Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG: LUYỆN ĐỀ VỀ ĐẶC TRƯNG CỦA TRUYỆN NGẮN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.32 KB, 30 trang )

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG QUỐC GIA

LUYỆN ĐỀ:
ĐẶC TRƯNG CỦA TRUYỆN NGẮN

1


Đề 1: Bàn về truyện ngắn, nhà văn Trung Quốc Trương Hiền Lương cho rằng:
“Truyện ngắn giống như nước hoa quả cơ đặc”, cịn nhà văn Mĩ Truman
Capote khẳng định: “Đó là một tác phẩm nghệ thuật có bề sâu nhưng lại
không được dài”.
Anh chị hiểu như thế nào về những ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ thông
qua một vài truyện ngắn đã học trong chương trình Ngữ văn 11 Nâng cao.
Gợi ý
1. Giải thích ý kiến của hai nhà văn
Ý kiến của Trương Hiền Lương và Truman Capote tuy có cách diễn đạt
khác nhau

nhưng đều nêu lên đặc điểm và phẩm chất của thể loại truyện

ngắn:
- Về đặc điểm thể loại, truyện ngắn cần sự “cô đặc” (Trương Hiền
Lương), “không được dài” (Truman Capote): ngắn
+ Sự giới hạn về dung lượng, ngơn ngữ - truyện ngắn có ngơn ngữ ít,
dung lượng nhỏ.
+ Đề tài: Truyện ngắn thường chỉ hướng tới khắc họa một hiện tượng
đời sống, tái hiện một khoảnh khắc nhân sinh, một lát cắt hiện thực
+ Có ít nhân vật, ít sự kiện.
+ Kết cấu thường không phức tạp, cốt truyện diễn ra trong một thời
gian, khơng gian hạn chế, thường chỉ xoay quanh một tình huống có tính chất


chủ đạo.
+ Chứa những chi tiết cơ đúc, lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác
phẩm những chiều sâu chưa nói hết.
- Tuy ngắn gọn, cơ đọng nhưng thể loại truyện ngắn có những phẩm
chất thẩm mĩ đặc trưng:
+ Ngắn gọn nhưng lại tinh túy như “nước hoa quả cô đặc” (Trương
Hiền Lương): tập trung vào khoảnh khắc mà ý nghĩa cuộc sống đậm đặc nhất;
ngắn gọn, hàm súc mà có khả năng khái quát cao về hiện thực.
2


+ Phản ánh được những “bề sâu” (Truman Capote): Bề sâu của đời
sống, bề sâu tư tưởng và tấm lòng của nhà văn (tư tưởng về hiện thực, tấm
lòng nhân đạo); bề sâu về tài năng của người nghệ sĩ ngơn từ (tài năng xây
dựng tình huống truyện, tài năng kể chuyện, xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí
nhân vật, tạo dựng chi tiết nghệ thuật, sử dụng ngôn ngữ…). Thể loại này địi
hỏi nhiều cơng phu sáng tạo của người cầm bút
- Cả hai ý kiến đều là những định nghĩa sâu sắc, độc đáo về truyện ngắn
2. Chứng minh:
- Thí sinh cần lấy được dẫn chứng và phân tích một cách thuyết phục để làm
sáng tỏ những điều đã giải thích ở trên. (Chữ người tử tù, Chí Phèo...). Chứng
minh có thể tác 2 luận điểm hoặc kết hợp song song.
3. Bàn luận mở rộng:
- Để mỗi truyện ngắn thực sự là một cốc “nước hoa quả cơ đặc” tinh túy,“có
bề sâu” cả về nội dung và nghệ thuật, người cầm bút phải không ngừng mài
giũa tài năng, khổ luyện trong lao động chữ nghĩa, gắn bó sâu sắc với cuộc
đời và con người.
- Độc giả để có thể tiếp nhận, khám phá được những bề sâu đó thì phải sống
hết mình với tác phẩm, tích cực đồng sáng tạo với nhà văn.
Đề 2: Bàn về cách viết truyện ngắn, nhà văn Sêkhốp có phát biểu:

“Theo tơi, viết truyện ngắn, cốt nhất phải tô đậm cái mở đầu và cái kết
luận.”
(Theo “Sêkhốp bàn về văn học” )
Anh (chị) hãy giải thích ý kiến trên, phân tích cách mở đầu, kết thúc
truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao và “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân
để thấy ý nghĩa của nó trong việc nâng cao giá trị tác phẩm.
1. Giải thích.

3


- “Cốt nhất phải tô đậm cái mở đầu và cái kết luận”: Nhà văn phải dụng
công để tạo nên một cách mở đầu và kết thúc tác phẩm thật độc đáo, ấn
tượng, gây chú ý cho người đọc.
- Phải tơ đậm cái mở đầu và kết luận vì: Đối với tác phẩm văn học nói
chung và nhất là truyện ngắn, mở đầu và kết thúc bao giờ cũng có vai trò rất
quan trọng trong việc nâng cao giá trị tác phẩm.
* Lưu ý: Học sinh cần vận dụng những kiến thức lý luËn về truyện
ngắn để giải thích rõ nhận định ( Mở đầu, kết luận là gì; vai trị của mở đầu,
kết luận trong truyện ngắn; có thể lấy một số ví dụ tiêu biểu để minh họa.)
2. Phân tích ý nghĩa của mở đầu và kết luận truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam
Cao và “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
2.1) Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao.
a) Mở đầu:
* Cách mở đầu:
- Truyện được mở đầu bằng đoạn văn miêu tả, nhận xét tiếng chửi của
nhân vật chính - một kẻ đang say rượu. Đây là cách giới thiệu trực tiếp nhân
vật và cách mở đầu khơng theo trình tự thời gian mà đi thẳng vào giữa truyện.
* Ý nghĩa:
- Đoạn mở đầu có ý nghĩa lớn trong việc tạo tính hấp dẫn, gợi hứng thú,

lơi cuốn người đọc vào diễn biến tiếp theo của câu chuyện.
+ Cách vào truyện bằng hình ảnh rất sống động của một kẻ say đang
vừa đi vừa chửi.
+ Cách chửi của nhân vật khá độc đáo: Thoạt đầu vu vơ, sau đó thu hẹp
dần và cuối cùng bất ngờ chửi “đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn...”
+ Cách sử dụng ngôn ngữ vô cùng linh hoạt (đan xen nhiều điểm nhìn,
ngơn ngữ, giọng điệu) làm đoạn văn có ấn tượng riêng khó quên.
- Ngay từ đoạn mở đầu, số phận, tích cách nhân vật đã được khái quát,
khắc sâu giá trị tư tưởng tác phẩm.
4


