Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM,DOANH THU BÁN HÀNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM,TĂNG DOANH THU BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.89 KB, 19 trang )

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM,DOANH THU
BÁN HÀNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN
PHẨM,TĂNG DOANH THU BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP HIỆN
NAY .
1,Lý luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm và doanh thu bán hàng trong doanh
nghiệp hiện nay.
1.1Tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
*Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm.
Trong nền kinh tế thị trường các đơn vị sản xuất,kinh doanh ở các thành phần
kinh tế cùng tồn tại,cạnh tranh với nhau và bình đẳng trước pháp luật .Các đơn vị
sản xuất sản phẩm hàng hoá dịch vụ không những có nhiệm vụ sản xuất tạo ra các
sản phẩm hàng hoá dịch vụ mà còn phải có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ sản phẩm
đó.Thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm,các doanh nghiệp mới đảm bảo cho quá trình
tái sản xuất được thường xuyên,liên tục.
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình đơn vị bán xuất giao sản phẩm cho đơn vị mua
và thu được tiền về số sản phẩm đó.Về nguyên lý tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp chỉ hoàn thành khi doanh nghiệp đã xuất giao hàng và thu được tiền bán
hàng về.Trong thực tế,tuỳ thuộc vào điều kiện của từng quốc gia mà có những quy
định cụ thể,chi tiết về thời điểm hoàn thành tiêu thụ sản phẩm.
ở Việt Nam thời điểm sản phẩm được xác định là tiêu thụ hoàn thành khi người
mua sản phẩm hàng hoá,dịch vụ đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, vào
việc tiền đã thu được hay chưa.
Qua tiêu thụ sản phẩm,tính chất hữu ích của sản phẩm sản xuất ra mới đựoc
thể hiện.Hay nói cách khác,sản phẩm đựoc tiêu thụ xong mới được xem như là có
giá trị sử dụng hoàn chỉnh.
Đứng trên góc độ tài chính doanh nghiệp,tiêu thụ sản phẩm là một quá trình
chuyển hoá hình thái giá trị của vốn từ hình thái sản phẩm hàng hoá sang hình
thái tiền tệ,làm cho vốn trở lại hình thái ban đầu khi nó bước vào mỗi chu kỳ sản
xuất.Quá trình này cứ lặp đi lặp lại theo đúng chu kỳ sản xuất của doanh
nghiệp,gọi là quá trình tái sản xuất .
Có thể khái quát quá trình qua sơ đồ sau:


T – H ... SX ... H’ – T’


Thật vậy,quá trình sản xuất được bắt đầu từ những đồng vốn mà nhà sản xuất
bỏ ra để mua yếu tố đầu vào như công cụ lao động,đối tượng lao động,sức lao
động.Lúc này,vốn bằng tiền đựợc chuyển hoá thành vốn dưới hình thái vật
chất,Vốn dưới hình thái vật chất được đưa vào quá trình sản xuất để tạo ra các
sản phẩm .Sản phẩm hàng hoá được đem đi tiêu thụ và kết quả của quá trình tiêu
thụ là vốn từ hình thái vật chất quay trở về với hình thái ban đầu của nó - hình
thái tiền tệ ,một chu kỳ sản xuất kết thúc,vốn tiền tệ lại được sử dụng lặp lại đúng
chu kỳ nó đã trải qua...
Như vậy,tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh.Qua tiêu thụ sản phẩm giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá
doanh nghiệp được bộc lộ.Tiêu thụ sản phẩm chỉ hoàn thành khi thực hiện cả hai
giai đoạn: Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho khách hàng và khách hàng thanh
toán hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp .
1.2, Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp .
1.2.1 khái niệm doanh thu bán hàng :
Trong hoạt động kinh doanh,để tạo ra đựợc sản phẩm hàng hoá dịch vụ.các
doanh nghiệp phải dùng tiền để mua sắm nguyên nhiên vật liệu,nhiên liệu,công
cụ,dụng cụ ......để tiến hành sản xuất ,tạo ra sản phẩm hàng hoá và các dịch vụ,
tiến hành tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cung cấp dịch vụ và thu tiền về,tạo nên
doanh thu của doanh nghiệp .Ngoài phần thu do tiêu thụ sản phẩm do doanh
nghiệp sản xuất ra còn bao gồm những khoản doanh thu do hoạt động tài chính
mang lại .
Đứng trên góc độ tài chính doanh nghiệp : Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp
là biểu hiện bằng tiền các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu
được từ tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá,cung ứng dịch vụ trong một kỳ nhất định
Nội dung doanh thu bán hàng của doanh nghiệp gồm :
+ Doanh thu bán hàng từ hoạt động sản xuất kinh doanh là toàn bộ các

