Tải bản đầy đủ (.pptx) (38 trang)

ĐẠI CƯƠNG về KINH tế y tế (KINH tế y tế)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.46 KB, 38 trang )

KINH TẾ Y TẾ
GIỚI THIỆU KINH TẾ HỌC
& KINH TẾ Y TẾ


Mục Lục

1.KINH TẾ HỌC
2.KINH TẾ Y TẾ
3.CUNG - CẦU
4.CÂN BẰNG CUNG – CẦU


1. KINH TẾ HỌC
-

Kinh tế học là môn khoa học về sự lựa chọn phương pháp tối ưu trong số
các phương án sử dụng các nguồn lực ngày càng khan hiếm, để thỏa mãn
những nhu cầu cụ thể của cá nhân và cộng đồng.

-

3 dạng nền kinh tế
Kinh tế thị trường
Vận động theo cơ chế thị
trường, do “bàn tay vơ
hình” và các yếu tố lợi
nhuận điều khiển. Lợi ích
là tăng trưởng kinh tế
nhanh & tự do phát triển.
Làm tăng phân hóa giàu


nghèo.

-

Kinh tế mệnh lệnh

Kinh tế hỗn hợp

Chính phủ đề ra mọi
quyết định về sản xuất và
tiêu thụ. Sau đó, các
hướng dẫn cụ thể sẽ
được phổ biến tới các
hãng sản xuất kinh doanh,
đơn vị kinh tế và hộ gia
đình.

Chính phủ khơng giao kế
hoạch một cách trực tiếp,
nhưng có định hướng,
thơng qua các chính sách
(thuế, hình thức thanh
tốn,…) 2 khu vực nhà
nước và tư nhân tương
tác nhau trong việc giải
quyết các vấn đề kinh tế.

Vai trò của thị trường: là sự thể hiện thu gọn quá trình quyết định của
từng cá thể sẽ tiêu dùng mặt hàng nào , của nhà sản xuất nào , việc làm
nào, … thông qua việc điều chỉnh giá cả



1. KINH TẾ HỌC
Đường giới hạn khả năng sản xuất (Possibility Production Frontier):


1. KINH TẾ HỌC
Chi phí cơ hội (Opportunity Cost): chi phí cơ hội là những giá trị
phải từ bỏ khi sử dụng nguồn lực này cho hoạt động/mục đích
khác.
Có thể nói, chi phí cơ hội là giá trị của một phương án tốt nhất bị
bỏ qua khi lựa chọn thực hiện một hoạt động kinh tế khác.
Đặc trưng: Khi đầu tư vào cơ hội này là một cơ hội khác mất đi.
Khơng phải lúc nào cũng lượng hóa hết được chi phí cơ hội.


1. KINH TẾ HỌC
Kinh tế học vĩ mô:
Kinh tế học vĩ mô là môn khoa học kinh tế tổng quát, nghiên
cứu các quy luật hoạt động kinh tế và khoa học hành vi ứng xử
trong quản lý kinh tế ở phạm vi quốc gia và quốc tế.
 Kinh tế học vi mô:
Kinh tế học vi mô là một phần ngành kinh tế học nghiên cứu
các quy luật hoạt động kinh tế và hành vi - ứng xử trong quản lý
kinh tế của các đơn vị kinh tế cơ sở và cá nhân, như các hãng
kinh doanh, khách hàng và các dự án.


1. KINH TẾ HỌC


So sánh Kinh Tế Vĩ Mô & Kinh Tế Vi Mô
Kinh Tế Vĩ Mô
- Xem xét tổng hợp, tồn bộ.
-Nghiên cứu, phân tích& lựa chọn những
vấn đề kinh tế tổng hợp của toàn bộ nền
kinh tế quốc dân.

Kinh Tế Vi Mô
- Xem xét chi tiết, bộ phận.
-Nghiên cứu, phân tích & lựa chọn các
vấn đề kinh tế cụ thể của các tế bào kinh
tế.

•GNP, GDP và tăng trưởng kinh tế
•Cung, cầu
•Việc làm, tiền lương, thất nghiệp.
•Lựa chọn tiêu dùng tối ưu
•Lạm phát.
•Chi phí sản xuất, giá cả, lợi nhuận
•Tổng Cung (AS), tổng Cầu (AD), chính
•Cạnh tranh và độc quyền
sách tài khóa, tiền tệ.
•Thất bại, hạn chế của kinh tế thị
•Phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mơ. trường và vai trị điều tiết của nhà nước.
 
