Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bài hướng dẫn ôn tập học kỳ 1 ( 2010 - 2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 8 trang )

TÊN HỌC SINH : ……………………………………………………………………. LỚP : 8A …..
Hướng dẫn trọng tâm ôn tập môn địa HKI lớp 8 ( 2010 – 2011)
A./ LÝ THUYẾT:
Từ bài 1 đến bài 6 ( đã hướng dẫn trong phần ôn tập kiểm tra 1 tiết  HS xem lại tập )
Bài 7 : ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TE - XÃ HỘI CÁC NƯỚC CHÂU Á
Các nước châu Á có quá trình phát triển sớm, song do chế độ phong kiến và thực dân kìm hãm, nền kinh tế rơi vào tình trạng chậm
phát triển kéo dài. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước châu Á có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, song sự phát triển
giữa các nước và vùng lãnh thổ không đều. Mặt khác, số lượng các quốc gia nghèo khổ còn chiếm tỉ lệ cao.
Bài 8 : TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á
Ngày nay, tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở các nước châu á đã có được những thành tựu to lớn.
Về nông nghiệp, sản xuất lương thực ở nhiều nước như Ấn Độ, Tr/Quốc, Thái Lan, Việt Nam đã đạt kết quả vượt bậc.
Về công nghiệp và dịch vụ, Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc là những nước có trình độ phát triển cao. Đời sống của nhân dân các
nước này được nâng cao rõ rệt.
Từ bài 9 đến bài 13
Khu vực Tây Nam Á Nam Á Đông Á
Vị trí giới
hạn
Nằm trong khoảng : 12
0
B-42
0
B
Giáp Vịnh Pec –xích
Giáp các biển : Đen, Ca-xpi, A-
ráp, Đỏ, Địa Trung Hải .
Giáp 2 châu : Âu và Phi
Giáp 2 khu vực Trung Á và khu
vực Nam Á
Nằm trong khoảng : 9
0
13


/
B -7
0
13
/
B
-Bắc giáp khu vực Trung Á.
-Nam và Tây nam giáp biển A-Rap,
-Đông giáp vịnh Bengan.
Nằm trong khoảng : 21
0
B-53
0
B
-Bắc giáp : CA -DẮC-XTAN, MÔNG CỔ
VÀ LB NGA
-Nam giáp ẤN ĐỘ , VIỆT NAM.
-Đông giáp biển : Nhật Bản, Hoàng Hải,
Hoa Đông, Biển Đông.
Đặc điểm
Tự nhiên
- Địa hình: Phần lớn diện tích là
núi và cao nguyên ở phía Bắc và
đông bắc. ĐBLưỡng Hà ở giữa.
Phía Nam là sơn nguyên A-ráp
- Địa hình: chia 3 miền
+ Phía Bắc dãy Hi-ma-lay-a
+ Giữa: ĐB Ấn - Hằng
- Địa hình :Chia 2 bộ phận
+ Lục địa: Phía đông đồi núi thấp xen

đồng bằng.Phía tây núi và SN cao xen bồn
địa thấp
Khu vực Tây Nam Á Nam Á Đông Á
Đặc điểm
Tự nhiên
-S.ngòi: ít phát triển
-K.Hậu: cận nhiệt lục địa và cận
nhiệt khô (ĐTH)
-Khoáng sản:Dầu mỏ
+ Phía Nam: sơn nguyên Đê-can
- S.ngòi: Ấn , Hằng, Bra-ma-put
- K.Hậu: nhiệt đới gió mùa: Chia 2
mùa rõ rệt(mưa,khô)
+ Hải đảo: Là vùng núi trẻ.
- S.ngòi: khá phát triển
- K.Hậu: Chia 2 khu vực
+Phía đông có KH gió mùa
+Phía tây có khí hậu lục địa
Đặc điểm
Dân cư
-Dân số: 286 triệu người
-Theo đạo Hồi ,chủ yếu người Ả-
rập
-Dân thành thị cao: 80 - 90%
- Tập trung đông ở nơi có mưa ,
đồng bằng, ven biển, đô thị, …
-Dân số: 1356 triệu người
-Theo Ân Độ giáo và Hồi giáo
-Tập trung ở ĐB sông Hằng và
những nơi có nhiều mưa

