Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

THUẾ GTGT VÀ HIỆU QUẢ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.09 KB, 28 trang )

THUẾ GTGT VÀ HIỆU QUẢ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
1.1. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và sự cần thiết phải nâng cao hiệu
quả quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
1.1.1.Vị trí, vai trò và đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh (NQD)
trong nền kinh tế quốc dân:
1.1.1.1.Vị trí, vai trò của doanh nghiệp NQD:
Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986), với chủ trương đổi mới nền kinh
tế, Đảng và Nhà nước ta đã xác định phát tiển nền kinh tế Việt Nam theo hướng
kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều thành phần kinh tế cùng
tồn tại, trong đó có thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Sau đó, tại các Đại hội Đảng
lần thứ VII và VIII, đường lối phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN với nhiều thành phần kinh tế tiếp tục được khẳng định. Từ đó, các thành
phần kinh tế thuộc khu vực kinh tế dân doanh bao gồm: kinh tế hợp tác, kinh tế hộ
kinh doanh phát triển mạnh. Ngoài ra còn xuất hiện thêm thành phần kinh tế tư
bản tư nhân với các loại hình công ty TNHH, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư
nhân.
Theo số liệu thống kê, tính đến hết năm 2005, khu vực kinh tế dân doanh
bao gồm khoảng 250.000 công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân;
25.000 HTX hoạt động dịch vụ, sản xuất thương mại và khoảng 2,7 triệu hộ sản
xuất kinh doanh cá thể, thu hút trên 6 triệu lao động, đóng góp gần 40% tổng sản
phẩm quốc nội và nộp ngân sách khoảng từ 10% - 11% trên tổng số thu, chiếm
13% - 14% trên tổng số thu nội địa, trừ dầu và các loại thuế xuất nhập khẩu, thuế
nhà đất, phí, lệ phí...
Kinh tế dân doanh phát triển, đặc biệt là các loại hình doanh nghiệp phát
triển mạnh đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước như chủ trương xoá đói, giảm nghèo, phân bố lại cơ cấu
nền kinh tế, dần xoá bỏ sự tách biệt giữa thành thị và nông thôn ...
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định
đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới: đẩy mạnh
CNH-HĐH, xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở


thành một nước công nghiệp, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ các
nguồn lực từ bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh,
mạnh, có hiệu quả và bền vững, nhằm tăng trưởng kinh tế.
Về quan hệ sản xuất, Đảng ta chủ trương thực hiện nhất quán chính sách
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo
pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN, phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Cụ thể hoá đường lối phát triển kinh tế do Đại hội IX đề ra, hội nghị lần thứ
V ban chấp hành TW khoá IX đã có Nghị quyết riêng về phát triển kinh tế hợp tác,
HTX, kinh tế tư nhân. Trong đó, khẳng định phát triển kinh tế hợp tác, HTX là vấn
đề hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội; phát triển kinh tế tư nhân là
vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, trên
cơ sở đánh giá những ưu điểm của thành phần kinh tế dân doanh, đánh giá những
tiềm năng phát triển, phân tích các nguyên nhân kìm hãm.
Nghị quyết TW lần thứ V của Đảng đã chỉ ra những giải pháp cơ bản để phát
triển các thành phần kinh tế này trong thời gian tới, trong đó có những giải pháp về
tài chính nói chung và về thuế nói riêng.
Như vậy, bằng sự khẳng định trong đường lối nêu tại Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX và những giải pháp cụ thể nêu tại Nghị quyết TW lần
thứ V, khu vực kinh tế dân doanh sẽ phát triển nhanh chóng và đóng vai trò quan
trọng trong việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh.
1.1.1.2.Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế NQD:
Có thể thấy rằng, các doanh nghiệp dù là thuộc khu vực kinh tế dân doanh
hay Nhà nước đều lấy lợi nhuận là mục tiêu, là thước đo hiệu quả của hoạt động
SXKD, cùng hoạt động theo cơ chế thị trường có sự hướng dẫn của Nhà nước cùng
tồn tại và cạnh tranh trong môi trường pháp lý. Tuy nhiên, xét về góc độ quản lý,
đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý thuế, có những đặc điểm riêng của các doanh
nghiệp ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế, thường là những thách thức nhiều
hơn là những thuận lợi.

