Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Ảnh hưởng của đạo giáo đến đời sống tinh thần của người việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.42 KB, 16 trang )

Lão Tử

LỜI MỞ ĐẦU
1


Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một
thời gian (khoảng từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ VI trước CN) tại một số vùng
trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp.
Triết theo từ nguyên chữ Hán có nghĩa là Trí, bao hàm sự hiểu biết sâu
sắc về sự vật, hiện tượng và đạo lý. Ở Phương Tây thuật ngữ - “Triết học”
(phylosophy) gốc tiếng Hy Lạp có nghĩa là “u mến sự thơng thái”.
Theo quan điểm của Macxit: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung
nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trị của con người trong thế giới
ấy.
Tư tưởng Triết học Trung Quốc xuất hiện và nở rộ vào thời Xuân Thu –
Chiến Quốc, nó gắn liền với các trường phái Triết học: Nho giáo, Đạo giáo,
Pháp gia, Mặc gia, thuyết Âm dương – Ngũ hành…Trong đó, Đạo giáo là một
trong những trường phái Triết học chính của Trung Quốc cổ đại.
Trải qua quá trình tồn tại và phát triển, Đạo giáo có ảnh hưởng rất lớn
đối với nền tảng văn hóa Trung Quốc, đồng thời vượt ra khỏi biên giới hòa
nhập vào đời sống tinh thần của một số nước châu Á trong đó có Việt Nam.
Vì vậy, tơi chọn đề tài: “Ảnh hưởng của Đạo giáo tới đời sống tinh
thần của người Việt Nam”.

NỘI DUNG
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ ĐẠO GIÁO
1. Cuộc đời và sự nghiệp của Lão Tử
Lão Tử là một nhân vật nổi tiếng trong Triết học Trung Quốc, sự tồn tại
của ông trong lịch sử hiện đại vẫn đang còn nhiều tranh cãi. Theo truyền


thuyết Trung Quốc, ông sống ở thế kỉ thứ 6 TCN. Nhiều học giả hiện đại cho
2


rằng ông sống ở thế kỷ 4 TCN, thời Bách gia chư tử và thời Chiến quốc. Lão
Tử được coi là người viết Đạo Đức Kinh – cuốn sách của Đạo giáo có ảnh
hưởng lớn và ơng được cơng nhận là Khai tổ của Đạo giáo. Mặc dù triết lý
của ông chủ trương vô thần nhưng về sau này bị biến đổi thành một tôn giáo
phù phiếm, thờ cúng tiên thần, luyện thuật trường sinh, những người theo tôn
giáo này tôn ông làm Thái Thượng Lão Quân với rất nhiều phép thuật.
Người ta biết được rất ít về cuộc đời Lão Tử. Sự hiện diện của ông
trong lịch sử cũng như việc ông viết cuốn “Đạo Đức Kinh” đang bị tranh cãi
rất nhiều. Lão Tử đã trở thành một anh hùng văn hóa quan trọng đối với các
thế hệ người Trung Quốc tiếp sau. Truyền thuyết cho rằng ông sinh ra ở huyện
Khổ, nước Sở hiện nay là huyện Lộc Ấp thuộc tỉnh Hà Nam, trong những năm
cuối thời Xuân Thu. Một số truyền thuyết nói rằng khi sinh ra tóc ơng đã bạc
trắng, vì ơng đã nằm trong bụng mẹ 8 năm hay 80 năm, điều này lý giải cho
cái tên của ơng, có thể được dịch thành “bậc thầy già cả” và “đứa trẻ già”.
Theo truyền thống và một tiểu sử gồm cả trong cuốn sử của Tư Mã
Thiên, Lão Tử là người cùng thời nhưng lớn tuổi hơn Khổng Tử và làm quan
giữ sách trong thư viện triều đình nhà Chu. Khổng Tử đã có ý định hay đã tình
cờ gặp ơng ở nước Chu, gần nơi hiện nay là Lạc Dương, nơi Khổng Tử định
đọc các cuốn sách trong thư viện. Theo những câu chuyện đó, trong nhiều
tháng sau đó, Khổng Tử và Lão Tử đã tranh luận về lễ nghi và phép tắc, vốn là
những nền tảng của Khổng giáo. Lão Tử phản đối mạnh mẽ những nghi thức
mà ông cho là rỗng tuếch. Truyền thuyết Đạo giáo kể rằng những cuộc tranh
luận đó có ích cho Khổng Tử nhiều hơn so với những gì có trong thư viện.
Sau này, Lão Tử nhận thấy rằng, chính sự của vương quốc đang tan rã
và quyết định ra đi. Ơng đi về phía Tây trên lưng một con trâu qua nước Tần
và từ đó biến mất vào sa mạc rộng lớn. Truyền thuyết kể rằng, có một người