- Nghiên cứu hoạt động của hệ thống kinh - Đề cập hoạt động của các tế bào kinh tế;
tế, tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động. phân tích hành vi và đưa ra các giải pháp
tối ưu cho từng tế bào kinh tế.



1. KINH TẾ HỌC
Mơ hình tổng cung và tổng cầu.
Tổng cung (AS): là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các hãng sản xuất
kinh doanh trong nền kinh tế sản xuất và bán ra thị trường trong một thời
kỳ nhất định tương ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất đã
cho.
Tổng cầu(AD): là tổng khối lượng hàng
hóa và dịch vụ mà các tác nhân trong
nền kinh tế sử dụng trong một thời kỳ
nhất định tương ứng với các mức giá,
khi các biến số khác không đổi.
Các yếu tố cấu thành tổng cầu trong
nền kinh tế bao gồm: C – Tiêu dùng; I –
Đầu tư; G – Chi tiêu Chính phủ về hàng
hóa & dịch vụ; NX – Xuất khẩu ròng.


1. KINH TẾ HỌC

Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
Toàn bộ giá trị sản phẩm cuối cùng và dịch vụ được tạo ra
Là kết quả hoạt động kinh tế của tất cả các công dân một nước
Trong khoảng thời gian nhất định. (thường là 1 năm)
GNP = C + I + G + (X – M) + NR
Tổng sản phẩm quốc nội GDP (Gross Domestic Product)
Toàn bộ giá trị sản phẩm cuối cùng và dịch vụ được tạo ra
Là kết quả hoạt động kinh tế, trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia
Trong khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm)
GDP = C + I + G + (X – M)



1. KINH TẾ HỌC

GNP = C + I + G + (X –M) + NR
GDP = C + I + G + (X – M)
C: (Consumption) = Chi tiêu dùng cá nhân
I: (Investment) = Chi tiêu cho đầu tư cá nhân.
G: (Government spending) = Chi tiêu dùng Chính phủ
(X – M): (Export – Import) = Cán cân thương mại (xuất khẩu – nhập khẩu).
NR: (Net income from assets abroad) = Thu nhập rịng từ tài sản nước ngồi.


1. KINH TẾ HỌC

Lạm phát - Giảm Phát - CPI
Lạm phát là sự gia tăng liên tục trong mức trong mức giá chung.
Hoặc lạm phát là sự suy giảm sức mua của đồng tiền.
Nếu thu nhập bằng tiền không tăng kịp tốc độ trượt giá, thì thu
nhập thực tế, tức là sức mua của thu nhập bằng tiền sẽ giảm.
Lạm phát chia làm 3 loại:
•Lạm phát vừa phải: Lạm phát 1 con số; có thể dự đốn trước, ổn
định.
•Lạm phát phi mã: Lạm phát 2 – 3 con số trong 1 năm. Thường xảy
ra khi có sự chuyển đổi nền kinh tế ở các quốc gia đang phát triển
•Siêu Lạm phát: trường hợp lạm phát đặc biệt (LP >50%/tháng kéo
dài > 1 năm)


1. KINH TẾ HỌC


Lạm phát - Giảm Phát - CPI
Thiểu phát: trường hợp đặc biệt của “Lạm phát vừa phải” khi LP
rất thấp. VN giai đoạn 2002-2003 từng gặp thiểu phát (LP 3-4%). Các
QG khác thì ko
Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống
liên tục. Cũng có thể nói giảm phát là lạm phát với tỷ lệ mang giá trị
âm.
Giảm phát là hiện tượng ít gặp nên đơi khi có sự nhầm lẫn với
thiểu phát.
Lạm phát vừa phải có lợi ích kích thích tăng trưởng kinh tế. Lạm
phát khác sẽ ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế.
Giảm phát thể hiện sự đình trệ và suy thoái kinh tế.


1. KINH TẾ HỌC

Lạm phát - Giảm Phát – CPI
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ số tính theo phần trăm để phản
ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian.
Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá
và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát. Chỉ số này chỉ dựa vào
một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.


