Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG: ĐẶC ĐIỂM KỊCH, ĐẶC SẮC CỦA VŨ NHƯ TÔ VÀ HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.39 KB, 21 trang )

Đặc điểm kịch, những đặc sắc của vở kịch “Vũ Như Tô” và “Hồn Trương Ba da hàng thịt”

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG QUỐC GIA

ĐẶC ĐIỂM KỊCH
NHỮNG ĐẶC SẮC CỦA VỞ KỊCH “VŨ NHƯ TÔ”
VÀ “HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT”

1


Đặc điểm kịch, những đặc sắc của vở kịch “Vũ Như Tô” và “Hồn Trương Ba da hàng thịt”

MỤC LỤC

I.Đặc điểm thể loại kịch.........................................................................................3
1.1. Khái niệm:.....................................................................................................3
1.2. Đặc trưng của kịch:.......................................................................................3
1.3. Phân loại kịch................................................................................................5
II. Những điểm đặc sắc của vở kịch “Vũ Như Tô”............................................6
2.1. Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Huy Tưởng trong tác phẩm “Vũ Như
Tô”........................................................................................................................6
2.2. Kiểu nhân vật người nghệ sĩ trong “Vũ Như Tô”.........................................8
2.2.1. Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ chân chính.............................................8
2.2.2. Kiểu nhân vật “liên tài” trong “Vũ Như Tô”............................................13
III. Những đặc sắc trong “Hồn Trương Ba da hàng thịt”................................17
3.1. Giá trị nhân văn của vở kịch “hồn Trương Ba da hàng thịt”.......................17
3.2. Triết lý nhân sinh trong vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”.................18
3.3. Đặc sắc nghệ thuật của vở kịch “Hồn TB da hàng thịt”..............................18
3.3.1. Nghệ thuật dựng cảnh: Sự kết hợp giữa yếu tố kì ảo và hiện thực...........18
3.3.2 Tạo tình huống và cách dẫn dắt xung đột kịch.........................................19


3.3.3. Ngơn ngữ kịch..........................................................................................20
3.3.4. NT xây dựng nhân vật..............................................................................21

2


Đặc điểm kịch, những đặc sắc của vở kịch “Vũ Như Tô” và “Hồn Trương Ba da hàng thịt”

I.Đặc điểm thể loại kịch
1.1. Khái niệm:
Kịch là loại hình nghệ thuật tổng hợp. Có sự tham gia của nhiều yếu tố,
nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau: tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên,
nhạc công, họa sĩ thiết kế…
Phân biệt kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu (kịch):
- Kịch bản văn học là tác phẩm văn học, có đầy đủ đặc điểm của nghệ thuật ngơn
từ. Cịn sân khấu thuộc nghệ thuật biểu diễn.
- Kịch bản văn học viết ra là để biểu diễn nên cũng đậm chất sân khấu. Vì thế khi
xem xét kịch bản văn học một mặt phải xem nó như 1 tác phẩm nghệ thuật, mặt
khác khơng thể tách rời nó khỏi nghệ thuật sân khấu mới thấy hết được những đặc
trưng của nó.
1.2. Đặc trưng của kịch:
- Xung đột kịch:
+ Xung đột: là biểu hiện cao nhất sự phát triển mâu thuẫn giữa các lực lượng, các
cá tính trong vở kịch và tạo nên kịch tính, thúc đẩy sự phát triển hành động kịch,
bộc lộ tính cách nhân vật. Pha-đê-ep nhận xét “Xung đột là cơ sở của kịch”. Thiếu
xung đột, tác phẩm kịch sẽ mất đi đặc trưng cơ bản đầu tiên của thể loại, sẽ là
những “vở kịch tồi”. Vì vậy người viết kịch phải tạo được những xung đột mang
ý nghĩa xã hội sâu sắc, tính khái quát lớn lao nhưng phải hết sức chân thực, nghĩa
là xung đột mang tính điển hình hố
+ Xung đột trong kịch tập trung miêu tả xung đột trong đời sống

+ Có 2 loại xung đột: Xung đột bên ngoài (NV này với NV khác, NV với gia đình,
dịng họ..), xung đột bên trong (xung đột trong nội tâm NV)
+ Xung đột phát triển đến cao trào à giải quyết (mở nút) à Tư tưởng tác phẩm. Pôgô-đin–nhà viết kịch Xô Viết nổi tiếng nhận định “Xung đột là điều kiện quan
trọng đầu tiên của tác phẩm, nó mang lại cho tác phẩm kịch sự sống và sự vận
động. Nhưng xung đột bao giờ cũng phụ thuộc vào một cái cao nhất và cũng là
linh hồn của nó, đó là tư tưởng chủ đề của của tác phẩm”

3


Đặc điểm kịch, những đặc sắc của vở kịch “Vũ Như Tô” và “Hồn Trương Ba da hàng thịt”

- Hành động kịch: là sự tổ chức các tình tiết, sự kiện, biến cố trong cốt truyện
theo một trình tự logic, chặt chẽ, chủ yếu theo quy luật nhân quả.
Hành động kịch được miêu tả căng thẳng, gấp gáp. Hết hành động này đến hành
động khác, ngay cả khi thực hiện những hành động suy tư, ngẫm nghĩ cũng diễn
ra rất nhanh.
- Nhân vật kịch: Luôn ở trạng thái căng thẳng (xúc động, xao xuyến, chờ đợi, lo
lắng), được xây dựng bằng ngôn ngữ.
Mối quan hệ: Xung đột kịch được cụ thể hóa thành hành động kịch. Nhân vật kịch
là người thực hiện các hành động kịch.
- Ngôn ngữ kịch:
+ Đặc điểm ngơn ngữ kịch
 Khắc họa tính cách: Ngơn ngữ biểu hiện đặc điểm, tính cách, phẩm chất của
nhân vât, “cá tính hóa”
VD: Lời thoại của Rơ- mê – ơ (mạnh mẽ, kiên quyết, dứt khoát trong sự lựa chọn)
 Ngơn ngữ mang tính hành động: thể hiện tranh luận, tấn công, chống đỡ,
thuyết phục, cầu khẩn, đe dọa, ra lệnh…
VD: Lời thoại của Đan Thiềm
 Tính khẩu ngữ cao: gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày.

