Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Xây dựng phần mềm hỗ trợ biên soạn bài giảng e learning

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------BÙI VĂN MỆNH

BÙI VĂN MỆNH

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

XÂY DỰNG PHẦN MỀM
HỖ TRỢ BIÊN SOẠN BÀI GIẢNG E-LEARNING

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

2016A

Hà Nội – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------------

BÙI VĂN MỆNH

XÂY DỰNG PHẦN MỀM
HỖ TRỢ BIÊN SOẠN BÀI GIẢNG E-LEARNING
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ THỊ HƯƠNG GIANG

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi trong đó có sự giúp
đỡ rất lớn của Cô giáo hướng dẫn TS Vũ Thị Hương Giang.
Các nội dung nghiên cứu, số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực,
rõ ràng.
Trong luận văn, tơi có tham khảo đến một số tài liệu đã được liệt kê tại phần
Tài liệu tham khảo ở cuối luận văn, các nội dung trích dẫn đã ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2018
Tác giả

Bùi Văn Mệnh

i


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS Vũ Thị Hương
Giang đã dành thời gian quý báu, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và góp ý cho tơi trong
suốt q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Viện Công nghệ thông
tin và Truyền thông đã tham gia giảng dạy tôi trong q trình học tập tại trường. Các

thầy cơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo tiền đề cho tơi hồn thành luận
văn này.
Xin được cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cơ giáo trong Viện
đào tạo sau đại học – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và nhất là gia
đình tôi đã quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất, động viên, cổ vũ tơi trong suốt q
trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2018
Tác giả

Bùi Văn Mệnh

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT ................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................................. vii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. HỌC TRỰC TUYẾN VÀ CÁC KHÁI NIỆM ..................................4
1.1.

Lịch sử học trực tuyến và các khái niệm. ........................................................4

1.1.1. Khái niệm. ....................................................................................................4
1.1.2. Lịch sử phát triển: .......................................................................................4
1.1.3. Các đặc điểm của học trực tuyến ................................................................5

1.1.4. Các hình thức học trực tuyến.......................................................................6
1.1.5. Hệ thống học trực tuyến ..............................................................................7
1.2. Bài giảng học trực tuyến. .................................................................................8
1.2.1. Khái niệm. ....................................................................................................8
1.2.2. Chuẩn học trực tuyến ..................................................................................9
CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU TIÊU CHÍ, Q TRÌNH XÂY DỰNG VÀ CÁC CƠNG
CỤ BIÊN SOẠN BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ........................................11
2.1.

Các tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử ..........................................................11

2.2. Quy trình xây dựng bài giảng điện tử [6]: .....................................................14
2.2.1. Xác định mục tiêu bài học: ........................................................................14
2.2.2. Xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản: ..................................................14
2.2.3. Đa phương tiện hoá kiến thức: ..................................................................14
2.2.4. Xây dựng thư viện tư liệu: .........................................................................15
2.2.5. Xây dựng và số hóa kịch bản: ...................................................................15
2.2.6. Chạy thử chương trình, sửa chữa và đóng gói:.........................................16
2.3.

Các yếu tố cấu thành việc biên soạn các bài giảng học trực tuyến ................16

2.4.

Tìm hiểu một số công cụ biên soạn bài giảng phổ biến hiện nay ..................17

2.5. Đánh giá về đề xuất ........................................................................................19
2.5.1. Đánh giá ....................................................................................................19
2.5.2. Đề xuất .......................................................................................................19


iii


CHƯƠNG 3.

QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH .............................20

3.1.

Mục tiêu chương trình ....................................................................................20

3.2.

Các tính năng chương trình ............................................................................20

3.3.

Kết quả đầu ra ................................................................................................21

3.4. Lựa chọn giải pháp và công nghệ nền tảng ....................................................22
3.4.1. Công nghệ Winforms: ................................................................................22
3.4.2. Công nghệ Flash: ......................................................................................23
3.4.3. Công nghệ WPF: .......................................................................................23
3.5. Mơ hình phân rã chức năng ............................................................................24
3.5.1. Mơ hình phân rã chức năng tổng qt. .....................................................24
3.5.2. Mơ hình phân rã chức năng hỗ trợ biên soạn nội dung. ...........................25
3.5.3. Mơ hình phân rã chức năng Tương tác đa phương tiện. ...........................26
3.6.

Mơ hình luồng dữ liệu: ...................................................................................27


3.7.

Mơ tả chi tiết các chức năng và kết quả .........................................................28

3.7.1. Nhóm các tính năng kết xuất định dạng theo chuẩn. ................................28
3.7.2. Chức năng thư viện tài liệu. ......................................................................29
3.7.3. Các chức năng hỗ trợ tham chiếu nội dung. .............................................29
3.7.4. Nhóm các tính đa phương tiện: .................................................................32
3.7.5. Nhóm các tính năng tương tác Power point ..............................................34
3.7.6. Tính năng tạo câu hỏi tương tác................................................................35
CHƯƠNG 4.

ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ......................................................36

4.1. Kiểm nghiệm tính tương thích kết quả đầu ra. ..............................................36
4.1.1. Lựa chọn môi trường kiểm nghiệm: ..........................................................36
4.1.2. Upload và kiểm thử SCORM. ....................................................................37
4.2. Đánh giá hiệu năng. .......................................................................................43
4.2.1. Lựa chọn phần mềm so sánh: ....................................................................43
4.2.2. So sánh hiệu năng: ....................................................................................43
KẾT LUẬN ...............................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................48

iv


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu


Viết đầy đủ

Mơ tả

CAI

Computer Aided Instruction

Giảng dạy dùng máy tính trợ
giúp

CAL

Computer assisted learning

Học tập nhờ sự trợ giúp của máy
tính

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

LCMS

Learning Content Management

Hệ thống quản trị nội dung học

System


tập

LMS

Learning management systems

Hệ thống quản lý học tập

HTML

HyperText Markup Language

Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản

SDL

Self-directed learning

Học tự định hướng

SCORM

Sharable Content Object

Mô hình nội dung đối tượng có

Reference Model

thể chia sẻ


XML

eXtensible Markup Language

Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng

SGD & ĐT

Sở giáo dục và đào tạo

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Bảng so sánh đặc điểm của lớp học truyền thống và học trực tuyến ............... 5
Bảng 1.2 Bảng các hình thức của học trực tuyến............................................................. 6
Bảng 1.3 Bảng so sánh bài giảng truyền thống và bài giảng điện tử ............................... 9
Bảng 2.1 Bảng thang điểm đánh giá bài giảng học trực tuyến ...................................... 12
Bảng 2.2 Bảng so sánh một số phần mềm hỗ trợ biên soạn bài giảng phổ biến ............ 18
Bảng 3.1 Bảng các tính năng bắt buộc của phần mềm .................................................. 20
Bảng 3.2 Bảng các tính năng bổ sung nhưng khơng bắt buộc ....................................... 20
Bảng 3.3 Bảng các tính năng đề xuất nâng cao ............................................................. 21
Bảng 3.4 Bảng so sánh ưu, nhược điểm công nghệ Winforms ...................................... 22
Bảng 3.5 Bảng so sánh ưu, nhược điểm công nghệ Flash ............................................. 23
Bảng 3.6 Bảng so sánh ưu, nhược điểm công nghệ WPF .............................................. 23
Bảng 4.1 Bảng thông tin chi tiết môi trường thử nghiệm. ............................................. 36
Bảng 4.2 Bảng thông tin chi tiết môi trường thử nghiệm. ............................................. 43

vi



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Mơ hình một hệ thống học trực tuyến điển hình .................................................... 7
Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc một bài giảng điện tử đầy đủ ...................................................... 13
Hình 3.1 Mơ hình phân rã chức năng chung. ...................................................................... 24
Hình 3.2 Mơ hình phân rã chức năng quản lý nội dung. .................................................... 25
Hình 3.3 Mơ hình phân rã chức năng tương tác đa phương tiện. ....................................... 26
Hình 3.4 Mơ hình luồng dữ liệu ở mức ngữ cảnh. .............................................................. 27
Hình 3.5 Bài giảng đã xuất ra dưới dạng tập tin thực thi. ................................................... 28
Hình 3.6 Thư viện tư liệu cho các bộ mơn ......................................................................... 29
Hình 3.7 Chức năng cấu hình thơng tin giáo viên. ............................................................. 30
Hình 3.8 Chức năng tự tạo tiêu đề và nội dung tác giả ....................................................... 30
Hình 3.9 Chức năng tự sinh mục lục các bài trong chương. ............................................... 31
Hình 3.10 Chức năng tự sinh danh mục tài liệu tham khảo ................................................ 31
Hình 3.11 Chức năng chèn các hình học cơ bản. ................................................................ 32
Hình 3.12 Chức năng ghi hình trực tiếp. ............................................................................ 32
Hình 3.13 Chức năng chèn đồ thị hàm số. .......................................................................... 33
Hình 3.14 Chức năng chèn biểu đồ. .................................................................................... 33
Hình 3.15 Chức năng mở và tương tác Power point........................................................... 34
Hình 3.16 Chức năng tạo câu hỏi trắc nghiệm.................................................................... 35
Hình 4.1 Thêm hoạt động và tài ngun khố học. ............................................................ 37
Hình 4.2 Lựa chọn định dạng gói SCORM. ....................................................................... 38
Hình 4.3 Điền thơng tin tập tin đóng gói SCORM ............................................................. 39
Hình 4.4 Lựa chọn tập tin SCORM. ................................................................................... 40
Hình 4.5 Xem nội dung khố học. ...................................................................................... 41
Hình 4.6 Nội dung tập tin SCORM được thêm thành cơng. ............................................... 42
Hình 4.7 Đánh giá tài ngun sử dụng ở điều kiện khơng tải. ........................................... 44
Hình 4.8 Đánh giá tài nguyên sử dụng khi thao tác cùng một tập tin. ................................ 45

