MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM KHẮC PHỤC TỒN TẠI
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH AN DƯƠNG
III.1. Những giải pháp chủ yếu trong công tác quản lý tài chính và
phân tích tài chính của công ty TNHH An Dương:
3.1.1 Nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý dự trữ của công ty TNHH An
Dương và xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý:
3.1.1.1 Nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý dự trữ của công ty:
Trong mỗi doanh nghiệp, dự trữ thường đóng vai trò quan trọng trong chiến lược
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mức dự trữ tại mỗi thời điểm của doanh
nghiệp được phản ánh trên bảng BCĐKT , dự trữ được xem là TSLĐ quan trọng
nhất của doanh nghiệp , thể hiện được khả năng tài chính của công ty.
Chính vì vậy, hoạt động quản lý dự trữ luôn được xem là hoạt động quan trọng
nhất, nhưng cũng rất phức tạp của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy bên cạnh những đòi
hỏi về cơ sở vật chất (nhà kho, bến bãi...) đảm bảo, hoạt động này còn đòi hỏi trình
độ nghiệp vụ cao về quản lý tài chính, và hiểu biết sâu sắc về hoạt động kinh
doanh, cũng như hiểu biết về thị trường.
Trở lại với công ty TNHH An Dương, có thể thấy mặc dù công ty trong những
năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng hoạt động quản lý dự trữ là
chưa tốt chính vì vậy đã tạo ra những sự lãng phí trong kinh doanh và sự thiếu linh
hoạt trong hoạt động của công ty. Có một số chỉ tiêu thể hiện rõ sự yếu kém này
tuy nhiên ở đây ta xêm xét hai chỉ tiêu quan trọng là tỷ số Dự trữ / Vốn lưu động
ròng (DT?VLĐR) và Vòng quay dự trữ (VQDT):
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003
DT/VLĐR 95,91% 96% 96,2% 96%
VQDT 8,3 7,958 8,44 7,96
Qua bảng trên ta nhận thấy, trong khi là gánh nặng cho khả năng tài trợ của TSLĐ
thì hiệu quả hoạt động lại không thuyết phục, mặc dù đây là giai đoạn phát triển
của công ty.
MỘT SỐ Ý KIẾN BẢN THÂN
Để khắc phục có nhiều cách, tuy nhiên đối với trường hợp của công ty TNHH An
Dương, cần có một số biện pháp trước mắt cũng như lâu dài. Trước hết cần tìm
cách giảm lượng dự trữ xuống nhằm đạt được tỷ trọng cần thiết, làm việc này tức
là sẽ có sự tác động tới cả hoạt động sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Có thể
công ty sẽ phải giảm sản lượng sản xuất, gia tăng chi phí cho các hoạt động
marketing , quảng cáo... nhằm đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó công ty cần tiến hành nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý dự trữ,
cũng như tạo điều kiện cho họ nắm bắt được những thông tin thị trường và tình
hình tài chính của công ty một cách tốt nhất. Thúc đẩy công tác phân tích tài chính,
nhằm mục đích nắm bắt tình hình công ty được tốt hơn. nếu công ty làm được
những điều này không những doanh thu của công ty không giảm, mà qua việc này
chi phí lưu kho, bến bãi... chi phí tài trợ, chi phí tài chính...qua đó sẽ giảm xuống,
tức là lợi nhuận công ty sẽ tăng lên. không những vậy, công ty cũng có được sự
linh hoạt trong các chính sách đầu tư của mình, cũng như việc đối phó với những
tình huống bất lợi mà thị trường đem lại. Cũng qua đó cơ cấu vốn của công ty cũng
đạt được sự hợp lý cần thiết.
3.1.1.2 Xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý:
Trước hết để đưa ra những giải pháp cho một cơ cấu vốn hợp lý ở công ty TNHH
An Dương, chúng ta cần xem xét nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn của công
ty như tỷ số Nợ / Tổng tài sản (hệ số nợ), khả năng thanh toán lãi vay( số lần có thể
trả lãi)
Biểu:
Nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003
Hệ số nợ 57,1% 55,7% 55,2% 57%
KNTTLV 2,84 2,841 2,42 3,97
Điều dễ dàng nhận thấy qua các chỉ tiêu trên là công ty sẽ không thể huy động
thêm vốn trong thời gian tới bởi vì hệ số nợ cao trong khi đó việc thanh toán lãi
của công ty cho các chủ nợ là thấp.