VD: “Làm gì mà qng quạc cái mồm lên thế. Ơng đánh ựa cơm ra bây giờ”
(Chèo Bài ca giữ nước của Tào Mạt); Cái chi nghe kinh người, Giống vật không
biết nhục (Vũ Như Tơ)
+ Phân loại ngơn ngữ kịch: Có 3 loại: Đối thoại, độc thoại (nhân vật tự bộc bạch
tâm sự của mình, có khi hướng tới 1 ai đó: Ju-li-et nói 1 mình trong đêm khuya),
bàng thoại.
Ðối thoại là nói với nhau, là lời đối đáp qua lại giữa các nhân vật. Ðây
là dạng ngôn ngữ chủ yếu trong kịch. Các lời đối thoại trong kịch phải sắc sảo,
sinh động và có tác dung hỗ tương với nhau nhằm thể hiện kịch tính.
Ðộc thoại là lời nhân vật tự nói với mình, qua đó bộc lộ những dằn vặt
nội tâm và những ý nghĩa thầm kín. Ðây là biện pháp quan trọng nhất nhằm
biểu hiện nội tâm nhân vật nhưng không phải là biện pháp duy nhất. Ðể biểu hiện

4


Đặc điểm kịch, những đặc sắc của vở kịch “Vũ Như Tô” và “Hồn Trương Ba da hàng thịt”

nội tâm, bên cạnh độc thoại, người ta có thể thay thế bằng những phút yên lặng,
những tiếng vọng, tiếng đế...
Bàng thoại là nói với khán giả. Có khi đang đối đáp với một nhân vật
khác, bỗng dưng nhân vật tiến gần đến và hướng về khán giả nói vài câu để phân
trần, giải thích một cảnh ngộ, một tâm trạng cần được chia xẽ, một điều bí mật:
loại này chiếm tỉ lệ thấp trong ngôn ngữ kịch.
=> A.N.axtrop xki nhà sáng lập ra nền kịch ở Nga ở thế kỷ XIX đã coi
ngơn ngữ là điều kiện đầu tiên của tính nghệ thuật. Giooc ki trong bài “Bàn về
kịch” đã khẳng định “Ngơn ngữ đối thoại có ý nghĩa to lớn và thậm chí có ý
nghĩa quyết định đối với việc sáng tác kịch”. So với các thể loại khác, hệ thống
ngơn ngữ kịch mang tính đặc thù rõ rệt.
1.3. Phân loại kịch

- Về nội dung, ý nghĩa của xung đột có thể chia kịch ra làm 3 loại: hài kịch, bi
kịch, chính kịch
Bi kịch là một thể loại kịch mà xung đột chủ yếu nằm ở giữa "yêu sách tất
yếu về mặt lịch sử và tình trạng khơng tài nào thực hiện được điều đó trong thực
tế" (Enghel). Bi kịch đưa lên sân khấu những con người lương thiện, dũng cảm,
có những ham muốn mãnh liệt với những cuộc đấu tranh căng thẳng, khốc liệt đối
với cái ác, cái xấu nhưng do điều kiện lịch sử, họ phải chịu thất bai. Thất bại của
họ gợi lên ở khán giả "sự xót thương và sự sợ hãi để thanh lọc tình cảm"
(Aristote) hoặc "để ca ngợi, biểu dương ý chí ln luôn vươn lên của con người
trước những sức mạnh mù quáng của các thế lực hắc ám"(Biêlinxki).
Hài kịch là thể loại kịch nói chung được xây dựng trên những xung đột
giữa các thế lực xấu xa tìm cách che đậy mình bằng những lớp sơn hào nhống,
giả tạo bên ngồi. Tính hài kịch tạo ra từ sự mất cân xứng, hài hịa của nhân vật.
Trong một số hài kịch, có những nhân vật tích cực thể hiện lí tưởng tiến bộ,
nhưng nhìn chung nhân vật hài kịch là những nhân vật tiêu cực có nhiều thói hư
tật xấu. Tiếng cười trong hài kịch có tác dụng giải thóat cho con người khỏi
những thói xấu, có tác dung trau dồi phong hóa, giáo dục đạo đức và thẩm mĩ.

5


Đặc điểm kịch, những đặc sắc của vở kịch “Vũ Như Tơ” và “Hồn Trương Ba da hàng thịt”

Chính kịch còn gọi là kịch drame, đề cập đến mọi mặt của đời sống con
người, đó là con người tồn vẹn, không bị cắt xén hoặc chỉ tô đậm ở nét bi hoặc
hài. Shakespeare là người đầu tiên đã thể hiện thành cơng cho loại kịch có sự pha
trộn giữa bi và hài này. Dần dần chính kịch phát triển mạnh vì thích hợp hơn với
cuộc sống và con người hiện đại.
II. Những điểm đặc sắc của vở kịch “Vũ Như Tô”
2.1. Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Huy Tưởng trong tác phẩm “Vũ Như

Tô”
a. Khái quát chung về “cái đẹp”
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, cái đẹp là “phạm trù mĩ học xác định các hiện
tượng theo quan điểm về sự hồn thiện, xem các hiện tượng đó như là có giá trị
thẩm mĩ cao nhất”.
Cái đẹp là một phạm trù của mĩ học. Tuy nhiên khác với cái đẹp tồn tại khách
quan ngoài cuộc sống, trong văn học nghệ thuật, cái đẹp là một sản phẩm nghệ
thuật đặc biệt do người nghệ sỹ sáng tạo nên và là một phương diện không thể
thiếu được của nghệ thuật.
Nhưng tác phẩm nghệ thuật chỉ đẹp, tức là có giá trị nghệ thuật khi nó thể hiện
chân thực đời sống trong mọi biểu hiện thẩm mĩ của nó thơng qua lăng kính lý
tưởng nhân đạo, thể hiện sự phong phú về tinh thần của con người, dưới một hình
thức hồn thiện bậc thầy. Cái đẹp đi vào mọi lĩnh vực của đời sống làm cho cái
ác, cái xấu bị đẩy lùi xa hơn. Trong tác phẩm nghệ thuật, cái đẹp không chỉ thỏa
mãn nhu cầu thẩm mĩ của người đọc, bồi dưỡng năng lực thẩm mĩ cho người đọc
mà còn nâng đỡ tâm hồn người đọc, hướng người đọc đến Chân - thiện - mĩ, đúng
như Đơ-xtơi-ep-xki nói: “Cái đẹp cứu rỗi nhân loại”. Cái đẹp còn phản ánh quan
niệm mĩ học của nhà văn, xu hướng, tình cảm thẩm mĩ của xã hội ở thời điểm đó.
Vì vậy, hiểu được cái đẹp trong tác phẩm nghệ thuật, sẽ hiểu được cội nguồn các
phương thức nghệ thuật được nhà văn sử dụng để xây dựng hình tượng nghệ thuật
và cách nhìn, sự đánh giá của nhà văn đối với cuộc đời, con người trong tác
phẩm.

