Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Xây dựng quy trình thao tác chuẩn may các cụm chi tiết của sản phẩm dệt kim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.46 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------

LÊ THỊ TRANG

XÂY DỰNG QUY TRÌNH THAO TÁC CHUẨN MAY
CÁC CỤM CHI TIẾT CHÍNH CỦA SẢN PHẨM DỆT KIM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------------------------

LÊ THỊ TRANG

XÂY DỰNG QUY TRÌNH THAO TÁC CHUẨN MAY
CÁC CỤM CHI TIẾT CHÍNH CỦA SẢN PHẨM DỆT KIM

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHAN THANH THẢO


HÀ NỘI - 2018


Luận văn cao học

Công nghệ vật liệu dệt may

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan tồn bộ nội dung luận văn “Xây dựng quy trình thao tác
chuẩn may các cụm chi tiết chính của sản phẩm dệt kim” là cơng trình nghiên cứu
của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phan Thanh Thảo. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu được nêu trong luận văn là những số liệu thực tế thu được sau khi
tiến hành thí nghiệm tại cơng ty TNHH SXTM Fashion Vina, đảm bảo chính xác,
trung thực, không trùng lặp và chưa từng được công bố.
Tôi xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật, nếu có gì sai, tơi xin hồn
tồn chịu trách nhiệm.
TP.HCM, ngày 30 tháng 10 năm 2018
Tác giả

Lê Thị Trang

i


Luận văn cao học

Công nghệ vật liệu dệt may

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS.

Phan Thanh Thảo, người thầy đã tận tình hướng dẫn, khích lệ và truyền dạy cho tôi
những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt q trình thực hiện và hồn thành đề tài
luận văn thạc sĩ kỹ thuật này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
và Viện Đào tạo sau Đại học đã tạo điều kiện và mở lớp Cao học Vật liệu dệt may
2016B tại Tp. Hồ Chí Minh để học viên có cơ hội học tập và nâng cao kiến thức
chuyên môn của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn đến tồn thể quý Thầy, Cô giáo Viện Dệt May Da giày và Thời trang, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã không ngại đường xa
đến giảng dạy và truyền đạt cho tơi những kiến thức khoa học trong suốt khóa học.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn đến công ty TNHH SXTM Fashion Vina,
công ty CP DM ĐTTM Thành Công và công ty CP TM XNK May Phương Nam đã
hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện

Lê Thị Trang

ii


Luận văn cao học

Công nghệ vật liệu dệt may

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ .....................................................................ix

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................xi
1.
Lý do chọn đề tài: .......................................................................................xi
2.
Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài: ................................................ xii
3.
Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................ xii
4.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: ............................................................... xii
5.
Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................... xii
6.
Tóm tắt cơ đọng các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả ...... xiii
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN.............................................................1
1.1.
Khái quát chung về năng suất, thao tác và phương pháp lao động hợp lý
trong sản xuất công nghiệp .........................................................................................1
1.1.1.
Năng suất, năng suất lao động .....................................................................1
1.1.1.1. Khái niệm năng suất, năng suất lao động, phương pháp xác định năng suất ...... 1
1.1.1.2. Phương pháp khảo sát năng suất lao động của các chuyền may sản phẩm......... 3
1.1.2.
Khái quát chung về thao tác và thao tác lao động .......................................4
1.1.2.1. Khái niệm thao tác, thao tác lao động ................................................................... 4
1.1.2.2. Khái niệm thao tác lao động hợp lý ...................................................................... 4
1.1.2.3. Xây dựng thao tác hợp lý ....................................................................................... 5
1.1.2.4. Nghiên cứu thao tác lao động ................................................................................ 5
1.1.2.5. Nguyên tắc tiết kiệm thao tác và xây dựng thao tác hợp lý ................................. 6
1.1.2.6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình thao tác của người công nhân may
trong SX công nghiệp.........................................................................................................13

1.1.2.7. Phương pháp đo thời gian thực hiện thao tác của người công nhân trong sản xuất
công nghiệp .........................................................................................................................18
1.1.3.
Khái niệm phương pháp lao động và phương pháp lao động hợp lý ........22
1.1.3.1. Khái niệm phương pháp lao động ........................................................................22
1.1.3.2. Khái niệm phương pháp lao động hợp lý ............................................................22
1.1.3.3. Phương pháp hợp lý hóa quy trình thao tác may sản phẩm ...............................23
1.2.
Khái qt về quy trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm ...............................23
1.2.1.
Khái niệm quy trình cơng nghệ, quy trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm .23
1.2.1.1. Khái niệm quy trình cơng nghệ .........................................................................23
1.2.1.2. Quy trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm...........................................................23
1.2.2.
Khái niệm nguyên công, xây dựng nguyên công tối ưu ............................24
1.2.2.1. Khái niệm nguyên công .....................................................................................24
1.2.2.2. Xây dựng nguyên công tối ưu ...........................................................................25
1.3.
Vải dệt kim và sản phẩm vải dệt kim.........................................................26
1.3.1.
Khái niệm, phân loại và các tính chất vải dệt kim .....................................26
1.3.1.1. Khái niệm ...........................................................................................................26
1.3.1.2. Phân loại vải dệt kim .........................................................................................27

iii


Luận văn cao học

Cơng nghệ vật liệu dệt may


1.3.1.3. Tính chất vải dệt kim .........................................................................................28
1.3.2.
Phân loại sản phẩm vải dệt kim và các cụm chi tiết chính của sản phẩm dệt
kim
....................................................................................................................28
1.3.2.1. Phân loại sản phẩm vải dệt kim .......................................................................28
1.3.2.2. Phân loại các cụm chi tiết chính của sản phẩm dệt kim ..................................29
1.4.
Phương pháp phân tích thao tác lao động trong nghiên cứu xây dựng quy
trình thao tác chuẩn ...................................................................................................29
1.4.1.
Phương pháp MTM ...................................................................................29
1.4.2.
Hệ thống thời gian định trước GSD ..........................................................30
1.5.
Tổng quan các cơng trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trong và
ngồi nước .................................................................................................................31
1.5.1.
Cơng trình nghiên cứu của nước ngồi ......................................................32
1.5.1.1. Cơng trình 1 ........................................................................................................32
1.5.1.2. Cơng trình 2 ........................................................................................................33
1.5.2.
Cơng trình nghiên cứu trong nước .............................................................34
1.5.2.1. Cơng trình 1 ........................................................................................................34
1.5.2.2. Cơng trình 2 ........................................................................................................36
1.6.
Kết luận chương 1 ......................................................................................37
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..39
2.1.

