Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSLĐ TẠI CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN VINALINES

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.02 KB, 8 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG TSLĐ TẠI CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN
VINALINES
3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian tới
Sau 6 năm hoạt động, một khoảng thời gian chưa dài công ty Vận tải biển Vinalines đã
đạt được những thành tựu đáng kể. Để tiếp tục đứng vững và khẳng định vị thế và uy tín
của mình trong tương lai công ty đưa ra chiến lược phát triển và quyết tâm đạt được tất cả
những điều đó.
Chiến lược phát triển Công ty trong những năm tiếp theo là tiếp tục mở rộng thị trường,
đặc biệt là phát triển vận tải quốc tế. Hiện nay đa phần công ty vẫn tập trung và vận tải nội
địa. Tuy nhiên với việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của tổ chức
thương mại thế giới WTO thì vận tải đường biển phục vụ cho hoạt động giao lưu, xuất
nhập khẩu là không thể thiếu.
Tiếp theo Công ty thực hiện đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. Trong những năm đầu
hoạt động với kinh nghiệm cũng như quy mô chưa lớn Công ty mới chỉ tập trung vào các
dịch vụ như quản lý tàu, cho thuê và khai thác tàu... Trong tương lai Công ty cố gắng đưa
thêm nhiều loại hình dịch vụ như: Logistics Đại lý vận tải biển (đại lý tàu và môi giới)…
Trong giai đoạn 2008-2010 Công ty có kế hoạch phát triển đội tàu về cả số lượng và chất
lượng, tổng trọng tải gần 2,6 triệu tấn. Đội tàu được phát triển theo hướng tăng các loại tàu
chuyên dụng như tàu container, tàu chở dầu, và tàu chở hàng rời cỡ lớn. Đội tàu chiếm
khoảng 50% tổng trọng tải đội tàu quốc gia.
Về tình hình kinh doanh, trong năm 2008 Công ty đặt ra mục tiêu doanh thu đạt 1400 tỷ
đồng, tốc độ tăng khoảng 30%, theo đó lợi nhuận sau thuế tăng lên khoảng 20%.
3.2. Các giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ
3.2.1. Phát triển cơ sở hạ tầng
Tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đều đang phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt
với điều kiện hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO áp
lực đó ngày càng nặng nề hơn. Vận tải biển là một trong những ngành chủ chốt của nền
kinh tế, do đó để có thể đứng vững và phát triển trong thời gian tới buộc công ty phải đầu
tư nâng cấp cơ sở hạ tầng. Khi cơ sở vật chất và trang thiết bị đáp ứng được yêu cầu chất
lượng phục vụ tốt hơn, các loại hình dịch vụ đa dạng sẽ góp phần vào việc thu hút nhiều


khách hàng hơn, từ đó TSLĐ cũng được sử dụng một cách hiệu quả hơn.
3.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý
Công tác quản lý là công việc quan trọng nhất đối với một doanh nghiệp. Do vậy nâng
cao hiệu quả công tác quản lý là một việc rất cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng
TSLĐ. Công tác quản lý ở đây bao gồm: Quản lý con người và quản lý TSLĐ. Phần này
chỉ xin đề cập đến công tác quản lý con người vì con người là nhân tố quyết định sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp. Công ty cần nâng cao trình độ chuyên môn cho các đơn vị,
cá nhân tham gia thực hiện công tác quản lý, đặc biệt là các nhà quản trị tài chính doanh
nghiệp. Công ty cần nâng cao hơn nữa việc chuyên môn hóa công tác quản lý TSLĐ. Đồng
thời việc sắp xếp nhân viên một cách hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn cũng góp
phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ.
Công ty Vận tải biển Vinalines là một doanh nghiệp với nhiều phòng ban, số lượng
cán bộ, nhân viên lớn vì vậy việc phối hợp một cách đồng bộ giữa tất cả các phòng ban là
rất cần thiết để duy trì hoạt động ổn định cho công ty. Những cán bộ quản lý của công ty
cần thực hiện việc giám sát chặt chẽ, và thống nhất giữa tất cả các bộ phận theo đúng chính
sách. Chính việc đó sẽ làm tăng hiệu quả kinh doanh.
Công tác quản lý TSLĐ là một trong ba nội dung chính của quản lý tài chính doanh
nghiệp. Giải pháp chung là các nhà quản lý cần dự tính được kế hoạch sản xuất kinh
doanh, từ đó có kế hoạch dự trữ hợp lý. Tất cả công việc này gọi là kế hoạch hóa TSLĐ.
Các kế hoạch được lập dựa trên việc so sánh và phân tích số liệu cũng như nhu cầu ở các
năm trước, làm cơ sở cho năm tính toán.
3.2.3. Nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên
Đội ngũ nhân viên của công ty rải rác ở rất nhiều các cảng nên việc quản lý sử dụng nguồn
nhân lực chưa đạt được hiệu quả cao. Công ty Vân tải biển Vinalines với đội ngũ nhân viên
trẻ và năng động tuy nhiên vẫn còn thiếu kinh nghiệm. Muốn sử dụng một cách hiệu quả
TSLĐ thì việc nâng cao sự hiểu biết và trình độ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên là không thể
thiếu. Sau đây là một vài giải pháp:
- Đối với đội ngũ nhân viên lâu năm họ đã có kinh nghiệm rất nhiều trong công việc,
doanh nghiệp cần phải có những khoá đào tào nhằm bồi dưỡng kiến thức mới, nâng cao
trình độ sử dụng những máy móc hiện đại, áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình xử lý

