Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA PHÁT HÀNH TPCP TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC LƯƠNG SƠN TRONG THỜI GIAN QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.5 KB, 19 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA PHÁT HÀNH
TPCP TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC LƯƠNG SƠN TRONG THỜI GIAN
QUA
2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Lương Sơn:
Lương Sơn cửa ngõ của núi rừng Tây Bắc, đang từng ngày từng giờ thay đổi
cùng với sự phát triển lớn mạnh của đất nước. Là huyện miền núi của tỉnh Hoà
Bình, Lương Sơn có mật độ dân số khá đông, tập trung ở 18 xã, thị trấn. Mức thu
nhập bình quân đầu người đạt 260 USD một năm. Cũng với sự khởi sắc của huyện
có đóng góp không nhỏ của Kho bạc Nhà nước huyện Lương Sơn. Kho bạc Nhà
nước là công cụ tối ưu trong việc hình thành quản lý ngân quỹ Nhà nước đồng thời
nó có tính chất quan trọng, không thể thiếu trong công tác huy động vốn vào Ngân
sách Nhà nước.
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của KBNN huyện Lương Sơn:
Với chức năng quản lỹ quỹ ngân sách Nhà nước, huy động vốn cho ngân
sách Nhà nước, KBNN huyện Lương Sơn phải thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của
ngành và của địa phương. Căn cứ vào Quyết định số 266 của Bộ trưởng Bộ tài
chính quy định chi tiết nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy KBNN trực thuộc
Bộ tài chính. Cũng như các KBNN huyện trong hệ thống KNNN huyện Lương Sơn
phải tập trung các khoản thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, kịp thời phân chia
các khoản thu cho ngân sách các cấp theo tỉ lệ quy định trực tiếp quản lý ngân sách
huyện và ngân sách Xã trên địa bàn.
Thực hiện kiểm soát cho Ngân sách Nhà nước, hạch toán chi trả các khoản
chi Ngân sách Nhà nước. Trực tiếp cấp phát các chương trình mục tiêu theo sự uỷ
thác của Kho bạc Tỉnh. Thực hiện phát hành thanh toán trái phiếu huy động vốn
cho ngân sách Nhà nước.
Quản lý vốn tiền mặt, các ấn chỉ chúng chỉ có giá trị như tiền, tài sản theo
chế độ quy đinh. Đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền, tài sản đơn vị được giao quản lý.
Mở tài khoản, thanh toán bằng tiền mặt và chuyển khoản với các đơn vị và
cá nhân theo chế độ quy định.
Thực hiện kế toán thống kê, báo cáo quyết toán các hoạt động KBNN phát
sinh trên địa bàn.


Thực hiện công tác tin học, tập hợp, quản lý dữ liệu theo sự phân cấp của
KBNN huyện.
Quản lý cán bộ, tài sản, kinh phí nội bộ theo chế độ quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Giám đốc KBNN huyện.
Ngoài ra KBNN huyện Lương Sơn cũng phải thực hiện các nhiệm vụ chính
trị của địa phương giao cho.
2.1.2. Tổ chức bộ máy của KBNN huyện Lương Sơn:
Căn cứ vào Quyết định số: 07/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính
phủ) về việc thành lập hệ thống KBNN thuộc Bộ tài chính và Nghị định 25/CP
ngày 5/4/1995 của Chính phủ quy định nhiệm vụ quyền hạnh và tổ chức bộ máy
KBNN. Kho bạc Nhà nước huyện Lương Sơn hiện nay có 14 người trong biên chế,
trong đó trình độ Đại học 7 người, có 3 người đã tốt nghiệp Trung cấp chính trị, 6
người đã qua lớp đào tạo quản lý Nhà nước. Số cán bộ còn lại đều có trình độ Cao
đẳng và Trung cấp.
* Tổ chức bộ máy bao gồm:
1. Giám đốc: Giám đốc có quyền hạn cao nhất và phân công quản lý điều
hành chung.
2. Phó Giám đốc: Giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý ngân sách
Nhà nước.
3. Tổ kế hoạch - Thanh toán vốn đầu tư gồm 2 người.
4. Tổ kế toán gồm 5 người
5. Tổ kho quỹ gồm 2 người
5. Tổ hành chính - bảo vệ gồm 3 người
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
2.2. Công tác tổ chức và quản lý huy động vốn
* Bộ máy thực hiện:
Trong quá trình huy động vốn, mỗi bộ phận thực hiện một nhiệm vụ riêng
Giám Đốc
Phó
Giám Đốc

