Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TP HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.46 KB, 17 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH
TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TP HÀ
NỘI
1. Định hướng
1.1. Mục tiêu hoạt động của Cục hải quan TP Hà Nội trong công tác xác định trị
giá tính thuế hàng nhập khẩu trong thời gian tới.
Trong thời gian tới, Cục hải quan TP Hà Nội tiếp tục thực hiện Quyết định
517/QĐ/TCHQ-TCCB ngày 17/6/2004 của Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan về
việc áp dụng một số giải pháp để ngăn chặn và chấm dứt tệ gây phiền hà, sách
nhiễu, tiêu cực trong cán bộ, công chức hải quan; Công văn 523/TCHQ-TCCB của
Tổng cục hải quan thực hiện Luật chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí; Chỉ thị 32/CP-TTg ngày 7/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
một số biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong
việc giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp; Chỉ thị 1461/CT-TCHQ
ngày 30/36/2008 về việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, phòng chống
các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức hải quan; Chỉ thị 03/CT-
BTC ngày 18/5/2005 của Bộ tài chính về việc chấn chỉnh công tác cán bộ nhằm
đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan.
Tiếp tục triển khai “Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành hải
quan giai đoạn 2008-2010” của Bộ tài chính theo quyết định số 456/QĐ-BTC ngày
14/3/2008 của Bộ trưởng Bộ tài chính và “Đề án tổng thể về cải cách, phát triển,
hiện đại hóa của Cục hải quan TP Hà Nội giai đoạn 2008-2010 và chiến lược cải
cách, phát triển đến năm 2020”. Tiếp tục triển khai Quyết định 577/QĐ-HQHN
ngày 29/2/2008 về việc thực hiện quy trình của hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2000 của Cục hải quan TP Hà Nội.
Tiếp tục triển khai thực hiện Luật hải quan sửa đổi, bổ sung; Luật thuế xuất
khẩu, nhập khẩu sửa đổi và những văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện các Luật
này. Tiếp tục triển khai thực hiện Luật chống gian lận thương mại qua giá giai
đoạn 2008-2010.
Tiếp tục thực hiện việc nghiên cứu đề xuất sửa đổi danh mục mặt hàng quản
lý rủi ro do Tổng cục hải quan quản lý và thường xuyên rà soát đề xuất sửa đổi bổ


sung danh mục mặt hàng trọng điểm do Cục quản lý nhằm đạt hiệu quả cao.
Thường xuyên rà soát kế hoạch công tác đã xây dựng, kịp thời khắc phục
những khó khăn, tập trung hoàn thành nhiệm vụ năm 2010. Thường xuyên kiểm tra
công tác giá tại Chi cục dưới nhiều hình thức như kiểm tra qua hệ thống, kiểm tra
thực tế tại Chi cục… để kịp thời đưa ra những chấn chỉnh.
1.2. Phương hướng trong quản lý trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu ở
Cục hải quan TP Hà Nội.
Để thực hiện được những mục tiêu nêu trên, Cục hải quan TP Hà Nội cần đề
ra phương hướng tổ chức thực hiện cụ thể, như sau:
1.2.1. Phòng Trị giá tính thuế
- Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo xây dựng và kiện toàn lại hệ
thống các bộ phận, tổ nhóm được phân công làm công tác giá từ Cục đến các Chi
cục trực thuộc.
- Chủ động hướng dẫn, triển khai các văn bản pháp quy về công tác quản lý
giá tính thuế, các công văn chỉ đạo của Bộ, của Tổng cục hải quan kịp thời đến các
Chi cục.
- Phân công theo dõi, kiểm tra thường xuyên hệ thống GTT22 để phát hiện
sai sót trong công tác xác định giá, cập nhật dữ liệu giá vào hệ thống, cập nhật kết
quả phúc tập giá, đề xuất xây dựng các mặt hàng trọng điểm cần tập trung quản lý
và phân công theo dõi toàn diện công tác giá ở các Chi cục, kết hợp phân công theo
dõi chuyên sâu các nhóm mặt hàng.
- Định kỳ tổ chức kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh công tác xác định trị giá tính
thuế, công tác tham vấn, công tác cập nhật, truyền nhận dữ liệu tại các Chi cục để
kịp thời khắc phục các tồn tại.
- Phối hợp với hoạt động kiểm tra – thanh tra, công tác tự kiểm tra các hoạt
động nghiệp vụ kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh.
- Chủ động hướng dẫn cho các doanh nghiệp về quyền, nghĩa vụ và trách
nhiệm trong việc khai báo, xác định trị giá tính thuế theo các văn bản pháp quy có
liên quan, để doanh nghiệp nhận thức đúng đắn và sẵn sàng phối hợp với cơ quan
hải quan trong quá trình tham vấn, kiểm tra trị giá.