Với việc hệ số nợ cao, công ty có điều kiện gia tăng nhanh lợi nhuận nhưng vẫn
đảm bảo toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Tất nhiên các chủ sở hữu công ty
TNHH An Dương để tỷ số này ở mức cao cũng không nằm ngoài mục đích này.
Tuy nhiên phần lớn các khoản nợ của công ty là nợ ngắn hạn, điều này là rất không
nên, bởi vì một cơ cấu vốn như vậy là rất mạo hiểm, nó có thể đưa công ty tới chỗ
mất khả năng thanh toán, và dẫn tới phá sản công ty nếu công ty gặp bất trắc trong
hoạt động trên thương trường, điều này là thường xuyên xảy ra trong nền kinh tế
thị trường đầy rẫy những biến động phức tạp.
Một số ý kiến cho một cơ cấu vốn hợp lý ở công ty TNHH An Dương:
Để đưa ra một cơ cấu vốn hợp lý là rất khó khăn, với điều kiện hạn chế về thông
tin, cũng như cơ cấu công ty, em chỉ xin đưa ra một số ý kiến trong cơ cấu vốn của
công ty nhằm giảm bớt những rủi ro tài chính cho công ty. Trước hết công ty cần
giảm các khoản tài trợ từ vay nợ nhắn hạn, khi đó đồng thời tiến hành đầu tư về
chiều sâu, gia tăng tài sản thông qua tài trợ bằng các nguồn vốn góp bổ sung của
các chủ sở hữu (vì công ty đang trong giai đoạn phát triển cho nên không thể thay
đổi cơ cấu vốn qua việc cắt giảm đầu tư). không những vậy, công ty cần tìm kiếm
và sau đó thay đổi các nguồn tài trợ nhằm tạo ra được sự đa dạng trong danh mục
tài trợ để giảm thiểu rủi ro. Hệ số nợ tốt nhất chỉ nên đạt dưới 50% trong khi đó
khả năng thanh toán lãi vay phải tối thiểu đạt mức 5.
Về công tác quản lý cơ cấu vốn, luôn gắn liền với công tác phân tích tài chính, vì
vậy bên cạnh việc nâng cao năng lực quản lý tài chính của cán bộ viên chức, thì
cần quan tâm đúng mực đối với công tác phân tích doanh nghiệp.
Qua việc đưa ra những ý kiến về các vấn đề trên, sau khi đã phân tích một cách
khoa học các báo cáo tài chính của công ty TNHH An Dương. Điều em muốn nêu
bật lên không chỉ là những tồn tại về hoạt động quản lý tài chính của công ty mà
em còn muốn nêu lên tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính doanh
nghiệp đối với công ty TNHH An Dương. Những khiếm khuyết về tài chính của
công ty đã được nêu rõ mà nếu chỉ nhìn vào số liệu kế toán đơn thuần sẽ không thể
phát hiện hết được. Chính vì vậy công tác phân tích tài chính ở công ty TNHH An
Dương cần được hoàn thiện hơn, và công ty nên giành sự quan tâm nhiều hơn cho
công tác này trong thời gian tới.
3.1.2 Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty TNHH An
Dương :
Mục tiêu của phân tích tài chính là phản ánh tình hình tài chính của công ty làm
cơ sở cho các quyết định và giúp lập kế hoạch tài chính cho tương lai. Tuy nhiên,
với những nội dung như hiện tại, phân tích tài chính của công ty chưa thể đạt đến
mục tiêu đó. Vì vậy, giải pháp đưa ra gồm:
3.1.2.1 Lập và tổ chức tốt công tác phân tích tài chính tại công ty:
Công tác phân tích tài chính của công ty TNHH An Dương đã được triển khai
nhưng chưa được thực hiện một cách có bài bản, dựa trên một hệ thống cơ sở lý
luận vững chắc, phương pháp phân tích hoàn chỉnh. điều này gây khó khăn cho các
cơ quan nhà nước nói chung và cho các nhà quản lý doanh nghiệp nói riêng trong
việc đưa ra các quyết định quản lý phù hợp. Vì vậy để khắc phục những hạn chế
đó, công ty nên thực hiện phân tích theo một quy trình hoàn chỉnh với đầy đủ nội
dung phân tích, phương pháp và thông tin sử dụng, đảm bảo tốt chất lượng nhân sự
cho công tác phân tích. Cụ thể công ty nên tiến hành phân tích theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị cho công tác phân tích
- Phải xác định được mục tiêu chính cần phân tích, từ đó lập kế hoạch phân tích
(thời gian tiến hành, số lượng nhân sự và phân công chi tiết).
