SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học: 2019 – 2020
Môn: VĂN – Khối 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên học sinh …………………………………………………. SBD………………………..........
PHẦN I. TIẾNG VIỆT, ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)
1/ Phát hiện lỗi sai trong câu sau và sửa lại cho đúng: (0.5 điểm)
Công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta trong những năm sáu mươi.
2/ Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Mọi vật chất nơi thế gian, một nửa trong số đó khơng đáng phải tranh giành, cịn một nửa
trong số đó cũng khơng cần phải tranh giành. Vượt lên chính mình là điều khó khăn nhất.
[...]Mỗi lồi hoa đều có một kiểu sắc hương, cũng như mỗi con người đều có tính cách và sứ
mệnh riêng. Những tháng ngày tĩnh lặng là những tháng ngày đẹp đẽ nhất. Hãy để tuổi hoa đi qua
những tháng năm mộc mạc trong êm đềm và ấm áp. Hãy để cuộc đời trầm tĩnh như bông hoa
đang nở. Hãy để tâm hồn ln được thiện lương sưởi ấm.
Trên đời chỉ có một thứ duy nhất có thể giúp chúng ta vượt qua gió bão cuộc đời: một trái
tim an định và thanh tĩnh.
Con đường đời chẳng bao giờ phẳng lặng dài lâu, một nội tâm tĩnh lặng mới đủ sức vượt qua
sóng gió. Sức mạnh con người khơng phải ở khả năng có thể hơ mưa gọi gió. Sức mạnh con người
chính ở ý chí gió mưa chẳng thể lay chuyển.
(Trích “Thứ duy nhất giúp chúng ta vượt qua gió bão cuộc đời là một trái tim thanh tĩnh và
an định”- Cường Vănnews.phunugiadinh.vn)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. (0,5 điểm)
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn sau: “Con
đường đời chẳng bao giờ phẳng lặng dài lâu, một nội tâm tĩnh lặng mới đủ sức vượt qua sóng
gió. Sức mạnh con người khơng phải ở khả năng có thể hơ mưa gọi gió. Sức mạnh con người
chính ở ý chí gió mưa chẳng thể lay chuyển”. (1,0 điểm)
Câu 1: Nghị luận xã hội (2.0 điểm):
Từ văn bản trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của
mình về ý kiến “Hãy để cuộc đời trầm tĩnh như bông hoa đang nở. Hãy để tâm hồn luôn được
thiện lương sưởi ấm”.
Câu 2: Nghị luận văn học (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của Kiều trong đoạn thơ sau:
“Cậy em, em có chịu lời
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Sự đâu sóng gió bất kì
Giữa đường đứt gánh tương tư
Hiếu tình khơn lẽ hai bề vẹn hai.
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Ngày xuân em hãy còn dài
Kể từ khi gặp chàng Kim
Xót tính máu mủ thay lời nước non”
(Trích “Trao duyên” – Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ Văn 10, tập 2,
NXBGD, trang 104)
---------- Hết ----------
ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2019 – 2020)
MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 10
▬▬
I/ PHẦN I: TIẾNG VIỆT, ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng
- Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản;
- Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Yêu cầu kiến thức
1/ Phát hiện lỗi sai trong câu sau và sửa lại cho đúng (0.5 điểm)
- Xác định chỗ không đúng chuẩn của câu (0,25đ); sửa lại đúng (0.25đ)
+ Lỗi ngữ pháp: Thiếu thành phần chính của câu (chủ ngữ và vị ngữ)
+ Sửa lại: Gợi ý:
* Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta trong những năm sáu mươi đã
đạt được những thành tựu đáng kể.
* Trong những năm sáu mươi, miền Bắc nước ta thực hiện công cuộc xây dựng xã hội chủ
nghĩa.
Lưu ý: Hs có thể sửa lại bằng những câu khác, miễn đúng ngữ pháp và phù hợp với nội
dung của câu mà đề bài đã ra
2/ Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi: (2.5 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0,5 điểm)
Câu 2: Gọi tên :0,25 điểm, dẫn chứng 0,25 điểm, nêu tác dụng 0.5 điểm
* Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc “Sức mạnh của con người…”
- Tác dụng: Cách điệp này vừa tạo âm điệu nhịp nhàng cho lời văn, vừa nhấn mạnh ý nghĩa:
sức mạnh của con người thể hiện ở nghị lực chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách của
cuộc sống; khẳng định giá trị của bản thân bằng chính sức mạnh của ý chí và nghị lực.
