Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Lợi nhuận và sự cần thiết phấn đấu tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp ttrong điều kiện hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.09 KB, 25 trang )

Lợi nhuận và sự cần thiết phấn đấu tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp
ttrong điều kiện hiện nay
1.1.lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp
1.1.1.Lợi nhuận
a) Khái niệm.
Nền kinh tế nước ta khi còn là nền kinh tế bao cấp, vai trò của lợi nhuận không
được chú ý đến, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của
Nhà nước, việc lỗ lãi không ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Nhưng từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhìn chung các doanh nghiệp
đều tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận.
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là việc thực một số hoặc tất cả
các công đoạn của quá trình đầu, từ việc bỏ tiền ra mua sắm nguyên vật liẹu lẫn vật tư
cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất, tiến hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
hoặc cung ứng trên thị trường. Doanh nghiệp nào khi kết thúc kinh doanh đều thu về
mộtt khoản tiền nhất định gọi là doanh thu. Với nức doanh thu này, doanh nghiệp trích
ra một khoản để bù đắp chi phí đã bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh. Phần còn
lại sau khi trừ đi các chi phí khác gọi là lợi nhuận. Như vậy, lợi nhuận là kết quả tài
chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh và được xác định bằng khoản
tiền chênh lệch giữa doanh thu với toàn bộ chi phí bỏ ra để có được doanh thu đó.
b)Nội dung,phương pháp xác định lợi nhuận
Từ định nghĩa về lợi nhuận ta có thể khái quát phương pháp xác định lợi nhuận
như sau:
Lợi nhuận = Doanh thu - Thuế gián thu - Chi phí tương ứng
Trong đó, doanh thu là toàn bộ khoản tiền mà doanh nghiệp thu được khi kết
thúc mỗi quá trình kinh doanh, do các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp mang lại. Thuế gián thu là các loại thuế được cấu thành trong giá bán sản
phẩm, doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước sau khi có được doanh thu bán hàng. Còn
chi phí là biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động vật hoá, lao động sống mà
doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra thu nhập tương
ứng.
Tổng lợi nhuận doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh


doanh và lợi nhuận từ hoạt động khác. Nói cách khác lợi nhuận được tính riêng cho
từng hoạt động.
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là khoản chênh lệch giữa doanh thu
hoạt động sản xuất kinh doanh với toàn bộ các khoản chi phí tương ứng trong việc
thực hiện các hoạt động sản xuất có được doanh thu đó.
Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh có được thông qua công tác tiêu thụ
còn gọi còn gọi là doanh thu bán hàng, bao gồm toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng
hoá, cung ứng các lao vụ, dịch vụ cho khách hàng(dã được thực hiện). Đây là bộ phận
chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn nhát trong tổng doanh thu của doanh nghiệp và có ý nghĩa
quyết định đối với sự tồn tại của doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Doanh thu tiêu thụ trước hết được dùng để nộp thuế gián thu cho Nhà nước, sau
đó bù đắp các khoản chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra. T rong đó,chi phí cho hoạt
động sản xuất kinh doanh,nói cách khác chính kà giá thành toàn bộ sản phẩm, bao
gồm 3 loại: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Giá vốn hàng bán phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, laovụ, dịch vụ
xuất bán trong kỳ, bao gồm các chi phí:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí về nguyên, nhiên vật liệu được sử
dụng trực tiếp để tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ.
+ Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, tiền công,các khoản trích nộp
của công nhân sản xuất trực tiếp mà doanh nghiệp phải nộp theo quy định(BHXH,
BHYT, KPCĐ).
+ Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí sử dụng chung cho hoạt động sản xuất
kinh doanh trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ.
Chi phí bán hàng: Là toàn bộ các chi phí liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá
dịch vụ, bao gồm các chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, quảng cáo, giới thiệu
sản phẩm, tiền lương trả cho công nhân viên bán hàng.
Doanh nghiệp bán hàng sau khi trừ thuế gián thu và các khoản chi phíkể trên thì
được gọi là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, ta có công thức sau:
Lợi nhuận từ

hoạt

động
SXKD
=
Doanh
thu bán
hàng
-
Thuế
gián
thu
-
Giá vốn
hàng
bán
-
Chi phí
bán
hàng
-
Chi phí
QLDN
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể có các hoạt động
tài chính, hoạt động bất thường.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính.
Lợi nhuận
từ HĐTC
=