Nội dung nghiên cứu:.................................................................................39
2.1.1.
Khảo sát hiệu quả sản xuất và quy trình thao tác thực tế may các cụm chi
tiết chính sản phẩm áo Polo-Shirt tại một số doanh nghiệp May khu vực Tp. HCM và
tỉnh Long An .............................................................................................................39
2.1.2.
Nghiên cứu xây dựng quy trình thao tác chuẩn may các cụm chi tiết chính
của áo Polo-Shirt bằng phương pháp tính tốn lý thuyết MTM và hệ thống GSD ..39
2.1.3.
Đề xuất một số biện pháp cải tiến phương pháp thực hiện thao tác của người
công nhân may nhằm nâng cao năng suất lao động ..................................................40
2.1.4.
Tổ chức đào tạo và huấn luyện kỹ năng tay nghề của cơng nhân và áp dụng
quy trình thao tác chuẩn nhằm nâng cao năng suất lao động ....................................42
2.2.
Đối tượng nghiên cứu ................................................................................42
2.2.1.
Đối tượng khảo sát năng suất lao động may các cụm chi tiết chính của sản
phẩm áo Polo-Shirt tại một số DN May khu vực Tp. HCM và tỉnh Long An ..........42
2.2.1.1. Mô tả Sản phẩm áo Polo-Shirt cơ bản ..............................................................42
2.2.1.2. Một số DN may sản phẩm áo Polo-Shirt: ..........................................................43
2.2.2.
Đối tượng nghiên cứu quy trình thao tác may các cụm chi tiết chính của sản
phẩm áo Polo-Shirt ....................................................................................................44
2.3.
Phương pháp nghiên cứu: ..........................................................................44
2.3.1.
Phương pháp điều tra khảo sát ...................................................................44
2.3.2.
Phương pháp lý thuyết phân tích thao tác lao động của người công nhân

may
....................................................................................................................45
2.3.2.1. Phương pháp đo lường thời gian MTM............................................................45
2.3.2.2. Hệ thống thời gian định trước GSD (General Sewing Data) ..........................57
2.3.3.
Phương pháp thực nghiệm xác định quy trình thao tác lao động của người
công nhân may ..........................................................................................................72
2.3.3.1. Phương pháp xác định cỡ mẫu .........................................................................72

iv


Luận văn cao học

Công nghệ vật liệu dệt may

2.3.3.2. Phương pháp quay phim, chụp ảnh .................................................................72
2.3.3.3. Phương pháp bấm giờ lấy thời gian .................................................................73
2.3.4.
Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm ....................................................75
2.3.5.
Phương pháp huấn luyện trực tiếp công nhân ...........................................77
2.4.
Kết luận chương 2 ......................................................................................80
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN ...............................812
3.1.
Kết quả khảo sát hiệu quả sản xuất thơng qua năng suất lao động và quy trình
thao tác của công nhân may sản phẩm áo Polo-Shirt tại một số doanh nghiệp may.......
....................................................................................................................82
3.1.1.

Kết quả khảo sát hiệu quả sản xuất của một số doanh nghiệp may ............82
3.1.2.
Kết quả khảo sát quy trình thao tác của cơng nhân may sản phẩm áo PoloShirt tại công ty TNHH TM Fashion Vina .................................................................86
3.1.3.
Kết quả khảo sát phương pháp thực hiện thao tác thực tế của cơng nhân may
....................................................................................................................95
3.1.3.1. Phân tích hiện trạng tại chuyền 2 Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại
Fashion Vina .......................................................................................................................95
3.1.3.2. Phân tích những điểm chưa hợp lý quy trình thao tác các cụm chi tiết chính của
sản phẩm áo Polo-Shirt ......................................................................................................97
3.2.
Kết quả cải tiến phương pháp làm việc và xây dựng quy trình thao tác chuẩn
may các cụm chi tiết chính của sản phẩm áo Polo-Shirt .........................................104
3.2.1.
Kết quả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện phương pháp thực hiện thao
tác chuẩn may các cụm chi tiết chính của áo Polo-Shirt .........................................104
3.2.2.
Kết quả đào tạo, huấn luyện các bài học cơ bản cho người công nhân ...113
3.2.3.
Kết quả phân tích xây dựng quy trình thao tác chuẩn cho người công nhân.
..................................................................................................................114
3.2.4.
Đánh giá kết quả thời gian thực hiện thao tác sau khi áp dụng cải tiến ..123
3.2.5.
Đánh giá hiệu quả của cải tiến .................................................................126
3.3.
Kết luận chương 3 ....................................................................................128
KẾT LUẬN .............................................................................................................129
HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................130
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................131

PHỤ LỤC ................................................................................................................133

v


Luận văn cao học

Công nghệ vật liệu dệt may

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TMDV

Thương mại dịch vụ

CPĐT

Cổ phần đầu tư

ĐTTM

Đầu tư thương mại

SXSP

Sản xuất sản phẩm


GSD

General Sewing Data

ILO

International Labour Office

ISO

International Organization for Standardization

TMU

Time Measurement Unit (Đơn vị đo thời gian)

XNK

Xuất nhập khẩu

NSLĐ

Năng suất lao động

QT

Quy trình

ĐTLĐ


Đối tượng lao động

NVL

Nguyên vật liệu

SP

Sản phẩm

ID

Identification (Mã nhận dạng)