1.2.2. Phối hợp với các phòng ban, Chi cục hải quan trực thuộc.
Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo: Phối hợp cùng phòng Tổ chức cán bộ và
đào tạo rà soát và kiện toàn lại hệ thống tổ chức cán bộ làm công tác giá từ Cục
đến các Chi cục trực thuộc, kiến nghị các Chi cục phân công, luân chuyển cán bộ
công chức đã được đào tạo về nghiệp vụ trị giá đúng chuyên môn đã được đào tạo
đảm bảo duy trì được hoạt động bình thường của các đơn vị, đồng thời nâng cao
năng lực chuyên môn của các công chức. Tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu về
công tác giá, công tác tham vấn. Tiếp tục thực hiện nghiêm Quyêt định số
517/TCHQ/QĐ/TCCB ngày 17/6/2004 của Tổng cục hải quan và chương trình
hành động số 1124/HQHN-TCCB ngày 23/7/2004 của Cục hải quan TP Hà Nội
thực hiện các giải pháp ngăn chặn và chấm dứt tệ nạn gây phiền hà, sách nhiễu,
tiêu cực trong cán bộ công chức hải quan. Tăng cường công tác tự kiểm tra để chủ
động phát hiện, chấn chỉnh, ngăn chặn sai phạm, xử lý kịp thời. nghiên cứu, bố trí,
sắp xếp cán bộ công chức phù hợp với nhiệm vụ, vị trí công tác được giao theo
đúng sở trường và năng lực đảm bảo cán bộ công chức yên tâm phấn đấu hoàn
thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Phòng nghiệp vụ: Phối hợp kiểm tra chấn chỉnh việc khai báo, đăng ký tiếp
nhận hồ sơ ban đầu cụ thể là khai báo tên hàng, mã số, kết quả tính thuế, việc phân
luồng hồ sơ khi làm thủ tục…
Bộ phận phúc tập hồ sơ tại các Chi cục: Kiểm tra hồ sơ hải quan, mức khai
báo và các tài liệu có liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế của hàng hóa
nhập khẩu thuộc diện chưa được kiểm tra chi tiết tại khâu thông quan. Nếu phát
hiện các sai phạm về hồ sơ, chứng từ, phương pháp xác định giá thì bác bỏ trị giá
khai báo và xác định lại giá. Trường hợp phát hiện các nghi ngờ về hồ sơ chứng từ,
mức giá khai báo nhưng chưa đủ căn cứ quyết định hành vi gian lận thì chuyển
sang bộ phận sau thông quan để tiếp tục xác minh làm rõ.
Chi cục kiểm tra sau thông quan: Trao đổi, cung cấp thông tin để Chi cục tổ
chức thực hiện việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan hoặc tại
doanh nghiệp, đồng thời tiếp nhận các thông tin từ Chi cục để nâng cao chất lượng
công tác xác định giá, công tác tham vấn trong đó tập trung và chú trọng kiểm tra

