Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Kiểm tra rơ le và mạch điện điều khiển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.21 KB, 4 trang )

Kiểm tra rờ le và mạch điện điều khiển
Trên một chiếc xe thì sử dụng nhiều rờ le điện. Các rờ le điều khiển này được sử dụng giống như
một công tắc,nó dùng tín hiệu điện kích hoạt để hoạt động. Một rờ le đã được kích hoạt nó sẽ kết
nối một nguồn cung cấp điện tới một phụ tải riêng biệt.
Các phụ tải có thể giới hạn từ hộp ECU chính đến bơm nhiên liệu,các cơ cấu chấp hành…Hầu hết các rờ le
đều làm việc trên cùng một nguyên lý mặc dù số chân của rờ le có thể khác nhau ( rờ le 4 chân,5 chân,6
chân,8 chân…). Có hai cách để kiểm tra mà chúng ta cần chú ý khi đối mặt với một rờ le có vấn đề.Vấn
đề đối với một rờ le thực tế có thể là do nguồn,tiếp mass hoặc mạch điện kích hoạt để rờ le hoạt động.
Hình dạng rờ le thực tế
Trong sách hướng dẫn sữa chữa xe sẽ chỉ cho chúng ta cách để kiểm tra rờ le, sơ đồ mạch điện bao gồm có
sơ đồ mạch điều khiển kích hoạt rờ le. Một rờ le rất dễ bị hỏng khi nhiệt độ của rờ le ấm hoặc nóng. Một rờ
le có thể được chia thành 2 phần riêng biệt.
+Phần đầu tiên của rờ le dùng một cuộn dây như một nam châm điên để đóng mạch điện thứ cấp bên trong
rờ le.Cuộn dây thì hoạt động được là do một nguồn điện cung cấp (+) và tiếp mass(-) giống như một mạch
điện bóng đèn.
+Phần thứ hai của rờ le là tiếp điểm ( công tắc) nó điều khiển dòng điện từ nguồn tới một phụ tải riêng biệt
nào đó như một bơm nhiên liệu hoặc hệ thống đánh lửa…
Như vậy tóm lại,nếu kích hoạt cho cuộn dây rờ le hoạt động nó sẽ đóng tiếp điểm và cung cấp nguồn tới cho
phụ tải hoạt động.
+Cuộn dây của rờ le có thể được kích hoạt bằng tay ví dụ như: Khi ta bật công tắc đèn pha nó sẽ kích hoạt
rờ le điều khiển đèn pha cung cấp nguồn tới đèn pha hoạt động. Hoặc cuộn dây rờ le có thể được kích hoạt
bằng cách tự động,ví dụ như: Khi hộp ECU điều khiển cho bơm nhiên liệu hoạt động tức là nó sẽ gởi một tín
hiệu điện áp để kích hoạt cho rờ le bơm hoạt động.
+Còn tiếp điểm của rờ le là một công tắc và thực hiện chính xác việc đóng (off) hoặc mở (on) để cung cấp
nguồn tới phụ tải
Rờ le thì được đặt trong hộp cầu chì trên xe hoặc hộp phân chia nguồn trung tâm,để tìm thấy được vị trí của
rờ le có thể tham khảo sách hướng dẫn sửa chữa
Hình dạng của một rờ le 5 chân
Nhận biết các chân rờ le:
-Chân 85 và chân 86 là phần đầu tiên của rờ le được sử dụng như một nam châm điện để đóng mạch điện
thứ 2 trong rờ le .Nam châm điện này được kích hoạt từ 1 một nguồn dương (+) và nối mass (-) giống như


một mạch điện bóng đèn.
-Chân 87 và chân 30 là phần thứ hai của rờ le đó là “công tắc” chuyển dòng điện từ nguồn đến các thiết bị
phụ tải khác.
-Chân 87a thường không được sử dụng nhiều và không cần thiết phải kết nối cho rờ le hoạt động .Chân 87a
có thể sử dụng cho nhiều thứ khác ví dụ như kiểm sát sự hoạt động của rờ le hay kết nối 1 mạch điện riêng
mà nó sử dụng nguồn từ chân này khi rờ le không hoạt động
Kiểm tra khi mạch điện có vấn đề:
*Dụng cụ cần thiết để tiến hành : Đèn thử hoặc 1 đồng hồ VOM , một đoạn dây điện nhỏ, một bóng đèn
ô tô nhỏ và đui đèn.
-Bước 1 : Bất cứ lúc nào bạn gặp vần đề với các bộ phận điều khiển điện tử như là rờ le điều khiển cho một
động cơ, hộp số, hệ thống phanh ABS , hoặc hệ thống túi khí SRS (supplemental restraint system, Air Bag)
hãy kiểm tra tất cả các cầu chì bằng cách sử dụng đèn thử và kiểm tra hộp phân phối nguồn bên dưới nắp
ca pô và hộp cầu chì duới bảng taplo. Một cầu chì thì cung cấp nguồn để rờ le hoạt động và tới bộ phận điều
khiển khác.Nếu tất cả cầu chì kiểm tra OK tiếp tục với bước kế tiếp
- Bước 2 :Để kiểm tra hoạt động của rờ le bạn cần một nguời giúp đỡ bật công tắc đến vị trí “ON” trong lúc
đó thì tay đặt trên rờ le,tay sẽ cảm thấy có tiếng cạch cạch (rờ le nguồn,rờ le bơm…) .Mặt khác khi chìa
khóa bật sang vị trí “Star” ngón tay cũng sẽ cảm thấy có tiếng cạch cạch (rờ le khởi động).
Nếu không, gỡ rờ le ra và kiểm tra các kết nối , nếu bị ăn mòn hoặc quá nóng thì lắp lại với một cái rờ le mới
tiến hành kiểm tra lại các công đoạn ,nếu hệ thống vẫn vận hành không tốt chúng ta tiến hành theo bước kế
tiếp.
- Bước 3: Nối bóng đèn thử hoặc đồng hồ VOM với mass (dây màu đen). Bật công tắc khóa ở vị trí “ON”
(động cơ tắt) lấy rờ le ra. Sử dụng dụng cụ dò để kiểm tra tất cả các chân giắc cám trong giắc dùng để cắm
rờ le vào , hai trong 4 chân đó phải có nguồn
Nếu tất cả các cầu chì liên quan đều tốt mà vẫn không có dòng thì chúng ta sử dụng sơ đồ mạch điện trong
sách hướng dẫn sữa chữa ,xem đường đấu dây của mạch nguồn để sữa chữa. Nếu là “OK” tiến hànhbướctiếp
theo.
Cấu tạo bên trong rờ le
-Bước4: Với công tắc khóa ở vị trí “OFF” lấy một đoạn dây nhỏ và tuốt vỏ bọc ở hai đầu. Cắm một đầu dây
vào chân 87 và dầu dây còn lại vào chân 30 của giắc cắm dùng để cắm rờ le lên và bật công tắc khóa ở vị trí
“ ON”.Rờ le bây giờ bỏ qua như vậy các phụ tải mà rờ le điều khiển phải có nguồn