2. KINH TẾ Y TẾ

Khái niệm

• Là một chuyên ngành của kinh tế học, vận dụng lý
thuyết kinh tế vào việc quản lý ngành y tế, nâng cao chất

lượng hoạch định chính sách, lựa chọn các quyết định
chính xác trong lĩnh vực quản lý y tế, nghiên cứu sử
dụng một cách tối ưu nhất nguồn lực của ngành y tế để
nâng cao sức khỏe cộng đồng.


2. KINH TẾ Y TẾ

Đối tượng
Kinh tế y tế là giải quyết các vấn đề, hậu quả của sự hạn chế
về nguồn lực trong hệ thống y tế.
Kinh tế y tế tập trung 3 lĩnh vực
• Giải quyết các vấn đề sử dụng các nguồn lực hợp lý.
• Huy động và phân bổ các nguồn lực.
• Áp dụng kinh tế học vào việc lập kế hoạch và quản lý y tế.


2. KINH TẾ Y TẾ

Chức năng – Tác dụng:
1. Phân tích việc sử dụng & phân bổ nguồn lực trong ngành y tế, đề
xuất quy trình có hiệu quả tối ưu cho các mục tiêu chăm sóc sức
khỏe
2. Phân tích quá trình ra quyết định trong lập kế hoạch chăm sóc sức
khỏe đề xuất mơ hình phù hợp.
3. Phân tích nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế của nhân dân, đánh giá
hiệu quả sử dụng nguồn lực và xây dựng quy trình giúp người dân
tiếp cận tốt hơn các dịch vu y tế.
4. Đánh giá hiệu quả của các chính sách và hoạt động y tế hiện hành.
5. Tìm ra những ưu tiên trong quản lý ngành y tế.

6. Tư vấn những giải pháp tối ưu cho các mục tiêu CSSK.
7. Nghiên cứu về quản lý kinh tế trong ngành y tế (các lý thuyết phù
hợp > thiết kế dự án > thí điểm > báo cáo tính khả thi)


2. KINH TẾ Y TẾ

Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực y tế:
Thứ nhất, đề ra các kế hoạch, chiến lược phát triển từng
vùng.
Thứ hai, đảm bảo lợi ích y tế cho cộng đồng.
Thứ ba, đảm bảo an ninh chính trị, xã hội và đối ngoại để
cơ chế thị trường vận đông theo định hướng đề ra
Thứ tư, quản lý quan hệ ngoại giao và đem lại lợi ích cho
các bên.
Thứ năm, quản lý, điều tiết, định hướng, kích thích nền
kinh tế


2. KINH TẾ Y TẾ
Hàng hóa cơng cộng & hàng hóa cá nhân
Hàng hóa cá nhân: là những hàng hóa khơng có chi phí hoặc lợi ích ngoại
sinh, sự tiêu dùng của người này ảnh hưởng đến sự tiêu dùng của người
khác.
Hàng hóa cơng cộng: là hàng hóa mà lợi ích của nó là khơng thể phân nhỏ
trong cộng đồng, bất kể các cá nhân có chấp nhận mua hay không, sự tiêu
dùng của người này sẽ không làm ảnh hưởng đến sự tiêu dùng của người
khác.



Nhà nước bao cấp hàng hóa cơng cộng, kiểm sốt các hoạt động cung
cấp hàng hóa cá nhân và điều hịa mức độ bao cấp cho hàng hóa cơng
cộng và cá nhân phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính



Nhà nước kiểm sốt và quản lý hoạt động bảo hiểm y tế.



Nhà nước điều phối, phân bổ nguồn lực, cung cấp dịch vụ y tế để đảm
bảo công bằng.


3. CẦU
Khái niệm:

Luật cầu: số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua có khả
năng sẵn sàng mua ở một mức giá cụ thể trong một thời gian
nhất định, với giả thuyết các yếu tố khác nhau như thị hiếu,
thu nhập và giá của các hàng hóa khác là giữ nguyên
Cầu: là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người mua có khả năng và
sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời
gian nhất định.
Cầu thị trường: là tổng số hàng hóa, dịch vụ mà mọi người sẵn
sàng và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau, trong một
khoảng thời gian nhất định.
Biểu cầu: là một bảng thể hiện mối quan hệ giữa lượng cầu của
một hàng hóa và giá cả của chính nó.