gác cửa tên Dỗn Hỷ ở cửa phía Tây của ải Hàm Cốc thuyết phục Lão Tử viết
lại những hiểu biết của mình trước khi đi vào sa mạc. Cho tới lúc ấy, Lão Tử
3


mới chỉ nói ra các triết thuyết của ơng mà thôi, và giống như trường hợp của
Jesus, Phật và Khổng Tử (những cuốn văn tuyến của họ hầu như được hoàn
thành bởi các đệ tử). Theo yêu cầu của người lính đó, Lão Tử đã viết để lại
cuốn “Đạo Đức Kinh”. Nhiều cuốn ghi chép và bức tranh về Lão Tử cịn lại
đến ngày nay, thường thể hiện ơng là một người già hói đầu với một chịm râu
trắng hay đen và rất dài, ông thường cưỡi trên lưng một con trâu.
Trang Tử, người kế tục nổi tiếng nhất của Lão Tử, đã viết một cuốn
sách có ảnh hưởng lớn tới giới tri thức Trung Quốc với các tư tưởng về chủ
nghĩa cá nhân, tự do, sự thảnh thơi và nghệ thuật. Cuốn sách này có thể chính
là nền tảng của Mỹ học Trung Quốc tuy tác giả khơng nói gì về điều đó.
2. Khởi nguồn và sự phát triển của Đạo giáo
Đạo giáo ra đời khoảng cuối thời Đông Hán, cuối thế kỷ thứ II sau công
nguyên (SCN). Đây là thời điểm xuất hiện nhiều cuộc khởi nghĩa của nông
dân dưới ngọn cờ của tôn giáo. Vào năm 141 (SCN), xuất hiện Ngũ Đấu Mễ
Đạo (Đạo năm đấu thóc) của Trương Lăng và vào năm 184 xuất hiện Thái
Bình Đạo của Trương Giác. Hai tổ chức này được xem là hình thức đầu tiên
của Đạo giáo và được gọi là Đạo giáo sơ kỳ.
Đạo giáo thời kỳ đầu được bắt nguồn từ tư tưởng Lão Trang thời Tiên
Tần qua chiếc cầu Hoàng – Lão, một học thuyết bắt nguồn từ Đạo gia vùng
Tắc Hạ. Cho nên, ít nhiều cũng pha tạp một số yếu tố của Nho gia, Pháp gia
cùng các phái khác, nhưng về cơ bản Đạo giáo gắn bó nhiều hơn với triết lý
Lão Trang.
Trong q trình tồn tại và phát triển của mình, Đạo giáo đã coi Trang Tử
và Lão Tử là sư tổ của tông phái mình, kinh sách của hai ơng được coi là
thánh kinh, đặc biệt tư tưởng về “đạo” của hai ông đã được Đạo giáo Trung

Quốc coi là hạt nhân lý luận của mình, nó dựa sát vào Đạo gia, giương cao
ngọn cờ của Đạo gia. Điều đó tạo thành mối quan hệ: “Phi tức phi ly” (không
phải cái này tức là cái kia).
4