+ Khái quát một tính cách hết sức đặc biệt: tính cách một kẻ khùng,
thằng say đang ở trong trạng thái lưỡng phân: nửa say - nửa tỉnh.
+ Khái quát một số phận vô cùng bi đát: số phận của con người đang bị
đồng loại chối từ.
=> Một thân phận đáng sợ - đáng thương.
* Lưu ý: Khái quát gọn phần diễn biến truyện để thấy tính cách, số
phận đó được tác giả triển khai tiếp, tạo nên sự nhất quán trong toàn bộ tác
phẩm.
b) Kết thúc:
* Cách kết thúc:
- Cái chết thảm khốc của nhân vật Chí Phèo
- Nhà văn đã lặp lại hình ảnh “cái lị gạch bỏ hoang” ở phần đầu tác
phẩm - nơi Chí Phèo bị bỏ rơi - để kết thúc truyện.
* Ý nghĩa:
- Với việc để Chí Phèo tự vẫn vì khơng thể trở về với cuộc đời lương
thiện như thế, tác giả khắc sâu bi kịch số phận nhân vật và tố cáo sâu sắc xã
hội.
- Hình ảnh “cái lị gạch bỏ hoang” được lặp lại tạo thành một kết cầu

vòng tròn, một kết thúc để ngỏ, có giá trị biểu hiện sâu sắc, buộc người đọc
phải suy ngẫm liên tưởng thêm những tầng nghĩa mới có thể có mà tác giả gửi
gắm ( phản ánh, tố cáo hiện thực; dự báo, thức tỉnh,…)
2.2) Truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
a) Mở đầu:
* Cách mở đầu:
- Truyện mở đầu bằng cuộc trò chuyện giữa quản ngục và thơ lại: quản
ngục “nghe đồn” Huấn Cao có tài viết chữ đẹp và có tài bẻ khoá vượt ngục;
thơ lại cho rằng phải chém những người như thế thấy mà tiêng tiếc.
* Ý nghĩa:
- Tạo ấn tượng ban đầu về nhân vật chính, phụ.
5


+ Huấn Cao: Con người của tài hoa, khí phách, bản lĩnh ngang tàng.
+ Quản ngục, thơ lại: biết quý cái Đẹp cái Tài, biết trọng nhân cách bản
lĩnh.
- Cách vào truyện theo trật tự thời gian, nghệ thuật giới thiệu nhân vật
uyên thâm, cổ điển (gián tiếp, theo lối “vẽ mây nẩy trăng”) tạo ấn tượng sâu
đậm trong lòng người đọc về Huấn Cao - con người của huyền thoại, của
danh tiếng lẫy lừng trong thiên hạ, đến phe đối lập cũng phải nể vì, trọng thị.
* Lưu ý: Khái quát gọn phần diễn biến truyện để thấy tính thống nhất
trong tính cách, phẩm chất nhân vật, tạo nên tính chỉnh thể của văn bản.
b) Kết thúc.
* Cách kết thúc:. Truyện kết thúc bằng “một cảnh tượng xưa nay chưa từng
có”.
- Khung cảnh cho chữ chưa từng có: Trong đêm cuối cùng của người tử
tù, nơi ngục thất lại diễn ra cảnh cho chữ.
- Người cho chữ - xin chữ chưa từng có: Người cho chữ, ban phát cái
Đẹp, khuyên răn điều Thiện là tử tù; người xin chữ, thoả được sở nguyện về

cái Đẹp và tìm ra con đường chính đạo của cuộc đời lại là viên quan coi ngục.
* Ý nghĩa:
- Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng: Mở đầu bằng lời đồn - kết thúc bằng
hành động chứng thực. Mở đầu bằng huyền thoại - kết thúc bằng cảnh “xưa
nay chưa từng có”.
- Tơ đậm chân dung nhân vật:
+ Huấn Cao “ngơi sao hơm chính vị” toả sáng ánh sáng của Tài - Chí Tâm.
+ Quản ngục, đốm sáng đặc biệt, con người của nhân cách và sở
nguyện cao đẹp, bậc “liên tài tri kỷ” xưa nay hiếm đối với người nghệ sĩ.
+ Đây là cuộc gặp gỡ kì diệu giữa những “tấm lịng trong thiên hạ”:
một Huấn Cao nghĩa khí tài hoa và một quản ngục, thơ lại thành tâm trọng
nghĩa, trọng tài.
6


- Thể hiện nổi bật cảm hứng lãng mạn và bút pháp lý tưởng hoá của
Nguyễn Tuân: hướng tới cái Đẹp và sự phi thường.
- Bộc lộ tập trung chủ đề tác phẩm:
+ Ca ngợi một thú chơi tao nhã của một thời vang bóng.
+ Ca ngợi một bậc anh hùng hiên ngang bất tử.
+ Tôn vinh sự chiến thắng của cái Đẹp, cái Thiện với sức mạnh cảm
hoá lớn lao, vĩ đại.
+Thể hiện quan niệm của Nguyễn Tuân về con người và nghệ thuật
chân chính.
3. Bình luận.
- Lời bàn xác đáng, đúng đắn về một phương diện quan trọng trong
nghệ thuật viết truyện ngắn, được đúc kết nên từ trải nghiệm một đời văn của
Sêkhốp - bậc thầy truyện ngn trong nền văn học Nga và th gii.
- õy là công phu sáng tạo in đậm dấu ấn tài năng và phong cách tác
giả: Mở đầu - kết thúc “Chữ người tử tù” khẳng định Nguyễn Tuân, nhà văn

lãng mạn, nhà văn của cái Đẹp hoàn mĩ phi thường, nhà văn của lối viết vừa
cổ kính trang trọng, vừa mới mẻ hiện đại. Mở đầu và kết thúc truyện ngắn
“Chí Phèo” chứng tỏ Nam Cao là cây bút hiện thực nghiêm nhặt, tỉnh táo, nhà
văn của chủ nghĩa nhân đạo lớn khơng chỉ với tình thương mà cịn ở lịng tin
vào con người.
- u cầu đặt ra cho cơng phu sáng tạo mở đầu và kết luận không chỉ
đúng với truyện ngắn mà còn với tất cả các thể loại văn học khác (ký, kịch,
thơ, tiểu thuyết), đòi hỏi trách nhiệm của người nghệ sĩ trong quá trình lao
động nghệ thuật.
* "Cực kì quan trọng là làm sao bắt đầu cho tốt " (polevoi).
Mác nói đại ý: Điều quan trọng với một tác phẩm là cách kết thúc.
- Chu lai nhận xét: "Vào đầu nhanh, dẫn giải mạnh, kết thúc khéo - ba yếu tố
đó kết hợp với ý tứ dồi dào, ý tưởng sâu sa sẽ tạo nên cái hay của truyện".
7


- "Chức năng mã hóa trong văn bản kể chuyện vẫn thuộc về nhân tố mở đầu,
còn chức năng huyền thoại hóa của cốt truyện thuộc về nhân tố kết thúc."
Đề 3
Nhà văn Phạm Thị Hoài cho rằng: “Những truyện ngắn hay - theo cảm
nhận của tôi- thường gắn với thơ (…). Truyện ngắn dường như là đứa con tất
yếu của người mẹ thơ và người cha văn xi. Nó là thơ viết bằng văn xi, bề
ngồi mang tính cha mà bên trong mang tính mẹ”.
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Làm sáng tỏ ý kiến trên qua
một truyện ngắn tự chọn thuộc chương trình Ngữ văn lớp 11.
1, GT:
- Truyện ngắn: Là một thể loại thuộc phương thức tự sự, phản ánh đời
sống thông qua các chi tiết, sự kiện, nhân vật, tình huống nào đó, được kể lại
bởi một người kể chuyện nhất định, qua đó bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác
giả về đời sống nhân sinh.