khoản tiền thu được từ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá,cung ứng dịch vụ trong
kỳ.Đây là bộ phận chủ yếu,chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh thu bán hàng
của doanh nghiệp .
+Doanh thu về hoat động tài chính bao gồm những khoản thu do hoạt động
đầu tư tài chính hoặc kinh doanh về vốn mang lại như lãi liên doanh liên kết,lãi
tiền cho vay,nhượng bán ngoại tệ,mua bán chứng khoán;cho thuê hoạt động tài
sản,hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán.
Ngoài ra doanh thu bán hàng doanh nghiệp còn có các khoản thu nhập từ
hoạt động kinh tế khác như doanh thu về thanh lý,nhượng bán tài sản cố định,giá
trị vật tư,tài sản thừa trong sản xuất….
1.2.2,lập kế hoạch doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng là một chỉ tiêu tài chính quan trọng,nó cho biết khả
năng về tiếp tục quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Kế hoạch này lập có
chính xác hay không ,có ảnh hưởng tới kế hoạch lợi nhuận và kế hoạch khác của
doanh nghiệp .Chính vì vậy cần quan tâm và không ngừng cải tiến việc lập chỉ tiêu
kế hoạch này
Kế hoạch doanh thu bán hàng đó là kế hoạch về doanh thu đối với tiền bán
sản phẩm,hàng hoá,cung ứng dịch vụ,hoặc khoản thu từ phần trợ giá của nhà nước
nếu doanh nghiệp thực hiện việc cung cấp hàng hoá dịch vụ theo yêu cầu của nhà
nước.
Đối với doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá,căn cứ vào số lượng sản phẩm hàng
hoá tiêu thụ và giá bán đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch để xác định như sau:
T =

=
n
i 1
(S
ti
× G

i
)
Trong đó :
T : Là doanh thu về tiêu thụ sản phẩm
S
ti
: Là số lượng sản phẩm tiêu thụ của từng kỳ kế hoạch
G
i
: Là giá bán đơn vị sản phẩm từng loại
n : Là số loại sản phẩm tiêu thụ .
Nếu doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm và cũng tiêu thụ nhiều loại sản
phẩm thì cần tính được doanh thu từng loại sản phẩm,sau đó tổng hợp lại được
doanh thu tiêu thụ toàn bộ sản phẩm trong kỳ kế hoạch
Bộ phận sản phẩm sản xuất trong năm kế hoạch có thể không tiêu thụ hết mà để
bán ở những năm sau,đồng thời trong năm kế hoạch có thể bán những sản phẩm đã
sản xuất ở năm trước .Vì vậy số lượng sản phẩm tiêu thụ ở kỳ kế hoạch phụ thuộc
vào số sản phẩm sản xuất trong kỳ kế hoạch,số lượng sản phẩm kết dư tính đầu kỳ
và cuối kỳ kế hoạch.
Công thức xác định số lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ kế hoạch như sau:
S
ti
= Sđi + Sxi - S
ci
Trong đó :
Sđ : Là số lượng sản phẩm kết dự định tính đầu kỳ kế hoạch
Sx : Là số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ kế hoạch
S
c
: Là số lượng sản phẩm kết dư dự tính cuối kỳ kế hoạch

i :Là loại sản phẩm
Số lượng sản phẩm kết dư dự tính đầu kỳ kế hoạch bao gồm hai bộ phận,đó là số
lượng tồn kho đến 31/12 năm trước (năm báo cáo ) và số lượng sản phẩm đã xuất
kho cho khách hàng nhưng khách hàng chưa chấp nhận thanh toán, nếu khách hàng
đã chấp nhận thanh toán,thì không còn loại sản phẩm này.Vì kế hoạch tiêu thụ sản
phẩm thường lập vào quý IV năm báo cáo nên số lượng sản phẩm kế dư đầu kỳ kế
hoạch phải dự tính theo công thức sau :
Sđ = S
c3
+ Sx4 – S
t4
Trong đó :
S
c3
: Là số lượng sản phẩm kế dư thực tế cuối quý III năm báo cáo
Sx4 : Là số lượng sản phẩm dự tính sản xuất trong quý IV năm báo cáo
S
t4
: Là số lượng sản phẩm dự tính tiêu thụ trong quý IV năm báo cáo .
1.3 Sự cần thiết phải đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung,việc sản xuất hàng hoá cũng như tiêu thụ
là do nhà nước nắm quyền chi phối .Còn hiện nay trong nền kinh tế thị trường sản
xuất cái gì?,sản xuất như thế nào?,sản xuất cho ai?,là do doanh nghiệp tự quyết
định sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường .Mà kinh tế thị trường đồng
nghĩa với sự cạnh tranh khốc liệt. Để dành được lợi thế trong cạnh tranh để có thể
tồn tại và phát triển ,các doanh nghiệp phải tiêu thụ được sản phẩm,tăng doanh
thu bán hàng.Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của một chu kỳ sản xuất kinh
doanh và là điều kiện cần thiết để mở ra một chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp
theo..Chỉ có thông qua tiêu thụ sản phẩm thì đồng vốn của doanh nghiệp mới
quay vòng được,quá trình tái sản xuất được thực hiện.

-Thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm kịp thời sẽ rút ngắn chu trình sản xuất,đẩy
mạnh tốc độ chu chuyển vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng,từ
đó tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn,góp phần hạ giá thành,tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp ,tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái sản xuất
Mặt khác,trong điều kiện hiện nay,doanh nghiệp không chỉ tiến hành sản xuất kinh
doanh bằng số vốn chủ sở hữu mà còn phải huy động từ nhiều nguồn trong đó chủ
yếu là vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng.Nếu công tác tiêu thụ bị tắc
nghẽn thì sẽ làm cho số tiền lãi vay do vay vốn ngày càng tăng cao ảnh hưởng
xấu đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp ,tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến
doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và có nguy cơ
phá sản.
-Tiêu thụ được sản phẩm doanh nghiệp mới thu được tiền bán hàng để trang trải
các khoản chi phí vật chất và hao phí lao động sống ,đối tượng lao động đã bị khấu
hao trong quá trình sản xuất kinh doanh,trang trải số vốn đã ứng trước ,thanh toán
tiền lương ,tiền thưởng ..... để doanh nghiệp có thể thực hiện tái sản xuất sản phẩm
của doanh nghiệp,cũng như tái tạo lại sức lao động động sống của doanh
nghiệp,đặc biệt là làm nghĩa vụ đối với nhà nước thông qua nộp thuế đối với nhà
nước.
Ngoài ra từ công tác tiêu thụ doanh nghiệp có thể nắm được tình hình cạnh tranh
trên thị trưòng,vị trí của các đối thủ và vị trí của mình trên thị trường cũng như
nắm bắt đâu là thị trường tiềm năng từ để hoạch định những kế hoạch đầu tư phát
triển cho phù hợp như đầu tư phát triển hay thu hẹp...
Doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường phải thu được lợi nhuận càng cao càng
tốt và cũng là mục đích của sự tồn tại hầu hết các doanh nghiệp . Để giải quyết vấn
đề đó không giải pháp nào tốt hơn là đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm . Xuất
phát từ tình hình thực tế tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay,đó là phát triển theo hướng kinh tế thị trường , trong điều kiện đất nước hội
nhập nền kinh tế khu vực như ASEAN và hướng tới hội nhập kinh tế thế giới như
WTO,Vì thế ,việc áp dụng các giải pháp kinh tế tài chính nhằm thúc đẩy quá trình
tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp là thực sự cần thiết đối với mọi doanh

nghiệp trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh
thu bán hàng của doanh nghiệp
1.4.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng nghành nghề,từng doanh
nghiệp
Đặc điểm sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tiêu thụ
sản phẩm.Chẳng hạn, với ngành công nghiệp, sản xuất dựa trên máy móc thiết bị là
chủ yếu, với trình độ kỹ thuật cao, sản phẩm sản xuất hàng loạt ,việc sản xuất lại ít
phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và không mang tính thời vụ nên việc tiêu thụ sản
phẩm thường thuận lợi,liên tục và tiêu thụ nhanh hơn.
Đối với nghành nông nghiệp do đặc điểm mang tính thời vụ và phụ thuộc vào
điều kiện tự nhiên nên việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng mang tính thời vụ,
đưa đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong năm của doanh nghiệp thường tập trung
vào vụ thu hoạch
Khác hai nghành trên ngành xây dựng cơ bản có đặc trưng riêng là sản xuất đơn
chiếc theo đơn đặt hàng ,giá trị sản phẩm thường lớn ,thời gian thi công kéo dài
nên việc tiêu thụ sản phẩm cũng mang tính chất riêng lẻ,theo từng công trình cụ
thể.
1.4.2 Khối lượng hàng hoá sản xuất và tiêu thụ trên thị trường.
Khối lượng sản phẩm sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm
tiêu thụ.
Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ có thể được xác định như sau :
Q
t
= Qđ + Qx – Q
c
Trong đó :
Q
t :
: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ

Qđ : Khối lượng sản phẩm tồn đầu kỳ
Q
c
: Khối lượng sản phẩm tồn cuối kỳ

×