6


Đặc điểm kịch, những đặc sắc của vở kịch “Vũ Như Tô” và “Hồn Trương Ba da hàng thịt”

b. Quan niệm về “cái đẹp” trong « Vũ Như Tơ »: cái đẹp siêu phàm, cái đẹp
là là một bông hoa ác đẫm máu khi xa rời hiện thực, đi ngược lại với lợi ích

thiết thực của nhân dân
*Cái đẹp của nghệ thuật phải là cái đẹp siêu phàm
Với quan niệm này, nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật Vũ Như Tơ, một
người nghệ sĩ tài hoa, có niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật. Khát vọng của Vũ
Như Tô là xây dựng một Cửu Trùng Đài hoa lệ, thách những cơng trình sau trước,
tranh tinh xảo với hóa công và để lại niềm vinh dự tự hào cho hậu thế. Đó là khát
vọng cao đẹp của một người nghệ sĩ chân chính.
*Cái đẹp là một bơng hoa ác đẫm máu khi xa rời hiện thực, đi ngược lại với lợi
ích thiết thực của nhân dân.
- Xây Cửu Trùng Đài là Vũ Như Tô mượn tiền và quyền của Lê Tương Dực để
thực hiện khát khao nghệ thuật cao cả. Lê Tương Dực lại là một tên hôn quân bạo
chúa, chỉ đam mê ăn chơi hưởng lạc trên xương máu nhân dân. Cửu Trùng Đài
càng lên cao, càng tốn kém tiền của, công sức của nhân dân. Lại thêm đại dịch,
hạn hán, mất mùa liên miên khiến đời sống nhân dân vơ cùng cực khổ. Vơ tình,
Vũ Như Tơ trở thành kẻ thù của dân chúng lúc nào mà ông không hay! Biết rằng,
khát vọng của Vũ Như Tô là khát vọng của một người nghệ sĩ chân chính, mong
muốn đem tài năng của mình để tơ điểm cho đất nước. Nhưng trong hoàn cảnh
đất nước lúc bấy giờ, niềm say mê sáng tạo cái đẹp của Vũ Như Tô trở nên phù
phiếm. Tiếc rằng người nghệ sĩ chân chính ấy vẫn mơ màng, ảo tưởng về những
việc mình đã làm. Trích đoạn đã phản ánh chân thực trạng thái mơ màng, ảo
tưởng của người nghệ sĩ.
- Biết có biến, Đan Thiềm, một cung nữ thông minh, tỉnh táo, nhạy cảm với thời
cuộc đã khuyên Vũ Như Tô trốn đi, nhưng Vũ Như Tơ vẫn khơng hiểu vì sao lại
phải trốn đi: “Sao trước đây bà bảo tôi ở lại, bây giờ lại bảo tôi trốn đi?”. Đến khi
quân khởi loạn vào cung đốt phá, Vũ Như Tô vẫn mơ màng. Ơng khơng tin việc
mình làm lại có thể gây nên tội ác mà cho rằng: việc mình làm là quang minh,
chính đại. Cho nên đi đến tận cùng của ước mơ, khát vọng, Vũ Như Tô đau đớn
nhận ra giấc mộng lớn của mình bị tan vỡ: Cửu Trùng Đài bị đốt, Vũ Như Tô bị

7



Đặc điểm kịch, những đặc sắc của vở kịch “Vũ Như Tơ” và “Hồn Trương Ba da hàng thịt”

bắt. Ơng kêu lên đau đớn:“Ơi đảng ác! Ơi căm giận mn phần! Trời ơi! Phú cho
ta cái tài để làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!”. Đó là
tiếng kêu đầy máu và nước mắt của một người nghệ sĩ khao khát đem tài năng
sáng tạo cái đẹp, nhưng lại bị vùi dập.
=> Phản ánh bi kịch vỡ mộng của Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng muốn khẳng
định cái đẹp là nghệ thuật, nhưng cái đẹp chỉ là nghệ thuật khi nó bắt rễ từ hiện
thực cuộc sống của nhân dân. Nếu xa rời cuộc sống, cái đẹp chỉ cịn là một bơng
hoa ác đẫm máu. Mặt khác, nhà văn còn đặt ra một yêu cầu đối với người nghệ sĩ,
người nghệ sĩ phải có niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật, nhưng cũng phải hết sức
tỉnh táo, nhạy cảm trước cuộc đời. Có như thế mới đến được cái chân - thiện - mĩ.
Nếu không, cái đẹp ấy vẫn chỉ là niềm mơ ước, là cái đẹp siêu phàm.
2.2. Kiểu nhân vật người nghệ sĩ trong “Vũ Như Tô”
2.2.1. Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ chân chính
a. Vũ Như Tơ – 1 kiến trúc sư thiên tài
Xuất thân từ lớp người bình dân, Như Tơ vừa có năng khiếu bẩm sinh, vừa
hơn người ở chí ham học, say mê nghề kiến trúc. Cũng như nhân vật Hộ trong
truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao, Vũ đã bỏ bao thời gian và tâm huyết để học
nghề, để luyện tài, trau dồi nghề nghiệp của mình. Trong 20 năm trời Như Tô đã
khổ công học tập, khảo cứu văn chương, toán pháp, địa lý, thiên văn, các dinh thự

8


Đặc điểm kịch, những đặc sắc của vở kịch “Vũ Như Tô” và “Hồn Trương Ba da hàng thịt”