Tổ
Bảo vệ
Tổ
Kho quỹ
Tổ
K/Hoach
TTVĐT
Tổ
Kế toán
biệt và kết hợp chặt chẽ với nhau hoàn chỉnh một chu trình phát hành hay thanh
toán TPCP.
Giám đốc KBNN điều hành chung mọi hoạt động của đơn vị, trực tiếp chỉ
đạo công tác kế toán và phát hành và thanh toán TPCP: bố chí cán bộ, phương tiện,
quán triệt các quyết định của Chính phủ, các công văn, thông tư về phát hành và
thanh toán TPCP.
Phòng kế toán là bộ phận trực tiếp phát hành TPCP, hạch toán vay dân, điều
tiết cho NSTW, kê bảng kê phát hành TPCP theo từng loại mệnh giá và sêri. Trực
tiếp tiến hành thanh toán TPCP theo từng loại kì hạn và lãi suất tương ứng đồng
thời lưu giữ chứng từ theo đúng quy định.
Phòng kho quỹ: trực tiếp thực hiện thu tiền bán trái phiếu, kiểm tra đúng số
tiền, niêm phong tiền và cất tiền vào kho, thực hiện chi trả trái phiếu chính xác,
đồng thời quản lý trái phiếu trắng nhận từ Trung ương về và phân phối cho các đơn
vị liên quan, làm báo cáo ấn chỉ nhập xuất kho theo từng đợt phát hành.
Phòng Kế hoạch - tổng hợp, tổng hợp số liệu báo cáo lãnh đạo và báo cáo về
KBNN TW. Tổng hợp tình hình phát hành và thanh toán TPCP một cách chung
nhất.
2.3. Thực trạng phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ tại KBNN
Lương Sơn trong thời gian qua.
Huy động vốn là một chính sách tài chính có rất nhiều ưu điểm, được Nhà
nước ta sử dụng phổ biến và khá liên tục trong thời gian qua. Nó vừa huy động