PTQT

Phân tích quy trình

BTP

Bán thành phẩm

DN

Doanh nghiệp

WTO

Tở chức Thương mại thế giới


TGTH

Thời gian thực hiện

QLCL

Quản lý chất lượng

vi


Luận văn cao học

Công nghệ vật liệu dệt may

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại sản phẩm dệt kim ..............................................................28
Bảng 1.2. Phân loại các cụm chi tiết chính của sản phẩm áo Polo-Shirt ...........29
Bảng 2.1. Lịch sử phát triển của phương pháp đo lường thời gian MTM ..........45
Bảng 2.2. Bảng thời gian ứng với cử động với ...................................................46
Bảng 2.3. Bảng thời gian động tác xoay .............................................................47
Bảng 2.4. Bảng thời gian của động tác di chuyển ..............................................47
Bảng 2.5. Bảng thời gian tương ứng với động tác nén (Barnes 1980), (Konz 1995)
............................................................................................................................48
Bảng 2.6. Bảng thời gian tương ứng với động tác nắm ......................................48
Bảng 2.7. Bảng thời gian TMU ứng với thao tác định vị ...................................49
Bảng 2.8. Bảng thời gian tương ứng với động tác thả vật ..................................49
Bảng 2.9. Bảng thời gian tương ứng với động tác tháo vật ................................49
Bảng 2.10. Bảng thời gian cho mỗi động tác .....................................................50
Bảng 2.11. Bảng thời gian tương ứng của cử động lấy và đặt ...........................52

Bảng 2.12. Bảng thời gian tương ứng các cử động còn lại ................................53
Bảng 2.13. Bảng thời gian tương ứng cử động trong MTM-2 ...........................53
Bảng 2.14. Bảng thời gian TMU thêm vào tương ứng .......................................54
Bảng 2.15. Bảng độ khó đường may ..................................................................54
Bảng 2.16. Bảng kí hiệu độ dừng chính xác của đường may .............................54
Bảng 2.17. Bảng code máy [5] ...........................................................................55
Bảng 2.18. Bảng quy định code trong GSD .......................................................59
Bảng 3.1. Bảng thống kê một số kết quả khảo sát năng suất tại chuyền may 1
Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Fashion Vina ........................................82
Bảng 3.2. Bảng thống kê một số kết quả khảo sát năng suất tại chuyền may 2
Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Fashion Vina ........................................82
Bảng 3.3. Bảng thống kê một số kết quả khảo sát năng suất tại chuyền may 3
Công ty CPTM XNK may Phương Nam............................................................83
Bảng 3.4. Bảng thống kê một số kết quả khảo sát năng suất tại chuyền may 4
Công ty CPTM XNK may Phương Nam............................................................83
Bảng 3.5. Bảng thống kê một số kết quả khảo sát năng suất tại chuyền may 4
Công ty cổ phần dệt may Thành Công (tcg).......................................................83
Bảng 3.6. Bảng thống kê một số kết quả khảo sát năng suất tại chuyền may 13
Công ty cổ phần dệt may Thành Công (tcg).......................................................84
Bảng 3.7. Bảng so sánh hiệu quả sản xuất bình qn của các cơng ty may theo
kết quả khảo sát thực tế ......................................................................................84
Bảng 3.8. Bảng thời gian trung bình thực hiện các cơng đoạn sản phẩm áo PoloShirt cơ bản .........................................................................................................86
Bảng 3.9. Bảng danh sách công nhân, công đoạn lựa chọn ưu tiên cải tiến ......90
Bảng 3.10. Bảng phân tích quy trình và thời gian thực hiện thao tác thực tế của
công đoạn tra cở ..................................................................................................91
Bảng 3.11. Bảng phân tích quy trình và thời gian thực hiện thao tác thực tế của
công đoạn may định hình trụ ..............................................................................92

vii



Luận văn cao học

Công nghệ vật liệu dệt may

Bảng 3.12. Bảng phân tích quy trình và thời gian thực hiện thao tác thực tế của
công đoạn may xẻ tà ...........................................................................................93
Bảng 3.13. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp thực hiện thao
tác của người công nhân ...................................................................................106
Bảng 3.14. Kết quả khi thực hiện huấn luyện bài học gắp bi bằng đũa ...........113
Bảng 3.15. Kết quả khi thực hiện huấn luyện bài học may không tải ..............114
Bảng 3.16. Bảng phân tích quy trình và thời gian thực hiện thao tác bằng phương
pháp MTM và hệ thống GSD và thực nghiệm, hợp lý hóa thao tác cơng đoạn tra
cở.......................................................................................................................115
Bảng 3.17. Bảng phân tích quy trình và thời gian thực hiện thao tác bằng phương
pháp MTM và hệ thống GSD và thực nghiệm, hợp lý hóa thao tác cơng đoạn may
định hình trụ......................................................................................................117
Bảng 3.18. Bảng phân tích quy trình và thời gian thực hiện thao tác bằng phương
pháp MTM và hệ thống GSD và thực nghiệm, hợp lý hóa thao tác công đoạn may
xẻ tà lai..............................................................................................................119
Bảng 3.19. Bảng so sánh thời gian làm việc của công nhân trước và sau khi áp
dụng cải tiến......................................................................................................122
Bảng 3.20. Bảng phân tích mức độ giảm thời gian thực hiện giữa quy trình thao
tác thực tế trước cải tiến, thời gian đề xuất bằng phương pháp MTM và thời gian
thực hiện thao tác thực tế sau cải tiến ...............................................................124
Bảng 3.21. Bảng kết quả khảo sát năng suất tại chuyền may 1 Công ty TNHH
Sản Xuất Thương Mại Fashion Vina sau cải tiến .............................................127