công việc, tuyên truyền để họ hiểu được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử
dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp.
- Đối với đội ngũ công nhân viên trẻ có kiến thức những chưa có nhiều kinh nghiệm
thực tế cần phải hướng dẫn kèm cặp họ đồng thời phải phát huy trí sáng tạo, khả năng tự
tìm tòi của họ trong công việc, có như vậy doanh nghiệp mới có một đội ngũ nhân viên
nhiệt tình và trung thành với doanh nghiệp.
3.3. Giải pháp riêng đối với từng bộ phận của TSLĐ.
Ngoài các giải pháp chung như trên thì đối với từng thành phần trong tài sản lưu động cũng
có những giải pháp riêng như:
3.3.1. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tiền và các khoản tương
đương tiền:
• Sử dụng mô hình quản lý tiền EOQ để xác định lượng tiền mặt tối ưu Thường xuyên
theo dõi dòng tiền ra và dòng tiền vào
Công ty cần áp dụng mô hình quản lý tiền EOQ để xác định lượng tiền mặt tối ưu. Phương
pháp xác định đã được nêu rõ ở phần trên. Đồng thời với việc đó công ty phải thường
xuyên theo dõi lưu chuyển tiền tệ, tức là theo dõi dòng tiền ra và dòng tiền vào công ty một
cách chặt chẽ. Xem xét xem những dòng tiền ra có hợp lý và việc sử dụng đó đã đúng mục
đích hay chưa. Từ đây xác định được nhu cầu tiền mặt. Muốn làm tốt việc này các cán bộ
tài chính phải theo dõi nhu cầu của các năm trước, đồng thời dự tính nhu cầu năm nay, làm
sao để đưa ra lượng dữ trữ tiền mặt một cách hợp lý nhất tránh tình trạng dự trữ quá nhiều
sẽ làm lãng phí hoặc bỏ qua những cơ hội đầu tư ngắn hạn, cũng như mức dự trữ quá thấp
có thể đe doạ khả năng thanh toán của công ty.
• Cần có những khoản đầu tư vào các chứng khoán có giá trị ổn định
Ngoài ra nhìn vào khoản mục đầu tư chứng khoán của công ty ta cũng thấy một thực tế là
khoản mục này có quá ít. Muốn tăng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động thì công ty cần có
những khoản đầu tư vào các loại chứng khoán có giá trị ổn định trên thị trường. Đây là một
khoản mục đem lại khá nhiều lợi nhuận nếu công ty biết tận dụng những cơ hội. Trên thực
tế thì luồng tiền ra vào của doanh nghiệp hàng ngày là rất lớn, nên chi phí cho việc mua
bán chứng khoán sẽ trở thành nhỏ so với công ty. Do vậy hoạt động mua bán chứng khoán
nên diễn ra hàng ngày ở công ty. Thêm vào đó thị trường chứng khoán Việt Nam được xem