3. CẦU
Luật Cầu:
Khi giá cả một loại hàng hóa tăng/giảm thì lượng cầu về hàng hóa đó sẽ
giảm/tăng.

- Giá giảm => Nhiều người mua.
- Giá tăng => Ít người mua.
- Một số trường hợp ngoại lệ:
hàng hóa trái mùa, kỳ vọng mức
giá giảm.

G iá (ng hìn đồ ng )

Tuy giá cả là yếu tố quan trọng quyết định đến cầu, nhưng nó khơng phải là
yếu tố duy nhất.
6
5
4
3
2
1
0

1

2

3


4

5

Lượng cầu (xét nghiệm)

6


3. CẦU
Các yếu tố quyết định Cầu:
Thu nhập: Thu nhập tăng => Cầu tăng mọi mức giá; và ngược lại
Hàng hóa thứ cấp: Thu nhập tăng => Khơng mua, vì sử dụng hàng hóa tốt
hơn. Thu nhập giảm => Cầu hàng hóa thứ cấp sẽ tăng.
Quy mơ của thị trường: Số lượng người mua tăng X lần thì cầu tăng X lần.
Thị hiếu : sở thích, quảng cáo, thời trang…
Kỳ vọng: về giá cả, thu nhập, thị hiếu, giá của hàng hóa khác…
Giá cả và tình trạng có sẵn của những hàng hóa khác:
Hàng hóa độc lập: giá hàng hóa này khơng ảnh hưởng cầu của hàng hóa kia
Hàng hóa có liên quan: gồm cả 2 mối quan hệ thuận chiều hoặc nghịch chiều.


Hàng hóa bổ sung: : hàng hóa có quan hệ thuận chiều.



Hàng hóa thay thế: hàng hóa có quan hệ nghịch chiều.


3. CẦU

Độ co dãn của Cầu:
Độ co dãn theo giá cả chính là khả năng sẵn sàng đáp lại của mức cầu theo
thay đổi giá hàng hóa, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Hệ số co dãn E khơng phụ thuộc vào đơn vị đo lường, có 3 loại độ co dãn:
-

Hệ số co dãn < 1, cầu xác định là kém co dãn hay kém thích nghi đối với sự
thay đổi của thị trường

-

Hệ số co dãn > 1, cầu được coi là co dãn hay có khả năng thích nghi tốt

-

Hệ số co dãn =1, cầu có độ co dãn đơn vị.


3. CẦU
Độ co dãn của Cầu:
Có 3 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ co dãn của cầu về một hàng hóa :


Khả năng có mặt hàng thay thế cho loại hàng đó.



Số lượng và khả năng sử dụng có thể thay thế được loại hàng hóa đó




Giá cả của những loại hàng hóa so với thu nhập của người tiêu dùng.

Theo bản chất của sự co dãn người ta phân biệt 3 loại co dãn chủ yếu sau
đây:


Co dãn của cầu theo giá của chính hàng hóa.



Co dãn chéo của cầu (theo giá của hàng hóa khác)



Co dãn của cầu theo thu nhập.


3. CẦU
Co dãn của Cầu theo giá của chính hàng hóa đó :
Khái niệm: hệ số co dãn của cầu theo giá hàng hóa (Ep) là thước đo mức phản
ứng (độ nhạy cảm) của người tiêu dùng trước sự thay đổi của giá cả. Nó
biểu hiện thái độ của người tiêu dùng trước giá cả và những diễn biến của
thị trường.
Có thể nói rằng, 1% thay đổi giá sẽ làm thay đổi bao nhiêu % lượng cầu về
hàng hóa.

∆Q = % thay đổi của cầu
∆P = % thay đổi của giá



2 đại lượng P và Q tỷ lệ nghịch nên Ep luôn mang dấu âm, nhưng để
tiện cho việc phân tích, người ta biểu diễn nó bằng giá trị tuyết đối.


3. CẦU

Co dãn của Cầu theo giá của chính hàng hóa đó :
Một số dạng co dãn đặc biệt:
Cầu hồn tồn khơng co dãn: dù giá tăng hoặc giảm bao nhiêu %
lượng cầu khơng đổi.
Cầu hồn tồn co dãn: giá không thể thay đổi dù lượng cầu thay đổi
bao nhiêu % đi nữa.


×