viii



Luận văn cao học

Công nghệ vật liệu dệt may

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
Hình1.1. Biểu đồ nghiên cứu thao tác ....................................................................6
Hình 1.2. Hình vẽ mơ tả năng lực và giới hạn của con người về tầm nhìn theo
phương ngang khi làm việc.....................................................................................9
Hình 1.3. Đồng hồ bấm giờ thơng thường ............................................................19
Hình 1.4. Đồng hồ bấm giờ thể thao.....................................................................20
Hình 1.4. Vải dệt kim đan ngang .........................................................................28
Hình 1.5. Vải dệt kim đan dọc .............................................................................28
Hình 2.1. Hình ảnh minh họa mơ tả đặc điểm kỹ thuật sản phẩm áo Polo-Shirt 42
Hình 2.2. Sơ đồ phân tích quy trình cơng nghệ may sản phẩm áo Polo-Shirt......44
Hình 2.3. Tìm hiểu các code căn bản trong hệ thống phần mềm GSD ................63
Hình 2.4. Chọn ra các cơng đoạn tạo code cần cải tiến ........................................63
Hình 2.5. Ghi đầy đủ thơng tin vào bảng phân tích code .....................................64
Hình 2.6. Phân tích code dựa trên phim ...............................................................65
Hình 2.7. Chỉnh sửa code và hệ số theo đúng thao tác trong đoạn phim ............65
Hình 2.8. Viết tên thao tác thực tế trong đoạn phim ứng với mỗi mã code ..........66
Hình 2.9. Mở hệ thống phần mềm ........................................................................66
Hình 2.10. Chọn thơng tin phù hợp ......................................................................67
Hình 2.11. Nhập tên người dùng và mật khẩu cho trương trình ...........................67
Hình 2.12. Nhập ID người dùng, mật khẩu và lựa chọn ngơn ngữ ......................68
Hình 2.13. Chọn q trình hoạt động ...................................................................68
Hình 2.14. Nhập mơ tả ..........................................................................................69
Hình 2.15. Chọn thơng tin sản phẩm và thành phần .............................................69
Hình 2.16. Lưu thơng tin ......................................................................................70
Hình 2.17. Nhập tiêu đề cơng đoạn và loại máy sử dụng cho cơng đoạn ............70

Hình 2.18. Nhập mã code, mô tả thao tác, số lần thực hiện .................................71
Hình 2.19. Lưu dữ liệu ..........................................................................................71
Hình 2.20. Dụng cụ gắp bi ....................................................................................78
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh hiệu quả sản xuất bình qn các chuyền may của các
cơng ty may theo kết quả khảo sát thực tế ............................................................85
Hình 3.2. Biểu đồ thời gian thực hiện các công đoạn của sản phẩm áo Polo-Shirt
tại chuyền may 1 và 2 tại cơng ty TNHH SXTM Fashion Vina ..........................87
Hình 3.3. Biểu đồ so sánh thời gian thực hiện các cụm chi tiết chính của sản phẩm
áo Polo-Shirt .........................................................................................................88
Hình 3.4. Biểu đồ so sánh thời gian thực hiện các công đoạn tại cụm trụ của sản
phẩm áo Polo-Shirt ...............................................................................................89
Hình 3.5. Biểu đồ so sánh thời gian thực hiện các công đoạn tại cụm cở của sản
phẩm áo Polo-Shirt ...............................................................................................89
Hình 3.6. Biểu đồ so sánh thời gian thực hiện các công đoạn tại cụm lai của sản
phẩm áo Polo-Shirt ...............................................................................................90
Hình 3.7. Vị trí làm việc của cơng nhân bố trí khơng hợp lý ...............................96
Hình 3.8. Thao tác của cơng nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ......96
Hình 3.9. Sắp xếp BTP gọn gàng giúp giảm thời gian di chuyển của tay ..........104

ix


Luận văn cao học

Cơng nghệ vật liệu dệt may

Hình 3.10. Sắp xếp chi tiết nhỏ gọn gàng và gần tay để dễ dàng lấy .................105
Hình 3.11. Biểu đồ so sánh thời gian thực hiện thao tác bằng phương pháp lý thuyết
MTM, hệ thống GSD và sau cải tiến ..................................................................122
Hình 3.12. Biểu đồ so sánh thời gian thực hiện thao tác trước khi áp dụng cải tiến

và sau khi áp dụng cải tiến ..................................................................................123
Hình 3.13. Biểu đồ so sánh thời gian thực hiện thao tác trước cải tiến, bằng phương
pháp MTM, hệ thống GSD và sau khi cải tiến ...................................................125
Hình 3.14. Biểu đồ so sánh hiệu suất lao động trước cải tiến và sau khi cải tiến
.............................................................................................................................127

x


Luận văn cao học

Công nghệ vật liệu dệt may

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành công nghiệp May
nước ta đang phải cạnh tranh khốc liệt về số lượng lẫn chất lượng, trong đó vấn đề
được quan tâm hàng đầu là năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Nâng cao
năng suất lao động và chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với nâng cao khả năng cạnh
tranh và là yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp.
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp may Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp
may khu vực thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An nói riêng vẫn chưa có bộ phận
chuyên trách nghiên cứu và cải tiến nhằm xây dựng quy trình thao tác chuẩn cho các
cơng đoạn may, chủ yếu các nội dung này do chuyền trưởng và kỹ thuật chuyền
hướng dẫn cho công nhân. Do vậy, khi triển khai sản xuất tại chuyền may, nhiều công
nhân vẫn chưa hiểu thao tác chuẩn là gì? cách thực hiện và lợi ích như thế nào?. Vì
vậy, họ vẫn thực hiện các thao tác cũ theo thói quen và kinh nghiệm dẫn đến vẫn tồn
tại rất nhiều thao tác thừa vơ ích làm tăng thời gian thực hiện thao tác và giảm năng
suất lao động trên chuyền may.
Trong bài luận văn này tác giả trình bày kết quả nghiên cứu: “Xây dựng quy trình

thao tác chuẩn may các cụm chi tiết chính của sản phẩm dệt kim” đi sâu nghiên cứu
cải tiến quy trình thao tác của người cơng nhân trong quá trình may và xây dựng quy
trình thao tác chuẩn một số cụm chi tiết chính của sản phẩm áo Polo-Shirt. Đây là sản
phẩm điển hình trong nhóm sản phẩm may từ vải dệt kim, có số lượng sản xuất lớn,
đơn hàng sản xuất ổn định nhưng qui trình thao tác cơng nghệ may cịn nhiều điểm
chưa hợp lý và năng suất lao động trên chuyền chưa cao. Đồng thời tiến hành huấn
luyện cho người công nhân may thực hiện theo quy trình thao tác chuẩn giúp rút ngắn
thời gian may ở mỗi công đoạn nhằm tăng năng suất lao động và hiệu quả tổ chức
sản xuất của dây chuyền may tại các doanh nghiệp may khu vực Tp. HCM và tỉnh
Long An Việt Nam.
Do đó với nội dung đề tài “Xây dựng quy trình thao tác chuẩn may các cụm chi
tiết chính của sản phẩm dệt kim” tác giả đã đi sâu vào việc nghiên cứu và cải tiến
thao tác với mục đích chuẩn hóa thao tác, giảm thiểu thời gian lãng phí, tăng tốc độ

