Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.64 KB, 4 trang )

SỞ GD&ĐT CÀ MAU
TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN

KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2019 - 2020
MƠN SINH HỌC 12A
Thời gian làm bài: 45 phút
Mã đề 201
(Đề có 3 trang)
Câu 1: Kết thúc giai đọan tiến hoá hoá học đã hình thành nên
A. các phân tử hữu cơ đơn giản.
B. các đại phân tử.
C. các tế bào nguyên thuỷ.
D. các sinh vật nhân sơ.
Câu 2 Theo thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm
các giai đoạn sau:
I Từ các tế bào sơ khai hình thành nên các tế bào sống đầu tiên
II. Hình thành nên các cơ thể sinh vật sống đầu tiên
III Hình thành các đơn phân hữu cơ từ các chất vô cơ
Các giai đoạn trên diễn ra theo thứ tự đúng là:
A. I→III→II
B. III→I→II
C. I→II→III
D. III→II→I
Câu 3. Lịch sử phát triển của Trái Đất trải qua các đại địa chất từ gần đến xa
A. Tân sinh – Cổ sinh – Nguyên sinh – Thái cổ – Trung sinh.
B. Tân sinh – Trung sinh – Nguyên sinh – Thái cổ – Cổ sinh.
C. Tân sinh – Trung sinh – Cổ sinh – Thái cổ – Nguyên sinh
D.Tân sinh – Trung sinh – Cổ sinh – Nguyên sinh – Thái cổ.
Câu 4: Thực vật có hoa xuất hiện ở kỉ nào?
A. Pecmi.
B. Xilua.


C. Phấn trắng.
D. Than đá.
Câu 5: Con người đã nhanh chóng trở thành lồi thống trị trong tự nhiên, có ảnh hưởng nhiều đến
sự tiến hóa của các lồi khác và có khả năng điều chỉnh hướng tiến hóa của chính mình nhờ
A. tiến hóa nhỏ.
B. tiến hóa văn hóa.
C. tiến hóa sinh học.
D. tiến hóa lớn.
Câu 6. Trong các lồi động vật sau đây lồi có quan hệ gần đến xa người nhất là
A. tinh tinh → khỉ sóc→gơrila→vượn.
B. tinh tinh →gơrila→ khỉ sóc→vượn.
C. tinh tinh → gơrila→vượn→khỉ sóc.
D. tinh tinh → khỉ sóc→vượn→gơrila.
Câu 7: Trong lịch sử phát sinh Người hiện đại, trình tự xuất hiện các loài người biểu diễn bằng sơ
đồ
A. Người đứng thẳng  Người khéo léo  Người thông minh
B. Người thông minh  Người khéo léo  Người đứng thằng
C. Người đứng thẳng  Người khéo léo  Người Nêanđectan
D. Người khéo léo  Người đứng thẳng  Người thơng minh
Câu 8: Trong nhánh tiến hóa của chi Homo (Người), lồi đã bị tuyệt chủng do khơng cạnh tranh
được với loài người hiện đại (Homo sapiens) là
A. Người lùn (Homo floresiensis)
B. Người khéo léo (Homo habilis)
C. Người đứng thẳng (Homo erectus)
D. Người Nêanđectan (Homo neaderthalensis).
Câu 9: Ý nghĩa quan trọng của dáng đi thẳng là
A. giải phóng hai chi trước khỏi chức năng di chuyển
B. dễ phát hiện kẻ thù từ xa
C. cột sống bớt cong
D. lồng ngực rộng

Câu 10: Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20oC-30oC. Khoảng nhiệt độ này
gọi là
A. khoảng chống chịu.
B. khoảng giới hạn trên.
C. khoảng thuận lợi.
D. khoảng giới hạn dưới.
Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã sinh vật là do chúng

A. cùng một nơi ở.
B. ổ sinh thái trùng lặp nhau.
C. mùa sinh sản trùng nhau.
D. thời gian hoạt động kiếm ăn trùng nhau.
Câu 12: Cho các tập hợp sinh vật sau:
(1) Những con bướm cùng sống trong một cánh đồng cỏ.
Trang 1