được nguồn vốn nội lực trong dân, vừa “đánh tan” những đồng tiền “ đóng băng”
trong nền kinh tế, vừa tăng nguồn lực tài chính cho NSNN và thực hiện mục tiêu
kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự phát triển của đất nước, mặc dù mới trải qua 15 năm
hoạt động, xong KBNN huyện Lương Sơn đã góp một phần không nhỏ vào sự phát
triển kinh tế nói chung và kinh tế của huyện Lương Sơn nói riêng. Đặc biệt là trong
công tác huy động vốn, đã huy động được một lượng vốn không nhỏ thông qua
phát hành TPCP góp phần bù đắp thiếu hụt NSNN và đầu tư phát triển kinh tế, cụ
thể là trong 13 năm qua KBNN huyện Lương Sơn đã huy động được với tổng
doanh số là 27,9602 tỉ đồng. Song song với công tác phát hành trái phiếu, KBNN
huyện Lương Sơn cũng tổ chức tốt công tác chuẩn bị nguồn vốn, tiền mặt để thanh
toán các loại trái phiếu cho người mua khi đến kì hạn thanh toán. Ngay từ những
năm đầu mới đi vào hoạt động, KBNN huyện Lương Sơn đã làm tốt công tác huy
động vốn, hoàn thành nhiệm vụ được giao cụ thể:
Thực hiện các Quyết định và Thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính cũng như
của Kho bạc Nhà nước trung ương. Nhận thức được tầm quan trong của công tác
huy động vốn bằng thức thức phát hành trái phiếu Chính phủ qua hệ thống KBNN,
nhất là sau khi Chính phủ đã ra nghị định số 01/2000/ NĐ- CP về quy chế phát
hành TPCP. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày kí để thay
thế nghị định số 72/CP ngày 26/7/1994 của Bộ tài chính về quy chế phát hành và
từng bước khẳng định vài trò của trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng
khoán, cũng như thể hiện rõ vai trò là công cụ quan trọng điều hành vĩ mô về chính
sách tiền tệ. Ban lãnh đạo Kho bạc Nhà nước huyện Lương Sơn đã tổ chức cho cán
bộ công chức học tập, nghiên cứu các văn bản chế độ kỹ lưỡng, chuẩn bị tốt công
tác phát hành như: bố trí các bàn bán trái phiếu, con người máy móc thiết bị... đồng
thời làm tốt công tác tuyên truyền cho nhân dân về lợi ích việc đầu tư mua trái
phiếu Chính phủ, mặt khác có kế hoạch chuẩn bị đầy đủ vốn đáp ứng nhu cầu
thanh toán trái phiếu của khách hàng, tạo sự yên tâm cho người đầu tư trái phiếu
Chính phủ.
Do có sự quan tâm và đầu tư kịp thời về các mặt nghiệp vụ, cũng như về cơ
sở vật chất phục vụ cho công tác phát hành và thanh toán trái phiếu của hệ thống

Kho bạc Nhà nước nói chung và KBNN huyện Lương Sơn nói riêng trong 15 năm
qua, công tác huy động vốn đã đạt được một số kết quả nhất định thể hiện qua
doanh số huy động qua các năm như sau:
Bảng 1: Kết quả phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ
Đơn vị: tỉ đồng
Loại
Năm
Trái phiếu Chính phủ
Số phát hành Số thanh toán
1992 0,1453 0
1993 1,0659 0,8882
1994 1,8895 2,5678
1995 2,6001 2,0122
1996 1,1466 1,7377
1997 2,0575 0,5264
1998 2,2060 0,6847
1999 2,4903 1,4728
2000 3,7694 2,2674
2001 1,7280 3,0523
2002 2,6744 4,0084
2003 2,4128 1,8475
2004 3,7744 2,2541
Tổng cộng 27,9602 23,3195
(Nguồn số liệu: Báo cáo thống kê của KBNN Lương Sơn )
Bảng 2: Lãi suất thay đổi từng thời kỳ qua các năm
Năm phát
hành
Trái phiếu
Thời hạn
Lần 1 lần 2 Lần 3

1992
6 tháng
1993
6 tháng, 1năm
1994
06 tháng
1995
21%/năm 1 năm
1996
12%/năm 2 năm
1997
14%/năm 12%/năm 2 năm
1998
13%/năm 14%/năm 13%/n 2năm
1999
13/%năm 2năm
2000
7%/năm 6,4%/năm 2năm
2001
6,8%/năm 7%/năm 2năm
2002
7,1%/năm 7,4%/năm 7,8%/năm 2năm
2003
8,2%/năm 8,4%/năm 2năm
2004
8,2%/năm 8,5%/năm 5 năm
(Nguồn số liệu: Báo cáo thống kê của KBNN Lương Sơn )
Qua doanh số huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ
và sự thay đổi lãi suất qua các năm ta có thể thấy rằng trong những năm đầu do
người dân mới tiếp xúc với trái phiếu Chính phủ cho nên còn e dè ngại đầu tư vì

mới xuất hiện và lo ngại đồng tiền trượt giá như những năm trước. Nhưng với công
tác tuyên truyền cũng như lãi suất hấp dẫn của trái phiếu đã tạo được lòng tin của

×