đền đài trong nước dù xa dù gần đều cố đi xem, các danh lam thắng tích ở Trung

Quốc, Chiêm Thành, Tây trúc cũng không quản đường trường lần đến khảo sát.
Nhờ tài thiên bẩm và sự khổ luyện, Như Tô đã trở thành một tài năng xưa nay
hiếm. Theo lời của Lê Tương Dực thì Như Tơ có “hoa tay tuyệt thế, chạm trổ,
nạm đục, xây dựng khơng kém đường gì. Lại có tài đào mn kiểu hồ, vẽ những
vườn hoa lộng lẫy như bồng lai. Hắn còn là tay hội họa khác thường: “Chỉ một
bút vẩy là chim hoa đã hiện lên mảnh lụa, thần tình biến hóa như cảnh Hóa cơng.
Cịn cái tài tính tốn thì khơng lời nào tả hết. Hắn sai khiến gạch đá như ông
tướng cầm quân, có thể xây dựng những lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà khơng
hề tính sai một viên gạch nhỏ”. Đan Thiềm ln ln nói đến tài của Như Tơ, nào
“tài hoa”, “tài trời”, nào “hữu tài”, “có tài”, “đem tài trời thi thố”...Như vậy có thể
thấy tài năng của Vũ Như Tô thể hiện trên nhiều lĩnh vực: nhà điêu khắc xuất
sắc, nhà họa sĩ tài hoa, nhà kiến trúc tinh xảo, một tay thợ tranh tài với hóa
cơng, xứng đáng thiên tài “ngàn năm chưa dễ có một”. Cho nên tịa đài do Vũ
Như Tơ sáng tạo ra đương nhiên là cơng trình kì vĩ tinh xảo muôn phần đẹp đẽ
không bút nào tả xiết. Nghệ sĩ Vũ Như Tô được thể hiện như là một sự hội tụ của
nhiều tài năng phi thường.
b. Vũ Như Tô cịn là một nghệ sĩ có khí phách hiên ngang, bất khuất trước
cường quyền bạo lực:
“Xây Cửu Trùng đài cho một tên bạo chúa, một tên thoán nghịch, một lũ gái dâm
ô? Tôi không thể đem tài ra làm ô uế, muôn năm làm bia miệng cho đời được.”
Lý do Vũ khơng xây Cửu Trùng đài là vì Lê Tương Dực là một kẻ dâm ác, bạo
chúa. Hành động từ chối xây đài của Như Tô là sự phản kháng vì nghệ thuật, coi
sáng tạo nghệ thuật là thiêng liêng, nghệ thuật phải song hành với cái Thiện,
khơng thể có cái Đẹp đi cùng cái Ác. (LH: Chữ người tử tù)
c. VNT là một nghệ sĩ đích thực, khao khát, say mê sáng tạo cái Đẹp
Khát vọng sáng tạo như ngọn lửa âm thầm vẫn tồn tại bên trong tâm hồn
người nghệ sĩ thiên tài nên chỉ cần một lời khuyên chân tình của Đan Thiềm là
bùng lên mãnh liệt, khơng có gì dập tắt nổi. Từ đó, Như Tơ ln khao khát vươn
tới tận cùng của cái đẹp tồn bích, tồn thiện, được cống hiến hết mình cho nghệ


9


Đặc điểm kịch, những đặc sắc của vở kịch “Vũ Như Tô” và “Hồn Trương Ba da hàng thịt”

thuật, cho nền “văn vật” của dân tộc từ bao đời nay. Vũ Như Tô bắt tay vào xây
dựng Cửu Trùng Đài - một kì cơng kiến trúc trác tuyệt cho dân tộc Việt “khả dĩ
sánh vai với những lâu đài Trung Quốc, … Chiêm Thành”. Lẽ sống của Như Tô
vượt qua những chuyện cơm áo thường ngày. Ông âm thầm, miệt mài sáng tạo
ngay cả khi đang trốn tránh sự truy bắt của triều đình. Trong suốt một năm đi trốn
“bị truy nã, khổ nhục trăm đường” nhưng Vũ Như Tô cũng đã vẽ phác bản đồ
Cửu Trùng đài, tính tốn đâu đấy và đã ghi hết cả trong một cuốn sổ. Lẽ sống của
người nghệ sĩ chân chính xưa nay được cống hiến, được sáng tạo dõng dạc nói
với Lê Tương Dực, xây Cửu Trùng Đài “làm vinh dự cho non sơng” là mục đích,
là lẽ sống của ơng.
d. Say mê sáng tạo cái Đẹp, Như Tơ tồn tâm, tồn trí hết mình vì nghệ thuật
đến độ mù qng
Chỉ vì mục đích tối thượng của nghệ thuật mà Như Tơ khơng tha thứ cho
những người thợ bỏ trốn thậm chí còn ra lệnh “chém bêu đầu” những kẻ nào dám
trái lệnh. Đối với Như Tô Cửu Trùng đài là tất cả, sự sống và cái chết của ơng
hồn tồn phụ thuộc vào sự còn, mất của Cửu Trùng đài. Như Tô làm việc quên
ăn, quên ngủ, bất kể ngày đêm. Ông bị ngã từ trên cao xuống nhưng vẫn không
nản chí. Vũ Như Tơ chỉ mê có nghệ thuật. Có lần người vợ hiền lành chất phác
(Thị Nhiên) ở quê ra, nhắc Như Tơ tới hồn cảnh gia đình túng thiếu, neo đơn,
nhân dân thì đói khổ, mất mùa, thợ thuyền thì ốn hận kêu cả việc xây dựng Cửu
Trùng Đài cho vua Lê Tương Dực. Nhưng ông chẳng nghe vợ nói gì cả, chỉ mơ
màng với Cửu Trùng đài huy hoàng tráng lệ:

10



“Thị Nhiên: - Nghe tin thầy nó ngã từ trên nóc nhà xuống, đá đè cả lên người tơi
cứ rụng rời ra. Phúc làm sao mà lại được vô sự. Nhưng như thế này cũng thành
tật. Qùe mất thôi.
Vũ Như Tơ: - Đành chịu chứ làm thế nào. Mình đã thấm vào đâu (trơng chung
quanh nói một mình). Được đấy! (gật gù hỏi vợ). Mẹ nó trơng có đẹp khơng? (…)
Mẹ nó mới biết cảnh ban đêm. Chứ buổi chiều mặt trời lặn, buổi sáng mặt trời
mọc, chỗ sáng, chỗ tối, lóng la lóng lánh, trơng cịn rực rỡ, đẹp bằng trăm, bằng
nghìn.
Thị Nhiên: - Ấy cứ có ruộng, có thóc, có khoai, có đỗ thế là thích nhất tơi cũng
có thế đấy. À thầy nó ạ, lúa chiêm năm nay hỏng cả (…) mà lụt ln mấy năm
nay. Đói kém lắm thầy nó ạ.
Vũ Như Tơ: (nói mơ hồ) - Phó Độ mà chạm thì khơng cịn phải nói nữa.
Thị Nhiên: - Thầy nó nói gì thế? Làng ta mà cả ở quanh vùng, độ này cướp bóc
nhiều lắm. Khơng biết rồi có n khơng? Bên làng Cuội có cả giặc nổi lên. Lý
trưởng đến thu thuế, chúng giết cả lý trưởng (…) nghĩ gì thế thầy nó?
Vũ Như Tô: - Để nhiều khoảng rộng thế này mới đẹp, mới hùng. To lớn tự khắc
là oai nghiêm.”
Trong đối thoại trên, Vũ Như Tô nghe mà không biết Thị Nhiên than thở về
nỗi quê nhà mất mùa, giặc cướp nổi lên như châu chấu; con cái ốm đau vì khơng
được cha chăm nom. Đây là một lớp kịch hay, thể hiện tâm trạng nghệ sĩ luôn
sống trong cảm hứng sáng tạo tuyệt đối, những lo toan đời thường không thể chen
vào tâm hồn nghệ sĩ. Lời thoại của Vũ Như Tô và Thị Nhiên không ăn nhập nhau,
mà diễn ra theo kiểu “ơng nói gà bà nói vịt” vì tồn bộ tâm trí nghệ sĩ bị cuốn hút
bởi cảnh quan tráng lệ của Cửu Trùng đài.
Khi quần chúng đã nổi lên, tính mệnh Vũ Như Tơ bị đe dọa trong giây phút, Đan
Thiềm hốt hoảng khuyên ông nên đi trốn: “Ơng hãy tạm lánh đi (…) tài kia khơng
nên để uổng. Ơng mà có mệnh hệ nào thì nước ta không



cịn ai tơ điểm nữa.” Như Tơ vẫn bình thản như khơng có chuyện gì xảy ra và
khảng khái trả lời: “Tôi sống với Cửu Trùng đài, chết cũng với Cửu Trùng đài.
Tôi không thể xa Cửu Trùng đài một bước. Hồn tơi để cả ở đây thì tơi chạy đi
đâu.”
Cho đến lúc qn của Ngơ Hạch đã trói Như Tơ đem ra pháp trường mà
ơng vẫn cịn mơ màng chưa tỉnh: “Vũ Như Tô (đầy hi vọng): - Dẫn ta ra mắt An
Hòa hầu để ta phân trần… Ta có tội gì? Khơng, ta chỉ có một hồi bão là tô điểm
đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống một tòa đài hoa lệ… Ta xây Cửu Trùng
đài có phải đâu để hại nước; Khơng, khơng, Nguyễn Hoằng Dụ sẽ biết cho ta, ta
khơng có tội và chủ tướng các ngươi sẽ cởi trói cho ta để ta xây nốt Cửu Trùng
đài, dựng một kỳ công muôn thủa… Vài năm nữa Cửu Trùng đài hoàn thành, cao
cả, huy hồng, giữa cõi trần lao lực có một cảnh bồng lai…”
Chỉ đến khi kinh thành phát hỏa, quân lính cho hay đó là lệnh của An Hịa
Hầu, tận mắt chứng kiến “ánh lửa, sáng rực cả tàn than, bụi khói bay vào”, Vũ
Như Tơ mới “rú lên” kinh hồng, tuyệt vọng: “Đốt thực rồi! Đốt thực rồi! Ôi đảng
ác! Ôi muôn phần căm giận! Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì? Ơi mộng lớn! Ơi
Đan Thiềm! Ơi Cửu Trùng đài!”. Rơi xuống từ một Cửu Trùng đài vời vợi độ cao
của mơ mộng ảo vọng, nỗi đau vỡ mộng trong Vũ Như Tơ hóa thành tiếng kêu bi
thiết, não nùng, khắc khoải.
e. Kết cục bi kịch của Vũ Như Tô
Cái chết bi thảm của nghệ sĩ là tất yếu. Vũ Như Tô và niềm say mê không
giới hạn là trạng thái gây ra bi kịch cho người nghệ sĩ. Khắc họa hình tượng Vũ
Như Tơ, ngịi bút của Nguyễn Huy Tưởng tập trung làm nổi bật tấn bi kịch tinh
thần khơng lối thốt của người kiến trúc sư thiên tài sinh bất phùng thời. Đó là bi
kịch của người nghệ sĩ có hồi bão lớn lý tưởng nghệ thuật chân chính nhưng con
đường thực hiện hồi bão sai lầm nên chẳng những không thực hiện được khát
vọng lớn lao mà
còn phải trả giá bằng bao nhiêu sự mất mát: Mẹ chết, vợ con phải mang đi trốn, bị
nghi ngờ về nhân phẩm và hệ lụy đến cả tính mạng của bản thân.
=> Cuộc đời tài năng và bi kịch của Vũ Như Tô đưa đến 1 bài học, cũng là quan

niệm của NHT về cái đẹp, về nghệ thuật: NT phải gắn liền với hiện thực cuộc


sống của nhân dân. NT xa dời quần chúng là thứ nghệ thuật vị kỷ, khơng có giá
trị, chắc chắn sẽ bị hủy hoại.
2.2.2. Kiểu nhân vật “liên tài” trong “Vũ Như Tô”
Trong Vũ Như Tô, ta thấy xuất hiện kiểu nhân vật “liên tài”. Đó là con
người biết yêu quý, trân trọng, nâng niu cái Tài. Thậm chí họ không quản những
điều thị phi, quên cả nguy hiểm của bản thân để bảo vệ cái Tài. Vì cái đẹp, cái Tài
mà bi lụy thì họ cũng sẵn sằng chấp nhận.
Nếu Vũ Như Tô là người nghệ sĩ đam mê sáng tạo cái đẹp thì Đan Thiềm
là người đam mê cái tài, ở đây là tài sáng tạo ra cái đẹp thì Đan Thiềm là người