* Biện pháp tu từ: ẩn dụ “Sóng gió”
- Tác dụng: Gợi hình, gợi tả, nhấn mạnh những khó khăn, những thử thách trong cuộc sống
mà con người phải đối mặt và vượt qua.
Lưu ý: Hs chỉ cần xác định 01 biện pháp tu từ.
Câu 3: Học sinh nêu suy nghĩ của bản thân (1.0 điểm)
Gợi ý:
- Vật chất là một trong những thứ quan trọng của cuộc sống, nhưng nó khơng phải là tất cả,
việc chạy theo vật chất hay tranh giành vật chất sẽ làm cho ý nghĩa cuộc sống của mỗi người
dần mất đi. (0.5 điểm)
- Điều quan trọng trong cuộc sống chính là việc, mỗi người cần vượt lên chính mình đó là:
vượt qua những giới hạn của bản thân, vượt lên số phận, chiến thắng những ham muốn cá nhân,
chiến thắng những tật xấu của bản thân, vượt qua những hạn chế về trí tuệ, về năng lực của
chính mình (0.5 điểm)
Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh biết viết đoạn văn nghị luận xã hội, biết triển khai luận điểm, diễn đạt mạch lạc,
rõ ràng, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu...
b) u cầu hình thức:
- Khơng tách dịng (tách dòng: - 1.0 điểm).
- Số dòng theo quy định, được phép ± 3 dòng). (viết quá dài so với quy định -0.5 điểm)
c) Yêu cầu về nội dung: Bài làm có thể trình bày theo nhiều quan điểm khác nhau nhưng phải
phù hợp với chuẩn mực. Sau đây là một số gợi ý:
- Sống trầm tĩnh để lắng nghe và thấu hiểu nhiều hơn. Để cảm nhận những thanh âm của
cuộc sống, những tiếng gọi từ trái tim. Để nghe tiếng lòng của mọi người và của chính bản thân
mình.
- Nên biết mở lịng với tất cả u thương, để ni dưỡng một trái tim thiện lương, trong
sáng. Một người lương thiện nhất định sẽ là một người ấm áp, vui vẻ giúp đỡ người khác, biết
quý trọng và cảm ơn người khác, khơng vì những việc nhỏ nhặt mà tính tốn chi li, cũng khơng
bởi vì một chút được mất mà vui buồn.
- Bài học nhận thức và hành động
d/ Biểu điểm:
• Điểm 2: Văn viết lưu lốt, mạch lạc, từ dùng chính xác, ấn tượng sử dụng được các thao tác
lập luận .
• Điểm 1: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản của đề nhưng chưa có chiều sâu, diễn đạt có
chỗ chưa thật lưu lốt.
• Điểm 0: Để giấy trắng, lạc đề.
(Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, giáo viên xem xét cho điểm.
Cho điểm khuyến khích đối với những bài viết sáng tạo )
Câu 2: (5,0 điểm)
a/ Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh biết cách làm một bài NLVH cảm nhận đoạn thơ. Văn viết có cảm xúc, ít nhiều
thể hiện khả năng cảm thụ văn học, diễn đạt trôi chảy, khơng mắc lỗi chính tả, ngữ pháp;
bố cục rõ ràng, lập luận tốt.
b/ Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể khám phá, phân tích và trình bày theo nhiều cách khác nhau song trên
cơ sở phải nắm được một số nét chính về đoạn trích “Trao duyên ”. Cảm nhận đoạn thơ, cần
làm nổi bật luận điểm, tránh phân tích chung chung:
* Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du, đoạn trích và phạm vi nghị luận (0.5
điểm)
* Thân bài: (4.0 điểm)
@ Khái quát (0.25 điểm)
- Vị trí đoạn trích
- Hồn cảnh trao dun
@) Cảm nhận đoạn trích: Tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên cho Thúy Vân (3.5
điểm)
- Luận điểm 1: Bốn câu đầu - Lời nhờ cậy của Thúy Kiều với Thúy Vân (1.5 điểm)
* 2 câu đầu
+ Về ngôn ngữ: Thúy Kiều dùng lời lẽ ràng buộc Thúy Vân phải nhận lời:
-> Cậy: nhờ người khác giúp đỡ nhưng ngoài ý nghĩa nhờ vả, “cậy” còn mang hàm nghĩa gửi
gắm tin tưởng (tin cậy); trông mong, hi vọng (trông cậy), Kiều đặt hết niềm tin vào em. Nếu
thay từ “cậy” bằng những từ đồng nghĩa như “mong, nhờ” thì âm điệu câu thơ sẽ giảm đi, làm
giảm cái thiết tha trong lời nói của Kiều.
