y tế cơ sở.
3.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất
Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty được chia làm hai phân xưởng:
Phân xưởng sản xuất gạch ốp lát: Có chức năng sản xuất có hiệu quả gạch

ốp tường, lát nền theo kế hoạch của công ty giao cho, đảm bảo về số lượng và chất
lượng; chịu trách nhiệm quản lý, bảo quản và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định,
vật tư nguyên liệu, nhiên liệu, phụ tùng, công cụ lao động sản xuất, thành phẩm
chưa nhập kho; giữ bí mật về công nghệ, số liệu chủng loại trong quá trình sản
xuất.
Phân xưởng cơ điện: Có chức năng quản lý kỹ thuật về thiết bị máy móc
của công ty, tổ chức thực hiện các công việc cụ thể phục vụ cho dây chuyền hoạt
động ổn định, bền; đảm bảo thiết bị hoạt động an toàn; tổng kết đánh giá hiệu quả
của thiết bị hoạt động.
Tại các phân xưởng, các tổ chức sản xuất có quản đốc phân xưởng trực
tiếp quản lý điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.
Các phòng ban và các phân xưởng có mối quan hệ chặt chẽ, cùng bàn bạc,
triển khai công việc khi có lệnh giám đốc nhằm tổ chức thực hiện mọi công việc
nhanh gọn và hiệu quả.
Nhìn chung, công tác tổ chức bộ máy quản lý của công ty khá hợp lý, phù
hợp điều kiện khách quan và chủ quan. Chính vì bộ máy tổ chức chặt chẽ như vậy
mà Công ty đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực xản xuất chính của mình.
Sản phẩm của công ty sản xuất ra đang được người tiêu dùng tin cậy, tạo cho công
ty có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và trong tương lai sẽ có một
chỗ đứng như vậy trên thị trường quốc tế.
Bộ máy tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty gạch ốp lát Hà Nội
được biêủ diễn theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh
của công ty gạch ốp lát Hà Nội

2.1.3.3
3.3. Cơ cấu tổ chức phòng tài chính kế toán
Giám đốc
Phó
giám

đốc
KD
Phó
giám
đốc
thiết
bị
Phó
giám
đốc
SX
PX cơ
điện
PX
sản
xuất
Phòng
kinh
doanh
Phòng
kỹ
thuật
KCS
Phòng tài
chính kế
toán
Phòng tổ
chức
Phòng
chính

hành
Toàn bộ công việc tài chính- kế toán của công ty gạch ốp lát Hà Nội được
sử lý hoàn toàn trên máy vi tính, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và hệ thống
không chỉ ở bộ phận kế toán mà ở cả các bộ phận quản lý chức năng khác của
công ty. Công ty sử dụng chương trình phần mềm Fast Accounting của công ty
phần mềm tài chính kế toán Fast.
Phòng tài chính- kế toán của công ty gạch ốp lát Hà Nội được tổ chức theo
hình thức tập trung.
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty gạch ốp lát Hà Nội
- Về hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung nhưng
công ty không sử dụng sổ nhật ký chuyên dùng.Trình tự ghi sổ như sau:
Sơ đồ 2.3
(1) (2)
(1)
(5)

(4)
Kế toán trưởng
Phó phòng
Nhân
viên thủ
quỹ
Nhân viên KT
thanh toán
TSCĐ,tiền
lương, và
BHXH
Nhân viên kế
toán vật tư
Nhân viên

kế toán ngân
hàng
Chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Sổ nhật ký chung
(3)
Bảng tổng hợp số
liệu chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối
số phát sinh

(6)
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
4. Đặc điểm qui trình công nghệ.
Công ty gạch ốp lát Hà Nội là công ty sản xuất sản phẩm gạch ốp lát tráng
men cao cấp, sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú (cả về hình dáng đến
mẫu mã). Quy trình sản xuất trên dây chuyền hiện đại theo công nghệ mới đạt tiêu
chuẩn Châu Âu. Dây chuyền sản xuất tự động và cơ giới hoá cao với chu trình sản
xuất ngắn ( từ khi đưa nguyên liệu vào chế biến đến khi sản phẩm hoàn thành chỉ
mất 45 phút), không gián đoạn về mặt kỹ thuật, chất lượng cao.
Có thể khái quát quá trình sản xuất qua sơ đồ sau:

Chuẩn bị nguyên vật liệu xương
Quá trình nghiền xương
Quá trình sản xuất và ủ ép bột
Sản phẩm gạch mộc