người biết “biệt nhỡn liên tài”. Là cung nữ, Đan Thiềm có một cuộc đời đau
đớn thầm lặng suốt hai mươi năm trời trong cung cấm. Nàng bị tuyển vào cung
năm 17 tuổi, khi đã có người dạm hỏi và bị giam trong cung, là thị nữ hầu hạ cả
những phi tần kém cả tài lẫn sắc. Sống kiếp tôi địi và khơng được phép “vượt
phận hèn”, Đan Thiềm phải chịu những cái ngấm nguýt khinh bỉ của tên “vua
Lợn”, hay sự thóa mạ đau đớn về nhân phẩm khi bị gọi là “con dâm phụ” và “con
đĩ già”. Thân phận tơi địi ấy cịn vơ cùng mong manh, khi chỉ vì một chút hiểu
lầm mà Hồng hậu ra lệnh cho Lê Trung Mại giết Đan Thiềm bằng cách treo cổ.
Cuộc đời Đan Thiềm có phần giống nàng cung nữ bị bỏ rơi trong Cung oán ngâm
khúc (Nguyễn Gia Thiều), nàng Kiều tài hoa bạc mệnh của Nguyễn Du, những
thân phận chìm nổi, éo le gợi nhiều xót thương và cảm thông. Tuy nhiên, ở đây
tác giả không đi sâu vào vấn đề thân phận người phụ nữ. Cuộc đời bất hạnh của
Đan Thiềm chỉ là một phương diện trong sự “đồng bệnh” với thân phận nghệ sĩ
trong cảm hứng về người tài hoa bạc mệnh. Không chỉ giãi bày với Vũ Như Tơ
cuộc đời cung ốn của mình, Đan Thiềm cũng là người chia sẻ và thấu hiểu cuộc
đời gian truân, oan khốc của người nghệ sĩ tài hoa, và như thế cung đàn đồng điệu

như rung lên bản nhạc sâu lắng trong tâm hồn “đồng bệnh”. Đan Thiềm và Vũ
Như Tô gặp nhau ở nơi tâm hồn cùng đồng cảm với thân phận tài hoa nhưng bị
vùi dập, chia sẻ trong mơ ước về cái Đẹp trong lý tưởng sáng tạo nghệ thuật.
Nàng trở thành người tri âm tri kỉ của Vũ Như Tô.
Đan Thiềm là người yêu “tài” và trọng “tài”. Tinh thần trọng người tài
thể hiện ở chỗ khi vừa gặp Vũ Như Tô nàng đã có sự thơng cảm và chia sẻ với
người “đồng bệnh”: “Tài làm lụy ông cũng như nhan sắc phụ người. Tài bao
nhiêu lụy bấy nhiêu”. Đan Thiềm đã chỉ ra một sự thật, Vũ Như Tô là đại diện
cho cái tài luôn xứng đáng được ngợi ca, tôn vinh nhưng trong chế độ bất cơng thì
tài năng và người nghệ sĩ ln bị khinh rẻ. Khi chữ Tài cịn


cịn đi liền với chữ Lụy thì những người “đồng bệnh” mãi mãi ôm nỗi cô đơn
trong sáng tạo nghệ thuật.
Vì có tấm lịng liên tài nên lúc Vũ Như Tô mới bị bắt, ông nhờ Đan Thiềm
“mách đường chạy trốn” nàng đã hết lịng động viên, khích lệ Vũ Như Tơ ở lại và
khun ơng: “Ơng khơng có tiền. Khơng thể dựng một tịa lâu đài như ý nguyện.
Đây là lúc ông mượn tay vua Hồng Thuận mà thực hành cái mộng lớn của ông”.
Chỉ ra khả năng vô hạn và cái hữu hạn của nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật, Đan
Thiềm làm cho khát vọng của nghệ sĩ trỗi dậy mãnh liệt. Nghệ sĩ có tài năng và
ước mơ lớn, nhưng khơng có khả năng thực hiện vậy thì hãy dựa vào vua Hồng
Thuận: “Sự nghiệp sáng tạo cịn lại về mn đời. (…) Hậu thế xét cơng cho ơng
và nhớ ơn ơng mãi mãi. Ơng hãy nghe tôi làm cho đất Thăng Long trở thành nơi
kinh kì lộng lẫy”. Trên con đường sáng tạo nghệ thuật đầy gian truân, Đan Thiềm
là một người bạn chung thủy của người nghệ sĩ. Khi chỉ ra cái mất và cái được,
trong cái nhất thời và bất biến, Đan Thiềm bộc lộ tư tưởng tôn vinh nghệ thuật
tuyệt đối, cái mất chỉ là chuyện không đáng kể so với cái được là một cơng trình
nghệ thuật để đời. Với Đan Thiềm, dường như mọi hi sinh vì nghệ thuật đều được
coi là xứng đáng và đây cũng là điều mà Vũ Như Tô tôn thờ.
Đam mê tài năng, Đan Thiềm ln khích lệ Vũ Như Tơ xây dựng Cửu

Trùng đài, sẵn sàng quên mình để bảo vệ cái tài ấy. Đan Thiềm nguyện sống chết
vì Cửu Trùng đài. Nàng trao vàng bạc tế nhuyễn của mình cho việc xây cơng
trình, chia sẻ niềm vui với thợ xây dựng. Đan Thiềm ln tâm niệm cầu khấn:
“cầu trời cho đài chóng hồn thành, trường thọ với non sông”.
Khi nhận ra sự thất bại của giấc mộng Cửu Trùng đài, Đan Thiềm vẫn nghĩ
cho Như Tơ mà qn đi bản thân mình cũng đang gặp nguy hiểm. Nàng đau đớn
nghĩ đến sự sống chết của Vũ Như Tơ. Có đến 20 lần nàng thúc giục ông: “trốn
đi”, “lánh đi”, “đi đi”, “chạy đi”. Lời thúc giục vừa van xin, vừa