vii



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin hiện nay, việc ứng dụng
công nghệ vào các lĩnh vực của đời sống nói chung và giáo dục nói riêng ngày càng
được tăng cường và phổ biến. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, học trực tuyến (eLearning) là một giải pháp hữu hiệu cải thiện chất lượng giáo dục và đào tạo.
Tại Việt Nam nói riêng, việc đưa học trực tuyến vào quá trình giảng dạy cũng
được Bộ giáo dục khuyến nghị và đưa ra các tiêu chí đánh giá cũng như quy trình tạo
các bài giảng điện tử học trực tuyến. Tuy nhiên đối với đặc thù đối tượng là các giáo
viên phổ thơng có trình độ hiểu biết cơng nghệ thơng tin ở mức cơ sở lại phải vừa
đóng vai trò là người biên soạn nội dung vừa thiết kế giao diện bài giảng thì việc sử
dụng các cơng cụ biên soạn bài giảng (authoring tools) phải tốn nhiều thời gian, cơng
sức đặc biệt là khâu biên soạn nội dung.
Vì lý do trên, tôi chọn đề tài “Xây dựng phần mềm hỗ trợ biên soạn bài giảng học
trực tuyến” dựa trên q trình tìm hiểu quy trình và tiêu chí đánh giá bài giảng điện
tử học trực tuyến ở Việt Nam để đưa ra giải pháp hỗ trợ cho các thầy cô giáo viên
trong việc biên soạn bài giảng điện tử một cách tối ưu.
2. Lịch sử nghiên cứu
Các đề tài nghiên cứu về nội dung tương tự ở Việt Nam hầu như khơng có, đáng
kể có đề tài “Nghiên cứu thiết kế công cụ tạo bài giảng Authoring Tool theo chuẩn
SCORM” [3]. Tuy nhiên đề tài này mới dừng ở mức độ nghiên cứu và đưa ra ứng
dụng đóng gói đơn thuần dưới dạng SCORM chưa có giá trị thực tiễn nhiều ở thời
điểm hiện tại.
3. Tóm tắt các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả
Tác giả đã tìm hiểu quy trình và tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử ở Việt Nam và
xây dựng một chương trình tương đối hồn chỉnh với những đóng góp mới như sau:
Thứ nhất, tìm hiểu và trình bày quy trình sáu bước tạo bài giảng và tiêu chí đánh
giá bài giảng học trực tuyến ở Việt Nam theo quy định chuẩn [6].


1


Thứ hai, đánh giá thực trạng các công cụ biên soạn bài giảng học trực tuyến ở Việt
Nam chỉ ra các điểm các phần mềm này chưa đáp ứng tốt được nhu cầu biên soạn bài
giảng ở Việt Nam qua đó đề ra các tính năng giải pháp khắc phục.
Thứ ba, xây dựng chương trình hỗ trợ biên soạn bài giảng học trực tuyến khắc
phục các nhược điểm của các phần mềm quốc tế, như tích hợp chương trình tích hợp
hệ thống thư viện nội dung do tác giả sưu tập và biên soạn phân chia theo các bộ mơn,
có khả năng tự động sinh các nội dung như hệ thống mục lục chương bài, danh mục
tài liệu tham khảo theo khung chương trình chuẩn giúp tiết kiệm thời gian, cơng sức
của giáo viên.
4. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý thuyết liên quan tới đề tài (học trực tuyến,
chuẩn học trực tuyến, bài giảng học trực tuyến…). Tiếp theo là nghiên cứu quy trình,
các tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử học trực tuyến ở Việt Nam. Từ đó tìm ra các
điểm chưa phù hợp trong các công cụ biên soạn bài giảng học trực tuyến hiện nay và
đề ra các giải pháp.
Mục tiêu cuối cùng là đưa ra giải pháp, xây dựng chương trình hỗ trợ biên soạn
bài giảng điện tử học trực tuyến hỗ trợ tối đa các giáo viên trong công việc tạo bài
giảng học trực tuyến phù hợp với quy trình, tiêu chuẩn Việt Nam.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn quy trình, các tiêu chuẩn đánh giá bài giảng
học trực tuyến ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu được đề cập tới là tập trung hỗ trợ
các giáo viên từ khối cấp I đến cấp III.
6. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp nghiên cứu lý thuyết và xây dựng ứng dụng trên cơ sở lý thuyết đã
tìm hiểu. Cụ thể như sau: nghiên cứu lý thuyết về quy trình, các tiêu chuẩn đánh giá
bài giảng học trực tuyến ở Việt Nam thực hiện trên cơ sở tổng hợp, phân tích tình
trạng các cơng cụ biên soạn bài giảng từ các nghiên cứu liên quan, từ đó xây dựng

chương trình ứng dụng và kiểm thử trên môi trường thực tế.