các nhóm mặt hàng: ô tô nguyên chiếc, linh kiện xe hai bánh gắn máy, linh kiện ô
tô nhập khẩu, một số mặt hàng tiêu dung có thuế suất cao.
Đội kiểm soát hải quan: Phòng trị giá tính thuế, Chi cục kiểm tra sau thông
quan cung cấp những thông tin phát hiện trong quá trình kiểm tra để đội Kiểm soát
hải quan xác minh, điều tra các vụ việc về trị giá, hồ sơ thuế, có dấu hiệu làm giả
hồ sơ, chứng từ, có tính chất hệ thống, phạm vi rộng, có dấu hiệu móc ngoặc đồng
loạt hạ thấp hoặc khai khống trị giá. Xác minh về dấu hiệu làm giả hồ sơ, giấy tờ,
dấu hiệu gian lận về một vụ việc cụ thể, trong quá trình kiểm tra phát hiện thấy có
dấu hiệu phức tạp cần điều tra kỹ. Ngược lại, đội Kiểm soát hải quan chia sẻ kịp
thời những thong tin nắm được trong quá trình điều tra xác minh để bộ phận giá,
bộ phận kiểm tra sau thông quan tham khảo trong quá trình tổ chức tham vấn, kiểm
tra sau thông quan các lô hàng nhập khẩu.
Phòng tham mưu xử lý vi phạm và thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ: Tiếp
nhận, phân tích và xử lý thông tin tiếp nhận từ các Chi cục và các đơn vị trong
ngành hải quan để phục vụ công tác kiểm tra trước, trong và sau thông quan đối
với trị giá của những nhóm hàng trọng điểm, doanh nghiệp trọng điểm. Bộ phận
giá tính thuế thông qua việc kiểm tra các lô hàng đã làm thủ tục để thu thập, cung
cấp thông tin để phòng tham mưu bổ sung vào hệ thống quản lý rủi ro tình hình
khai báo và xác định trị giá của doanh nghiệp. Trong công tác quản lý rủi ro cần
thực hiện nghiêm túc việc phân luồng hàng hóa theo quy trình 1171, không đổi
ngược luồng. Tăng cường kiểm tra sau thông quan những lô hàng phân vào luồng
xanh để kịp thời thông báo những thông tin có liên quan về giá.
Phòng thanh tra-kiểm tra: phối hợp cùng phòng trị giá tính thuế định kỳ
kiểm tra chấn chỉnh việc chấp hành các văn bản, quyết định chỉ đạo, hướng
daamnnghieepj vụ về giá tính thuế do Cục ban hành. Kịp thời phát hiện những
trường hợp không chấp hành nghiêm các văn bản, quyết định của Cục đồng thời
tiếp nhận những ý kiến phản hồi từ các đơn vị, doanh nghiệp về nội dung các văn
bản của Cục đã ban hành để rút kinh nghiệm hoặc khắc phục kịp thời sai sót trong
công tác chỉ đạo, hướng dẫn.
2. Giải pháp hoàn thiện công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu ở

Cục hải quan TP Hà Nội
2.1. Tăng cường chuyên môn nghiệp vụ cho công chức hải quan trong quản lý trị
giá tính thuế.
Con người là nhân tố quan trọng, có tính chất quyết định mọi thành bại trong
công việc. Vì vậy, theo ý kiến đề xuất của cá nhân em, cần phải xây dựng lực
lượng hải quan là lực lượng hoạt động có tính kỷ luật cao, thành thạo về trình độ
nghiệp vụ chuyên môn theo chức trách được phân công, hoạt động minh bạch, liêm
chính, có trình độ hiểu biết đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác, làm chủ được các
trang thiết bị kỹ thuật hiện đại.
Để làm được điều đó, các Chi cục Hải quan phải chủ động thu thập thông
tin, phối hợp với cán bộ giá tại phòng nghiệp vụ hoặc phòng giá của Cục để tổ
chức tham vấn và xác định lại trị giá tính thuế theo đúng quy định, nghiêm cấm
việc chấp nhận trị giá khai báo thấp, không tổ chức tham vấn kịp thời hoặc tổ chức
tham vấn chiếu lệ đối với các trường hợp đã có đủ thông tin, dữ liệu, gây thất thu
ngân sách Nhà nước.
Đội ngũ cán bộ thuế hải quan phải cần đạt được mục tiêu: Phải giỏi về chuyên
môn nghiệp vụ, giỏi về kế toán, thành thạo kỹ năng làm việc, kỹ năng quản lý, có
trình độ tin học và ngoại ngữ, với phẩm chất đạo đức tốt và có tinh thần phục vụ đất
nước, phục vụ nhân dân cao; đội ngũ cán bộ lãnh đạo phải có trình độ, năng lực chỉ
đạo điều hành có phẩm chất đạo đức tốt và có khả năng đoàn kết tập hợp anh em. Để
công tác xây dựng đội ngũ cán bộ hải quan đạt mục đích trên, Cục hải quan TP Hà
Nội có thể thực hiện một số giải pháp sau:
+ Về công tác quản lý cán bộ: Cần phải quy định rõ trách nhiệm của từng loại
cán bộ trên từng vị trí công tác, đánh giá cán bộ chủ yếu căn cứ vào kết quả công tác,
vào số lượng và chất lượng công việc đươc giao, coi trọng phẩm chất chính trị, đạo
đức, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.
+ Về công tác đào tạo: Cần đào tạo theo hướng chuyên môn hóa sâu theo từng
chức năng công việc, phù hợp với cơ chế quản lý đối tượng khai báo trị giá tính thuế;
trang bị kiến thức đầy đủ về lý luận và thực tiễn, đảm bảo cán bộ có năng lực tốt trong
việc đánh giá, phân tích khả năng thực thi của chính sách thuế làm cơ sở cho việc