- Truyện ngắn hay: là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, có sự kết hợp hài hịa giữa
“một khám phá về mặt hình thức và một sáng tạo về mặt nội dung”.
- Thơ: là một thể loại thuộc phương thức trữ tình, lấy việc bộc lộ thế giới
tình cảm, cảm xúc của con người làm nội dung chủ đạo. Thơ phản ánh “cái
nhụy của đời sống” thông qua trí tưởng tượng phong phú và một ngơn ngữ
đẹp đẽ, giàu sức biểu cảm.
- “Truyện ngắn dường như là đứa con tất yếu của người mẹ thơ và người
cha văn xi. Nó là thơ viết bằng văn xi, bề ngồi mang tính cha mà bên
trong mang tính mẹ”:
Nhận định của Phạm Thị Hồi đề cập đến tính chất giao thoa đặc biệt của
truyện ngắn và thơ. Ở một số truyện ngắn hay, theo Phạm Thị Hồi, có sự
giao thoa đặc biệt này. Bề ngoài truyện ngắn tất yếu “mang tính cha”, tức là
những đặc điểm thơng thường của một truyện ngắn, như: dung lượng ngắn,
thường ít nhân vật, ít sự kiện, cốt truyện thường chỉ xoay quanh một tình
huống nhất định, một “lát cắt của cuộc sống”, ở đó, bản chất con người, cuộc
8


đời hiện lên rõ nét nhất. Truyện ngắn có thể xem “là một bàn tay siết chặt lại
thành nắm đấm” (Hemingway).
Tuy nhiên, xét về bề sâu, những truyện ngắn hay lại là những đứa con
“mang tính mẹ”, tức là chất thơ vời vợi trong tác phẩm. Chất thơ thường bộc
lộ ở nội dung (giàu tình cảm, cảm xúc, chú trọng chiều sâu tâm trạng, tâm lí
nhân vật) và nghệ thuật (ngơn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu, kết cấu theo
dịng tâm trạng…).
Ý kiến đúng, thể hiện sự suy ngẫm, cảm nhận, trải nghiệm của Phạm



Thị Hoài với tư cách một người đọc- một nhà văn. Cách nói hình ảnh (đứa

con tất yếu, người mẹ thơ, người cha văn xuôi, bề ngồi mang tính cha, bên
trong mang tính mẹ) đã bộc lộ rõ tính chất giao thoa giữa hai thể loại truyện
ngắn và thơ.
Thực chất, sự giao thoa của truyện ngắn với các thể loại khác đã
được người đọc chú ý đến từ lâu. Người ta đã nói đến những truyện ngắn- sử
thi, truyện ngắn mang sức nén của tiểu thuyết trường thiên, truyện ngắn - kịch
tính cao, và khơng thể khơng nhắc đến truyện ngắn giàu chất thơ.
Vì sao lại có sự giao thoa ấy? Do đặc trưng của xã hội hiện đại, các
thể loại có sự thâm nhập lẫn nhau (VD: thơ văn xi, kịch thơ…), do địi hỏi
của nhịp sống hiện đại, con người càng sống hối hả gấp gáp càng mong mỏi
tìm về một cái gì đó bình yên sâu lắng cho tâm hồn. Vậy nên những truyện
ngắn hay thường là dấu gạch nối hòa giải cả hai thái cực, hiện thực và lãng
mạn, văn xuôi và thơ. Nó là “đứa con tất yếu của người mẹ thơ và người cha
văn xi” là vì thế. Vậy nên cũng sinh ra những nhà văn mà “cả đời như bị
đóng đinh trên cây thập giá văn xi” mà người đọc khi thưởng thức những
trang văn của họ luôn cảm thấy cái nhã thú được tìm về với những gì “nhẹ
nhõm, thơm lành và mát dịu”. VD: Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh,
Pautôpxki, Aimatôp…
2, CM:
9


Thí sinh có thể lựa chọn những truyện ngắn hay giàu chất thơ, VD:
“Dưới bóng hồng lan”, “Hai đứa trẻ”- Thạch Lam…
Hướng phân tích: Cần chỉ ra:
- Truyện ngắn đó “bề ngồi mang tính cha” như thế nào?
+ Cốt truyện, nhân vật, sự kiện, tình huống?
+ Giọng kể, người kể, điểm nhìn trần thuật?
- Truyện ngắn đó “bên trong mang tính mẹ” ra sao?
+ Nội dung: Giàu chất thơ (tác phẩm đã khai thác, diễn tả sâu sắc

những cung bậc tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, “những rung động khẽ như một
cánh bướm non” của tâm hồn nhân vật như thế nào…)
+ Nghệ thuật: ngơn ngữ (hình ảnh, nhịp điệu, nhạc điệu…), giọng điệu,
kết cấu… giàu chất thơ đã được bộc lộ như thế nào trong tác phẩm?
3, BL:
- Khẳng định vấn đề đúng.
- Ý nghĩa của vấn đề: Sự giao thoa của truyện ngắn với thơ tạo nên sức
hấp dẫn cho tác phẩm, tạo nên vẻ đẹp riêng cho văn phong tác giả.
- Bài học cho người sáng tác và tiếp nhận?
Đề 4
Nhận xét về kết thúc của truyện ngắn, tác giả Bùi Việt Thắng cho rằng:
"Điều quan trọng hơn cả là sau mỗi cách kết thúc, tác giả phải gieo
vào lòng người đọc những nhận thức sâu sắc về quy luật đời sống và những
dự cảm về tương lai, về cái đẹp tất yếu sẽ chiến thắng"
(Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể
loại, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2011, tr 85)
Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên? Hãy phân tích một vài truyện
ngắn đã học trong chương trình Ngữ văn 11 Nâng cao để làm sáng tỏ.
Gợi ý
* Giải thích:
10