3. Tư tưởng triết học của Đạo giáo
3.1. Quan điểm về đạo
Đạo là sự khái quát cao nhất của triết học Lão – Trang. Ý nghĩa của nó có
hai mặt:
- Thứ nhất, Đạo là bản nguyên của vũ trụ, có trước trời đất, khơng biết
tên nó là gì, tạm đặt tên cho nó là “đạo”. Vì “đạo” q huyền diệu, khó nói
danh trạng nên có thể quan niệm ở hai phương diện “vơ” và “hữu”. “Vơ” là
ngun lý vơ hình, là gốc của trời đất. “Hữu” là nguyên lý hữu hình là mẹ của
vạn vật. Cơng dụng của đạo là vô cùng, đạo sáng tạo ra vạn vật. Vạn vật nhờ
có đạo mà sinh ra, sự sinh sản ra vạn vật theo trình tự “đạo sinh một, một sinh
hai, hai sinh ba, ba sinh ra vạn vật”. Đạo còn làm chủ tể vạn vật và đạo là
phép tắc của vạn vật.
- Đạo cịn là quy luật biến hóa tự thân của vạn vật, quy luật ấy gọi là
Đức. “Đạo” sinh ra vạn thân của vạn vật vì nó là ngun lý huyền diệu, đức
bao bọc, nuôi dưỡng tới thành thục vạn vật (là nguyên lý của mỗi vật). Mỗi
vật đều có đức mà đức của bất kỳ sự vật nào cũng từ đạo mà ra, là một phần
của đạo, đức nuôi lớn mỗi vật tùy theo đạo. Đạo đức của Đạo gia là một phạm
trù vũ trụ quan. Khi giải thích bản thể của vũ trụ; Lão Tử sáng tạo ra phạm trù
Hữu và Vô, trở thành những phạm trù cơ bản của lịch sử triết học Trung Hoa.
3.2. Quan điểm về đời sống xã hội
Ơng cho rằng, bản tính nhân loại có hai khuynh hướng “hữu vi” và “vơ
vi”. “Vô vi” là khuynh hướng trở về nguồn gốc để sống với tự nhiên, tức hợp
thể với đạo. Vì vậy, Lão Tử đưa ra giải pháp cho các bậc trị nước là “lấy vô vi
mà xử sự, lấy bất ngôn mà dạy đời”. Để lập quân bình trong xã hội, phải trừ

khử những “thái quá” nâng đỡ cái “bất cập”, lấy “nhu nhược thắng cương
thường”, “lấy yếu thắng mạnh”, “tri túc” khơng “cạnh tranh bạo động”, “cơng
thành thân thối”, “dĩ đức báo ốn”. Đó là quan điểm tiêc cực, bảo thủ. Vì

5


vậy, Lão Trang đã gạt bỏ các khái niệm “hữu vi” của Nho gia, Mặc gia theo
đuổi một thế giới vô vi, thanh tịnh, vô sự, vô dục.
Trang Tử thổi phồng một cách phiến diện tính tương đối của sự vật cho
rằng trong phạm trù “đạo” “vạn vật đều thống nhất”. Ông đề ra tư tưởng triết
học nhân sinh “tề vật”, tức là đối xử như một (tề nhất) đối với những cái
tương phản, xóa bỏ đúng sai. Mục đích của ông là đặt phú quý, vinh nhục ra
bên tiến vào vương quốc “tiêu đao”, thanh đạm, đạm bạc, lặng lẽ, vô vi…
3.3. Về nhận thức
Lão Tử đề cao tư duy trừu tượng coi khinh nghiên cứu sự vật cụ thể.
Ơng cho rằng “khơng cần ra cửa mà biết thiên hạ, khơng cần nhịm qua khe
cửa mà biết đạo trời”. Trang Tử xuất phát từ nhận thức luận tương đối của
mình mà chỉ ra rằng, nhận thức của con người đối với sự vật thường có tính
phiến diện, hạn chế. Nhưng ông đã rơi vào quan điểm bất khả tri, cảm thấy
“đời có bờ bến mà sự hiểu biết lại vơ bờ bến, lấy cái có bờ bến theo đuổi cái
vơ bờ bến là khơng được”. Ơng lại cho rằng, ngôn ngữ và tư duy logic không
khám phá được Đạo trong vũ trụ.
Trong ba thời kỳ: Sơ Hán, Ngụy Tấn, Sơ Đường, học thuyết Đạo gia
chiếm địa vị thống trị về tư tưởng trong xã hội. Suốt lịch sử hai ngàn năm, tư
tưởng Đạo gia tồn tại như những tư tưởng văn hóa truyền thống và là sự bổ
sung cho triết học Nho gia.