Báo cáo kế toán
Chuẩn bị men và tráng men
Nung sản phẩm
Phân loại và đóng hộp
- Chuẩn bị nguyên liệu xương: Nguyên vật liệu xương được mua về nhà máy
theo kế hoạch sản xuất và đưa về kho dự trữ theo từng loại riêng biệt. Đất sét được
tập kết về kho Đại Mỗ với trữ lượng đủ cho ba tháng sản xuất, sau đó chuyển dần
ra kho của nhà máy. Penspat được tập kết về kho nhà máy một lượng đủ một tháng
sản xuất, các nguyên liệu khác được dự trữ từ một đến hai tháng.
- Quá trình nghiền xương: Nguyên vật liệu được nạp vào phễu định lượng rồi
chuyển đến bộ phận nghiền,ở đây được trộn với nước để có được hồ với độ ẩm
thích hợp, sau đó được đưa dần vào các bể chứa và bể chờ.
- Quá trình sản xuất và ủ bộ ép: Hồ được bơm vào máy sấy phun để tạo ra bột
và hạt nhỏ có độ ẩm theo yêu cầu, sau đó được ủ trong các bể chứa từ 2 đến 3
ngày.
- Sản xuất gạch mộc: Gạch được sấy bằng máy sấy nhanh, sau khi sấy được
chuyển đến dây chuyền tráng men.
- Chuẩn bị men và tráng men: Men được gia công nghiền ướt trong các máy
nghiền và được lưu trữ trong các bể khuấy, sau đó đưa vào dây chuyền tráng men
và trang trí hoa văn bằng hệ thống in lưới lụa. Tiếp theo được chuyển vào hệ thống
kho chứa mộc chuẩn bị nung.
- Nung sản phẩm: Gạch sau khi tráng men được đưa vào lò nung ở nhiệt độ
1150o đến 1200o C, trong khoảng thời gian từ 40 đến 50 phút.
- Phân loại và đóng hộp: Gạch sau khi nung được chuyển thẳng qua hệ thống
băng chuyền vào hệ thống phân loại và đóng gói tự động, sau đó được bọc một lớp
nilon bảo vệ nhờ một hệ máy màng co và nhập kho sản phẩm.
5. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
5.1 Đặc điểm kinh doanh của công ty
Công ty Gạch ốp lát Hà Nội là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất công nghiệp, sản xuất chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu trong nước. Sản

xuất kinh doanh các loại gạch ốp và lát nền với các sản phẩm chủ yếu: Gạch lát
nền 300x300mm; 400x400mm; 200x200mm; 500x500mm và gạch ốp tường
250x250mm, thêm vào đó còn có sản phẩm gạch Grannite Tiên Sơn.
Đặc điểm về thị trường:
Mặt hàng gạch ốp và gạch lát của công ty được tiêu thụ rộng rãi trong cả nước.
Công ty phục vụ cho tất cả các đối tượng có nhu cầu về gạch ốp lát từ cá thể cho
đến các công ty tập đoàn xây dựng lớn ở nước ta. Do uy tín và chất lượng sản
phẩm của công ty được đánh giá cao trong nước cho nên số khách hàng lựa chọn
sản phẩm của công ty là rất lớn. Thị phần của công ty trên thi trường chiếm tỷ
trọng tương đối lớn so với các đối thủ cạnh tranh (năm 2001, sản phẩm gạch lát
nền 300x300mm và 400x400mm là 11,25%; sản phẩm gạch ốp 250x250mm là
26,14% trong khi đối thủ cận kề với gạch lát là Đông Tâm chỉ chiếm 8% và CMC
chỉ chiếm 5%, với gạch ốp Đồng Tâm chỉ chiếm 11,36%)
5.2. Một số thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty Gạch ốp lát Hà Nôị.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, công ty gạch ốp lát Hà Nội
đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, tận dụng triệt để những
thuận lợi và khắc phục những khó khăn từng bước khẳng định vị trí của mình trên
thương trường. Những thuận lợi mà công ty có được gồm:
Một là: Là một thành viên của Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng, công
ty được sự ưu đãi về vốn, được Tổng công ty bảo lãnh cho vay vốn.
Hai là: Công ty có thị trường hoạt động rộng, có mạng lưới kinh doanh trên địa
bàn rộng và có vị trí kinh doanh thuận lợi. Với mạng lưới kinh doanh rộng khắp ba
miền Bắc, Trung, Nam nên quy mô kinh doanh của công ty ngày được mở rộng tạo
điều kiện để công ty phát triển mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ba là: Cơ sở vật chất kỹ thuật là khá tốt, phần lớn máy móc được nhập từ các
nước có nền công nghiệp phát triển như Italia, Tây Ban Nha...., quy trình công
nghệ chế tạo sản phẩm là quy trình sản xuất liên tục, khép kín, khi thay đổi sản
phẩm chỉ cần thay khuôn chứ không cần thay máy.
Bên cạnh những thuận lợi mà công ty có được, trong quá trình hoạt động kinh