Thứ nhất là đặc điểm về sở hữu: Đây là đặc điểm khác biệt nhất, đối với khu
vực kinh tế dân doanh (trừ khối hợp tác), toàn bộ vốn, tài sản, lợi nhuận đều thuộc
sở hữu tư nhân. Chủ doanh nghiệp hoặc chủ sở hữu SXKD chịu trách nhiệm toàn
bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh và toàn quyền quyết định phương thức phân
phối lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế mà không chịu sự chi phối
nào từ các quy định của cơ quan Nhà nước hoặc từ cơ quan quản lý, do vậy họ luôn
tìm mọi cách để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất, kể cả việc trốn lậu thuế.
Thứ hai là đặc điểm về trình độ văn hoá, trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp
vụ: So với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế đầu tư
nước ngoài thì phần lớn những người chủ các doanh nghiệp NQD có trình độ văn
hoá chưa cao, chưa được đào tạo chính quy về các nghiệp vụ quản lý, trình độ
chuyên môn chủ yếu là tự học hoặc theo kinh nghiệm. Vì vậy, nhìn chung hiệu quả
SXKD của các doanh nghiệp NQD còn thấp, số đông các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ có mục đích chính là mua đi, bán lại để
kiếm chênh lệch giá; còn một số lượng nhỏ hoạt động ở lĩnh vực sản xuất thì trình
độ công nghệ thấp, trình độ quản lý không cao, do đó năng suất lao động và chất
lượng hàng hoá đạt được là không cao.
Thứ ba là đặc điểm về ý thức tuân thủ pháp luật: Xuất phát từ trình độ còn
hạn chế nêu trên, cho nên phần lớn các chủ doanh nghiệp có trình độ nhận thức về
pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng là rất thấp, biểu hiện rõ nhất là số
đông các cơ sở kinh doanh không lập và giữ sổ sách kế toán theo quy định.
Thứ tư là đặc điểm về số lượng đối tượng: Số lượng các cơ sở kinh doanh
rất lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh ở tất cả mọi lĩnh vực của nền kinh tế, từ sản
xuất, gia công, chế biến, xây dựng, vận tải... đến các loại hình thương nghiệp, dịch
vụ và được trải rộng trên khắp các địa bàn trong cả nước.
1.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT đối với các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
1.1.2.1. Thất thu thuế và các hình thức thất thu thuế:
a) Khái niệm thất thu thuế:
Thất thu thuế là hiện tượng trong đó những khoản tiền từ những tổ chức, cá

nhân có tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh cần phải được động viên vào
NSNN, song vì những lý do xuất phát từ phía Nhà nước, cơ quan thuế hay chính
những đối tượng nộp thuế gây ra mà những khoản tiền đó không được nộp vào
NSNN. Như vậy, thất thu thuế có thể hiểu là số thực thu vào NSNN thấp hơn số
thuế lẽ ra phải thu trong khoảng thời gian đó.
b) Các hình thức thất thu thuế:
Về mặt pháp lý, thất thu thuế được phân làm 2 loại là thất thu tiềm năng và
thất thu thực tế.
+ Thất thu tiềm năng: Là thực trạng có nhiều nguồn thu cần thiết phải động
viên, đóng góp cho NSNN, nhưng không được thu vì pháp luật chưa quy định chế
độ thu.
+ Thất thu thực tế: Được hiểu là có nhiều khoản được pháp luật quy định rõ,
nhưng trên thực tế lại không thu được do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó,
một phần là do chính sách, chế độ thuế chưa thực sự phù hợp, do tổ chức và biện
pháp quản lý thu thuế kém hiệu quả; một phần là do đối tượng nộp thuế cố ý hoặc
vô tình không làm tốt nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước.
c) Nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế:
* Nguyên nhân khách quan:
- Do những đặc điểm cơ bản của các doanh nghiệp trong thành phần kinh tế
dân doanh là sở hữu tư nhân, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
trình độ công nghệ, trình độ quản lý, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao, số
lượng đối tượng nhiều, trải rộng trên khắp các vùng miền trong cả nước làm cho
công tác quản lý thuế phức tạp và gặp nhiều khó khăn.
- Do các cơ chế quản lý khác chưa đồng bộ, chưa hỗ trợ tích cực cho công
tác quản lý thu thuế, có nhiều cơ chế quản lý còn quá thông thoáng dẫn đến sơ hở
cho các cơ sở kinh doanh lợi dụng. Như việc các doanh nghiệp vẫn được phép
thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường; Luật doanh nghiệp không có
ràng buộc về lý lịch người sáng lập hoặc người điều hành doanh nghiệp...
- Thu thuế để Nhà nước có nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,
chi tiêu cho bộ máy hành chính nhằm thực hiện các mục tiêu của Đảng, Nhà