2


7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học, việc nghiên cứu quy trình và các tiêu chuẩn đánh giá bài giảng
điện tử học trực tuyến và xây dựng phần mềm hỗ trợ biên soạn có ý nghĩa làm cơ sở
lý thuyết tham khảo cho các nghiên cứu liên quan, các đề xuất cải tiến trong đề tài có
thể dùng trong việc phát triển các công cụ hỗ trợ biên soạn bài giảng học trực tuyến
khác.
Về mặt thực tiễn, việc tạo ra công cụ thiết kế bài giảng học trực tuyến miễn phí hỗ
trợ tối ưu quy trình, các tiêu chuẩn bài giảng điện tử ở Việt Nam, tác giả góp phần
giảm chí phí, mở rộng cơ hội tiếp cận với các bài giảng, khóa học và đào tạo cho các
học viên đồng thời tiết kiệm thời gian, công sức biên soạn bài giảng cho các giáo
viên.
8. Nội dung chính của luận văn
Luận văn được chia ra làm bốn chương cụ thể như sau:
Chương 1: học trực tuyến và các khái niệm, tác giả trình bày các khái niệm liên
quan tới học trực tuyến và bài giảng điện tử, các mơ hình học trực tuyến... là cơ sở lý
thuyết của đề tài.
Chương 2: Tìm hiểu quy trình và các cơng cụ biên soạn bài giảng ở Việt Nam,
tác giả trình bày quy trình sáu bước xây dựng bài giảng điện tử và các tiêu chí đánh
giá bài giảng điện tử ở Việt Nam, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình biên soạn bài
giảng, so sánh công cụ biên soạn bài giảng chỉ ra các điểm chưa đáp ứng chưa tốt với
yêu cầu Việt Nam và đưa ra đề xuất tính năng khắc phục.
Chương 3: Quá trình xây dựng chương trình và kết quả, tác giả trình bày mục
tiêu, đầu ra chương trình, các chức năng cần xây dựng và quá trình xây dựng cũng
như kết quả đã đạt được.
Chương 4: Đánh giá chương trình, tác giả trình bày đánh giá tính tương thích

bài giảng điện tử với hệ quản trị Moodle, so sánh hiệu năng chương trình với chương
trình biên soạn bài giảng iSpring suite 9.

3


CHƯƠNG 1.

HỌC TRỰC TUYẾN VÀ CÁC KHÁI NIỆM

1.1. Lịch sử học trực tuyến và các khái niệm.
1.1.1. Khái niệm.
Từ khi ra đời đến nay Học trực tuyến (e-Learning) được định nghĩa theo rất nhiều
khái niệm, dưới đây là một số khái niệm phổ biến nhất:
“Học trực tuyến là sử dụng thơng tin và các cơng nghệ máy tính để tạo ra các trải
nghiệm trong học tập” [9].
“Học trực tuyến (học tập điện tử) là việc học tập hay đào tạo dựa trên công nghệ
thông tin và truyền thông (công nghệ mạng, kĩ thuật mô phỏng, kĩ thuật đồ
họa…) và được phân phối, truyền tải qua Internet, CD-ROM, DVD, TiVi, hay
các thiết bị cá nhân (điện thoại di động) để đến người học” [2].
1.1.2. Lịch sử phát triển:
Gắn với sự phát triển của CNTT và phương pháp giáo dục đào tạo, q trình
phát triển của học trực tuyến có thể chia ra làm bốn thời kì như sau:
Trước năm 1983: Thời kì này, máy tính chưa được sử dụng rộng rãi, phương
pháp giáo dục “lấy giảng viên làm trung tâm” là phương pháp phổ biến nhất trong
các sở giáo dục.
Giai đoạn 1984 – 1993: Sự ra đời của các hệ điều hành và phần mềm trình
chiếu cho phép tạo ra những bài giảng có tích hợp âm thanh và hình ảnh.
Giai đoạn 1993 – 1999: Công nghệ Web được phát minh.
Giai đoạn 2000 - đến nay: Các công nghệ tiên tiến, công nghệ truy cập mạng

và băng thông Internet rộng, các công nghệ thiết kế Web đã trở thành cuộc cách mạng
trong giáo dục và đào tạo. Ngày nay, thông qua Web, người dạy có thể hướng dẫn
trực tuyến (hình ảnh, âm thanh, các cơng cụ trình diễn) tới mọi người học. Điều này
đã tạo ra một cuộc cách mạng trong đào tạo với giá thành rẻ, chất lượng cao và hiệu
quả. Đó chính là kỉ ngun của học trực tuyến.