-Dân số: 1503 triệu người
-Chủ yếu tập trung ở phía đông.
Đặc điểm
KT-XH
-Nông nghiệp: Trồng trọt, chăn
nuôi du mục
- Công nghiệp: Chủ yếu khai thác
dầu khí
- Chủ yếu phát triển nông nghiệp
- Ân Độ có kinh tế phát triển nhất
-Phát triển nhanh, tốc độ cao.
-Qúa trình đi từ sx thay thế hàng nhập
khẩu  xuất khẩu.
- Nh/Bản, Hàn Quốc và T/ Quốc phát triển
nhanh nhất.
MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Ý DÙNG THAM KHẢO TRONG ÔN TẬP HỌC KÌ I
1) Những thành tựu nông nghiêp của các nước châu Á đựơc biểu hiện như thế nào? ( Câu trả lời /trang 26)
Những thành tựu nông nghiêp của các nước châu Á đựơc biểu hiện:
Trung Quốc và Ấn Độ trước đây thường xuyên thiếu hụt lương thực nay đã đủ ăn và còn thừa để xuất khẩu.
Thái Lan và Việt Nam hiện nay trở thành những nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.
2) Nêu đặc điểm công nghiệp, dịch vụ của các nước châu Á? ( Câu trả lời /trang 28 )
Đặc điểm công nghiệp, dịch vụ của các nước châu Á:
a) Đặc điểm công nghiệp:
Đa dạng nhưng phát triển chưa đều.
Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước.
Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo máy, điện tử, …. Phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng … Phát triển ở hầu hết các nước.
b) Đặc điểm dịch vụ:
GTVT, thương mại, viễn thông, du lịch, …. Được các nước rất coi trọng. Nhật Bản, Xingapo, Hàn quốc là những nước có ngành dịch
vụ phát triển cao .

3) Dựa hình 10.1 (sgk/34): Xác định và nêu đặc điểm của các miền địa hình chính từ Bắc xuống Nam của khu vực Nam Á? ( Câu trả
lời /trang 34 )
Nêu đặc điểm của các miền địa hình chính từ Bắc xuống Nam của khu vực Nam Á:
- Địa hình: chia 3 miền
+ Phía Bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
+ Ở giữa là đồng bằng Ấn - Hằng rộng và bằng phẳng
+ Phía Nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng
4) Nêu đặc điểm khí hậu, sông ngòi, cảnh quan chính của Nam Á? ( Câu trả lời /trang 34 )
Đặc điểm khí hậu, sông ngòi, cảnh quan chính của Nam Á
Đặc điểm khí hậu của Nam Á : Khí hậu nhiệt đới gió mùa  địa hình là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu Nam Á
Đặc điểm sông ngòi của Nam Á : Có nhiều hệ thống sông lớn : Sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-put.
Đặc điểm cảnh quan chính của Nam Á: Rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
5) Nêu đặc điểm dân cư Nam Á? Giải thích tại sao dân cư Nam Á lại phân bố không đều?
Đặc điểm dân cư Nam Á:
Phân bố dân cư không đều, đông ở đồng bằng, ven biển, đô thị và ở những nơi có mưa nhiều .... thưa ở miền núi cao, hoang mạc ...
Giải thích tại sao dân cư Nam Á lại phân bố không đều :
Do địa hình ở những khu vực núi cao hiểm trở ít người sinh sống, dân cư thường tập trung đông ở đồng bằng và ven biển .
Do lượng mưa phân bố không đều, nơi khô hạn ít mưa ( ít dân cư sinh sống), nơi có mưa nhiều có nước cho sinh hoạt và sản xuất
( đông dân cư)
6) Các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ của Ấn Độ phát triển như thế nào? ( Câu trả lời /trang 40 )
Công nghiệp của Ấn Độ phát triển: Sản lượng công nghiệp đứng thứ 10 trên thế giới
Nông nghiệp của Ấn Độ phát triển: không ngừng phát triển đảm bảo đủ lương thực cho nhân dân
Dịch vụ của Ấn Độ phát triển : chiếm 48% GDP trong cơ cấu kinh tê
7) Hãy nêu những đặc điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á?
Đặc điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á
Phần đất liền :
+ Phía tây : hệ thống núi cao và sơn nguyên cao hiểm trở, các bồn địa rộng
+Phía đông : là vùng đồi núi thấp xnm lẫn các đồng bằng rộng và bằng phẳng
Phần hải đảo:
Đây là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa đang hoạt động ( do nằm trong “ vòng đai lửa Thái Bình Dương”)