khẩn thiết, quyết liệt: “Ông phải trốn đi. Ông phải trốn đi. Trong lúc biến cố này,
ông hãy tạm lánh đi (…) Ơng trốn đi. Tài kia khơng nên để uổng. Ơng mà có mệnh
hệ nào thì nước ta khơng cịn ai tơ điểm nữa”. Khi qn nổi loạn đến, Đan Thiềm
chỉ một mực xin cho Như Tô: “Tướng quân nghe tôi. Bao nhiêu tội tôi xin chịu hết.
Nhưng xin tướng qn tha cho ơng Cả. Ơng ấy là một người tài (…) tướng quân
tha cho ông Cả. Nước ta cịn cần nhiều thợ tài để tơ điểm (…) đừng phạm vào tội
ác. Tướng quân. Đừng giết ông Cả (…). Tơi xin chịu chết.”. Khơng coi trọng mạng
sống của mình, Đan Thiềm chỉ nghĩ đến Vũ Như Tô và Cửu Trùng đài, mong mỏi
đến cháy lòng, hy vọng đến quyết liệt cho cái tài được tồn tại. Trong lời van xin,
nàng chỉ nhấn mạnh vào cái tài của Vũ Như Tô hy vọng quân nổi loạn tha chết cho
người nghệ sĩ. Trước sau Đan Thiềm vẫn chỉ một mực trung thành với lý tưởng đề
cao cái Đẹp và cái Tài. Hành động dũng cảm quên mình của Đan Thiềm chỉ có thể
lý giải bằng lịng u nghệ thuật.
Nhân vật Đan Thiềm mang một vẻ đẹp cao quý của tấm lòng biết nâng niu,
trân trọng tài năng, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của con người. Đó cũng là
mong muốn của nhà văn trong một xã hội mà người trí thức bị khinh rẻ, văn học
công khai đang đi vào ngõ cụt của sự bế tắc.
* Đề luyện tập
Đề 1
Trong lời đề tựa kịch “Vũ Như Tô”, Nguyễn Huy Tưởng viết:

"Than ôi ! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.
Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm".
Bằng những hiểu biết về đoạn trích và về vở kịch, anh (chị) hãy phát biểu ý kiến
của mình về lời tựa trên.
Nhận xét về đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, có ý kiến cho rằng:
Đoạn trích thể hiện quan niệm của Nguyễn Huy Tưởng về cái đẹp: Cái đẹp siêu
phàm, cái đẹp là bông hoa ác đẫm máu.


Bằng hiểu biết về đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, hãy bày tỏ quan điểm cuả
anh/chị về vấn đề trên.
III. Những đặc sắc trong “Hồn Trương Ba da hàng thịt”
3.1. Giá trị nhân văn của vở kịch “hồn Trương Ba da hàng thịt”
a.Khái quát về giá trị nhân văn
- Nhân văn: Những giá trị đẹp đẽ của con người
- Một tác phẩm văn học có giá trị nhân văn là tác phẩm đề cao những giá trị đẹp đẽ
của con người, hướng con người đến cái đẹp, cái cao cả.
b. Giá trị nhân văn của vở kịch “Hồn TB da hàng thịt”
- Ca ngợi vẻ đẹp cao khiết của tâm hồn (thông qua vẻ đẹp nhân cách Trương Ba).
- Khẳng định, tôn trọng cái cá thể, khẳng định vị trí, vai trị của cá nhân trong xã
hội. Qua các cuộc đối thoại giữa hồn TB với da hàng thịt, với Đế Thích, tác giả gửi
bức thơng điệp kêu gọi con người sống là chính mình
- Tác phẩm kêu gọi đấu tranh cho sự hoàn thiện nhân cách của con người. TB
khước từ cơ hội tiếp tục sống trong thân xác một người khác, trả lại xác hàng thịt,
nhường phép màu cho cu Tị nhưng được sống đích thực là mình. Thân xác trở về
cát bụi nhưng phần linh hồn cao cả còn mãi, nhân cách TB vẫn đẹp mãi trong tâm
trí những người cịn sống. Đó mới là cái đẹp cao cả cần hướng đến.
3.2. Triết lý nhân sinh trong vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”
- Mối quan hệ biện chứng giữa hồn và xác. Linh hồn đấu tranh chống lại những đòi
hỏi ham muốn tầm thường của thể xác.

- Phê phán lối sống giả dối, sống ích kỷ, chỉ biết tháa m·n nh÷ng nhu cầu lợi ích
của bản thân, bên trong một đằng bên ngoài một nẻo.
- Phê phán con người lấy sự cao khiết để ngụy biện cho hững hành động sai trái, k
tu dưỡng, rèn luyện. Nếu như vậy, con người luôn đứng trước nguy cơ tha hóa.
- Tác phẩm mang đến một thơng điệp nhân sinh sâu sắc : Con người sống phải biết
dung hòa giữa vẻ đẹp tâm hồn và nhu cầu về vật chất, giữa khát vọng của bản thân


với hồn cảnh thực tại, hãy sống thật với chính mình, vì hạnh phúc của những
người xung quanh, cá nhân mình phải góp phần vào sự phát triển của xã hội.
3.3. Đặc sắc nghệ thuật của vở kịch “Hồn TB da hàng thịt”
3.3.1. Nghệ thuật dựng cảnh: Sự kết hợp giữa yếu tố kì ảo và hiện thực
a.Yếu tố kì ảo
-

Cái lõi của “tích xưa’ là câu chuyện hồn Trương Ba sống lại trong xác anh

hàng thịt.Để thể hiện sinh động câu chuyện thần kì đó, dân gian đưa vào nhiều yếu
tố kì ảo. Mượn truyện xưa, Lưu Quang Vũ khơng thể bỏ qua những chi tiết thần kì
này.
*

Cảnh trên Thiên đình, có các quan, Nam Tào, Bắc Đẩu, Đế Thích.

*

Chuyện Trương Ba chết đi sống lại trong xác người khác, rồi hồn tách ra khỏi

xác anh hàng thịt.
* Cảnh hạ giới: Hồn Trương Ba hiện ra lờ mờ trong dáng Trương Ba thật.

*

Hồn Trương Ba lấy một nén hương châm lửa thắp lên, Đê Thích xuất hiện.