nước đề ra. Như vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước đang trực tiếp sử dụng tiền
thuế thu được để chi tiêu, dù trực tiếp hay gián tiếp thì tiền thuế thu được là để
phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội, nhưng nhận thức của các cấp, các ngành
và của nhân dân còn hạn chế, họ thường quan niệm việc thu thuế là công việc
riêng của ngành thuế. Vì vậy việc thu thuế của Nhà nước còn chưa nhận được
sự đồng tình ủng hộ. Chúng ta phải làm sao để việc thu thuế trở thành nhiệm vụ
chung của các cấp các ngành.
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuế vẫn còn hạn chế như cơ
quan thuế chưa có quyền được điều tra, khởi tố các hành vi vi phạm pháp luật
thuế, chưa có quyền tổ chức cưỡng chế các hành vi trây ỳ, dây dưa, nợ đọng tiền
thuế.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Trước hết, do nhận thức của thủ trưởng cơ quan thuế ở một số địa phương
và của cán bộ quản lý thu thuế tại các cơ sở dân doanh chưa đúng. Biểu hiện ở
những điểm sau:
+ Do số thu từ khu vực dân doanh nhỏ, chiếm tỷ trọng ít, không quyết định
đến việc hoàn thành dự toán nên thường không tập trung chỉ đạo.
+ Số lượng đối tượng quản lý lớn lại hay có phản ứng tiêu cực nên cơ quan
thuế và các cán bộ thuế thường ngại va chạm.
- Trong quản lý thu thuế, khu vực kinh tế dân doanh chưa thực hiện nghiêm
túc, đầy đủ các quy trình và biện pháp nghiệp vụ do ngành thuế đề ra, chưa tranh
thủ được sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự phối hợp giữa
các ngành và sự ủng hộ của nhân dân.
- Đội ngũ cán bộ quản lý thu thuế các cơ sở dân doanh số đông không được
đào tạo cơ bản, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao.
- Thu nhập của cán bộ thuế thấp, đời sống khó khăn. Một số cán bộ thiếu
kiên định đã bị đối tượng kinh doanh dùng lợi ích vật chất mua chuộc, khi các cán
bộ thuế bỏ qua các hành vi vi phạm của đối tượng kinh doanh đã dẫn đến hiện
tượng thất thu thuế.
d) Hậu quả của thất thu thuế:

Vấn đề gian lận và thất thu thuế luôn là chủ đề được trao đổi, bàn bạc, lật
qua, lật lại, song vẫn chưa giảm thiểu, vãn hồi khiến dư luận quan tâm, nhất là ở
khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Khi nói về thất thu thuế, không phải vô cớ mà chúng ta nghĩ ngay đến khu
vực kinh tế ngoài quốc doanh, mà vấn đề là đã có đến hàng chục ngàn doanh
nghiệp được thành lập trong thập niên qua. Thực tế hoạt động chính thức của lĩnh
vực này chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 6% sản lượng công nghiệp và
khoảng 3% tổng lực lượng lao động). Một phần lớn khu vực kinh tế tư nhân thuộc
mảng kinh tế “không chính thức”. Theo thống kê, đến ngày 31/12/2005, qua thanh
tra - kiểm tra 134.687 đối tượng bao gồm 5048 DNNN; 963 doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài; 11.077 DNNQD ; 117.599 lượt hộ kinh doanh cá thể. Trong số
đó đã phát hiện được 27.550 đơn vị có vi phạm về thuế; lập biên bản xử lý truy thu
nộp NSNN 4.606 tỷ đồng, trong đó có thuế nợ đọng là 2.926 tỷ đồng, thuế ẩn lậu là
1.680 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, gian lận và thất thu thuế còn xuất phát một phần không nhỏ
thuộc về các nhà quản lý thuế. Theo báo thanh tra tháng 4/2005 thì năm 2004 toàn
ngành thuế đã tiến hành thanh tra nội bộ được 1.614 lượt đơn vị các cục thuế, chi
cục thuế, phòng thuộc cục thuế, tổ, đội thuế. Trong đó Tổng cục thuế cũng đã tiến
hành thanh tra 11 cục thuế. Kết quả thanh tra đã phát hiện 305 lượt cán bộ và uỷ
nhiệm thu sai phạm, trong đó tham ô: 5 lượt cán bộ; xâm tiêu chiếm dụng: 66 lượt
cán bộ; vi phạm biên lai ấn chỉ: 82 lượt cán bộ; thiếu tinh thần trách nhiệm gây ra
tổn thất: 45 lượt cán bộ; vi phạm 10 điều kỷ luật của ngành thuế: 63 lượt cán bộ; vi
phạm khác: 44 lượt cán bộ. Số cán bộ đã xử lý kỷ luật, khiển trách: 98 cán bộ; hạ
bậc 14 cán bộ; hạ ngạch: 10 cán bộ; cách chức: 36 cán bộ; buộc thôi việc: 26 cán
bộ; khởi tố: 4 cán bộ; truy tố: 1 cán bộ; số tiền phải bồi thường và đã thu hồi là 68
triệu đồng.
1.2. Những vấn đề cơ bản về thuế GTGT.
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế GTGT:
1.2.1.1. Khái niệm thuế GTGT:
Thuế GTGT là một trong những loại thuế gián thu điều tiết một phần vào

thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Mọi tổ chức, cá nhân thông qua
việc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách Nhà nước.
Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch
vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào
ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ.
1.2.1.2. Đặc điểm của thuế GTGT:
Thuế GTGT ở Việt Nam có những đặc điểm nổi bật sau:
- Thuế GTGT là loại thuế có tính chất gián thu: đối tượng nộp thuế GTGT
là người bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ, còn người chịu thuế là người tiêu dùng
hàng hoá, dịch vụ, bởi vì thuế GTGT ẩn trong giá bán ra của hàng hoá, dịch vụ.
Nói cách khác Nhà nước gián tiếp thu khoản thuế này của người tiêu dùng thông
qua người bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ.
- Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn sản xuất kinh doanh. Đối tượng
điều tiết của thuế GTGT là phần thu nhập của người tiêu dùng sử dụng để mua
hàng hoá, dịch vụ. Như vậy, về nguyên tắc chỉ cần thu thuế ở khâu bán hàng hoá
và cung cấp dịch vụ là đủ. Tuy nhiên, trên thực tế rất khó phân biệt đâu là tiêu
dùng cuối cùng, đâu là tiêu dùng trung gian, vì thế cứ có hành vi mua bán hàng thì
phải tính thuế, nếu đó là tiêu dùng trung gian thì số thuế sẽ được tự động chuyển
vào giá bán hàng hoá cho người mua ở giai đoạn sau.
- Thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm phát sinh ở từng giai
đoạn luân chuyển. Tổng số thuế thu được ở các giai đoạn đúng bằng số thuế tính
theo giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
Giá trị tăng thêm được hiểu là phần giá trị mới được tạo ra trong sản xuất
kinh doanh.
- Thuế GTGT có tính trung lập cao, diện điều chỉnh rộng. Thuế GTGT
không chịu ảnh hưởng bởi kết quả sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế, không
phải là yếu tố chi phí mà chỉ đơn thuần là một khoản được cộng thêm vào giá bán
của người cung cấp hàng hoá, dịch vụ.
Thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu
trình kinh tế: tổng số thuế ở các giai đoạn khớp với số thuế tính trên giá bán ở giai