- Ý kiến đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của phần kết thúc trong truyện
ngắn. Kết thúc nào cũng nhằm tái hiện dòng chảy nghệ thuật phức tạp của đời
sống. Sau mỗi một kết thúc, người đọc có thể thấu thị được chân lý đời sống,
nhận thức được những quy luật đời sống, những dự cảm về tương lai và
khẳng định sự tất thắng của cái đẹp.
- Xuất phát từ đặc trưng của truyện ngắn: một thể tài tự sự cỡ nhỏ, "tập
trung miêu tả một mảnh cuộc sống, một biến cố hay một vài biến cố xảy ra

trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, biểu hiện một mặt nào đó
của tính cách nhân vật, thể hiện một khía cạnh nào đó của đời sống xã hội"
(Từ điển văn học). Truyện ngắn có lối hành văn mang đầy ẩn ý, tạo cho tác
phẩm những chiều sâu chưa nói hết. Để thể hiện nổi bật tư tưởng chủ đề tác
phẩm, đòi hỏi nhà văn viết truyện ngắn phải có trình độ điêu luyện khả năng
dồn nén, sáng tạo chi tiết, lời văn nghệ thuật. Trong đó, đoạn kết đóng vai trị
có ý nghĩa quan trọng. "Sức mạnh của cú đấm nghệ thuật là thuộc về đoạn
cuối" (D. Phcmanơp). Ý nghĩa tư tưởng tác phẩm có khi dồn vào đoạn kết
của tác phẩm.
- Kết thúc được hiểu là cách đóng khép lại tác phẩm để hồn thiện ý đồ
nghệ thuật của nhà văn. Có nhiều cách kết thúc: kết thúc đóng (khép), kết
thúc mở... Có khi kết thúc là kết cục của truyện khép lại tác phẩm; có khi kết
thúc nêu kết cục của truyện nhưng lại mở ra những tầng nghĩa, những vấn đề
hiện thực đời sống rộng lớn khác; cũng có khi đoạn kết lại lộn trái những gì
đã kể trước đó, tạo sự bất ngờ, thú vị...
- Phần kết thúc truyện "hạ hồi phân giải", về ngun tắc khơng có cơng
thức duy nhất nào. Nhưng sau mỗi kết thúc nhà văn phải giúp cho người đọc
khám phá được những vấn đề mang tính bản chất, tính quy luật của đời sống,
hé mở những dự cảm về tương lai hay sự khẳng định các giá trị của cái Đẹp,
giá trị Chân - Thiện - Mỹ cao cả. Truyện ngắn hay thường tạo ra một kết thúc
mở, có một khoảng trống tự do ở cuối truyện. Những khoảng trống này làm
tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện. Kết thúc mở còn gợi dư ba, sức ám ảnh sâu
11


sắc trong lòng người đọc. Độ mở này tạo quyền chủ động cho người đọc có
thể "đồng sáng tạo", đánh thức liên tưởng, tưởng tượng, gieo vào lòng người
đọc một bài học nhân sinh sâu sắc.
* Phân tích, chứng minh:
HS có thể chọn một số tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 11

Nâng cao phân tích các kết thúc tác phẩm để làm nổi bật nhận định.
3. Bàn luận, mở rộng:
- Quá trình viết truyện ngắn là một q trình lao động sáng tạo cơng
phu đầy vất vả, gian nan của người nghệ sĩ. Một truyện ngắn hay cũng đồng
thời phải là một truyện ngắn có cách kết thúc hay, ấn tượng, sáng tạo. Từ đó,
người đọc có khả năng liên tưởng, khái quát, khám phá được những vấn đề
lớn lao, sâu sắc của hiện thực đời sống, con người, vượt ra khỏi khn khổ ít
ỏi của truyện ngắn.
- Điều này đặt ra yêu cầu đối với người nghệ sĩ sáng tác trong việc trau
dồi tài năng, phong cách nghệ thuật. Và người đọc cũng phải sống hết mình
với tác phẩm để hiểu được thơng điệp thẩm mỹ của tác giả gửi gắm ở phần
kết qua đó có thể sẻ chia, cảm thông, tri âm với tác giả.
Đề 5
Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “Sứ mệnh của thể loại truyện
ngắn đặt lên vai các chi tiết nghệ thuật. Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn
là những người tí hon mang nhiệm vụ khổng lồ”.
Anh chị hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên qua một vài truyện
ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
Gợi ý
1.Giải thích.
- Chi tiết nghệ thuật: “các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm
xúc và tư tưởng” (Theo Từ điển thuật ngữ văn học).
- Truyện ngắn: Thể loại tự sự cỡ nhỏ, “thường hướng tới việc khắc họa một
hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống
12


tâm hồn của con người” (Từ điển thuật ngữ văn học). Truyện ngắn được coi
như “lát cắt của đời sống”.
- Sứ mệnh của thể loại truyện ngắn: Qua việc tái hiện những khoảnh khắc đời

sống, những hiện tượng nhân sinh, những cảnh huống trong quan hệ giữa
người với người, truyện ngắn khái quát lên các vấn đề có ý nghĩa sâu sắc về
con người và xã hội; qua một lát cắt đời sống mà người đọc thấy cả cái cây
đời, qua cái khoảnh khắc mà nói được cái mn thuở của cõi người.
- Những người tí hon mang nhiệm vụ khổng lồ: Chi tiết nghệ thuật là đơn vị
nhỏ nhất cấu thành tác phẩm nhưng nó mang trọng trách lớn lao: làm nổi bật
tính cách, phẩm chất của nhân vật; chủ đề của tác phẩm; quan niệm thẩm mĩ,
tư tưởng nghệ thuật, phong cách nghệ thuật của nhà văn; tạo nên chiều sâu và
sức hấp dẫn cho tác phẩm…
Ý kiến trên đã khẳng định vai trò then chốt, tầm quan trọng không thể
thiếu của chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn.
2. Bình luận
Đây là ý kiến đúng đắn, “bắt mạch” được một phương diện cơ bản
trong đặc trưng của truyện ngắn. Sở dĩ chi tiết nghệ thuật có vai trị đặc biệt
quan trọng trong truyện ngắn là vì:
+ Truyện ngắn có dung lượng nhỏ; số lượng nhân vật, sự kiện không
nhiều; cốt truyện diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, thường chỉ
xoay quanh một tình huống có tính chất chủ đạo. Nhưng điều quan trọng là
những gì phản ánh phải có sức khái quát, có chiều sâu, vượt ra ngồi khn
khổ của câu chữ. Truyện ngắn là “tác phẩm có bề sâu nhưng lại khơng được
dài”.
+ Để giải quyết mâu thuẫn trên, cần phải có những chi tiết nghệ thuật
đắt giá trong tác phẩm. Đó là những điểm sáng hội tụ chiều sâu nội dung và
vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm, cô đúc những điều nhà văn muốn nói trong
một dung lượng câu chữ khiêm tốn, tạo nên những trang văn hàm súc, nói ít
gợi nhiều. Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn phải gánh vác nhiệm vụ nặng
13