* Hồn cu Tị hay vụt lên khỏi mái nhà, tan mờ mờ như một làn sương mỏng.
-

Những yếu tốkì ảo trên có vai trò quan trọng trong việc chi phối diễn biến của

câu chuyện, phù hợp với mơ típ “hồn nọ xác kia” từ một cốt truyện dân gian.
b. Yếu tố hiện thực
-

Dù có nhiều yếu tố kì ảo, vở kịch vẫn mang tính hiện thực. Vở kịch ra đời năm

1981, đằng sau cảnh thiên đình, hạ giới là diện mạo của xã hội đương thời, một xã
hội đang trên quá trình đổi mới cịn nhiều ngổn ngang tốt với xấu, tích cực lẫn tiêu
cực.
-

Không gian của vở kịch nhuổm màu huyền thoại, phù hợp với cốt truyện dân

gian. Tuy vậy, nhà viết kịch không dừng lại ở không gian, thời gian nào cụ thể. Trải
dài xung đột trong không gian rộng lớn, thời gian vĩnh hằng, vỡ kịch chuyển tải
được những vấn đề lớn thuộc về triết lính ân sinh. Câu chuyện không dừng lại ở cá


nhân Trương Ba mà trở thành vấn đề của muôn đời: linh hồn và thân xác, sống và
chết.
3.3.2 Tạo tình huống và cách dẫn dắt xung đột kịch

a. Tình huống kịch độc đáo
-

Tình huống ối oăm, dở khóc dở cười: Hồn TB sống trong xác hàng thịt. “Hồn

người này, xác người khác”, hồn ông Trương Ba thanh cao trong xác anh hàng thịt
thô lỗ ->tạo ra xung đột kịch
-

Hồn Trương Ba, da hàng thịt là loại kịch khơng có những xung đột gay gắt.

Lưu Quang Vũ linh hoạt và sáng tạo trong cách tạo ra xung đột bên trong. Cuộc
đối thoại giữa hồn và xác chính là xung đột diễn ra trong bản thân nhân vật và hai
phần trong một con người tranh luận với nhau rất căng thẳng. Giữa xác hàng thịt
và hồn Trương Ba cổ sự va chạm giữa nhiều yếu tố: tốt và xấu, thanh cao và phàm
tục, bản năng và lí trí, đạo đức và tội lỗi... Trương Ba phải đấu tranh với chính
mình sau một quá trình tự ý thức để chọn cách ứng xử phù hợp.
b. Cách dẫn đắt xung đột kịch hợp lí
Nhà văn đưa ra mâu thuẫn giữa hồn và xác (Cuộc đối thoại giữa hồn và xác), đẩy
nó tới đỉnh điểm (Hồn Trương Ba gặp Đế Thích; cái chết của cu Tị) và tháo gỡ một
cách tự nhiên, khơng gị ép khiên cưỡng.
3.3.3. Ngôn ngữ kịch
Lưu Quang Vũ rất linh hoạt trong cách xây dựng lời thoại (bao gồm cả lời nhân vật
và lời chỉ dẫn sân khấu của tác giả), phù hợp với một vở kịch khai thác cốt truyện
huyền thoại dân gian.
a. Ngơn ngữ kịch giàu chất triết lí, giọng điệu tranh biện
Vở kịch của Lưu Quang Vũ lấp lánh những vấn đề về triết lí nhân sinh. Vì vậy
ngơn ngữ kịch cùng giàu chất triết lí. Chất triết lí thấm đượm trong lời thoại, đặc
biệt là những lời đối đáp giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt, giữa hồn
Trương Ba với Đế Thích.



-

Lời thoại của hàng thịt - triết lí về thán xác: “Tơi là cái bình để chứa linh hồn...

Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quý,
khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bề cái thân xác họ mãi khổ sở,
nhếch nhác... Mỗi bữa tơi địi ăn tám, chín bát cơm, tơi thèm ăn thịt, hồi có gìlà tội
lỗi nào? Lỗi là ở chỗ khơng có đủ tám, chín bát cam cha tơi ăn chứ?”
-

Lời thoại của hồn Trương Ba với Đế Thích - triết lí về sự thống nhất, hài hòa

giữa hồn và xác trong một con người: “Khơng thể bên trong một dàng, bên ngồi
một nẻo được. Tơi muốn được là tơi tồn vẹn.”
b. Lời đối thoại sinh động
Ngôn ngữ nhân vật được cá thể hóa rõ nét, đặc biệt là hai nhân vật Trương Ba và
anh hàng thịt. Hai nhân vật này có lúc tách ra, đối diện, đối đáp với nhau (Lớp 1 Trên sân khấu hồn Trương Ba lờ mờ hiện ra), có lúc nhập vào nhau (Lớp 2 — Xác
hàng thịt mang hồn Trương Ba ngồi lặng lẽ bên chồng).
-

Anh hàng thịt là người thơ lỗ, nóng nảy, ngơn ngữ thơ lậu.

-

Trương Ba là người nho nhã, ngôn ngữ thanh lịch. Đồng thời Trương Ba cũng

là người thẳng thắn, dám đấu tranh với thân xác mình (cái xác vay mượn của anh
hàng thịt), đấu tranh với chính mình (tâm hồn trong sạch của Trương Ba) vì vậy

ngơn ngữ của Trương Ba có lúc sắc sảo, thâm thúy. Đặc biệt là đoạn đối thoại với
Đế Thích (Lớp 3), lời lẽ, lập luận của Trương Ba chứng tỏ đây là con người biết
suy nghĩ chín chắn, biết nhìn xa trơng rộng, thẳng thắn và tự trọng.
c. Lời độc thoại thể hiện tâm trạng nhân vật
Đoạn trích cảnh VII chủ yếu là đối thoại, nhưng cũng có những lời độc thoại được
nhà văn sử dụng đúng lúc, đúng chỗ nên tạo được hiệu quả cao. Tâm trạng phân
vân, đau đớn của hồn Trương Ba được diễn tả qua những lời độc thoại như:
“Không! Không! Tôi không muốn sống như thế”
3.3.4. NT xây dựng nhân vật


*Đề luyện tập
Đề 1
Bàn về vai trò của nghệ thuật với cuộc sống, có ý kiến cho rằng: Khi nghệ thuật
đồng hành được cùng “tâm trạng xã hội“ thì tác dụng của nó đối với đời sống to
lớn biết chừng nào.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về đoạn trích vở kịch “Hồn
Trương Ba, da hàng thịt”, anh/chị hãy chứng minh.



×