xi


Luận văn cao học

Công nghệ vật liệu dệt may

làm việc, để góp phần làm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm may là mục
tiêu hết sức quan trọng và cần thiết cho mỗi doanh nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài:
Trên thế giới và trong nước đã có một số cơng trình nghiên cứu về vấn đề này.
Tác giả Frank Gilbreth đã nghiên cứu về thời gian và chuyển động trong công việc.
Hội đồng nghiên cứu công nghệ và phát triển phương pháp đo lường gồm HB
Maynard, GJ Stegemerten, JL Schwab nghiên cứu phương pháp và đo lường công
việc. Tác giả Vũ Thị Nhự nghiên cứu đưa ra các giải pháp cải thiện thao tác và tốc
độ làm việc của người công nhân may. Tác giả Đinh Mai Hương nghiên cứu ảnh

hưởng của thao tác may tới năng suất của chuyền may sản phẩm áo Polo-Shirt.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Xây dựng bộ dữ liệu tiêu chuẩn về thời gian thao tác lao động của công nhân may
sản phẩm áo Polo-Shirt nhằm nâng cao năng suất lao động của dây chuyền may sản
xuất sản phẩm áo Polo-Shirt.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Tiến hành khảo sát năng suất lao động từ đó tính tốn hiệu quả sản xuất của các
chuyền may sản phẩm áo Polo-Shirt tại một số doanh nghiệp may tại Tp. HCM công
ty CP DM ĐTTM Thành Công, công ty CP TM XNK May Phương Nam và công ty
TNHH SXTM Fashion Vina, từ đó lựa chọn dây chuyền may và cơng đoạn may của
cơng nhân có năng suất lao động thấp nhất để tiến hành phân tích quy trình thao tác
may các cụm chi tiết chính, đề xuất biện pháp cải tiến và áp dụng quy trình thao tác
chuẩn xây dựng.
Nghiên cứu quy trình thao tác may 3 cụm chi tiết chính của sản phẩm áo PoloShirt là cụm trụ, cụm cổ và cụm lai, do trong các cụm này có một số cơng đoạn may
khó, cần nhiều thời gian để thực hiện và địi hỏi cơng nhân may có tay nghề cao.
5. Phương pháp nghiên cứu:
-

Phương pháp điều tra khảo sát

-

Phương pháp lý thuyết phân tích quy trình thao tác lao động của người công nhân
may

-

Phương pháp thực nghiệm xác định quy trình thao lao động của người cơng nhân

xii



Luận văn cao học

Công nghệ vật liệu dệt may

may
-

Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm

-

Phương pháp huấn luyện trực tiếp cơng nhân

6. Tóm tắt cơ đọng các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả
-

Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình thao tác may hợp
lý trong ngành may cơng nghiệp nước ta.

-

Đề xuất quy trình thao tác hợp lý may các cụm chi tiết chính của sản phẩm PoloShirt.

-

Kết quả nghiên cứu này có thể áp dụng cho các dây chuyền may sản phẩm PoloShirt trong công ty TNHH TM Fashion Vina nói riêng và các doanh nghiệp may
sản phẩm Polo-Shirt Việt Nam nói chung.


xiii


CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN


Luận văn cao học

1.1.

Công nghệ vật liệu dệt may

Khái quát chung về năng suất, thao tác và phương pháp lao động hợp lý

trong sản xuất công nghiệp
1.1.1. Năng suất, năng suất lao động
1.1.1.1. Khái niệm năng suất, năng suất lao động, phương pháp xác định năng
suất
 Năng suất [11]:
Nhà kinh tế học Adam Smith là tác giả đầu tiên đưa ra thuật ngữ năng suất
(Productivity) trong một bài báo bàn về vấn đề hiệu quả sản xuất phụ thuộc vào số
lượng lao động và khả năng sản xuất vào năm 1776, trong một bài báo nói về hiệu
quả sản xuất phụ thuộc vào sô lượng lao động và khả năng sản xuất của lao động.
Trong một nghiên cứu khác của Sumanth (1997), cho rằng thuật ngữ năng suất đầu
tiên được một nhà toán học người Pháp là Quesney đề cập đến trong một bài báo vào
năm 1766. Đến năm 1883, một người Pháp khác là Littre định nghĩa năng suất là “khả
năng sản xuất”. Sau đó thuật ngữ này được sử dụng khá thường xuyên khi phân tích
các vấn đề về kinh tế.
Theo quan niệm truyền thống, năng suất là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào được sử
dụng để tạo ra đầu ra đó. Các yếu tố đầu vào bao gồm vốn, lao động, máy móc thiết

bị, nguyên nhiên vật liệu… Các yếu tố đầu ra được đo bằng sản lượng hiện vật, doanh
thu, giá trị sản phẩm đầu ra theo giá cố định, giá trị hiện hành, …
Theo quan niệm hiện đại, năng suất lao động là một trạng thái tư duy. Nó là một
thái độ nhằm tìm kiếm để cải thiện những gì đang tồn tại, có một sự chắc chắn rằng
ngày hơm nay con người có thể làm việc tốt hơn ngày hơm qua và ngày mai tốt hơn
ngày hơm nay. Hơn nữa nó địi hỏi những cố gắng khơng ngừng để thích ứng với các
hoạt động kinh tế trong những điều kiện luôn thay đổi, luôn ứng dụng những lý thuyết
và phương pháp mới. Đó là một sự tin tưởng chắc chắn trong quá trình tiến triển của
lồi người. Khái niệm này nhấn mạnh mặt chất và phản ánh tính phức tạp của năng
suất. Về mặt lượng năng suất vẫn được hiểu là mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra.
Việc lựa chọn đầu vào và đầu ra khác nhau sẽ tạo ra các chỉ tiêu đánh giá năng suất

Lê Thị Trang

1

Khóa 2016-2018


Luận văn cao học

Công nghệ vật liệu dệt may

khác nhau. Về mặt toán học, năng suất được phản ánh bằng công thức sau:
P=
-

Tổng đầu ra
Tổng đầu vào


Đầu ra thường được gọi bằng cụm từ tập hợp cảc kết quả: Chất lượng, giá
thành, thời hạn giao hàng, lợi nhuận.