- Thông báo cho các bộ phận để có kế hoạch phối hợp thực hiện phân tích.
- Thu thập, xử lý sơ bộ các thông tin: từ thông tin bên ngoài cho đến thông tin nội
bộ, mà quan trọng hơn hết là thông tin kế toán.
Bước 2: Tiến hành phân tích
Tiến hành phân tích đầy đủ các nội dung theo quy định của nhà nước và theo
yêu cầu chung của công ty. Trên cơ sở đó, tùy theo mục tiêu nghiên cứu, ứng dụng
cụ thể sẽ đi sâu vào phân tích các nội dung có liên quan.
Bước 3: Báo cáo kết quả phân tích
Tổng hợp số liệu để đưa ra các nhận xét, đánh giá về kết quả kinh doanh của
công ty trong kỳ phân tích trên cơ sở so sánh với kỳ trước, với các doanh nghiệp
khác cùng ngành. Dựa vào đó, đưa ra các giải pháp để phát huy những thành công
đã đạt được và khắc phục các hạn chế còn tồn tại, lập kế hoạch tài chính chung cho
năm tới và đưa ra các dự báo tài chính cụ thể.
Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng phân tích, khi tiến hành phân tích theo quy
trình trên, thì trước hết công ty cần phải nâng cao chất lượng nhân sự phân tích tài
chính, thông tin, phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính, hoàn thiện các chỉ
tiêu đánh giá công tác phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động của công
ty.
3.1.2.2 Nâng cao trình độ cán bộ phân tích tài chính:
Chất lượng phân tích tài chính phụ thuộc rất nhiều vào trình độ cán bộ thực hiện
công tác phân tích. Hiện nay, các nhân viên phòng Tài chính - Kế toán hầu hết đều
tốt nghiệp đại học, có kiến thức khá vững chắc về kế toán. Mặc dù vậy, với những
thay đổi mang tính chất thường xuyên của hệ thống kế toán, pháp luật Việt Nam,
trước mắt công ty cần có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ kế toán để
nâng cao chất lượng kết quả phân tích tài chính.
Công ty nên tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ kế toánbằng
cách mời các chuyên gia có kinh nghiệm đến dạy hoặc cử nhân viên tham gia các
lớp học về kế toán do Bộ Tài Chính mở.
Hơn nữa, trong tình hình hiện nay, các doanh nghiệp phải hoạt động trong môi
trường cạnh tranh gay gắt, để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải
không ngừng nâng cao chất lượng quản lý. Chính vì vậy, tầm quan trọng của phân
tích tài chính ngày càng được khẳng định và đòi hỏi doanh nghiệp phải có một đội
ngũ cán bộ phân tích tài chính giỏi về chuyên môn, hiểu biết sâu rộng về đặc điểm
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, về môi trường kinh tế vĩ mô như chính
sách tài chính của nhà nước, chính sách thuế, những xu hướng biến động của nền
kinh tế trong nước và quốc tế...
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra hiện nay là công ty An Dương cũng như nhiều công
ty kháckhông có cán bộ chuyên trách về phân tích tài chính, công việc này do các
nhân viên phòng Tài chính - Kế toán thực hiện, mà cũng mới chỉ thực hiện dưới
hình thức thuyết minh báo cáo tài chính, không đủ cơ sở để đánh giá toàn diệntình
hình tài chính của cônh ty. Vì vậy, về lâu dài, công ty bên cạnh việc cử nhân viên
đi bồi dưỡng nghiệp vụhàng năm cũng cần phải tuyển thêm một người chuyên