6



PHẦN II
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO GIÁO TỚI ĐỜI SỐNG
TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
1. Quá trình thâm nhập Đạo giáo vào Việt Nam
Đạo giáo từ một học thuyết trở thành một tôn giáo, thờ và tôn Lão Tử
làm giáo chủ, gọi là Thái Thượng Lão Quân, coi như là hóa thân của Đạo
giáng thế. Đạo giáo truyền sang Việt Nam, chia thành hai phái: Đạo giáo Phù
thủy dùng pháp thuật trừ tà, trị bệnh giúp người dân quên khỏe mạnh. Đạo
giáo Thần tiên dạy tu tiên, luyện thuốc trường sinh bất tử cho giới quý tộc.
Đạo giáo du nhập vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỷ thứ hai. Theo
Đại tạng kinh là Kinh thánh của Đạo giáo, sau khi vua Hán Linh Đế băng hà,
xã hội Trung Hoa rối loạn, chỉ có đất Giao Châu được yên ổn, người phương
Bắc sang lánh lạn tại đó, phần nhiều là các đạo sĩ luyện phép trường sinh theo
cách nhịn ăn. Nhiều quan lại Trung Hoa sang cai trị nước ta, cũng dùng những
phương thuật ấy và đáng kể nhất là trường hợp Cao Biền đời Đường, tương
truyền ông đi lùng khắp nước ta để tìm cách yếm huyệt cắt đứt các long mạch
không cho phát sinh để vương vả và nhân tài, đồng thời cũng khám phá các
mỏ thần sa để luyện thuộc trường sinh.
Đạo giáo được truyền bá vào Việt Nam đã có lúc là một tơn giáo độc
lập như dưới thời Lý, Trần. Nhưng cũng ngay từ thời đó, hiện tượng dung hợp
Đạo giáo nhanh chóng hịa nhập với Phật giáo và Nho giáo đã diễn ra.
Đến thời Lê, Đạo giáo đã nhanh chóng hịa nhập với Phật giáo, đa số
đạo quán biến thành Phật tự, đạo sĩ, đạo kinh đều bị mai một.
Đến thời Nguyễn, khi mà Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị trong
xã hội, được nhà Nguyễn trọng dụng và được tôn vinh như là “quốc giáo” thì

7



Đạo giáo gần như mất hẳn trong đời sống tín ngưỡng của người Việt Nam;
danh từ Đạo giáo khơng cịn được người đời nhắc đến nhiều nữa.
Đạo giáo có ảnh hưởng rất lớn và sâu rộng trong đời sống truyền thống
và văn hóa của dân tộc ta – đặc biệt trong đời sống của tầng lớp nhân dân lao
động. Trên cơ sở thuyết vơ vi, lại sẵn mang trong mình tư tưởng phản kháng
giai cấp thống trị, vì vậy, cũng giống như Trung Hoa, khi thâm nhập vào Việt
Nam, Đạo giáo đã được người dân sử dụng làm vũ khí chống lại giai cấp
thống trị cũng như sự xâm lược của thực dân phương Bắc.
Khi được truyền bá vào Việt Nam, trong khi Nho giáo chưa tìm được
chỗ đứng ở Việt Nam thì Đạo giáo đã tìm thấy ngay những tín ngưỡng tương
đồng có sẵn từ lâu. Sự sùng bái ma thuật, phù phép, bùa chú của người Việt
cổ, đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho sự gieo mầm của Đạo giáo. Vì vậy, dễ
hiểu là tại sao Đạo giáo, trước hết là Đạo giáo phù thủy, đã thâm nhập nhanh
chóng và hịa quyện dễ dàng với tín ngưỡng ma thuật cổ truyền tới mức khơng
cịn ranh giới.
1.1.

Đạo giáo Phù thủy
Đạo Phù thủy nhờ sự tương đồng với các ma thuật phù phép địa

phương, nên đã bắt đầu phát triển rộng rãi từ đời Tiền Lê. Thời xa xưa, ngưịi
Việt ta thường dùng bùa chú, họ tin rằng có thể trị tà ma, chữa bệnh, sai âm
binh, tàng hình v.v. Cổ Sử Trung Hoa có ghi việc Hùng vương là người nhờ
giỏi pháp thuật (phù thủy) mà thu phục được 15 bộ lạc lập nên nước Văn
Lang. Về sau, đời Hồng Bàng có Chử Đồng Tử cũng giỏi về pháp thuật theo
Đạo giáo thần tiên. Một số nhà sư ngày xưa cũng phải học phù phép, chữa
bệnh, đuổi tà, gây uy tín trong dân gian để có thể truyền bá Phật giáo cho dễ
dàng.
Bên cạnh Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đạo Giáo Phù Thủy Việt Nam còn
thờ nhiều vị thần khác của dân Việt, như Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo, vị