hoạch định chính sách cũng như đề xuất các biện pháp quản lý thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu. Đào tạo lực lượng cán bộ thực sự giỏi, cán bộ đầu ngành, nhiều kinh
nghiệm quản lý để đảm đương công việc mũi nhọn và các lĩnh vực quản lý việc xác
định trị giá của những hàng hóa phức tạp, đồng thời đáp ứng yêu cầu của công tác đào
tạo cán bộ Hải quan trong quá trình hội nhập. Trong thời gian tới Cục hải quan TP Hà
Nội cần chú trọng đào tạo chuyên sâu về các nội dung sau:
• Chuyên đề về các hình thức gian lận thương mại phổ biến qua giá trong giai đoạn hiện
nay, dấu hiệu nhận biết các hình thức này.
• Chuyên đề về kiểm tra trị giá khai báo của doanh nghiệp và các biện pháp phát hiện
gian lận trị giá (bao gồm kiểm tra hồ sơ, tài liệu khai báo và kiểm tra trị giá khai báo).
• Chuyên đề về tham vấn (bao gồm: chuẩn bị tham vấn, cách thức tham vấn, nội dung
tham vấn, hình thức tham vấn, biên bản tham vấn, kết luận sau tham vấn).
• Chuyên đề về hệ thống thông tin dữ liệu (bao gồm thu thập, cập nhật, khai thác và sử
dụng hệ thống thông tin dữ liệu giá tính thuế).
+ Về phân bổ nguồn lực cán bộ: Việc phân bổ phải dựa trên cơ sở đánh giá
khảo sát thực tiễn về trình độ đào tạo, kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ từ đó bố trí
công việc phù hợp với trình độ, ngành nghề đào tạo, sở trường công tác của cán bộ,
công chức. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam phải cam kết thực hiện
các cam kết trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thì vấn đề bố
trí đại diện Hải quan Việt Nam ở nước ngoài để kiểm soát trị giá tính thuế, xuất xứ
của hàng hóa… đảm bảo mối liên hệ thông tin chặt chẽ và kịp thời giữa trong nước
và ngoài nước cần được đặt ra khi bố trí cán bộ.
+ Về bổ nhiệm cán bộ: Để khắc phục những mặt còn tồn tại hiện nay như chạy
chức, chạy quyền… dẫn đến tình trạng cán bộ lãnh đạo không đủ trình độ, năng lực
để đảm đương công việc. Thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo, không nên để một
người giữ chức vụ lãnh đạo quá lâu, dễ có điều kiện tạo nên những “ê kíp” không vì
mục đích làm việc có hiệu quả mà vì mục đích tạo bè phái để làm ăn, tiêu cực theo
kiểu “kẻ tung người hứng” để trục lợi cho cá nhân.
+ Vấn đề tuyển dụng cán bộ: Cần phải công khai hóa chỉ tiêu, tiêu chuẩn được
xét tuyển và tổ chức thi tuyển một cách công khai, đảm bảo khách quan vô tư, tránh

tình trạng tổ chức một cách hình thức, chủ yếu để giải quyết nội bộ hoặc cho những
người thân quen. Đây là một trong những nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến tình trạng tiêu cực
trong vấn đề tuyển dụng cán bộ hiện nay.
+ Vấn đề luân chuyển cán bộ trị giá: việc luân chuyển cán bộ trị giá phải tuân
theo các nguyên tắc sau: Chỉ luân chuyển vị trí làm việc, không luân chuyển công việc
chuyên môn; việc luân chuyển phải đảm bảo tính kế thừa, không làm gián đoạn hoặc
ảnh hưởng đến công việc chuyên môn; cán bộ đang làm công tác giá không được luân
chuyển trong thời gian từ 3 đến 5 năm, cán bộ giá sẽ được luân chuyển sang bộ phận
nghiệp vụ khác trong quy trình nghiệp vụ hải quan và thời gian trở lại làm công tác
giá là 1 năm; tiến hành rà soát để luân chuyển cán bộ làm công tác giá có biểu hiện
tiêu cực, thông đồng với doanh nghiệp để làm sai chế độ chính sách.
+ Phân cấp lại công tác quản lý giá tính thuế:

×