(2) Những con ong vò vẽ cùng làm tổ trên một cây.
(3) Những con hải âu cùng làm tổ ở một vách núi.
(4) Những con ếch và nòng nọc của nó ở trong một ao.
Số tập hợp sinh vật là quần thể là:
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Câu 13: Có bao nhiêu thơng tin sau đây nói về đặc trưng của quần xã :
(1) Tỉ lệ giới tính.
(2) Cấu trúc nhóm tuổi.
(3) Kiểu phân bố
(4) Sự đa dạng về thành phần loài. (5) Đặc trưng về mối quan hệ sinh dưỡng giữa các loài.

A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 14: Trong các đặc trưng sau, có bao nhiêu đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật?
(1) Mật độ cá thể.
(2) Cấu trúc tuổi.
(3) Ti lệ giói tính.
(4) Sự phân tầng trong khơng gian. (5) Thành phần lồi. (6) Sự tăng trưởng.
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Câu 15: Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 15000 cá thể. Quần thể
này có tỉ lệ sinh là 8%/năm, tỉ lệ tử vong là 5%/năm và tỉ lệ nhập cư là 4%/năm, tỉ lệ xuất cư là 2%.
Sau 1 năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là:
A. 14700.
B. 15750.
C. 15150.
D. 15900.
Câu16: Cho Các phát biểu sau:
(1) Trong mối quan hệ cộng sinh và quan hệ hợp tác, tất cả các loài tham gia điều có lợi.
(2) Quan hệ hỗ trợ gồm quan hệ cộng sinh, hội sinh và kí sinh.
(3) Mối quan hệ giữa cây thân gỗ và cây tầm gửi sống bám lên cây thân gỗ là quan hệ hội sinh.
(4) Trong mối quan hệ vật ăn thịt – sự biến động số lượng con mồi và vật ăn thịt có liên quan
chặt chẻ nhau.
Có bao nhiêu phát biểu đúng ?
A.1
B.2.
C.3.

D.4.
Câu 17 . Trong các mối qua hệ sinh thái sau đây, có bao nhiêu mối qua hệ gây hại cho các lồi
tham gia ?
I. Kiến và cây kiến
II. Giun kí sinh trong cơ thể người và người
III. Hải quỳ và cua
IV. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá tôm
V. Cây nắp ấm ấp bắt ruồi
VI. Cây tầm gửi sống bám trên thân các cây gỗ lớn trong rừng
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Câu 18: Cho chuỗi thức ăn sau: Cỏ → chuột → rắn → đại bàng. Rắn là sinh vật tiêu thụ
A. bậc 1.
B. bậc 2.
C. bậc 3.
D. bậc 4.
Câu 19: Cho các chuỗi thức ăn sau:
(1) Ngô → sâu → nhái → rắn.
(2) Ngô → châu chấu → chim sẻ → đại bàng.
(3) Ngô → chuột → rắn → diều hâu.
(4) Ngô → châu chấu → chim sẻ → rắn.
Có bao nhiêu kết luận nào sau đây là đúng ?
(1). Trong các chuỗi thức ăn trên, ngô thuộc sinh vật sản xuất..
(2). Trong chuỗi thức ăn (3) và (4), rắn là sinh vật tiêu thụ bậc 2.
(3). Trong các chuỗi thức ăn trên đều có bậc dinh dưỡng cao nhất là bậc 4.
(4). Trong chuỗi thức ăn (2), chim sẻ là sinh vật tiêu thụ bậc 3.
A. 1
B. 2.