8


anh hùng dân tộc, 2 lần thắng quân Nguyên được dân chúng thờ như vị thần
có tài diệt trừ yêu quái), Bà Chúa Liễu Hạnh, (tương truyền là một nàng tiên
có nhiều phép thần thơng, phù hộ dân, trừng phạt bọn hủ nho quen thói hiếp
chọc nữ giới, và thắng cả quân lính nhà vua sai đến tiểu trừ phá hoại đền thờ
bà). Ngồi ra, cịn có tục lên đồng, thờ các Mẫu Tam Phủ (Mẫu Thượng
Thiên: Bà Trời; Mẫu Thượng Ngàn: Bà Đất; Mẫu Thoải, âm đọc chệch đi từ
chữ Thủy: Bà Nước) v.v… để hịa nhập với tín ngưỡng của dân chúng.
1.2.

Đạo giáo Thần tiên
Đạo giáo Thần tiên tại Việt Nam chia thành hai phái: phái nội tu và phái

ngoại dưỡng.
- Phái Nội Tu: Vào thế kỷ 17, đời vua Lê Thần Tông (1619-1643), xuất
hiện một giáo phái Việt Nam có quy mơ lớn gọi là Nội Đạo. Người sáng lập là
Trần Tồn, q Thanh Hóa, ngun là một quan to triều Lê, không theo nhà
Mạc, từ quan về tu theo Đạo Giáo Thần Tiên, giúp dân trừ tà ma quỉ quái
trong hai vùng Thanh, Nghệ, Tịnh. Tương truyền Lê Thần Tơng bị bệnh mọc
lơng cọp, Trần Tồn dùng bùa và thần chú chữa khỏi. Phái giáo Nội Đạo phát
triển vào Nghệ An phía nam, và ra Bắc, có đến 10 vạn tín đồ, đến thế kỷ thứ
20 cịn tồn tại ở Thanh Hố, Nghệ An, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội.
- Phái Ngoại dưỡng cho rằng con người có thể thành tiên sống lâu bất
tử nhờ uống thuốc trường sinh (kim đan)
Sau khi vừa xuất tiện ở Nam Trung Hoa thì phái nầy du nhập vào nước
ta ngay, vì dược liệu để chế kim đan là thần sa có nhiều tại các đảo Tràng sa
(Vịnh Bắc phần), Cù lao Chàm (Quảng Nam) mà ngày xưa các lái buôn mua
từ Giao Chỉ đưa về Trung Hoa. Mã Viện ngồi việc dẹp cuộc khởi nghĩa của

Hai Bà Trưng, cịn có mục đích riêng là đi tìm các mỏ thần sa. Đời Đông Tấn
(316-334) Cát Hồng đang làm quan tại triều Trung Hoa, xin đi làm tri huyện ở