doanh của công ty còn gặp phải một số khó khăn nhất định như :
Một là: khó khăn về vốn: Được thành lập trong điều kiện không được cấp vốn,
mọi chi phí đều phải đi vay và chịu lãi. Nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp
không đủ phải đi vay ngân hàng và các tổ chức kinh tế. Đã đi vay thì phải chịu lãi,
do đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty.
Hai là: Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Trong cơ chế thị trường
luôn biến động. Công ty phải đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh đồng thời không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao sức
cạnh tranh. Đó cũng là khó khăn đòi hỏi cán bộ công nhân viên trong công ty phải
phát huy thế mạnh khắc phục mọi yếu điểm để kết quả sản xuất kinh doanh ngày
càng cao.
Trong thời gian qua, công ty đã nỗ lực rất nhiều trong việc khắc phục những
khó khăn và tận dụng tốt những thuận lợi của mình. Để thấy rõ hơn điều đó, chúng
ta đi xem xét kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy trong những năm
qua.
6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong một số năm qua
Cùng với sự cố gắng nỗ lực của công ty là tình hình kinh tế xã hội của đất
nước có chiều hướng thuận lợi. Tốc độ tăng trưởng chung của cả nước tăng đáng
kể, nhu cầu nhà ở tăng mạnh kéo theo hàng loạt các dự án về đô thị hoá xây dựng
những khu đô thị mới, nên những năm vừa qua tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty cũng đạt được những kết quả nhất định.
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua hai năm 2000 -
2001
S
TT
Chỉ tiêu Đ
ơn vị
tính
Năm
2000

Năm
2001
So sánh
2001/2000
± Số
tiền
±
%
1 Tổng doanh thu 1.
000đ
214.092
.193
219.15
1.840
5.059.
647
2,
36
2 Doanh thu thuần “ 213.735
.206
218.76
2.273
5.027.
067
2,
35
3 Lợi nhuận “ 3.847.2
33
3.686.
144

-
161.089
-
4,19
4 Nộp ngân sách “ 8.783.0
00
5.657.
000
-
3.126.000
-
35,59
5 Tổng VKD bình
quân
“ 174.922
.974
165.09
8.685
-
9.824.290
-
5,62
VCĐ bình quân “ 110.956
.503
96.302
.775
-
14.653.72
8
-

13,21
VLĐ bình quân “ 63.966.
471
68.795
.910
4.829.
439
7,
55
6 Doanh lợi vốn
SXKD (3:5)
0,022 0,0223 0,0003
7 Doanh lợi doanh 0,018 0,0168 -
thu 0,0012
8 Tổng số lao
động
ng
ười
517 517 0
9 Tiền lương bình
quân một công
nhân /tháng
1.
000đ
1.663 1.600 -63 -
3,79
Qua bảng trên ta thấy:
- Tổng doanh thu năm 2001 tăng so với năm 2000 là 5.059.647 (nđ). Tuy
nhiên ta thấy rằng doanh thu của công ty rất cao nhưng lợi nhuận lại ít và đã giảm
đi 161.089(nđ) so với năm 2000. Lý do là vì hàng năm công ty phải trả một khoản

lãi vay ngân hàng rất lớn, cộng với các khoản chi phí khác như chi phí bán hàng và
chi phí quản lý doanh nghiệp. Khoản chi phí tài chính là một gánh nặng nợ nần mà
công ty đang tìm cách khắc phục. Lợi nhuận giảm nhưng khả năng sinh lời của
đồng vốn bỏ ra đã tăng lên. Cụ thể:
- Doanh lợi vốn sản xuất kinh doanh tăng 0.0003 đồng, tức là cứ một đồng vốn
khi tham gia vào quá trình SXKD năm 2000 tạo ra 0,022 đồng lợi nhuận sau thuế
nhưng cũng với một đồng vốn đó trong kinh doanh năm 2001 đã tạo ra 0,0223
đồng lợi nhuận sau thuế. Con số này chứng tỏ công ty sử dụng vốn đã có hiệu quả
hơn.
- Doanh lợi doanh thu năm 2001 đã giảm 0,12% so với năm 2000. Cụ thể:
Năm 2000, bình quân trong một đồng doanh thu có 0,018 đồng lợi nhuận sau
thuế. Năm 2001, một đồng doanh thu chỉ còn 0,0168 đồng lợi nhuận sau thuế,
chứng tỏ công ty chưa quản lý chặt chẽ các khoản chi phí trong quá trình SXKD,
làm tăng giá thành sản phẩm. Đây là kết quả của việc sử dụng vốn lãng phí, chưa
đúng mức.
- Do lợi nhuận của công ty năm 2001 giảm nên việc thực hiện nghĩa vụ đối với
ngân sách nhà nước cũng giảm là 3.126.000 (nđ) với tỷ lệ giảm là 35,59% đồng
thời thu nhập bình quân một công nhân cũng giảm tương ứng là 3,79%.
Sau đây chúng ta cùng đi sâu xem xét tình hình tổ chức quản lý và sử dụng
vốn lưu động của công ty để tìm ra những nguyên nhân và giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn sản xuất nói chung.
II. tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty gạch ốp lát
hà nội
1. nguồn vốn kinh doanh và nguồn vốn lưu động của công ty
1.1. Vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty
Xem xét tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh tại một thời điểm cho phép
ta đánh giá được quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó ta thấy được thực
trạng tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để thấy rõ được tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh của của công ty ta
xem xét bảng 2 (trang bên):