như là một thị trường tiềm năng. Do vậy công ty nên xem xét để tăng tỉ trọng của khoản
mục này lên góp phần sử dụng hiệu quả tài sản lưu động.
3.3.2. Nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải thu:
• Công ty nên có chính sách chiết khấu, giảm giá cho những khách hàng lớn và khách
hàng thường xuyên. Như vậy vừa thúc đẩy khách hàng thanh toán tiền sớm, lại
giảm bớt được các khoản nợ.
• Công ty cần có các điều khoản ràng buộc mang tính pháp lý chặt chẽ trong đó có
các quy định giới hạn về thời gian trả tiền và phương thức trả tiền. Có như vậy thì
mới buộc bên mua hàng trả tiền đúng hạn. Và các khoản phải thu sẽ trở nên bớt rủi
ro hơn. Trong hợp đồng cũng cần phải có các điều khoản quy định về việc nếu
không trả tiền đúng hạn sẽ phải chịu bồi thường. Tuy nhiên cũng cần phải linh hoạt
trong các trường hợp cần thiết, chẳng hạn như đối với những doanh nghiệp theo
mùa vụ thì có thể linh hoạt cho họ về thời hạn trả tiền khi mùa vụ kết thúc.
• Muốn giảm bớt rủi ro trong tín dụng thương mại Công ty cần có bộ phận quản lý
các bộ phận cộng nợ. Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm phân tích khả năng tín dụng
của khách hàng dựa trên những tiêu chuẩn tín dụng, kết hợp với việc phân tích và
đanh giá khoản tín dụng được đề nghị thông qua chỉ tiêu NPV.
• Theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu công việc này cũng không kém phần quan
trọng. Bởi công việc này sẽ xác định được và kịp thời giảm thiểu những rủi ro trong
hoạt động tín dụng thương mại.
3.3.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý hàng tồn kho.
Ở đây khi nói đến khoản mục hàng tồn kho trong tài sản lưu động, có một điểm cần
lưu ý đó là: Do đặc điểm của ngành nghề Công ty vận tải biển Vinalines là một công ty
hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ do đó khoản mục này có sự khác biệt nhất
định so với khoản mục hàng tồn kho ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tồn kho
trong quá trình sản xuất là các nguyên liệu nằm tại từng công đoạn của dây chuyền sản
xuất. Còn đối với công ty vận tải biển Vinalines thì tồn kho chính là nguyên nhiên liệu
phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Đó chính là dầu nhờn, các công cụ dụng cụ… Đối với
các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường không thể tiến hành sản xuất đến đâu mua
hàng đến đó mà cần phải có nguyên nhiên liệu dự trữ. Công ty vận tải biển Vinalines cũng

không phải là một ngoại lệ.
Công ty nên áp dụng một cách linh hoạt mô hình đặt hàng hiệu quả nhất EOQ để xác
định được mức dự trữ hợp lý. Công ty phải đánh giá được tình hình kinh doanh, tiêu thụ
nguyên nhiên liệu từ các năm trước và lập kế hoạch cho năm tính toán. Việc này nên được
tiến hành thường xuyên. Dựa vào kế hoạch đó, công ty chủ động tìm kiếm nguồn cung cấp.
Trong bối cảnh hiện nay trước những biến động không ngừng của nền kinh tế công ty nên
thường xuyên xem xét sự biến động của khoản mục này để có những điều chỉnh kịp thời.
3.3. Một số kiến nghị:
3.3.1. Kiến nghị đối với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam:
Tổng công ty cần giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng TSLĐ. Vai trò của ban kiểm soát
trong công ty phải được tăng cường, kiểm tra và giám sát các hoạt động của doanh nghiệp
một cách chặt chẽ, có như vậy mới nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản tại doanh
nghiệp. Đồng thời cũng phải tăng cường trách nhiệm của những người trong ban kiểm
soát. Ngoài ra, tổng công ty phải cử người giám sát vốn của tổng công ty tại doanh nghiệp,
một mặt theo dõi quá trình luân chuyển của nguồn vốn để xem nguồn vốn đó có được sử
dụng một cách hiệu quả hay không, một mặt giám sát chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp

×