4


1.1.3. Các đặc điểm của học trực tuyến
Học trực tuyến được xây dựng dựa trên công nghệ thông tin và truyền thơng.
Cụ thể hơn các cơng nghệ đó là cơng nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng,
công nghệ tính tốn.
Hiệu quả của học trực tuyến cao hơn so với cách học truyền thống do học trực
tuyến có tính tương tác cao dựa trên đa phương tiện, tạo điều kiện cho người học trao
đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng
và sở thích của từng người.

Bảng 1.1 Bảng so sánh đặc điểm của lớp học truyền thống và học trực tuyến
Yếu tố liên quan
Phòng học

Lớp học truyền thống

Lớp học học trực tuyến

- Phải có phịng học, khơng gian - Khơng gian lớp học khơng
và kích thước phịng giới hạn.

- Lớp học phải đồng bộ, cách


giới hạn.

- Học ở mọi lúc, mọi nơi.

học cũng phải đồng bộ.
Số lượng

Có giới hạn, phải đến lớp, học Không giới hạn, không phải
ở một giờ nhất định, trực tiếp lên trực tiếp đến lớp.
lớp.

Tư liệu học tập

Sách giáo khoa
Tài liệu in, photocopy
Có giới hạn

- Học liệu điện tử, đa phương
tiện.

- Không giới hạn, tìm kiếm
nhanh

Bảng 1.1 mơ tả so sánh đặc điểm của lớp học truyền thống và lớp học trực tuyến
dựa trên ba tiêu chí phịng học, số lượng học sinh và tư liệu học tập. Qua đó lớp
học trực tuyến thể hiện ưu thế của mình khơng bị bó buộc như lớp học truyền thống.

5



1.1.4. Các hình thức học trực tuyến
Về mặt hình thức học trực tuyến được chia thành bảy dạng cơ bản [9]: bao gồm Khóa
học đơn, Khóa học lớp học ảo, Trị chơi hoặc giả lập, Học trực tuyến tích hợp, Học
di động, Quản lý kiến thức và Học mềm dẻo.
Bảng 1.2 Bảng các hình thức của học trực tuyến
Tên hình thức
Các khố học đơn

Mơ tả
Khố học có thể do một người tự học

(Standalone courses)
Các khoá học lớp học ảo

Học trong lớp học ảo có xử lý đồng bộ hoặc bất

(Virtual-classroom course)

đồng bộ

Các trị chơi học tập hoặc

Học dưới hình thức giả lập, mơ phỏng hoặc các trị

giả lập

chơi

(Learning games and

simulation)
Học trực tuyến tích hợp

Tích hợp với hệ thống khác như chương trình máy

(Embedded e-learning)

tính

Học di động

Học khi di chuyển, thơng qua các thiết bị di động

(Mobile learning)
Quản lý kiến thức

Là hình thức học tổng hợp kiến thức nhiều người

(Knowledge management)
Học mềm dẻo

Kết hợp nhiều dạng để đạt được mục đích chung

(Blended learning)

Bảng 1.2 thể hiện các hình thức phổ biến của học trực tuyến, trong đó phổ biến nhất
hiện nay la dạng các khóa học đơn và học mêm dẻo.

6



1.1.5. Hệ thống học trực tuyến
Một hệ thống học trực tuyến đầy đủ bao gồm tương tác giữa giáo viên
và học viên. Mơ hình cấu trúc điển hình cho hệ thống học trực tuyến sử dụng
trong các trường đại học, cao đẳng, PTTH hoặc trung tâm đào tạo như Hình
1.1.

Hình 1.1 Mơ hình một hệ thống học trực tuyến điển hình
Hình 1.1 là sơ đồ cấu trúc một hệ thống học trực tuyến điển hình, tuy
nhiên, ở mức độ tối thiểu về nguồn lực ta có thể xây dựng một hệ thống học
trực tuyến đơn giản hơn. Hệ thống học trực tuyến tối thiểu phải gồm có hệ
thống quản lý học tập (LMS), hệ quản lý nội dung (LCMS), công cụ thiết kế
bài giảng (Authoring tools) và sự tham gia của giáo viên, học viên.

7


LMS & LCMS được xây dựng trên nền Web cho phép người dung truy cập
thông qua hệ thống mạng máy tính. LMS phải đảm bào chuẩn học trực tuyến và có
các chức năng điển hình gồm:
Chức năng quản lý người dùng: Giáo viên, trợ giảng, học viên, thành viên …
Chức năng quản lý khóa học (course), quản lý các loại tài nguyên khóa học.
Và cuối cùng là hệ thống đánh giá quá trình học tập và kết quả học tập của học
viên.
Giáo viên sử dụng các công cụ soạn giảng (Authoring tools) để xây dựng bài
giảng, tư liệu học tập. Bài giảng này sẽ được đăng tải lên khóa học được tạo trên
hệ thống quản lý học tập học trực tuyến (LMS & LCMS).
Học viên truy cập vào LMS và tham gia các lớp học, khóa học chính là việc sử dụng
các sản phẩm được giáo viên đưa lên.