nề, có ý nghĩa then chốt trong việc thực hiện sứ mệnh của thể loại. Dù chỉ là

tiểu tiết của tác phẩm nhưng những gì nó làm được thì thật lớn lao.
3. Chứng minh:
- Thí sinh chọn và phân tích một vài chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong các
truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 để làm sáng tỏ vấn đề đang bàn
luận.
4. Mở rộng:
- Đề cao vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn nhưng không có
nghĩa là đẩy vai trị ấy lên địa vị độc tôn. Bên cạnh chi tiết nghệ thuật, những
yếu tố khác cũng có ý nghĩa khơng nhỏ trong truyện ngắn: tình huống truyện,
nhân vật, ngôn ngữ…
- Chi tiết nghệ thuật không chỉ quan trọng đối với thể loại truyện ngắn mà đối
với tất cả các thể loại văn học, sức nặng nghệ thuật của tác phẩm sẽ tăng lên
rất nhiều khi chủ thể sáng tạo sản sinh được những chi tiết “có tầm”.
5. Bài học cho người sáng tác và người tiếp nhận.
- Những người đã gắn đời văn của mình với nghiệp viết truyện ngắn cần nhận
thức được sâu sắc vai trò của các chi tiết nghệ thuật ở thể loại này, không
ngừng khổ luyện để nâng cao nội lực, mài sắc tài năng, từ đó cho ra đời
những chi tiết đặc sắc, độc đáo, có khả năng “đóng đinh” vào lòng người đọc.
- Người đọc khi đến với truyện ngắn cần phải sống hết mình với tác phẩm,
cần sự cảm thụ tinh tế để có thể phát hiện, giải mã các chi tiết đặc sắc – những
“huyệt đạo” làm bừng sáng nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Đề 6
Bàn về truyện ngắn, nhà văn W.Booth cho rằng: “Ở truyện ngắn, điều
quan trọng không chỉ là kể mà làm cho sự sống hiển hiện để người đọc tự
cảm thấy”. (Tu từ học tiểu thuyết, NXB Đại học Bắc Kinh, 1989, tr.3).
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên? Qua truyện ngắn Chí Phèo và Đời
thừa của nhà văn Nam Cao hãy làm sáng tỏ ý kiến.
Gợi ý
14



1. Giải thích:
- Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu chuyện kể bằng
văn xi, có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu chuyện
dài như tiểu thuyết. Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một tình huống,
một chủ đề nhất định, thường rất hạn chế về nhân vật, thời gian, không gian
cũng không trải dài như tiểu thuyết.
- Ý kiến của W.Booth đề cập đến đặc trưng về mặt nội dung của truyện ngắn
so với các thể loại khác. Truyện ngắn tái hiện cuộc sống với những chi tiết
giống như thật, khơng thi vị hóa, lãng mạn hóa, lí tưởng hóa. Cuộc sống tự
hiện lên qua nội dung của truyện, người đọc tự cảm thấy được.
2. Bình luận:
- Nhà văn Anh Lawrence từng viết: “Nhà nghệ sĩ là một tay nói dối nhưng
nghệ thuật của hắn ta, nếu đúng là nghệ thuật, sẽ cho ta biết chân tướng của
thời đại”. Văn học là sự phản ánh hiện thực khách quan thơng qua lăng kính
chủ quan của người nghệ sĩ, mỗi thể loại văn học lại có cách phản ánh cuộc
sống riêng theo đặc trưng của nó.
- Truyện ngắn miêu tả cuộc sống hiện tại không ngừng biến đổi, sinh thành
trên cơ sở kinh nghiệm của cá nhân. Không giống như thơ, truyện ngắn miêu
tả cuộc sống giống như một thực tại cùng thời đang sinh thành một cách chi
tiết như thật. Nhưng cuộc sống đó khơng đơn giản chỉ là kể mà được hiển
hiện thông qua nhân vật, cốt truyện… của truyện ngắn. Nó khơng thiên về
chất thơ, cái thi vị mà hấp thu vào bản thân mình mọi yếu tố ngổn ngang, bề
bộn của cuộc đời, bao gồm cái cao cả lẫn cái tầm thường, cái nghiêm túc và
cái buồn cười, bi và hài, cái lớn lẫn cái nhỏ.
- Chất văn xuôi, cuộc sống hiển hiện trong truyện ngắn đã mở ra một vùng
tiếp xúc tối đa với thời hiện đại đang sinh thành làm cho truyện ngắn không bị
giới hạn vào trong nội dung phản ánh.
3. Chứng minh: Thí sinh phân tích hai truyện ngắn Chí Phèo và Đời thừa của
nhà văn Nam Cao để làm sáng tỏ vấn đề: Nam Cao không chỉ đơn giản là kể

15


lại mà thông qua hai tác phẩm, người đọc tự cảm nhận về hình ảnh cuộc sống
của người nơng dân nghèo và người trí thức nghèo trong xã hội Việt Nam
trước cách mạng tháng Tám 1945.
4. Mở rộng vấn đề:
- Yêu cầu đặt ra với nhà văn: Sáng tác truyện ngắn không chỉ đơn thuần là kể
lại cho người đọc mà phải để cuộc sống tự hiển hiện qua nội dung tác phẩm,
từ đó người đọc tự cảm nhận thấy. Nhà văn phải không ngừng học hỏi, rèn
rũa, trau dồi vốn sống, sống sâu sắc với thế giới nội tâm của mình, lao động
cơng phu, nỗ lực khơng ngừng trong hoạt động sáng tạo.
- Yêu cầu với bạn đọc: Tiếp nhận tác phẩm phải phát hiện cách tạo tình huống
truyện, xây dựng hình tượng nhân vật, sắp xếp ngơn ngữ đầy dụng ý nghệ
thuật của nhà văn. Đồng thời cần tiếp nhận bằng tồn bộ thế giới tinh thần của
mình trên tinh thần đối thoại, đồng sáng tạo với nhà văn.
Đề 7
Trong bài viết đôi điều về truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Minh Châu
cho rằng: " Cuối cùng truyện ngắn cũng như tiểu thuyết, điều chính yếu là
qua nhân vật mà người viết đàm luận với người đọc về vai trò và số phận con
người sống giữa xã hội và cuộc đời".
( Bùi Việt Thắng - Truyện ngắn, những vấn
đề lí thuyết và thực tiễn thể loại)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua một số truyện ngắn trong
chương trình Ngữ văn lớp 11 hãy bình luận và làm sáng tỏ.
Gợi ý
1. Giải thích (1.5 điểm):
- Truyện ngắn: là thể loại tự sự cỡ nhỏ nhưng cũng giống như tiểu
thuyết ( thể loại tự sự cỡ lớn), truyện ngắn có khả năng đề cập và khái quát
những vấn đề lớn của xã hội và nhân sinh. Rõ ràng thể loại truyện ngắn có