C. 3.
D. 4.
Câu 20: Về mặt cấu trúc, thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái gồm:
(1) Sinh vật phân giải
(2) Động vật ăn thực vật (ăn cỏ)
(3) Động vật ăn động vật (ăn thịt)
(4) Sinh vật sản xuất
Sơ đồ biểu diễn sai trình tự dịng năng lượng trong một hệ sinh thái là:
A. 4  2 3
B. 2  3  1
C. 4  2  1
D. 3  4  2.
Câu 21: Chuỗi thức ăn gồm nhiều
Trang 2


A. chuỗi thức ăn.
B. lồi sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
C. chuỗi thức ăn có các mắt xích chung.
D. lồi sinh vật trong đó có sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
Câu 22: Sinh khối lớn nhất ở một quần xã trên cạn của hệ sinh thái tự nhiên thường thuộc về
A. Các quần thể sinh vật tự dưỡng
B. Các quần thể động vật ăn thực vật
C. Các quần thể động vật ăn động vật
D. Tất cả quần thể sinh vật tiêu thụ
Câu 23: Loài đặc trưng trong quần xã là
A. lồi chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các lồi khác.
B. lồi đóng vai trị quan trọng trong quần xã.
C. lồi có nhiều ảnh hưởng đến các loài khác.
D. loài phân bố ở trung tâm của bất kỳ mỗi quần xã.

Câu 24: Sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho việc sử dụng
thuốc trừ sâu là ứng dụng
A. quan hệ đối kháng.
B. quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
C. khống chế sinh học.
D. quan hệ cạnh tranh.
Câu 25: Cho các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật:
(1) Cây phong lan và cây thân gỗ;
(2) Chim mỏ đỏ và linh dương;
(3) Cá ép và cá lớn;
(4) Cây tầm gửi và cây cây gỗ;
(5) Cây nắp ấm và ruồi, muỗi;
(6) Hải quỳ và cua.
Có bao nhiêu mối quan hệ hỗ trợ khác loài?
A.1
B. 4
C. 2
D. 3
Câu 26: Hai lồi cùng có lợi khi sống chung và khơng nhất thiết phải có nhau là đặc điểm của mối
quan hệ
A. hội sinh.
B. cộng sinh.
C. cạnh tranh.
D. hợp tác.
Câu 27: Trùng roi sống trong ruột mối. Đây là biểu hiện của mối quan hệ
A. cộng sinh.
B. kí sinh - vật chủ. C. hội sinh.
D. hợp tác.
Câu 28: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa
A. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.

B. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
C. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
D. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
Câu 29: Nước trong hồ hòa tan một lượng hóa chất độc diệt sâu bọ là DDT với nồng độ lỗng
(0,00005 ppm). Chuỗi thức ăn nào ít có hại nhất với sức khỏe con người?
A. Tảo đơn bào → động vật phù du → giáp xác → cá → chim → người.
B. Tảo đơn bào → động vật phù du → cá → người.
C. Tảo đơn bào → động vật phù du → giáp xác → cá → người.
D. Tảo đơn bào → cá → người.
Câu 30. Theo sơ đồ lưới thức ăn sau, phát biểu nào là đúng?

A. Có 8 mắt xích chung trong lưới thức ăn.
B. Có 8 chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn.
C. Có 3 lồi là sinh vật tiêu thụ bậc 2.
D. Có 4 mắt xích là sinh vật tiêu thụ bậc
--------------------------

Trang 3


ĐÁP ÁN BÀI THI HKII, NĂM HỌC 2019 – 2020, MÔN SINH HỌC 12

Câu
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Mã 201 Mã 202 Mã 203 Mã 204
B
A
C
B
B

B
A
A
D
B
C
C
C
B
D
B
B
D
B
A
C
B
D
C
D
A
C
A
D
A
C
D
A
C
C

A
C
B
B
A
B
D
B
B
B
A
D
A
C
C
D
B
B
D
C
A
B
B
A
D
A
B
B
C
B

B
A
A
B
D
C
C
B
C
B
D
D
B
A
B
B
C
C
D
A
D
A
C
A
D
D
C
C
A
A

C
B
C
A
B
D
B
B
B
A
B
A
D
C
C
B
D
D
B
A
C
B
B
D
A

Trang 4




×