8) Hãy phân biệt sự khác nhau về khí hậu, cảnh quan tự nhiên giữa phần phía đông của đất liền và hải đảo với phần phía tây của đất
liền khu vực Đông Á?
Sự khác nhau về khí hậu, cảnh quan tự nhiên giữa phần phía đông của đất liền và hải đảo với phần phía tây của đất liền khu
vực Đông Á
Đặc điểm Phía tây ( đất liền) Phía đông ( đất liền) + Hải đảo
Khí hậu Khô hạn quanh năm
Một năm có 2 mùa gió
Mùa gió Tây bắc ( lạnh và khô)  mùa đông
Mùa gió Đông Nam (mát, ấm, ẩm và mưa nhiều ) mùa hạ
Cảnh quan
Thảo nguyên khô
Hoang mạc
Bán hoang mạc
Có rừng bao phủ, ngày nay đã bị con người khai phá nên còn lại rất ít
9) Nêu đặc điểm kinh tế các nước Đông Á từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay? ( Câu trả lời /trang 44 )
Đặc điểm kinh tế các nước Đông Á từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 : kinh tế kiệt quệ , đời sống nhân dân khổ cực.
Ngày nay : Kinh tế phát triển nhanh chóng và duy trì tốc độ tăng trưởng rất cao.
10) Hãy nêu những ngành sản xuất công nghiệp của Nhật Bản đứng đầu thế giới? ( Câu trả lời /trang 45 )
Những ngành sản xuất công nghiệp của Nhật Bản đứng đầu thế giới:
+Công nghiệp chế tạo ô tô tàu biển
+Công nghiệp điện tử : thiết bị điện tử, máy tính điện tử, người máy,…
+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: đồng hồ, máy ảnh, xe máy, máy giặt, máy lạnh, …
B) Kỹ năng: Các kỹ năng phân tích bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu sgk.
1) Tính mật độ dân số :
Ví dụ : Dân số Châu Á 3766 triệu người (2002)
Tổng diện tích của Châu Á là 41,5 triệu km
2
( không bao gồm các đảo)
= 90,7 người/ km

2
 90 người/ km
2
2 ) Tính tỉ lệ dân số :
Ví dụ : Dân số châu Á là : 3766 triệu người (2002)
Dân số thế giới là : 6215 triệu người (2002)
= = 60,59 %
3) Tính tỉ lệ tăng dân :
Ví dụ : Tính mức tăng dân số của Châu Á từ năm 2000 2002 , biết dân số Châu Á năm 2000 là 3683 triệu người , dân số Châu Á năm 2002
là 3766 triệu người
Vậy Tổng số dân của vùng ở năm cuối cùng là dân số năm 2002 ( 3766 triệu người )
Tổng số dân của vùng ở năm gốc là dân số năm 2000 ( 3683 triệu người )
Ta làm như sau : = 102,3%  So với năm 2000 dân số châu Á tăng 102,3%
C) Thực hành : Rèn luyện các phương pháp vẽ biểu đồ cột và đường biểu diễn
1./
Năm 1800 1900 1950 1970 1990 2002
Số dân
(triệu người)
600 880 1402 2100 3110 3766
Nhận xét tình hình tăng dân của Châu Á: ( GV hướng dẫn 2 phương pháp nhận xét)
Từ năm 1800  năm 1900 dân số tăng (880 triệu người - 600 triệu người) 280 triệu người , mức gia tăng dân số là = 146,6
% ( trong 100 năm )
Từ năm 1900  năm 1950 dân số tăng (1402triệu người - 880 triệu người) 522 triệu người, mức gia tăng dân số là = 159,3
% ( trong 50 năm)
Từ năm 1950  năm 2002 dân số tăng (3766 triệu người - 1402 triệu người) 2364 triệu người, mức gia tăng dân số là =
268,6% ( trong 52 năm)
Kết luận : dân số Châu Á tăng nhanh
1) Vẽ biểu đồ thể hiện sự gia tăng dân số của châu Á từ năm 1800 đến năm 2002

×