9


Câu Lâu (Hải Dương) để có dịp đi tìm thần sa ở nước ta mà luyện thuốc
trường sinh cho mình.
Giới sĩ phu ta ngày xưa thường tổ chức ‘cầu tiên’ (hay phụ tiên) ở tư gia
hay ở các đền như Ngọc Sơn (Hà Nội), Tản Viên Sơn Tây), Đào xá Hưng Yên
ở miền Bắc. Ở miền Nam sau nầy, do các cuộc cầu tiên, mà Đạo Cao Đài ở
miền Nam phát sinh, thờ cả ba giáo chủ Thích ca, Lão tử, Khổng-tử.
2. Biểu hiện của Đạo giáo trong sinh hoạt tinh thần của người Việt
Trong nghi lễ thờ cúng của người Việt, Đạo giáo được thể hiện khá rõ
nét trong các vương triều phong kiến xưa. Đặc biệt là thời kì chúa Nguyễn,
Đạo giáo chính thống được chia làm hai phái:
+ Đạo lục: đảm nhiệm việc cầu cúng, tế lễ trong các đạo qn. Ngồi
ra, cịn có giới pháp sư hay đạo sĩ ở ngoài dân gian chăm lo nghi lễ cầu cúng
của dân gian.
+ Pháp lục: chăm lo, săn sóc, chữa trị cho bầy voi ngựa hay voi chiến
của chúa.
Cho đến nay, vào ngày mùng chín tháng giêng hay rằm tháng riêng
hàng năm, các gia đình người Việt thường cử hành lễ “dâng sao giải hạn” (đặc
biệt là những người gặp phải sao Kế Đô, La Hầu, Thái Bạch... chiếu mệnh).
Lễ cúng này ngày xưa diễn ra dưới sự chủ trì của pháp sư.
Mọi người phải cầu cạnh đến pháp sư khi cha mẹ hay con cháu, ốm
đau, bệnh tật, rủi ro... Những tai nạn bất ngờ, hay chiến tranh, tai họa làm mất
xác cũng phải cầu cúng, làm lễ chiều hồn nhập cốt để an táng… Những hồn
ma linh thiêng, những thai non bị sa sẩy bất ngờ, không được chôn cất thờ
cúng cũng phải cầu cúng, trả lễ.

Sự hòa nhập của Đạo giáo vào đời sống tinh thần của người Việt còn
thể hiện ở quan niệm về thần linh.
10


Các vị đạo sĩ Trung Quốc không ngừng quảng bá những vị thần linh mà
họ tôn thờ như là: Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thái Thượng Lão Quân, Huyền
Vũ (Huyền Thiên Thượng Đế)... Danh vị tuy có khác nhau nhưng tất cả những
đấng thần linh này đều có chung một nguồn gốc là được các đạo sĩ tơn thờ.
Q trình truyền bá Đạo giáo vào nước ta là quá trình biến đổi không
ngừng, biểu hiện ở xu hướng không ngừng bổ sung và từng bước thay thế các
nhân vật thần linh. Cụ thể là các nhân vật trong “Tứ bất tử” của thần thoại Việt
Nam: Tản Viên, Chử Đồng Tử, Tiên Dung, Thánh Gióng. Hay những người có
cơng với đất nước được người đời kính nể, tơn sùng.
Có thể thấy, sự kết hợp giữa Đạo giáo – Trung Quốc cùng với tập tục và
tín ngưỡng truyền thống dân gian của người Việt đã tạo ra một thế giới thần
linh phong phú, đa dạng gắn liền với từng gia đình, các thế hệ, khắp các vùng
miền... xuất hiện ở hầu hết các giai đoạn lịch sử dân tộc Việt Nam.
Trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, theo truyền thống bất
cứ người nào cũng có hai đấng thần linh theo dõi liên tục, suốt cuộc đời. Và
con người, trong cuộc sống thường nhật của mình, khi gặp một hiện tượng
khó xử nào mà cần đến đấng thần linh chứng giám người dân thường có câu
“quỷ thần hai vai” để minh chứng cho lời nói và hàng động của mình. Hai
đấng thần linh đó chính là ơng Thiện và ơng Ác. Hai ông này thường sống ở
hai vai chúng ta. Ông Thiện sẽ là người ghi chép và xác thực mọi việc làm tốt
đẹp của con người. Ông Ác sẽ ghi một cách chính xác và xác thực những điều
xấu của con người. Những điều tốt và điều ác của con người gây ra dù không
chứng kiến nhưng “quỷ thần hai vai” đều biết hết và sẽ có cách trừng phạt
những người làm điều xấu, khuyến khích những người làm điều thiện theo lẽ
cơng bằng của tịa án. Nếu gạt bỏ lớp mê tín dị đoan, chúng ta sẽ thấy rõ

những giá trị giáo dục đạo lý ẩn chứa bên trong nó. Ông Thiện chính là nguồn
cổ vũ mạnh mẽ và thường xuyên đối với ý định làm điều thiện của con người.
Ơng Ác chính là sự răn đe đối với cái xấu luôn túc trực xung quanh con
11