1.2. Bài giảng học trực tuyến.
1.2.1. Khái niệm.
Bài giảng điện tử theo chuẩn học trực tuyến hay gọi tắt là Bài giảng
điện tử học trực tuyến là thể hiện cao cấp nhất của bài giảng, nó có thể chứa
khơng chỉ bài giảng text, video chèn vào bình thường mà nó cịn có cấu trúc
chuẩn hoá để đưa vào các hệ thống quản lí bài giảng LMS.
Theo Bộ GD-ĐT Việt Nam thì: “Bài giảng học trực tuyến được tạo ra
từ các công cụ tạo bài giảng, có khả năng tích hợp đa phương tiện truyền thơng
(multimedia) gồm phim (video), hình ảnh, đồ hoạ, hoạt hình, âm thanh, tiếng
nói…), tn thủ một trong các chuẩn SCORM, AICC” [2].

8


Bảng 1.3 Bảng so sánh bài giảng truyền thống và bài giảng điện tử

Bài giảng truyền thống

Bài giảng điện tử
Câu hỏi trắc nghiệm hoặc hoạt cảnh tạo tình

Nêu vấn đề

huống có vấn đề

Diễn giảng

Kích hoạt tập tin âm thanh hoặc video
giảng bài


Viết bảng

Xuất hiện text, hình ảnh trên màn hình

Phát vấn học sinh để kiểm tra Slide trắc nghiệm có điều hướng (nếu
mức độ tiếp thu bài hoặc nêu người học trả lời được thì học tiếp, nếu trả
vấn đề

lời sai thì chuyển đến slide thích hợp để
học lại hoặc bổ sung kiến thức)

Các hoạt động khác

Kích hoạt học liệu đa phương tiện tương
ứng

Củng cố bài

Bài tập củng cố (trắc nghiệm)

Bảng 1.3 thể hiện ưu điểm của bài giảng điện tử học trực tuyến, người
học có thể học một mình vì hình ảnh và lời giảng bài có thể đã được gắn vào
nên rất sinh động, có thể tự kiểm tra kiến thức qua hàng chục kiểu trắc nghiệm.
Vấn đề nữa là Bài giảng học trực tuyến sẽ có thể được truyền tải lên mạng
Internet nhờ các hệ thống LMS của bất kì hãng nào do nó tn thủ theo chuẩn
quốc tế SCORM. Hiện nay phổ biến nhất ở Việt Nam là dùng phần mềm LMS
mã nguồn mở như Moodle.
1.2.2. Chuẩn học trực tuyến
Một đặc điểm ưu việt của học trực tuyến đó là khả năng triển khai các khóa
học không giới hạn không gian, thời gian, không giới hạn số lượng người học, người

dạy… Chí vì đặc điểm này nên học trực tuyến phải có những yêu cầu thống nhất về
mặt quan điểm, kỹ thuật. Bốn yêu cầu cần đảm bảo của chuẩn học trực tuyến [1] là:

9


Tính lâu bền (Durability): đảm bảo khơng cần thay đổi khi các phiên bản
phần mềm thay đổi.
Tính liên kết (Interoperability): cho phép hoạt động trên nhiều hệ thống phần
cứng, hệ điều hành, trình duyệt Web và các hệ thống quản lý học tập.
Có thể tiếp cận (Accessibility): hỗ trợ đánh chỉ mục, dễ dàng truy xuất khi có
yêu cầu.
Khả năng tái sử dụng (Reusability): khả năng được sử dụng hoặc thay đổi
bởi nhiều công cụ khác nhau.
Chuẩn học trực tuyến có nhiều bộ chuẩn như: Chuẩn đóng gói (packaging standards),
Chuẩn truyền thông (communication standards), Chuẩn siêu dữ liệu (metadata
standards), Chuẩn chất lượng (quality standards)… Với mục đích tập trung vào việc
thiết kế bài giảng điện tử theo chuẩn học trực tuyến, chúng ta quan tâm và tìm hiểu
kỹ hơn về chuẩn đóng gói.
Chuẩn đóng gói (packaging standards): Là chuẩn mơ tả các cách ghép các đối tượng
học tập riêng rẽ để tạo ra một bài học, khóa học, hay các đơn vị nội dung khác, sau
đó vận chuyển và sử dụng lại được trong nhiều hệ thống quản lý khác nhau
(LMS/LCMS). Chuẩn đóng gói bao gồm:
Cách để ghép nhiều đơn vị nội dung khác nhau thành một gói nội dung duy
nhất. Các đơn vị nội dung có thể là các khóa học, các tập tin HTML, ảnh, đa phương
tiện, định dạng trang và mọi thứ khác xuống đến một biểu tượng nhỏ nhất.
Thông tin mô tả tổ chức của một khố học hoặc module sao cho có thể nhập
vào được hệ thống quản lý và hệ thống quản lý có thể hiển thị một menu mơ tả cấu
trúc của khố học và học viên sẽ học dựa trên menu đó.
Các kỹ thuật hỗ trợ chuyển các môn học hoặc module từ hệ thống quản lý này

sang hệ thống quản lý khác mà không phải cấu trúc lại nội dung bên trong.
Các chuẩn đóng gói: AICC (Aviation Industry CBT Committee); IMS Global
Consortium; SCORM (Sharable Content Object Reference Model), Tin- Can API.