Ví dụ : Nếu bạn kiểm tra rơle của quạt làm mát két nước, quạt làm mátphảihoạt động. Nếunhư phụ tải
màrờ le điều khiểnkhônghoạt động, trong trường hợp quạt làm mát này ta sử dụng đèn thử và kiểm ta
nguồn tại giắc của quạt làm mát.
+Nếu vẫn không có nguồn điện chứng tỏ dây bị ngắn mạch đoạn giữa rờ le nguồn cung cấp và mô tơ quạt
làm mát
+Nếu có nguồn tại giắc cắm của quạt làm mát,tiếp tục kiểm tra dây mass(-) của giắc cắm mô tơ quạt, với
đèn thử vẫn còn nối mass (-)
Nếu đèn thử không sáng thì phụ tải hoặc quạt làm mát bị hỏng cần phải thay thế nó.Nếu có nguồn tại dây
mass của mô tơ quạt ,chứng tỏ nguồn mass bị hỏng và cần phải sữa chữa nó
Nếu tất cả đều "OK" ta tiến hành bước tiếp theo.
-Bước 5 : Tháo rờ le ra ,sử dụng một đoạn dây nhỏ bện dầu dây lại dài khoảng 2 inch và đặt nó vào trong
giắc cắm của rờ le lên chân mass .Tiếp theo ráp rờ le lại , giữ cho sợi dây ngắn đó được giữ chặt trong giắc
cắm và không cho dây này chạm bất cứ chân nào hoặc mass.
Với sợi dây này ta kết nối với một dây của bóng đèn ô tô ( cỡ nhỏ) và chuôi đèn. Dây còn lại của bóng đèn
và chuôi nối với mass. Bóng đèn phải sáng khi rờ le được sử dụng nếu không mạch điện có vấn đề.
Cách khác: Nếu ta đặt sợi dây vào trong giắc cắm của rờ le lên chân nguồn. Tiếp theo ráp rờ le lại, giữ cho
sợi dây ngắn đó được giữ chặt trong giắc cắm và không cho dây này chạm bất cứ chân nào hoặc mass. Với
sợi dây này ta kết nối với một dây của bóng đèn ô tô ( cỡ nhỏ) và chuôi đèn. Dây còn lại của bóng đèn và
chuôi nối với mass. Bóng đèn phải sáng nếu không mạch điện có vấn đề.
Những vấn đề thông thường :
-Khi Rơle nóng lên trong lúc hoạt động, tiếp điểm bên trong rơle có thể gây ngắn mạch bởi vậy không cho
phép dòng điện đi qua. Khi tiếp điểm nguội nó sẽ tiếp tục cho dòng điện đi qua. Để kiểm tra vấn đề này ta
nối hai đầu dây đèn thử lần lượt với chân 30 và 87 đầu còn lại nối mass. Khi nối 2 đầu đèn thử lần lượt tới 2
chân này, nên sử dụng một đoạn dây nhỏ sẽ dễ dàng hơn.
Ráp rơle lại và quan sát đèn thử trong khi hoạt động:
+Nếu đèn thử cắm vào chân 30 thì đèn phải sáng nếu không sáng thì phải xem lại mạch nguồn, cần có sơ
đồ mạch điện trong sách hướng dẫn sử dụng xe.
+Nếu đèn thử cắm vào chân 87 khi rờ le hoạt động nhưng đèn không sáng chứng tỏ tiếp điểm có vấn đề,cần
thay thế rờ le mới.
-Nếu có một dòng điện quá lớn đi qua mạch rờ le nó sẽ làm cho tiếp điểm rờ le bị kẹt, khi đó sẽ không cho

phép nguồn được ngắt tới phụ tải ( mặc dù người điều khiển đã tắt công tắc) điều này gây ra tổn hao nguồn
điện accu không cần thiết.
Ví dụ: Khi một hệ thống ABS đã đến tuổi thọ hoạt động , nó sẽ tiêu thụ một dòng điện lớn gây ra kẹt tiếp
điểm rờ le,tình trạng này sẽ làm accu mau chóng hết điện cho đến khi vấn đề được khắc phục.
-Độ ẩm bên trong rơle có thể làm cản trở hoạt động của rơle.
-Trong khi kiểm tra mạch nguồn , mass phải được tiếp xúc tốt nếu không cầu chì của mạch đó sẽ bị hỏng .

×