dung lượng nhỏ nhưng sức chứa lớn.
16


- Nhân vật: là hình tượng nghệ thuật được nhà văn xây dựng để phản
ánh hiện thực và bộc lộ tư tưởng.
- Người viết đàm luận với người đọc về vai trò và số phận con người
sống giữa xã hội và cuộc đời: qua hình tượng nghệ thuật, nhà văn thể hiện cái
nhìn, thái độ, gửi gắm tư tưởng, quan niệm, triết lí về con người và xã hội.
=> Nguyễn Minh Châu khẳng định nhân vật có vai trị quan trọng bậc
nhất trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng, quan điểm và tiếng nói đối thoại
của nhà văn, đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn.
2. Bình luận (1.5 điểm )
- Xuất phát từ đặc trưng của thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn có dung
lượng câu chữ giới hạn vì vậy địi hỏi những yếu tố trong tác phẩm đầu phải
có giá trị, có sức khái quát và khả năng biểu hiện cao.
- Nhân vật là cốt tử của truyện ngắn. Nhân vật bao giờ cũng tập trung
thể hiện cái nhìn, tư tưởng, quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Với truyện
ngắn, xây dựng nhân vật đặc sắc chính là điều thiết yếu đối với người nghệ sĩ.
Nhân vật là đối tượng để nhà văn phát biểu những suy nghĩ, quan điểm, tư
tưởng của mình về các vấn đề trong xã hội, đặc biệt là những vấn đề liên quan
trực tiếp đến con người. Nhân vật cũng đồng thời thể hiện tiếng nói đối thoại
của nhà văn, nhà văn muốn trao đổi với người đọc về quan điểm, tư tưởng của
mình chính là qua nhân vật.
- Xuất phát từ đặc trưng của văn học, đối tượng phản ánh của văn học
là cuộc sống và con người.
3. Chứng minh (7.0 điểm):
- Học sinh có thể chọn lựa, phân tích một số nhân vật trong truyện ngắn
đã học trong chương trình Ngữ văn 11 để làm sáng tỏ vấn đề: Liên và An ( Hai
đứa trẻ - Thạch Lam), Chí Phèo ( Chí Phèo - Nam Cao), Hộ ( Đời thừa - Nam

Cao),...
- Học sinh có thể triển khai theo nhiều hướng nhưng khơng phân tích
chung chung mà phải có định hướng bám sát các vấn đề được bàn luận.
17


- Sự cảm thụ, phân tích, bình luận của học sinh phải tinh tế, sâu sắc,
thuyết phục.
4. Đánh giá, mở rộng vấn đề (2.0 điểm):
- Là một nhà văn tài năng, có sở trường về truyện ngắn, từ thực tế lao
động sáng tạo của mình Nguyễn Minh Châu đã rút ra những kinh nghiệm
sáng tác quý báu: xây dựng nhân vật để gửi gắm tư tưởng của nhà văn. Ý kiến
của Nguyễn Minh Châu đã khái quát được đặc trưng cơ bản của thể loại
truyện ngắn.
- Từ đó đưa ra yêu cầu với người nghệ sĩ và người đọc. Người nghệ sĩ
phải thể hiện cái nhìn, thái độ, tư tưởng của mình về cuộc sống và con người
thơng qua nhân vật trong tác phẩm. Người đọc cũng cần đọc tác phẩm một
cách nghiêm túc, khám phá, suy ngẫm những vấn đề xã hội có ý nghĩa mà
người nghệ sĩ gửi gắm qua nhân vật. Tuy nhiên, mọi tư tưởng, nội dung của
tác phẩm không chỉ được gửi gắm qua nhân vật mà còn qua các yếu tố khác
trong truyện ngắn như tình huống, chi tiết, sự kiện,... Vì vậy, đọc truyện ngắn
cũng cần phải chú ý toàn diện các yếu tố hình thức để nắm bắt nội dung tác
phẩm.
Đề 8
Viết truyện ngắn đều phải kiêng kỵ hai điều: hết chuyện là hết văn và
hết văn là hết chuyện.
(Trích Văn học và nhân cách, Nguyễn Thanh Hùng, NXB Văn học, 1994,
tr.90)
Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Qua một số truyện ngắn của
Văn học Việt Nam 1930-1945 trong chương trình Ngữ văn 11 hãy làm sáng tỏ

vấn đề.
Gợi ý
18


a) Mở bài. Dẫn dắt giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.
(0,5 điểm)
b) Thân bài
b.1. Cách hiểu ý kiến (3,5 điểm)
*Giải thích

(1,0

điểm)
- Truyện ngắn: Tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện
ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: Đời tư, thế sự hay sử thi
nhưng cái độc đáo của nó là ngắn.
- Điều phải kiêng kỵ - tránh, không được phép mắc vào của nhà văn khi
viết truyện ngắn: Hết chuyện là hết văn và hết văn là hết chuyện
+ Chuyện: Sự việc được kể lại bằng lời văn.
+ Văn: Ngôn từ, lời kể của tác phẩm văn học.
→ Hết chuyện là hết văn: Sự việc khi đã kể xong mà lời văn của truyện
ngắn khơng có khả năng gợi suy ngẫm, khơng cịn âm vang trong tâm trí bạn
đọc. → Yêu cầu: Chuyện kể đã hết nhưng điều muốn nói đằng sau câu
chuyện, lời kể lại phải bắt đầu. Sự việc trong truyện ngắn đòi hỏi phải nhiều
trữ lượng mới có khả năng khơi gợi ở độc giả những suy tưởng.
→ Hết văn là hết chuyện: Lời văn dừng, những điều viết ra trên bề nổi
câu chữ đã khép lại là chuyện muốn nói cũng hết. Tác phẩm khơng để độc giả
viết tiếp câu chuyện, không đặt ra được những chuyện nhân sinh → Yêu cầu:
Lối viết trong truyện ngắn phải có khả năng tạo nhiều vùng trắng, dồn nén, có

độ mở lớn.
→ Từ chỗ nêu ra những điều nhà văn phải kiêng kỵ, ý kiến đã đề cập
đến yêu cầu về phẩm chất quan trọng gắn với đặc trưng của thể loại truyện
ngắn: Tác phẩm đã dừng nhưng những sự việc, lời văn lại có khả năng khơi
gợi, nói được nhiều điều.
* Cơ sở lí luận văn học (2,5 điểm)
19