-

Đầu vào trong khái niệm này đươc tính theo các yếu tố tham gia để sản xuất
như: Nhân lực, nguyên vật liệu, vốn, máy móc thiết bị, kỹ năng chun mơn,
cơng nghệ, hệ thống sản xuất...

 Năng suất lao động [1]:
Theo C. Mác: năng suất lao động là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích. Nó
nói lên kết quả hoạt động sản xuất có mụch đích của con người trong một đơn vị thời
gian nhất định.
Theo quan niệm truyền thống: năng suất lao động phản ánh tính hiệu quả của việc
sử dụng lao động. Thực chất nó đo giá trị đầu ra do một lao động tạo ra trong một
khoảng thời gian nhất định, hoặc là số thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị
sản phẩm đầu ra.
Như vậy, năng suất lao động phản ánh mối quan hệ giữa đầu ra (là sản phẩm) và
đầu vào (là lao động) được đo bằng thời gian làm việc. Từ nhiều khái niệm khác nhau
về năng suất lao động chúng ta có thể hiểu một cách tởng qt nhất “năng suất lao
động là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất của người lao
động trong quá trình sản xuất”.
Là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả. Năng suất lao động là hiệu quả của hoạt động
có ích của con người trong một đơn vị thời gian, nó được biểu hiện bằng số lượng sản
phẩm sản xuất trong một đơn vị thời gian hoặc hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản
phẩm.
Năng suất lao động

Tổng sản phẩm làm ra (sp/người/ngày)
Số công nhân


 Phương pháp xác định năng suất lao động [7]:
Phương pháp xác định mức NSLĐ theo cơng thức:

Lê Thị Trang

2

Khóa 2016-2018


Luận văn cao học

Công nghệ vật liệu dệt may

Công thức tính: W =

Q
T

hoặc t =

T
Q

Trong đó :
+ W: năng suất lao động
+ t: lượng thời gian hao phí để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm ( t = 1/W)
+ Q: khối lượng sản phẩm được biểu hiện bằng hiện vật (hoặc giá trị).
+ T: lượng lao động hao phí được biểu hiện là tởng số giờ, tởng số ngày (hoặc số

lượng lao động bình qn)
Trong tính tốn có rất nhiều cơng thức tính năng suất và thường tính năng suất
trong 1 khoảng thời gian nào đó, hoặc trên đơn vị nào đó (người, chuyền, tở, nhóm…)
Năng suất =

Thời gian làm việc một ngày
(SP/người/ngày)
Định mức thời gian hoàn thành sản phẩm

Tuy nhiên, trên đây là cơng thức tính lý tưởng, dựa trên lý thuyết. Còn trong
thực tế sản xuất của xí nghiệp may, hay cụ thể trong chuyền may thì phát sinh rất
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất. Do đó cơng thức tính năng suất thực tế được
thực hiện để theo dõi trong quá trình sản xuất, làm cơ sở dữ liệu cho việc cải tiến
năng suất là: NS mục tiêu =
Số giờ làm việc x Số công nhân
x Hiệu quả cân đối chuyền (%)
Định mức thời gian HTSP x (1 + Tỉ lệ thời gian chết)
Ngoài ra trong thực tế sản xuất các công ty may cịn đánh giá năng suất lao
động thơng qua đánh giá hiệu suất sản xuất:
Hiệu suất SX =

Định mức thời gian SP x Số lượng SP làm ra
x 100%
Tổng thời gian công nhân làm ra SP

Tương tự hiệu suất sản xuất của một chuyền may cũng được tính bằng cơng
thức trên. Khi đó các giá trị định mức thời gian sản phẩm, số lượng sản phẩm làm ra,
tổng thời gian công nhân làm ra sản phẩm sẽ quy cho một chuyền may.
1.1.1.2. Phương pháp khảo sát năng suất lao động của các chuyền may sản phẩm
Là phương pháp khảo sát NSLĐ bằng nhiều phương pháp khác nhau như điều

tra khảo sát, thống kê, phân tích, đánh giá và so sánh,… nhằm hạn chế những tác
động tiêu cực và khai thác các khả năng tiềm tàng để tăng NSLĐ.
Khảo sát NSLĐ có nhiều ý nghĩa to lớn:
Lê Thị Trang

3

Khóa 2016-2018


Luận văn cao học

Công nghệ vật liệu dệt may

 Là cơ sở đánh giá kết quả lao động của mỗi cá nhân, doanh nghiệp.
 Là cơ sở để trả lương cho lao động.
 Là cơ sở cho việc tuyển chọn, tuyển mộ.
 Là cơ sở cho tổ chức sản xuất và phân công, hiệp tác lao động...

1.1.2. Khái quát chung về thao tác và thao tác lao động
1.1.2.1. Khái niệm thao tác, thao tác lao động [16]
Thao tác là hành động của con người nói chung. Nó bao gồm các cử động của
con người tác động lên đối tượng nhằm làm thay đởi cấu trúc ban đầu của nó với mục
đích tạo ra giá trị cho đối tượng.
Trong họat động sản xuất thì thao tác được định nghĩa là tác động của người công
nhân vào đối tượng để tạo thành một sản phẩm có giá trị sử dụng được.
Nghiên cứu động tác: là phân tích động tác tay và mắt của người thợ trong một
công tác riêng lẽ hay nằm trong một chu kỳ thao tác để có thể loại bỏ các đơng tác vơ
ích hoặc cải tiến các động tác và điều chỉnh lại (theo Hiệp hội cơ khí Mỹ).
Thao tác lao động là tổ hợp các hoạt động của cơng nhân nhằm thực hiện một

mục đích nhất định về công nghệ. Thao tác là bộ phận của bước cơng việc được đặc
trưng bởi tính mục đích.
1.1.2.2. Khái niệm thao tác lao động hợp lý [16]
Tối ưu hóa cơ cấu của bước công việc của thao tác nhằm giảm số lượng cử
động vơ ích hoặc cải tiến và điều chỉnh lại các động tác.
Như vậy hợp lý hóa phương pháp của thao tác không những chỉ đặt ra với việc
hoàn thiện các phương pháp và thao tác lao động hiện có mà cả với việc nghiên cứu
thiết kế các phương pháp lao động mới.
Ý nghĩa của việc áp dụng phương pháp và thao tác lao động hợp lý:
-