10


CHƯƠNG 2.

TÌM HIỂU TIÊU CHÍ, Q TRÌNH XÂY DỰNG VÀ

CÁC CÔNG CỤ BIÊN SOẠN BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
2.1. Các tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử
Một bài giảng điện tử theo chuẩn học trực tuyến là bài giảng trước hết
phải đáp ứng ứng một trong các chuẩn đóng gói của hệ thống LMS (SCORM,
AICC…)[2];
Các yêu cầu chính cần đảm bảo của bài giảng điện tử [7].
Có nội dung phù hợp, đảm bảo tính sư phạm: nội dung truyền tải sát
với chương trình học, khơng lan man.
Cách thức trình bày tinh tế, hợp lý: cách thức trình bày khoa học,
trang nhã, không nhiều chữ quá, chữ không to q – bé q.
Có tính tương tác: đảm bảo tính tương tác giữa học viên – giảng viên,
khơng đơn thuần chỉ là tác động một chiều thầy giảng – trị nghe; các nội dung
tương tác kích thích tính tư duy, sáng tạo của học viên: có câu hỏi tương tác
để củng cố kiến thức, kích thích người học một cách tích cực.
Có nội dung đa phương tiện phong phú, sinh động: các nội dung trình
bày trong bài giảng khơng đơn thuần là chữ mà phải bao gồm các nội dung
đa phương tiện (multimedia) như: có âm thanh, có video ghi giáo viên giảng
bài, có hình ảnh, video clips minh hoạ về chủ đề bài giảng .
Có nguồn tư liệu phong phú liên quan tới bài giảng.


11


Bảng 2.1 Bảng thang điểm đánh giá bài giảng học trực tuyến1
Tiêu chí
I.

II.

III.

Tính cơng nghệ (điều kiện)
Được xây dựng trên các cơng cụ hỗ trợ đóng gói
sản phẩm theo chuẩn SCORM hoặc AICC.
Có ghi âm lời giảng của giáo viên và cho xuất
hiện hình hoặc video giáo viên giảng bài khi cần
thiết.
Sử dụng Font chữ Unicode
Nội dung
Có đủ phần mơ tả tên tác giả, tên bài giảng, mục
tiêu và các nội dung trọng tâm của bài.
Đảm bảo chính xác, khoa học về nội dung và
kiến thức bài giảng;
Tính sáng tạo, thiết thực, bám sát thực tế, khoa
học và đổi mới;
Tính hồn thiện, đầy đủ;
Tính rõ ràng trong trích dẫn các tài liệu, học liệu
tham khảo.
Tính sư phạm và phương pháp truyền đạt:


Đáp ứng nhu cầu tự học của người học.
Lời giảng (tiếng nói) và thuyết minh (văn bản) dễ hiểu.
Tạo tình huống học tập.
Có các câu hỏi hướng dẫn để người học tư duy, học
một cách tích cực.
Có tính tương tác;
Có nội dung kiểm tra, đánh giá.
IV. Đánh giá chung
Hiệu quả có thể đem lại cho người học.
Tính hấp dẫn.
Có thể áp dụng đại trà, phổ biến được trong thực tiễn.
Tổng điểm

Điểm

Đánh giá

30
15
10

Nếu không đúng
chuẩn sẽ bị loại

5

30
5
10

6
5
4
30
5
5
5
5
5
5
10

100

Bảng 2.1 mô tả thang điểm đánh giá bài giảng điện tử của SGD & ĐT Hà Nội.
1

/>
12


Ngoài ra về nội dung, bài giảng điện tử học trực tuyến phải đáp ứng được
yêu cầu tự học của người học. Như vậy, nội dung slide bài giảng rõ ràng, mạch lạc,
có phim ảnh, từ liệu minh họa nội dung bài giảng, có ghi âm, ghi hình lời giảng của
giáo viên; có các bài trắc nghiệm kiến thức đầu bài, trong bài và kiểm tra cuối bài.
Phải có những ràng buộc về mặt kiến thức đối với người học; có đính kèm tài liệu
tham khảo liên quan đến nội dung bài học.Cấu trúc bài giảng với các ràng buộc điển
hình được trình bày như trong Hình 2.1.

Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc một bài giảng điện tử đầy đủ

Hình 2.1 mô tả cấu trúc bài giảng điện tử đầy đủ bao gồm từ khâu kiểm tra bài cũ,
trình bày nội dung bài học tới củng cố kiến thức và đưa tài liệu tham khảo.
13


2.2. Quy trình xây dựng bài giảng điện tử [6]:
Quy trình xây dựng bài giảng điện tử chuẩn bao gồm sáu bước:
2.2.1. Xác định mục tiêu bài học:
Trong dạy học hướng tập trung vào học sinh, mục tiêu phải chỉ rõ học xong
bài, học sinh đạt được cái gì. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải là
mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà học sinh có được sau bài học. Đọc kĩ
sách giáo khoa, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục
trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục. Trên cơ sở đó xác định đích cần đạt tới
của cả bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt được của bài học.
2.2.2. Xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản:
Những nội dung đưa vào chương trình và sách giáo khoa phổ thông được chọn
lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp xếp một cách lơgíc,
khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao. Bởi vậy cần bám sát vào chương
trình dạy học và sách giáo khoa bộ mơn. Đây là điều bắt buộc tất yếu vì sách giáo
khoa là tài liệu giảng dạy và học tập chủ yếu; chương trình là pháp lệnh cần phải tuân
theo. Căn cứ vào đó để lựa chọn kiến thức cơ bản là nhằm đảm bảo tính thống nhất
của nội dung dạy học trong toàn quốc. Mặt khác, các kiến thức trong sách giáo khoa
đã được qui định để dạy cho học sinh. Do đó, chọn kiến thức cơ bản là chọn kiến thức
ở trong đó chứ khơng phải là ở tài liệu nào khác
2.2.3. Đa phương tiện hoá kiến thức:
Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trưng cơ
bản của bài giảng điện tử để phân biệt với các loại bài giảng truyền thống, hoặc các
loại bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính. Việc đa phương tiện hố kiến
thức được thực hiện qua các bước:
Dữ liệu hố thơng tin kiến thức.

Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ hoạ, ảnh
tĩnh, phim, âm thanh...

14


Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài học.
Nguồn tư liệu này thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ internet
hoặc được xây dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng các
phần mềm đồ hoạ chuyên dụng như Macromedia Flash.
Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liên
kết.
Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh. Khi
sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội
dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm
2.2.4. Xây dựng thư viện tư liệu:
Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành
sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Cây
thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thơng tin nhanh chóng và giữ được các liên
kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ
đĩa nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác.
Mỗi bài giảng là một thư mục được đặt trong ổ đĩa hoặc thư mục chỉ dùng cho
soạn giảng. Trong thư mục bài giảng lại có các thư mục con như: Hinhanh, Amthanh,
Video, Thamkhao. Như vậy việc tìm kiếm và tiến hành soạn bài giảng mới không
mất thời gian.
2.2.5. Xây dựng và số hóa kịch bản:
Trước hết cần chia q trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động
nhận thức cụ thể. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide (trong PowerPoint)
hoặc các trang của bài giảng. Sau đó xây dựng nội dung cho các trang (hoặc các slide).
Tuỳ theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi trang/slide có thể là văn bản, đồ hoạ,

tranh ảnh, âm thanh, tập tin video.
Văn bản cần trình bày ngắn gọn cô đọng, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản. Nên
dùng một loại font chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ được dùng thống nhất tuỳ theo

15


mục đích sử dụng khác nhau của văn bản như câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, hoặc giảng
giải, giải thích, ghi nhớ, câu trả lời.
2.2.6. Chạy thử chương trình, sửa chữa và đóng gói:
Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai
sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện.
Xuất bản (publish) bài giảng thành những định dạng phù hợp với phương thức dạy –
học. Nếu sử dụng cho hệ thống Website học trực tuyến thì xuất bản thành gói
SCORM, nếu để ghi CD hoặc dùng tập tin độc lập thì xuất bản dạng tập tin tự chạy
(tập tin có phần mở rộng là *.exe hoặc tập tin flash).

2.3. Các yếu tố cấu thành việc biên soạn các bài giảng học trực tuyến
Việc thiết kế bài giảng học trực tuyến bị ảnh hưởng bởi bốn yếu tố chính: [9]
Thiết kế nội dung giảng dạy (Instructional design)
Bài giảng học trực tuyến trước nhất phải bao gồm nội dung kiến thức
cần truyền tải nên một trong những nhân tố đầu tiên là của việc biên soạn bài
giảng là thiết kế các nội dung kiến thức cần giảng dạy và truyền đạt. Đối với
các bài giảng chuyên nghiệp thì việc xây dựng nội dung này do các chuyên gia
thiết kế nội dung thực hiện.
Thiết kế đa phương tiện (Media design)
Một trong những đặc điểm khiến bài giảng học trực tuyến khác với bài
giảng truyền thống là nó bao gồm các nội dung đa phương tiện. Việc thiết kế
các nội dung đa phương tiện đóng vai trị quan trọng trong việc biên soạn bài
giảng vừa tạo sự trực quan, sinh động vừa tăng cảm hứng cho học viên. Nhiệm

vụ thiết kế nội dung đa phương tiện do các chuyên gia đồ họa thực hiện.

16


×