- Đặc trưng của văn chương nghệ thuật: quá trình sáng tác văn học
chính là q trình kí hiệu hóa, nhà văn phản ánh đời sống và tư tưởng tình
cảm của mình thơng qua hình tượng nghệ thuật. Hơn nữa văn chương coi
trọng tính hàm súc, ý tại ngơn ngoại. Truyện ngắn nói riêng và văn học nói
chung khơng chỉ nói ở những điều viết ra trên bề mặt câu chữ mà cịn nói ở
tầng sâu, tầng chìm từ những vùng trống, chỗ trắng, khoảng im lặng giữa các
con chữ, lời văn.
- Đặc trưng của thể loại truyện ngắn: Truyện ngắn là ngắn nên tất cả
phải cô đặc, dồn nén. Bởi vậy mỗi sự việc, chi tiết, hình ảnh, ngơn từ, hành
văn ...trong truyện ngắn đều phải có sức chứa lớn, có dư lượng dồi dào hơn
nhiều những gì trên bề mặt…
b.2. Làm sáng tỏ vấn đề qua một số truyện ngắn của Văn học Việt
Nam 1930-1945 trong chương trình Ngữ văn 11 (6,0 điểm)
Thí sinh phải chọn đúng một số truyện ngắn theo yêu cầu và bám sát đề
khi phân tích để làm nổi bật được vấn đề: Chuyện kể của tác phẩm đã hết, câu
chữ đã dừng nhưng tác phẩm khơng khép kín bưng mà lại có khả năng mở ra
được nhiều điều.
b.3. Bàn luận mở rộng và ý nghĩa của vấn đề. (1,5 điểm)
- Bàn luận mở rộng: Những điều cấm kỵ khác khi viết truyện ngắn, so
sánh một số vấn đề với tiểu thuyết… (1,0 điểm)
- Ý nghĩa của vấn đề đối với người sáng tác và người đọc.

(0,5 điểm)
c) Kết bài. (0,5điểm)
Đề 9
Có ý kiến cho rằng:
“Truyện ngắn đã chọn con đường làm một hạt cát để hình dung về thế
giới. Như William Blake từng nói: “Để trơng thấy một thế giới trong một hạt
cát”. Trong cái nhỏ bé nhất của vạn vật, thế giới vẫn hiện hữu. Và nếu chúng ta
20


lặn sâu được vào cuộc sống, chúng ta sẽ khám phá được toàn vẹn bản thể vũ
trụ chỉ trong một hạt cát mỏng”
Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm về vấn đề trên và chọn một vài tác phẩm
trong chương trình lớp 11 để làm sáng tỏ ý kiến của mình.
1
2

Giới thiệu vấn đề nghị luận rõ ràng, chính xác, hấp dẫn (0,5)
Giải thích ý kiến (1,0)
Truyện ngắn đã chọn con đường làm một hạt cát để hình dung về thế
giới. Như William Blake từng nói: “Để trơng thấy một thế giới trong một
hạt cát”. Trong cái nhỏ bé nhất của vạn vật, thế giới vẫn hiện hữu. Và
nếu chúng ta lặn sâu được vào cuộc sống, chúng ta sẽ khám phá được
toàn vẹn bản thể vũ trụ chỉ trong một hạt cát mỏng”  Ý kiến đề cập
đến những đặc trưng cơ bản của truyện ngắn:
- Dung lượng nhỏ - như một hạt cát, cái nhỏ bé nhất của vạn vật.
- Nội dung phản ánh có sức chứa lớn, giúp người đọc hình dung về
thế giới, khám phá được toàn vẹn bản thể vũ trụ chỉ trong một hạt cát
mỏng.
- Yêu cầu đối với nhà văn: lặn sâu được vào cuộc sống – Sống sâu

sắc, có tài năng nghệ thuật để khái quát được những vấn đề lớn lao của

3

cuộc sống, thế giới thơng qua hình thức mini của tác phẩm nghệ thuật.
Bình luận, lý giải (3,0)
* Khẳng định ý kiến đúng đắn, xác đáng, sâu sắc.
* Lý giải:
- Khái niệm truyện ngắn: Tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể
loại truyện ngắn bao trùm hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế
sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết
ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ.”(1) Như vậy, ấn
tượng mà truyện ngắn để lại, thứ nhất nằm ở hình thức (dung
lượng), thứ hai là nằm ở khả năng tác động mạnh mẽ và tức thì.
- Đặc trưng của thể loại truỵện ngắn: lấy ít nói nhiều, lấy điểm nói
diện, lấy cái khoảnh khắc để nói cái mn đời…
21


- Để làm nổi bật đặc trưng truyện ngắn được phân tích, cần làm rõ
được các yếu tố sau:
+ Phân tích khả năng khái quát nghệ thuật của truyện ngắn, có những
truyện ngắn mà sức chứa ngang với một tiểu thuyết; có những vấn đề
lớn lao của cuộc sống nhân sinh lại được gói ghém trong phạm vi vài
trang truyện ngắn.
+ Để khái quát đời sống, tác giả truyện ngắn thường sáng tạo ra các
tình huống truyện đặc sắc, mà ở đó thường chứa đựng và phản ánh tập
trung các mâu thuẫn cơ bản của đời sống.
+ Để truyện ngắn có khả năng khái quát cao, nhà văn thường tập
trung xây dựng những nhân vật có tính điển hình cao, qua đó tác giả

đàm luận với người đọc về vai trò và số phận của con người giữa xã hội
4
5

và cuộc đời.
Chứng minh (6,0)
HS lấy dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
Bàn luận, mở rộng nâng cao (1,0)
- Khẳng định vị trí đặc biệt của truyện ngắn trong các thể loại tự sự.
- Định hướng tiếp nhận đối với người đọc.

6

- Yêu cầu đối với nhà văn khi viết truyện ngắn.
Khái quát vấn đề: Đúng, lắng đọng, có chiều sâu (0,5)

Đề 10
Trả lời câu hỏi: Làm thế nào để có một truyện ngắn hay, có ý kiến cho
rằng: Viết ra khơng khó, cái khó là tìm được những câu chuyện đáng kể,
những tư tưởng đáng ghi. Ý kiến khác lại cho rằng: Điều quan trọng không
phải là câu chuyện được kể, mà là cách kể.
Anh/chị hiểu như thế nào về hai ý kiến trên? Hãy bày tỏ quan điểm của
mình qua việc phân tích một truyện ngắn tự chọn thuộc giai đoạn văn học Việt
Nam 1930 - 1945.
Gợi ý
22


