Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH TỔ CHỨC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY TRẦN HIẾU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.83 KB, 5 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH TỔ CHỨC VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY
TRẦN HIẾU
1.Tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp tích cực mà Công ty đã và đang áp
dụng, đó là:
- Thường xuyên theo dõi hiện trạng của vốn, làm tốt các biện pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn.
- Tiếp tục tranh thủ sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả nguồn vốn chiếm
dụng hợp pháp từ các khỏan phải trả nhưng chưa đến hạn thanh toán ( phải trả
người bán, phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước).
2.Xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn
Mọi hoạt động của Công ty đòi hỏi phải có vốn, bước vào hoạt động kinh
doanh, tài chính, Công ty phải xác định nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động
của Công ty. Tiếp theo phải tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng kịp thời
đầy đủ cho các hoạt động của Công ty. Việc tổ chức huy động các nguồn vốn có
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của một Công ty.
Để đi đến quyết định lựa chọn hình thức và phương pháp huy động vốn thích
hợp, cần xem xét, cân nhắc nhiều mặt như: kết cấu nguồn vốn, chi phí cho việc sử
dụng các nguồn vốn, những điểm lợi và bất lợi của các hình thức huy động vốn.
Tổ chức sử dụng tốt vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi đảm bảo
khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tài chính Công ty phải tìm ra các biện pháp
góp phần huy động vốn tối đa số vốn hiện có vào hoạt động sản xuất kinh doanh,
giải phóng kịp thời các nguồn vốn ứ đọng.
3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Số “nợ ngắn hạn” của Công ty Trần Hiếu tương đối cao. Để giảm bớt được số
nợ ngắn hạn, Công ty cần nhanh chóng thu hồi được các khoản vốn đang bị chiếm
dụng vì sự tồn đọng lớn của bộ phận vốn này chính là nguyên nhân khiến Công ty
phải vay nợ ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn.
Đối với nguồn vốn chủ sở hữu, kế hoạch của Công ty không chỉ là duy trì bảo
toàn vốn mà điều quan trọng hơn là phải không ngừng bổ sung nguồn vốn này
bằng biện pháp tăng cường huy động từ lợi nhuận.


4.Đẩy mạnh thanh toán và thu hồi công nợ
Theo những phân tích ở trên thì vấn đề cần giải quyết kiên quyết ở Công ty là
phải giảm đến mức thấp nhất các khoản phải thu. Tình trạng nợ đọng vẫn diễn ra
phổ biến, trong khi nợ cũ chưa thu được bao nhiêu thì nợ mới lại phát sinh dẫn đến
tình trạng công nợ dây dưa, chồng chất. Để khắc phục tình trạng này, trong những
năm tới, Công ty cần tiến hành các giải pháp sau:
- Sắp xếp các khoản phải thu theo đối tượng và thời gian bị chiếm dụng để
tiện theo dõi và các biện pháp đôn đốc khách hàng trả tiền, đối với những khoản nợ
cũ cần thu hồi một cách dứt điểm.
- Có biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng sớm. Công
ty nên tổng kết công tác tiêu thụ, liệt kê những khách hàng mua khối lượng lớn,
khách hàng thường xuyên để có biện pháp hồi khấu một phần tiền hàng cho khách
hàng theo tỷ lệ nhất định trên tổng số tiền hàng mà họ đã mua và thanh toán cho
Công ty.
5. Ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng số lượng sản phẩm sản
xuất và tiêu thụ.
Việc phấn đấu tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trên cơ sở đảm
bảo chất lượng là một phương hướng quan trọng giúp cho các doanh nghiệp phấn
đấu tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đẩy mạnh việc tiêu thụ sản
phẩm trước tiên doanh nghiệp phải chú trọng đến công tác marketing, tìm hiểu kỹ
nhu cầu thị trường và ước lượng khả năng tiêu thụ để đảm bảo sản xuất luôn ăn
khớp với quá trình tiêu thụ sản phẩm, tránh tình trạng ứ đọng vốn hay ách tắc sẽ
ảnh hưởng đến toàn bộ những cố gắng của doanh nghiệp ở những khâu trước.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tăng cường công tác tiếp thị thông tin quảng
cáo giới thiệu sản phẩm và có chính sách khuyến khích tiêu thụ như thực hiện
khuyến mại, chiết khấu, giảm giá đối với khách hàng đặc biệt là khách hàng mua
với số lượng lớn và khách hàng mua thường xuyên.
6.Phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm
Việc hạ thấp giá thành sản phẩm sẽ đem lại cho Công ty những thành công
lớn, làm gia tăng lợi nhuận. Muốn duy trì và tăng cao co số tuyệt đối của lợi nhuận,