Qua bảng 2 ta thấy:
- Về cơ cấu vốn kinh doanh: Vốn cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn lưu
động. Cụ thể:
Đầu năm, vốn cố định chiếm 61,33% tổng số vốn kinh doanh,vốn lưu động
chiếm 38,67%. Cuối năm, vốn cố định chiếm 55,04% còn vốn lưu động chiếm
44,96% tổng số vốn kinh doanh. Như vậy là đến cuối năm, tỷ trọng vốn lưu động
đã tăng lên chứng tỏ công ty đã quan tâm hơn đến việc sử dụng vốn lưu động.
- Về nguồn vốn kinh doanh: Nợ phải trả lớn hơn nhiều so với nguồn vốn chủ sở
hữu. Cụ thể:
Đầu năm, nợ phải trả chiếm 92,31% trong tổng nguồn vốn còn nguồn vốn
chủ sở hữu chỉ chiếm có 7,69% trong tổng nguồn vốn. Cuối năm, nợ phải trả giảm
cả về số tương đối và số tuyệt đối, chiếm 65,56% trong tổng nguồn vốn.
Nợ phải trả cuối năm là 141.851.803 (nđ) chiếm tỷ trọng 90,11% tổng nguồn
vốn kinh doanh.Trong đó:
Nợ ngắn hạn là 55.064.309 (nđ) chiếm tỷ trọng 38,82% tổng nợ phải trả,
tăng so với đầu năm.
Nợ dài hạn là 80.907.839 (nđ) chiếm tỷ trọng 65,19% đã giảm so với đầu năm.
Tuy nhiên nợ dài hạn vẫn chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng nợ phải trả. Công
ty phải trả một khoản chi phí lãi vay cao, từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của
công ty.
Bảng 2: Vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2001
S
TT
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm
Số tiền
(1.000đ)
tt% Số tiền
(1.000đ)
tt%
I Vốn kinh

doanh
172.770.1
18
100 157.427.2
52
100
1 Vốn lưu động 66.808.79
3
38,6
7
70.783.02
6
44,
96
2 Vốn cố định 105.961.3
25
61,3
3
86.644.22
5
55,
04
II Nguồn vốn
kinh doanh
172.770.1
18
100 157.427.2
52
100
1 Nợ phải trả 159.483.1

28
92,3
1
141.851.8
03
90,
11
- Nợ ngắn hạn
Trong đó:
+Vay ngắn hạn
+Phải trả người
bán
+Thuế và các
khoản phải nộp
nhà nước
+Phải trả CNV
+Phải trả phải
nộp khác
50.379.37
6
35.928.02
6
3.947.954
7.598.657
1.258.756
1.645.981
31,5
9
71,3
1

7,84
15,0
8
2,50
3,27
55.064.30
9
37.662.12
6
5.236.489
8.651.357
1.657.481
1.865.854
38,
82
68,
40
9,5
1
15,
71
3,0
1
3,3
7
- Nợ dài hạn 103.964.9
89
65,1
9
80.907.83

9
57,
04
- Nợ khác
Nhận ký quỹ
ký cược dài hạn
5.138.764 3,22 5.879.654 4,1
4
2 Vốn chủ sở
hữu
13.286.99
0
7,69 15.575.44
9
9,8
9
Vào thời điểm cuối năm, nợ ngắn hạn có:
-Vay ngắn hạn của ngân hàng số tiền là 37.662.126(nđ), chiếm 68,40% tổng số
nợ ngắn hạn.
- Khoản nợ phải trả cho người bán là 5.236.489(nđ), chiếm 9,51% tổng số nợ
ngắn hạn.

×