Doanh thu
HĐTC
-
Chi phí
HĐTC
Trong đó:
Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm các khoản thu từ các hoạt động tài chính
như thu về lãi tiền gửi ngân hàn, lãi về tiền cho vay, các khonả lãi do đầu tư mua bán
chứng khoán ngắn và dài hạn, thu từ hoạt động liên doanh, liên kết,…
Chi phí hoạt động tài chính là các cho phí có liên quan đến hoạt động tài chính
như chi phí cho việc môi giới, mua bán chứng khoán kể cả các khoản tổn thất trong
đầu tư(nếu có), chi phí cho việc liên doanh liên kết, chi phí lãi tiền vay…
Lợi nhuận từ hoạt động khác.
Lợi nhuận
từ khác
=
Doanh thu
khác
-
Chi phí
khác
Trong đó:
Doanh thu khác của doanh nghiệp là các khoản thu không thường xuyên như thu
về nhường bán tài sản cố định, thanh lý tài sản, cho thuê tài sản cố định hoạt động, thu
về các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xoá sổ, các khoản nợ không xác định được chủ….
Chi phí khác là các khoản chi phí xảy ra không thường xuyên như chi phí thanh
lý, nhợng bán TSCĐ, các khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng trong sản xuất do ngừng
sản xuất bất thương…
Khi đó, tổng lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định bằng công thức:
Tổng lợi

nhuận của DN
=
Lợi nhuận
HĐSXKD
+
Lợi nhuận
HĐTC
+
Lợi nhuận
HĐ khác
Tuy nhiên các chỉ tiêu tính ở trên mới là trước thuế, còn lợi nhuận sau thuế được
tính theo công thức sau:
Lợi nhuận sau
thuế
=
Lợi nhuận
trước thuế
-
Thuế TNDN
phải nộp
c)Ý nghĩa của chỉ tiêu lợi nhuận.
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh,
là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi
doanh nghiệp.
Toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có được tiến hành một
cách hợp lý, tiết kiệm hay khôngđều được phản ánh khá rõ nét qua chỉ tiêu lợi nhuận.
Nừu doanh nghiệp biết tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả,
tiết kiệm chi phí ở từng khâu một cách hợp lý, cải tiến các hoạt động sản xuất kinh
doanh sao cho sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp luôn đợc thị trường chấp nhận thì
sẽ dẫn tới tăng thu, giảm chi, làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu

doanh nghiệp quản lý yếu kém, lãng phí nguyên vật liệu, phương hướng sản suất kinh
doanh nói chung và chiến lược sản phẩm nói riêng không hướng tới thị trường thì
chắc chắn chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tiêu thụ sẽ tăng cao, sản phẩm
không phù hợp nhu cầu thị trường, sẽ ứ đọng, tình trạng tăng chi giảm thu tất yếu dẫn
tới quy mô lợi nhuận bị thu hẹp, chỉ tiêu lợi nhuận bị giảm sút.
Thêm vào đó, lợi nhuận còn là chỉ tiêu phản ánhchính xác khả năng tái sản xuất
mở rộng doanh nghiệp vì trong nền kinh tế thị trường thì lợi nhuận là một nguồn bổ
sung vốn rất quan trọng rất quan trọng đối với doanh ngiệp. Cho nên chỉ tiêu lợi
nhuận không chỉ đánh giá được quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đã qua của
doanh nghiệp mà còn hé mở phần nào khả năng phát triển trong tương lai của doanh
nghiệp đó.
Tuy nhiên, chỉ tiêu lợi nhuận không phải là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất
lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì có còn có những hạn chế
nhất định.
Trước hết, do tính chất tổng hợp của mình, chỉ tiêu lợi nhuận chỉ phản ánh kết
quả của tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh Scủa doanh
nghiệp. Nhưng kết quả này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố lại ảnh hưởng ngược
chiều nhau như sản lượng và giá thành, do đó chúng bù trừ cho nhau, che lấp lẫn
nhau. Kết quả là chúng ta vẫn chưa thể đánh giá chính xác sự tác động của từng yếu tố
đến lợi nhuận thu được và do vậy chưa thể đánh giá chính xác hiệu quả cũng như trình
độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.
Mặt khác lợi nhuận là một chỉ tiêu tuyệt đối, nó chỉ có ý nghĩa đầy đủ khi được
xem xét trong một điều kiện cụ thể nhất định( của một doanh nghiệp cụ thể trong một
thời kỳ cụ thể ).
Chỉ tiêu này chưa phản ánh được toàn diện mối tương quan giã yếu tố đầu vào và
yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất(tình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp) chưa thể
dùng để so sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong các thời kỳ
khác nhau hay so sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong
cùng một thời kỳ vì không có cùng mặt bằng so sánh về vốn, về điều kiện công nghệ,
thiết bị sản xuất, thị trường tiêu thụ…