Cải tiến và điều chỉnh lại các động tác

-

Khai thác khả năng dự trữ

-

Tiết kiệm thời gian lao động

-

Giảm nhẹ lao động và nâng cao chất lượng lao động

-

Tăng năng suất lao động

-


Chi phí áp dụng biện pháp khơng lớn

Lê Thị Trang

4

Khóa 2016-2018


Luận văn cao học

Công nghệ vật liệu dệt may

1.1.2.3. Xây dựng thao tác hợp lý [16]
Bước 1: Lựa chọn đối tượng phân tích và nghiên cứu. Hướng trọng tâm vào các công
việc:
-

Thường xuyên lặp lại và tương đối ổn định

-

Tốn nhiều thời gian hao phí

-

Tiến hành bằng lao động thủ cơng

-


Gây nên mệt mỏi nhiều

-

Đơn điệu

Bước 2: Phân tích và đánh giá thực trạng của phương pháp và thao tác hiện tại:
-

Phân tích ngun cơng

-

Miêu tả và lượng hóa phương pháp và thao tác lao động
 Miêu tả về nội dung
 Miêu tả về không gian
 Miêu tả về mặt thời gian

-

Phân tích và đánh giá

Bước 3: Thiết kế phương pháp và thao tác lao động hợp lý:
-

Giảm bớt số lượng động tác

-


Tạo ra các động tác có quỹ đạo ngắn, hợp lý nhất

-

Đảm bảo nhịp độ, nhịp điệu hợp lý

-

Đảm bảo chế độ làm việc của thiết bị có năng suất cao

-

Tận dụng khả năng cơ khí hóa đến mức tối đa.

Bước 4: Áp dụng và phổ biến các phương pháp và thao tác lao động tiên tiến:
Huấn luyện trực tiếp: mở lớp huấn luyện cho công nhân thực hành.
1.1.2.4. Nghiên cứu thao tác lao động [17]
Nghiên cứu thao tác là nghiên cứu thơng qua việc phân tích chuyển động của
cơ thể, tay hoặc mắt trong công việc, từ đó tiến hành loại bỏ các chuyển động thừa,
xây dựng các thao tác tối ưu, ít tốn sức. Nhằm cải tiến các thao tác; Tiêu chuẩn hóa
các thao tác; Tăng hiệu quả trong sản xuất; Có thể nhận biết được các thao tác hợp lý
- thao tác không hợp lý nhằm xây dựng thao tác chuẩn.

Lê Thị Trang

5

Khóa 2016-2018



Luận văn cao học

Cơng nghệ vật liệu dệt may

• Phân tích thao tác bằng cả hai tay: là phương thức phân tích và cải tiến q
trình thao tác bằng cả hai tay của người lao động.
• Phân tích thao tác nhỏ: là phương thức phân chia thao tác của con người thành
những thao tác nhỏ, phân tích và từ đó xây dựng cách thao tác hợp lý.
Nghiên cứu thao tác

Nghiên cứu phương pháp
Thiết kế, cải tiến hệ thống
công việc và từng công việc

Đo thời gian thực hiện thao tác
Loại bỏ thời gian không hiệu
quả và thiết lập thời gian chuẩn

Lựa chọn đối tượng

Lựa chọn đối tượng

Lựa chọn đối tượng

Ghi chép phân
tích thực tế

Ghi chép phân tích
trạng thái hoạt động


Phân chia yếu tố
cơng việc

Các phương pháp:
- Phân tích cơng đoạn
- Phân tích thao tác
- Nghiên cứu cử động

Lấy mẫu

Đánh giá
Xem xét

Xem xét
Đánh giá
Cách làm như nào?
Ai làm?
Khi nào?
Ở đâu?
Cái gì?
Tại sao?

Thời gian hoạt động
tối ưu nhất
Thời gian dư cần
thiết

Đo – Đánh giá
Các phương pháp
Phân tích cơng đoạn

Phân tích thao tác
Nghiên cứu cử động

Thời gian chính

Thời gian thừa vơ ích

Phương pháp tốt nhất

Thời gian chuẩn

Thiết kế cải tiến xác lập hệ thống tối ưu

Hình1.1. Biểu đồ nghiên cứu thao tác
1.1.2.5. Nguyên tắc tiết kiệm thao tác và xây dựng thao tác hợp lý [17]
a. Nguyên tắc tiết kiệm thao tác
Tiết kiệm thao tác là việc nâng cao hiệu quả thao tác bằng tay, giảm đi sự mệt
nhọc, sự hiệu quả năng lượng của con người.
Lê Thị Trang

6

Khóa 2016-2018


Luận văn cao học

Công nghệ vật liệu dệt may

Gồm 03 nhóm nguyên tắc:

 Nguyên tắc để tiết kiệm thao tác liên quan đến sử dụng các bộ phận của cơ
thể công nhân may:
- Đồng thời bắt đầu công việc, đồng thời kết thúc công việc, đồng thời sử dụng cả
hai tay.
- Không để cho cả hay tay đồng thời nghỉ (trừ giờ giải lao). Thao tác của hai tay theo
hướng đối xứng ngược chiều nhau và mang tính đồng thời.
- Bộ phận cần may đặt ở hai bên trái phải, lấy đồng thời bằng cả hai tay. Đặt những
nguyên vật liệu mỏng hoặc những bộ phận lớn hơn trên bàn đặt vật liệu. Khơng vặn
người để từ một phía lấy bộ phận cần may.
- Thao tác của tay hoặc cơ thể để hồn thành cơng việc được chia những thao tác
nhỏ (chia thành 5 cấp độ).
+ Cấp độ 1: thao tác của ngón tay (tiến hành phân loại ở mức thời gian và
công sức nhỏ nhất).
+ Cấp độ 2: thao tác bao gồm ngón tay và cở tay.
+ Cấp độ 3: thao tác bao gồm ngón tay, cở tay và cánh tay.
+ Cấp độ 4: thao tác bao gồm ngón tay, cổ tay và cẳng tay.
+ Cấp độ 5: thao tác bao gồm ngón tay, cở tay, cánh tay, cẳng tay và vai
(thao tác làm thay đổi tư thế)
- Với những sản xuất sử dụng những nguyên liệu cứng hoặc sử dụng bộ phận lớn
như sản xuất quần bị thì đành phải chia thành 4 hoặc 5 cấp. Cố gắng nghiên cứu và
cải tiến những thao tác đến cấp độ 3.
- Sử dụng phạm vi chuyển động, chọn phạm vi tối thiểu của thao tác.Trong lúc may,
khi đưa bán thành phẩm vào hoặc ra, tiến hành chia sẻ mức chuyển động theo phương
nằm ngang đến cấp độ 3 (bao gồm thao tác ngón tay, cở tay và cánh tay). Cấp độ 5
thì cần cải tiến.
- Khi thay đởi phương hướng một cách rõ ràng thì thay vì chuyển động theo đường
thẳng nên tiến hành chuyển động liên tục và có nhịp. Với những chuyển động hình
bầu dục dưới cấp độ 3 thì cố gắng chuyển động theo phương nằm ngang.