người. Ơng Thiện và ơng Ác sẽ báo cáo tất cả những điều tốt, xấu của con
người với quỷ quan khi con người đi qua thế giới bên kia.
Một trong những quan niệm phổ biến của người Việt trước đây, đó là ý
niệm thiêng liêng về việc thờ Nam Tào và Bắc Đẩu trong các chùa quán.
Đồng thời, theo quan niệm dịch học, người Việt cho rằng: Hình hài gị bãi,
sông núi trên mặt cũng là do tác động của các vì sao mà hình thành. Sao Thủy,
sao Mộc, sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ đã tác động để hình thành những thế đất
mang tính chất ngũ hành. Con người dựng dương cơ, đặt âm phần trên những
thế đất, mục đích là để con cháu đời sau làm ăn phát đạt, thăng quan tiến
chức.
Quan niệm này từ Đạo giáo, đã gây nên ý niệm thiêng liêng về xem đất
của người Việt xưa kia rất sâu sắc và vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Tục xem
đất ngày xưa đã hình thành bộ phận các thầy địa lý chuyên xem đất cho mọi
nhà. Việc xem địa lý khơng chỉ xem hình hài mặt đất mà còn căn cứ vào dòng
nước, hướng gió nên gọi là thuật phong thủy.
Mục đích của thuật phong thủy là tìm ra một mảnh đất tốt, cụ thể là tìm
cho đúng “long mạch”. Long mạch chỗ cao có nhiều gị đống gọi là dương
long (dương thăng), chỗ bằng phẳng gọi là âm long (âm giáng). Qua nhiều gò
nọ đống kia, dò đến đúng chỗ nào thấy giao thủy hoặc tụ thủy thì chỗ ấy mới
đúng là long mạch. Quan điểm này sau được các vua chúa rất ưa chuộng, đặc
biệt là ở triều Nguyễn. Theo quan điểm của các vua chúa nhà Nguyễn, muốn
muôn đời con cháu sau này thịnh vượng thì khi chết phải chơn đúng chỗ long
mạch, và ngay từ khi còn sống các vua chúa nhà Nguyễn đã nhờ các thầy địa
lý đi tìm đất tốt. Một mảnh đất được coi là long mạch, ngồi chỗ đó phải giao

thủy hay tụ thủy, thì tả phải có thanh long, hữu có bạch hổ, đầu kề non, chân
đạp biển…
Đối với người dân bình thường, thuật phong thủy còn được thể hiện cả
ở trong việc chọn hướng nhà để xây cất, và hướng nhà đó hợp hay không hợp
12


còn phụ thuộc vào tuổi và cung của gia chủ. Hướng Tây là hướng tịch diệt,
hướng Bắc là hướng hàn thực, luôn luôn phải tiếp nhận những lạnh lẽo.
Hướng Đông là hướng thanh long, là rồng, thuộc dương, thanh là xanh thuộc
hành mộc xanh tươi, hướng đến mọi sự sinh sôi phát triển. Tốt nhất vẫn là
hướng Nam thể hiện ở câu xưa: “Vợ hiền hòa nhà hướng nam”; hướng Nam là
hướng tọa khôn hướng càn dựa lưng vào hướng Bắc, bụng hướng về hướng
Nam; tay trái hướng về Đông; tay phải hướng về Tây.
Ngày xưa trong kinh dịch có câu “Thánh nhân nam diện trị ư thiên hạ”,
phương nam quẻ càn trời phương nam nóng ấm, mọi vật sinh sơi phát triển, xã
hội đi lên. Ý nói thánh nhân phải điều hành đất nước, chăm lo sức dân theo
cách sinh sôi phát triển.
Một xu hướng nữa cùng gốc với Đạo giáo rất được phổ biến ở nước ta
là thuật xem tướng và bói tốn, hai thuật này đã có từ rất lâu ở Trung Quốc.
Tuy vậy, khi Đạo giáo ra đời, các lý thuyết này được nâng cao và ngày một
tinh vi hơn. Ở Việt Nam, bói tốn và xem tướng không rõ xác định là xuất
hiện từ bao giờ nhưng thơng qua hình thức thể hiện, thì cái cốt lõi của nó có
thể nhận thấy những nhân tố của Đạo giáo ở đó.
Theo quan niệm của người dân, mỗi vùng đất mà họ sinh sống đều có
một vị thần cai quản. Do vậy, trong dân gian mới có câu: “Đất có Thổ Cơng,
sơng có Hà Bá”. Thần đất cịn có những cái tên khác như: Thổ Địa, Thổ Lệnh,
Thổ Thần hay Thổ Công. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa Thần Đất và Ông Địa.
Thần Đất được thờ phổ biến ở nước ta. Cịn Ơng Địa do từng chủ hộ, các chủ
trong cùng một phòng trong cùng một hộ đứng ra lập bàn thờ, Thần Đất là của