Do đó, đánh giá một cách toàn diện và chính xác vấn đề lợi nhuận mà rộng hơn
là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người ta còn xem xét các yếu tố
ảnh hưởng đến lợi nhuận và sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận hay còn gọi là doanh
lợi.
1.1.2.Tỷ suất lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận, là một chỉ tiêu tương đối cho phép ta so sánh hiệu quả sản
xuất kinh doanh giữa các thời kỳ khác nhau trong một doanh nghiệp, giữa thực tế với
kế hoạch hoặc giữa các doanh nghiệp trong cùng một thời kỳ.Tỷ suất lợi nhuận càng
cao càng chứng tỏ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càng có hệu quả.
Có nhiều cách xác định tỷ suất lợi nhuận, mỗi cách chứa đựng một nội dung kinh
tế khác nhau, thông thường các doanh nghiệp sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
sau đây: Tỷ suất lợi nhuận vốn, tỷ suât lợi nhuận giá thành, tỷ suất lợi nhuận doanh
thu tiêu thụ.
Tỷ suất lợi nhuận vốn.
Tỷ suất lợi nhuận vốnlà quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận đạt được(lợi nhuận trước
thuế hoặc lợi nhuận ròng) với số vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong kỳ. Công
thức xác định như sau:
T
sv
(%) =
Vbq
P(Pr)
x100%
Trong đó:
T
sv
: Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh (doanh lợi vốn)
P(P
r
):Lợi nhuận (lợi nhuận ròng) trong kỳ.

V
bq
: Tổng vốn kinh doanh sử dụng bình quân.
V
bq
=
2
VckkV +
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định và vốn lưu động:
Vốn cố định
=
Nguyên
giá TSCĐ
-
Số tiền khấu hao
luỹ kế đã thu hồi
Vốn lưu động bao gồm vốn dự trữ sản xuất, vốn sản phảm dở dang, bán thành
phẩm tự chế, vốn thành phẩm…
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn phản ánh: Cứ mỗi đồng vốn kinh doanh bình quân
trong kỳ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận(lợi nhuận ròng).
Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất, thể hiện trình độ sử dụng tài sản, vật tư,tiền vốn
của doanh nghiệp, thông qua đó thúc đẩy doanh nghiệp tìm kiếm và phát huy những
khả năng tiềm tàng của mình nhằm quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả cao.
Tỷ suất lợi nhuận giá thành.
Tỷ suất lợi nhuận giá thành là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận tiêu thụ (trước thuế
hoặc sau thuế) so với giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ của
doanh nghiệp. Nó có thể tính riêng cho từng loại sản phẩm hoặc tính chung cho toàn
bộ sản phẩm tiêu thụ.
Công thức xác định như sau:

T
sg
(%) =
Zt
P(Pr)
x100%
Trong đó:
Tsg : Tỷ suất lợi nhuận giá thành(doanh lợi giá thành).
P(Pr): Lợi nhuận(lợi nhuận ròng) trong kỳ.
Zt : Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.
Chỉ tiêu này cho ta biết cứ một đồng chi phí bỏ ra cho sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm dịch vụ trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Thông qua đó, có thể thấy
rõ hiệu quả của việc bỏ chi phí vào sản xuất và tiêu thụ như thế nào. Tỷ suất này càng
câo chứng tỏ việc đầu tư của doanh nghiệp càng có hiệu quả.
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu.
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trước hoặc sau thuế
với doanh thu tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, hàng hoá trong kỳ của doanh nghiệp.
Công thức xác định như sau:
Tst(%) =
Dt
P(Pr)
x 100%
Trong đó:
Tst(%) : Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng.
P(Pr) : Lợi nhuận(lợi nhuận ròng) trong kỳ.
Doanh thu : Doanh thu tiêu thụ sản phẩm dịch vụ trong kỳ.
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳmang lại
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh
doanh và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp càng có hiệu quả.
Việc sử dụng các chỉ tiêu ở trên đã giúp thực hiện được sự so sánh về hiệu quả

sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp có mựt bằng sản xuất kinh doanh khác
nhau, so sánh giữa chất lượng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với mức trung
bình của nghành…Trên cơ sở đó, có thể đưa ra kết luận đúng đắnvề hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp đúng đắn để
xử lý.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.
Là tỷ lệ giữa lợi nhuận ròng và số vốn chủ sở hữu tham gia kinh doanh trong kỳ.
Công thức xác định:
Tsh(%) =
Vcsh
Pr
x 100%
Trong đó:
Tsh(%) : Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.
Vcsh : Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ.
Pr : Lợi nhuận sau thuế.
Đây là chỉ tiêu được các chủ sở hữu quan tâm nhất, nó thể hiện nếu bỏ một đồng
vốn chủ sở hữu để kinh doanh thì sau cùng sẽ mang lại cho họ ba nhiêu đồng lợi
nhuận.
Ngoài các chỉ tiêu doanh lợi(tỷ suất lợi nhuận) phổ biến kể trên, người ta còn có
thể sử dụng các chỉ tiêu doanh lợi khác như: Doanh lợi vốn đi vay, doanh lợi vốn cố
địn,h, doanh lợi vốn lưu động…để đánh giá và so sánh kết quả kinh doanh trong
những năm cần thiết.
1.2. Sự cần thiết phảI phấn đấu tăng lợi nhuận của doanh nghiệp
trong đIều kiện hiện nay
1. 2.1.Ý nghĩa, tầm quan trọng của lợi nhuận.
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh,
do vậy nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng và toàn
bộ nền kinh tế quốc dân nói chung, ý nghĩa đó được thể hiện như sau
- Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh và là mục đích hoạt động kinh doanh của một

doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh
doanh không kể thuộc thành phần kinh tế nào, hoạt động trong lĩnh vực nào, khi tiến
hành các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có chung một mục đích là tìm kiếm lợi
nhuận. Chỉ khi sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp mới thu được lợi
nhuận. Do vậy, lợi nhuận chính là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả và mục đích hoạt động
của sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận ít
đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không đạt được mục tiêu kinh doanh của mình .
- Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng sản xuất kinh doanh của
một doanh nghiệp. Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu
và chi phí đã bỏ ra để thu được số doanh thu đó. Mọi biện pháp để tăng doanh thu, tiết
kiệm chi phí sản xuất cuối cùng đều phản ánh ở quy mô của lợi nhuận của doanh
nghiệp. Vì vậy, thông qua xem xét chỉ tiêu lợi nhuận,ta có thể đánh giá được phần lớn
chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận là nguồn tài chính quan trọng để bù đắp các thiệt hại, rủi ro trong
quá trình sản xuất kinh doanh. Là nguồn tích luỹ để thực hiện tái sản xuất mở rộng ,
để thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước cũng như khuyến khích lợi ích vật chất đối
với người lao động trong doanh nghiệp .
Lợi nhuận không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với từng doanh nghiệp mà nó
còn có vai trò quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Bởi vì đây cũng là
nguồn thu quan trọng của Ngân sách nhà nước . Hiện nay Nhà nước động viên lợi
nhuận của các doanh nghiệp vào ngân sách thông qua hình thức thuế thu nhập doanh
nghiệp .
1.2.2.Sự cần thiết phải phấn đấu tăng lợi nhuận.
Trước đây, nền kinh tế nước ta hoạt động trong cơ chế quản lý kế hạch hoá tập
trung, các doanh nghiệp được bao cấp hầu hết về vốn nên lợi nhuận không phát huy
được vai trò của mình bởi vì các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không hoàn toàn
quan tâm đến mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Nhưng từ khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường với
nhiều thành phần kinh tế cùng song song tồn tại và có sự sạnh tranh mạnh mẽ thì lúc
này vai trò cũng như ý nghĩa của lợi nhuận được bộc lộ rõ nét và trở nên quan trọng

hơn bao giờ hết .
Việc doanh nghiệp luôn quan tâm đến vấn đề lợi nhuận và không ngừng phấn
đấu tăng lợi nhuận xuất phát lý do sau :
Xuất phát từ vai trò của lợi nhuận đối với các doanh nghiệp .

×