Lê Thị Trang


7

Khóa 2016-2018


Luận văn cao học

Công nghệ vật liệu dệt may

- Chuyển động theo đường đạn (thao tác giống như đóng đinh bằng búa) thì chính
xác, nhanh và đơn giản hơn là chuyển động có kiểm sốt.
Trong thao tác may 1 kim hoặc may vắt sở, nhiều cơng đoạn có chuyển động cần
kiểm soát, yêu cầu độ thành thạo cần sử dụng trang bị phụ trợ (cữ, gá...) hoặc sử dụng
thiết bị tự động thay thế cho thao tác của con người giảm sự phụ thuộc vào con người,
do đó nâng cao NSLĐ và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Ý nghĩa của thao tác theo nhịp là để tốc độ thao tác nhanh (thao tác mang tính chu
kỳ lặp đi lặp lại theo quy tắc). Ví dụ như hoạt động hơ hấp đi bộ là những vận động
lặp đi lặp lại theo quy tắc. Về mặt tâm lí, những vận động hình bầu dục thì có cảm
giác là có nhịp hơn những vận động tròn.
- Trong trường hợp máy may 1 kim hoặc may lại mũi dùng tay (ngón tay) trái để hạ
cần điều khiển lại mũi cho đến khi cần trở về vị trí cao nhất thì khơng dùng tay phải,
khi cần điều khiển lại mũi ở vị trí thấp nhất thì kéo lùi tay phải lại, đây cũng là những
thao tác theo nhịp.
- Việc điều chỉnh vị trí của bàn thao tác hoặc chỗ để bộ phận giúp thao tác dễ dàng
và nâng cao năng suất lao động.
- Không phải là “may, cắt, may, cắt, may, cắt” mà là “may, may, may, cắt, cắt, cắt”
điều này nhấn mạnh vào chu trình của thao tác, tăng sự thành thạo trong thao tác và
nâng cao năng suất lao động.
- Những thao tác theo phương thẳng đứng như việc đặt những vật liệu đã được cắt ỏ

bàn xuống sàn sẽ làm giảm năng suất lao động và tăng sự mệt nhọc. Nguyên tắc quan
trọng của những thao tác như “lấy”, “đặt” là di chuyển theo chiều ngang.
- Cách đặt những bộ phận nhỏ trên những bộ phận to rồi may là cách thực hiện dễ
dàng.
- Cố gắng giảm tối đa việc quan sát, để mắt tập trung vào những khoảng cách gần.
- Khi may cở áo với những bộ phần thì cố gắng tối đa cách đặt các bộ phận đó gần
người lao động để dễ lấy. Trong thao tác với máy may thì việc lấy nguyên liệu việt
liệu bằng tay được ở phía trước bên trái là cơ bản, tuy hiên khi cần ghép nhiều bộ
phận thì cố gắng khơng quan sát và lấy theo hướng từ trái sang phải.
 Quy tắc để tiết kiệm thao tác tại nơi làm việc:
Lê Thị Trang

8

Khóa 2016-2018


Luận văn cao học

-

Công nghệ vật liệu dệt may

Đặt dụng cụ hoặc nguyên vật liệu ở vị trí cố định. Tạo thành thói quen khi đặt

những vật như kéo, khi cần lấy được ngay mà không cần quan sát.
-

Đặt những đồ cần sử dụng như dụng cụ, nguyên vật liệu ở gần khu vực thao tác


chính (quy tắc phạm vi thao tác). Cố gắng đặt kéo, thước đo, bộ phần cần may ở khu
vực thao tác chính, ví dụ quanh chân vịt.
-

Khi thao tác với máy may, nên cố đặt dụng cụ, ngun vật liệu ở vị trí thuận tiện,

khơng gây cản trở cho thao tác, với những bộ phận nhỏ như nhãn tên trên áo có thể
đặt vào một chiếc hộp để ở phía trên của máy may.

Hình 1.2. Hình vẽ mơ tả năng lực và giới hạn của con người về tầm nhìn theo
phương ngang khi làm việc
- Sử dụng hộp đựng lợi dụng lực hấp dẫn khi vận chuyển đến nơi thao tác: hộp đựng
ở công đoạn gắn biển tên, hoặc cho hộp đựng khuy trong máy đính khuy.
- Cố gắng thả xuống rồi chuyển đi theo “Thuyết vạn vật hấp dẫn” của Newton.
Trong trường hợp may máy 1 kim, thả xuống băng chuyền ở góc nghiêng 10 độ phía
trước bộ phận máy đang sử dụng (chân vịt). Hoặc đặt băng chuyền (có độ cao bằng
với độ cao của bàn may) ở phía bàn may (phía bên trái người lao động), để chuyển
sản phẩm ra phía trước.
- Cách bố trí nguyên vật liệu hoặc dụng cụ để có thể tiến hành thao tác theo trình tự
tối ưu.
- Khi may, có thể sử dụng dụng cụ trong một số cơng đoạn, tuy nhiên vẫn cần lựa
chọn vị trí đặt kéo hoặc đục lỗ.
Lê Thị Trang

9

Khóa 2016-2018



×