đoạn cuối cùng, bất kể số giai đoạn là nhiều hay ít.
- Thuế GTGT có tính lãnh thổ: thể hiện đối tượng chịu thuế là người tiêu
dùng các hàng hoá, dịch vụ trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia.
1.2.2. Nội dung cơ bản của luật thuế GTGT ở Việt Nam:
1.2.2.1. Phạm vi áp dụng:
1.2.2.1.1. Đối tượng chịu thuế:
Theo điều 2 của Luật thuế GTGT: "Hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất,
kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT, trừ các đối
tượng quy định tại điều 4 của luật này”.(Các đối tượng quy định tại điều 4 của luật
này là các nhóm hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT).
1.2.2.1.2. Đối tượng nộp thuế:
Điều 3 cuả Luật thuế GTGT quy định: “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá
nhân khác nhập khẩu hàng hoá chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) là đối
tượng nộp thuế GTGT”.
Cơ sở kinh doanh gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo luật
doanh nghiệp, luật doanh nghiệp Nhà nước và luật hợp tác xã.
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức đơn
vị sự nghiệp khác.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia
hợp tác kinh doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các công ty nước
ngoài và các tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo luật
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Các cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, nhóm người kinh doanh độc
lập và các đối tượng kinh doanh khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
1.2.2.1.3. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế:
- Tại điều 4 Luật thuế GTGT quy định: 28 nhóm hàng hoá, dịch vụ không
thuộc diện chịu thuế , được thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Không thu thuế GTGT đối với một số ngành sản xuất trong các lĩnh vực
đang còn khó khăn, cần khuyến khích, tạo điều kiện phát triển như: Sản xuất nông
nghiệp (đối với những sản phẩm sơ chế, cho những người trực tiếp sản xuất, trực
tiếp khai thác, bán ra), hoạt động tưới tiêu, muối...
- Không thu thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ thiết yếu, phục vụ nhu
cầu đời sống cộng đồng xã hội như: dịch vụ khám chữa bệnh, dạy học, dạy nghề...
- Không thu thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ sử dụng không nhằm
mục đích kinh doanh hoặc vì các mục đích chính sách xã hội, nhân đạo như: vũ
khí; khí tài nguyên chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh; các hoạt động di tu, sửa
chữa; các công trình văn hoá nghệ thuật...
- Không thu thuế GTGT đối với một số hàng hoá, dịch vụ liên quan đến công
nghệ, vốn đầu tư như: Thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng thuộc
loại trong nước chưa sản xuất được.
- Không thu thuế GTGT đối với một số hàng hoá, dịch vụ thể hiện quan
điểm quản lý ưu đãi có mức độ đối với sản xuất kinh doanh như: Hàng hoá, dịch
vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế và đối tượng tiêu dùng ngoài Việt Nam.
Ngoài ra, hàng hoá của những cá nhân sản xuất, kinh doanh có thu nhập
bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công
chức Nhà nước cũng không thuộc diện chịu thuế GTGT.
1.2.2.2. Căn cứ tính thuế:
Tại điều 6 luật thuế GTGT quy định: "Căn cứ tính thuế GTGT
là giá tính thuế và thuế suất".
1.2.2.2.1. Giá tính thuế.
Điều 7 của Luật thuế GTGT quy định:
Nguyên tắc chung của giá tính thuế GTGT là giá bán, giá cung cấp hàng hoá,
dịch vụ chưa có thuế GTGT.
Giá tính thuế đối với các loại hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và
phí thu thêm ngoài giá bán hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng, trừ
các khoản phụ thu và phí cơ sở kinh doanh phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm giá bán thì giá tính

thuế GTGT là giá bán đã giảm ghi trên hoá đơn.
Trường hợp đối tượng nộp thuế có doanh số mua, bán bằng ngoại tệ thì phải
quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh số để xác định giá tính thuế.
Giá tính thuế GTGT bao gồm các trường hợp sau:
* Đối với hàng hoá, dịch vụ, là giá bán chưa có thuế GTGT;
* Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu, cộng với thuế nhập
khẩu;
* Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu, tặng là
giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời
điểm phát sinh các hoạt động này;
* Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền thuê thu từng kỳ;
* Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp là giá bán của hàng hoá,
tính theo giá bán trả một lần, không tính theo số tiền trả từng kỳ;
*Đối với gia công hàng hoá là giá gia công;
* Đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB ở khâu sản xuất, kinh doanh
trong nước là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT; ở khâu nhập
khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng thuế nhập khẩu (nếu có) cộng thuế TTĐB.
* Đối với hàng hoá, dịch vụ khác là giá do Chính phủ quy định;
1.2.2.2.2. Thuế suất.
Luật thuế GTGT hiện hành có 3 mức thuế suất được áp dụng:
+ Mức thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu.
- Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả hàng hoá gia công xuất khẩu và
hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT xuất khẩu; trừ các trường hợp
sau: Vận tải quốc tế, hàng hoá dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế, dịch
vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài, dịch vụ tín dụng, đầu tư tài chính, đầu tư chứng
khoán ra nước ngoài và sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản khai thác
chưa qua chế biến do Chính phủ quy định.

×