-> Đồng nghĩa với “chịu lời” là “nhận lời”, “đồng ý” nhưng “nhận lời” mang tính tự nguyện
cịn “chịu” mang tính nài ép, buộc phải nhận.
=> Lời nói khéo léo, chọn lọc chính xác.
+ Về hành động: Kiều hạ mình tha thiết van xin em:
-> Kiều “lạy” và “thưa” em: khác cách hành xử thông thường trong gia đình -> tạo khơng khí
thiêng liêng, trang nghiêm.
-> Kiều hiểu được việc nhờ Thúy Vân nhận lời nối duyên với Kim Trọng là một việc rất tế
nhị, khó nói, khó thuyết phục, khơng dễ gì Thúy Vân nhận lời.
=> Lòng biết ơn của Kiều với Vân
* 2 câu sau:
+ Thành ngữ “giữa đường đứt gánh”: tình yêu Kim Kiều tan vỡ.
+ Cách nói ẩn dụ “Keo loan chắp mối tơ thừa”: Thúy Vân là người gắn kết mối tình tan vỡ
của Kiều.
+ Nàng cũng bày tỏ sự day dứt đối với em, đem mối tình sâu đậm của nàng biến thành một
mối "tơ thừa" giao phó cho Thúy Vân, "mặc" cho Thúy Vân định liệu.
=> Kiều nhờ Thúy Vân “trả nghĩa” cho chàng Kim
- Luận điểm 2: Bốn câu tiếp theo- Kiều kể cho em nghe mối tình sâu đậm của mình (1.5
điểm)
+ Điệp từ “khi” kết hợp với từ “kể”: Kiều đang hồi tưởng lại kỉ niệm tình yêu.
+ Gặp chàng Kim trong tiết Thanh minh.
+ “Ngày quạt ước” là lần thứ hai Kim – Kiều gặp gỡ, trao vật hẹn ước.
+ “Đêm chén thề” là lần thứ ba Thúy Kiều sang nhà Kim Trọng thề nguyền. Tình u gắn bó
sâu đậm.
+ Cụm từ ước lệ “sóng gió bất kì”: tai họa ập đến bất ngờ với gia đình Kiều (khi Kim Trọng
phải về quê chịu tang chú, gia đình Kiều lại bị mắc oan, cha và em Kiều bị bắt)
Nàng phải lựa chọn giữa Hiếu và Tình (chọn chữ Hiếu -> bán mình cứu cha và em -> Tình yêu
Kim – Kiều tan vỡ-> nhờ cậy Thúy Vân “trả nghĩa” cho chàng Kim).
=> Kiều kể cho em nghe tình yêu của mình và nhắc lại biến cố gia đình nhằm thuyết phục
Thúy Vân nhận lời nối duyên.
Luận điểm 3: hai câu thơ tiếp theo- Kiều đưa lý do thuyết phục Thúy Vân nhận lời (0.5
điểm)
- Từ ngữ ước lệ “ngày xuân”: tuổi trẻ của Thúy Vân.
-“tình máu mủ”: tình chị em.
- “lời nước non”: lời thề hẹn của Kiều với Kim Trọng
=> Thúy Kiều biết Thúy Vân cịn trẻ, tương lai cịn dài có thể gặp gỡ và yêu thương người
khác nhưng vì tình chị em ruột thịt, Kiều cầu xin Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng. Lời
lẽ, hành động của Kiều vừa xót xa, đau đớn vừa thấu tình đạt lí.
@ Đánh giá(0.25 điểm)
- 10 câu thơ đầu đoạn trích Trao duyên là tâm trạng đau đớn, xót xa của Kiều trong lúc nói lời
trao duyên với em, qua đó ta thấy được vẻ đẹp của tâm hồn Kiều: một người con hiếu thảo, sâu
sắc, thủy chung trong tình u, thơng minh, khéo léo trong ứng xử.
- Nghệ thuật: Sử dụng các điển tích, điển cố, các thành ngữ dân gian, ngơn ngữ chính xác, giàu
sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ kết hợp nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế của nhà thơ,…
* Kết bài (0.5 điểm)
* Lưu ý:
- Khi làm bài, học sinh kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật
- Chấm điểm khuyến khích đối với những bài viết sáng tạo.