1. Giải thích hai ý kiến
- Ý kiến thứ nhất: Từ việc nêu cách hiểu về các cụm từ những câu chuyện đáng

kể, những tư tưởng đáng ghi, học sinh cần khái quát được nội dung chính của ý
kiến này là nhấn mạnh vai trò của nội dung tư tưởng trong việc tạo nên giá trị của
một truyện ngắn.
- Ý kiến thứ hai: Học sinh giải nghĩa được các cụm từ câu chuyện được kể và
cách kể, từ đó khái quát nội dung của ý kiến này là nhấn mạnh đến vai trị của
hình thức nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật trần thuật trong việc tạo nên nét đặc
sắc cho một tác phẩm truyện ngắn.
2. Trình bày suy nghĩ về hai ý kiến
- Học sinh có thể đồng tình với một trong hai ý kiến, cũng có thể đồng tình với cả
hai bởi thực chất hai ý kiến này khơng hồn tồn đối lập loại trừ nhau mà chỉ là
những cách nói nhấn mạnh, bổ sung cho nhau để giúp ta nhận thức rõ hơn về giá
trị thực sự của một tác phẩm truyện ngắn. Dù bày tỏ quan điểm theo hướng nào,
học sinh cũng cần có những luận giải phù hợp, chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
- Ý kiến thứ nhất đề cao vai trò của nội dung tư tưởng, bởi đó là yếu tố quan
trọng trong truyện ngắn. Không giống như tiểu thuyết, truyện ngắn là một lát cắt
của đời sống, một khoảnh khắc đầy ý nghĩa mà nhà văn lựa chọn để chuyển tải
thông điệp của mình. Vì vậy lựa chọn câu chuyện đáng kể và chắt lọc những tư
tưởng mới mẻ nhân văn là điều tạo nên sức hấp dẫn đáng kể cho truyện ngắn.
- Ý kiến thứ hai nhấn mạnh vai trị của hình thức nghệ thuật, bởi cách kể câu
chuyện như thế nào cũng là một vấn đề then chốt tạo nên cái hay cho truyện
ngắn. Cùng một cốt truyện, một chủ đề, nhà văn sáng tạo tình huống, sắp đặt
trình tự kể, lựa chọn ngôi kể, giọng điệu, linh hoạt điều chỉnh tốc độ kể nhanh
hay chậm, phối hợp đa dạng các điểm nhìn trần thuật...Tất cả những yếu tố nghệ
thuật đó sẽ tạo nên sự lôi cuốn cho câu chuyện, đưa người đọc vào thế giới nghệ
thuật riêng biệt mà nhà văn sáng tạo nên.
- Hai yếu tố trên thực ra thống nhất và gắn bó với nhau vơ cùng chặt chẽ. Nội
dung tư tưởng sâu sắc bao giờ cũng chỉ được làm nổi bật khi nó được chuyển tải
23



qua một hình thức phù hợp. Và ngược lại, nếu hình thức nghệ thuật độc đáo hấp
dẫn nhưng câu chuyện kể và tư tưởng của nhà văn cũ kĩ sáo mịn hoặc thậm chí
lệch lạc thì sức sống của tác phẩm truyện ngắn đó cũng khơng thể bền lâu...
3. Phân tích một truyện ngắn tự chọn để làm sáng tỏ quan điểm của bản
thân.
- Học sinh có thể lựa chọn bất kì truyện ngắn nào trong chương trình thuộc văn
học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 và phân tích theo định hướng lý luận như
trên để làm rõ quan điểm của mình. Tránh phân tích lan man dài dịng khơng cần
thiết hoặc diễn xuôi văn bản.
4. Đánh giá, mở rộng vấn đề:
- Yêu cầu đối với người sáng tác: Để tạo nên một truyện ngắn hay, nhà văn cần
phải biết đi sâu vào đời sống để tìm hiểu và khai phá chất liệu hiện thực, từ đó
chắt lọc những tư tưởng lớn lao giàu ý nghĩa nhân văn, mang tinh thần thời đại;
đồng thời không ngừng lao động và sáng tạo để tạo nên sự hài hòa cân xứng giữa
nội dung và hình thức nghệ thuật…
- Yêu cầu đối với người tiếp nhận: Người đọc cần phát huy vai trò chủ động, tích
cực của mình trong việc tiếp nhận những giá trị nội dung tư tưởng và hình thức
nghệ thuật của một tác phẩm truyện ngắn, làm giàu cho đời sống tâm hồn và thị
hiếu thẩm mỹ của mình.
Đề 11
Bàn về thể loại truyện, sách giáo khoa Ngữ văn 11, Nâng cao cho rằng:
Truyện không chỉ tái hiện lịch sử đời sống mà cịn là “hành trình đi tìm con
người trong con người” (M. Bakhtin).
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua “Đời thừa”
của Nam Cao và “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
1.Giải thích ý nghĩa của nhận định (2điểm)
- Truyện tập trung phản ánh đời sống qua các sự kiện, biến cố nhằm thể hiện
những vấn đề về cuộc sống, con người và biểu hiện tâm tư, tình cảm của chủ
thể trước thực tại bằng hình tượng văn học.
24



- “Tái hiện lịch sử đời sống”: tác phẩm tự sự là nơi lưu giữ những tri thức sâu
rộng về thế giới, cuộc đời; giúp con người khám phá, nhận thức, thấu hiểu sâu
sắc bản thân mình. Từ đó, những bài học quý giá về lẽ sống sẽ hình thành cho
con người tư tưởng tiến bộ, có thái độ và quan điểm sống đúng đắn.
- “Hành trình đi tìm con người trong con người”: Vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất,
khát vọng sống cao đẹp, tài năng của con người. Đó là vẻ đẹp tiềm ẩn, khuất
lấp bên trong nhân vật được nhà văn phát hiện, phản ánh và gửi gắm những
bài học mang tính triết lí nhân sinh sâu sắc.
Như vậy, tác phẩm tự sự không chỉ phản ánh hiện thực cuộc sống mà
còn là nơi nhà văn gửi gắm những quan niệm về cuộc đời và về con người; từ
đó đặt ra những yêu cẩu đối với người sáng tác.
2. Phân tích tác phẩm “Đời thừa” và “Chữ người tử tù” để làm sáng tỏ ý
kiến (8điểm)
a. “Đời thừa” – Nam Cao
- Với Hộ, văn chương là lẽ sống, là lí tưởng của cuộc đời, Hộ khơng bằng
lịng với cuộc sống vô danh, vô nghĩa, muốn khẳng định sự tồn tại có ý nghĩa
của cá nhân trước cuộc đời, muốn chói sáng bằng việc phát huy tài năng đích
thực của mình.
- Lí tưởng nhân văn cao đẹp, lí tưởng nghệ thuật chân chính đều có nguy cơ
chết mịn, trước sự tấn công dai dẳng, quyết liệt của cái nghèo, cái đói. Xung
đột nội tâm của Hộ thể hiện những mâu thuẫn khơng thể dung hịa giữa sống
với hồi bão nghệ thuật và sống theo nguyên tắc tình thương. Bi kịch của Hộ
là bi kịch tinh thần khơng lối thốt.
- Nam Cao đã thâm nhập vào đời sống tinh thần bên trong của Hộ; từ đó nhà
văn đặt ra vấn đề cá nhân một cách trực diện và quyết liệt: khát vọng được
sống một cuộc sống đàng hoàng với ý nghĩa cao đẹp của nó, khát vọng được
sống đầy đủ cuộc sống tinh thần của cá nhân (giá trị sự sống) và đóng góp sức
lực của mình vào sự phát triển của xã hội.

b. “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân
25


×