Công ty cần tiếp tục có những biện pháp cải tạo trong quản lý giá thành, một mặt,
Công ty cần đầu tư thêm cho máy móc thiết bị để hoàn thiện dây chuyền công nghệ
đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đồng thời, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Vì vậy, cần có các biện pháp sau:
Đối với nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh, việc tiết kiệm
nguyên vật liệu vẫn luôn được coi trọng hàng đầu vì khoản này cho chi phí của
nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Công ty lập các
phương án cải tiến kỹ thuật thay thế một số loại vật liệu để làm giảm giá thành mà
vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, Công ty nên thiết lập mạng lưới các nhà cung cấp nguyên vật liệu có
uy tín, khả năng đáp ứng nhu cầu mọi nơi, mọi lúc. Điều này sẽ cho phép làm giảm
chi phí tại kho bảo quản, giảm được ứ đọng ở nguyên vật liệu tồn kho mà khi cần
vẫn cung cấp đầy đủ về số lượng và chất lượng. Số lượng và lần đặt hàng cần được
tính toán bảo đảm chi phí đặt hàng nhỏ nhất. Muốn thực hiện tốt các yêu cầu nên
giao việc mua nguyên vật liệu cho những người có kinh nghiệm lâu năm trong giao
dịch mua hàng, nếu họ tìm được nguồn hàng rẻ nên có chính sách khuyến khích vật
chất kịp thời.
Về đội ngũ công nhân trực tiếp, chuyển sang lĩnh vực kinh doanh mới, có một
bộ phận lao động trực tiếp của Công ty tỏ ra không phù hợp với công việc mới,
năng suất lao động của bộ phận này là giảm tiến độ sản xuất sản phẩm ảnh hưởng
xấu đến chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, Công ty vẫn phải tính lương, nộp bảo hiểm
cho một bộ phận lao động kém hiệu quả là tăng chi phí nhân công trực tiếp và chi
phí nói chung của Công ty. Vì thế, Công ty cần có biện pháp mạnh, một mặt cắt
giảm biên chế những công nhân không thể đào tạo lại, còn những ai có thể đào tạo
lại, Công ty nên đầu tư cho họ học hỏi thêm kinh nghiệm, tích luỹ lại kiến thức phù
hợp với nhu cầu lĩnh vực kinh doanh mới.
KẾT LUẬN
Những lý luận chung về vốn kinh doanh khẳng định vai trò của vốn kinh doanh
cho sự phát triển mạnh hay yếu của mỗi doanh nghiệp. Vốn kinh doanh là trung tâm
hướng tới mọi hoạt động là yếu tố cần có đầu tiên của Công ty. Để có một lượng vốn

lớn không phải một sớm một chiều là có ngay mà cần phải có thời gian huy động. Nên
cần có sự lãnh đạo và quản lý của bộ máy quản lý phải sáng suốt lựa chọn phương án
tốt để huy động vốn.
Thông qua việc tìm hiểu, đánh giá thực trạng vốn kinh doanh, hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh tại Công ty Trần Hiếu cho ta thấy trong những năm gần đây,
Công ty làm ăn có hiệu quả hơn. Điều này chứng minh mặc dù Công ty phải tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh dưới gánh nặng của rất nhiều khó khăn của
tình trạng kém hiệu quả của các năm trước để lại. Ban lãnh đạo với đội ngũ nhân
viên của Công ty đã linh hoạt, nhạy bén trong kinh doanh nhiệt tình vì công việc
chung, sự chuyển hướng kinh doanh kịp thời được thi hành cùng với các quyết
định táo bạo, Công ty đã huy động vốn một cách nhanh chóng.
Trên góc độ nhìn nhận những khó khăn thuận lợi của Công ty em xin được
đề ra một số các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, các biện pháp còn rất
chung, chỉ mang tính sơ lược để có thể triển khai vào thực tế cần có sự nghiên cứu,
am hiểu cụ thể hơn về lĩnh vực xây dựng cơ bản và kinh nghiệm hoạt động thực tế.
Do trình độ nhận thức của bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn ít ỏi
nên bản báo cáo này còn rất nhiều sai sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ
phía thầy cô giáo để bản báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Tài chính
doanh nghiệp Trường Cao Đẳng kinh tế kỹ thuật công nghiệp I, đặc biệt là Cô Kim
Chi đã nhiệt tình chỉ bảo hướng dẫn em hoàn thành bản báo cáo này. Đồng thời,
em xin được gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị Phòng Tài chính –Kế toán
Công ty Trần Hiếu đã tạo điều kiện cho em trong thời gian thực tập tại đây.
Hà Nội, tháng 1 năm 2007
Sinh viên
Phạm Huỳnh Trang

×