chung trong một khu vực rộng, do chức sắc của vùng đứng ra lập nơi đề thờ
và chủ trì việc tế lễ. Quan niệm “đất có Thổ Cơng”, nên bất kỳ một hoạt động
nào có liên quan đến vùng đất họ sinh sống, nằm trong sự cai quản của Thổ
Công như đào kênh, đào mương máng, xây miếu, xây đình làng… đều phải
làm lễ xin phép Thần Đất. Người xưa cho rằng: “Có thờ có thiêng, có kiêng có
13


lành”, thờ Thần Đất trở thành thiêng liêng đối với cuộc sống của mỗi người
dân. Điều đó thể hiện trong bài khấn của mỗi gia đình, dù đó là ngày cúng tổ
tiên, tuần rằm, mùng một đều có “lạy Thổ Cơng Táo quan Thổ Thần Thổ
Địa”.
Thần sơng hay cịn gọi là Hà Bá, Thủy Thần… làm nhiệm vụ cai quản
sông ngịi, kênh rạch và ao hồ. Có thần Sơng nên bất cứ ai qua sông, đi trên
sông nước đều phải rất cẩn trọng giữ lễ, mọi điều thần linh đều biết dù là nơi
vắng vẻ không ai hay biết. Cùng với Thần Đất, Thần Sơng cịn có Thần Núi
hay cịn gọi là Sơn Thần cai quản một dãy nũi, một ngọn núi hay một quả đồi.
Hình dạng của thần rất đa dạng, lúc thì được mơ tả là người có hình dáng cao
lớn, cũng có khi là một loại thú khỏe mạnh kì lạ hoặc tinh khơn hơn cả. Cũng
có khi, Thần được mơ tả có phép thuật biến hóa khôn lường…

14


KẾT LUẬN
Ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu Đạo giáo là rất phức tạp, khiến
khơng ít nhà nghiên cứu đã quy hết tất cả mọi tín ngưỡng dân gian Việt Nam
cho Đạo giáo và ngược lại, “người Việt Nam sính đồng bóng bùa chú thì lại
chẳng hề biết Đạo giáo là gì”.
Vì vậy, Việc nghiên cứu về những tư tưởng triết học của Đạo giáo và sự

ảnh hưởng của nó tới đời sống tinh thần của người Việt Nam có ý nghĩa rất
thiết thực nhằm góp phần tìm hiểu đúng tổ tiên, về đặc trưng của đời sống của
tinh thần và tư tưởng của các thời đại trước.
Bên cạnh đó, chúng ta phải đi sâu tìm hiểu và đánh giá đúng mực
những tư tưởng, học thuyết của Đạo giáo để gạt bỏ những gì lỗi thời và tìm
cách Việt hóa những gì tiến bộ, khoa học về tư tưởng cho dân tộc ta. Bởi về
bản năng Việt hóa của dân Việt, Paul Mus – một văn hào Pháp đã nhận xét:
“Ngay từ khi khai quốc, tất cả then chốt trong lịch sử Việt Nam biểu lộ ngay
trong tinh thần chống đối ln ln hịa hợp, một cách trái ngược, với khả
năng đồng hóa đáng ngạc nhiên những gì từ nước ngoài du nhập vào, tạo
thành một tiềm năng quật khởi quốc gia, nhất định không chịu khuất phục mặc
dù phải bị thua trận, bị phân chia và bị chinh phục”.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2004
2. Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện thông tin khoa học xã hội – 2004:
Tôn giáo và đời sống hiện đại, nxb Khoa học xã hội
3. Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm, Nxb Giáo dục – 2000.
4. Đạo giáo với văn hóa Việt Nam – Nguyễn Đặng Duy, Nxb Hà Nội – 2001.
5. Các nguồn tài liệu khác

16



×