Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG KINH PHÍ TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.98 KB, 19 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG KINH PHÍ TẠI CÁC ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP Y TẾ.
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ.
1.1.1. Khái niệm về đơn vị sự nghiệp y tế.
Công việc khám chữa bệnh đã có từ khi xã hội loài người xuất hiện, ban đầu
chỉ là những thầy lang, thầy phù thuỷ, với những phương thức chữa bệnh rất đơn
sơ và mang nặng tính chất mê tín. Bệnh viện chỉ thực sự phát triển từ cuối thế kỷ
XIX do có sự trợ giúp của các ngành khoa học khác, nó có tổ chức và hệ thống
hoàn chỉnh. Đến ngày nay thì bệnh viện chở thành một đơn vị không thể thiếu và
vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Theo quan điểm hiện đại bây
giờ cho rằng: “Đơn vị y tế là một cơ sở y tế trong khu trong khu vực dân cư, là một
bộ phận không thể tách rời của một tổ chức xã hội và y tế, chức năng của nó là
chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho nhân dân, cả phòng bệnh và chữa bệnh, là trung
tâm đào tạo cán bộ y tế và nghiên cứu sinh xã hội học”.
Như vậy theo cách hiểu trên thì đơn vị sự nghiệp y tế là một hệ thống, một
phức hợp và một tổ chức động.
- Đơn vị y tế là một hệ thống lớn bao gồm: ban giam đốc, các phòng nghiệp
vụ, các khoa lâm sàng, cận lâm sàng.
- Đơn vị y tế là một phức hợp bao gồm rất nhiều yếu tố có liên quan chằng
chịt từ khám bệnh, chuẩn đoán, điều trị, chăm sóc….
- Là một tổ chức động bao gồm đầu vào là người bệnh, cán bộ y tế, trang
thiết bị, thuốc cần để chuẩn đoán điều trị. Đầu ra là người bệnh khỏi bệnh ra viện
hoặc hồi phục sức khoẻ hoặc người bệnh tử vong.
Đơn vị y tế có 3 loại:
+ Đơn vị y tế công hay còn gọi là đơn vị sự nghiệp y tế. Đây là đơn vị y tế
do Nhà nước quản lý, mọi sự hoạt động của nó phụ thuộc vào đường lối phát triển
của Nhà nước.
+ Đơn vị y tế tư là đơn vị y tế do tư nhân đứng ra tổ chức thành lập như: Các
phòng khám tư, bệnh viện tư,... Hoạt động của nó một phần phải nằm trong khuôn
khổ chung của mọi bệnh viện và một phần năm dưới sự chỉ đạo của tư nhân.
+ Đơn vị y tế công, tư đây là loại hình Bệnh viện do có sự kết hợp cả hai loại


trên.
Trong khuôn khổ đề tài này em chỉ đề cập đến đơn vị sự nghiệp y tế, mà đại
diện là Bệnh viện nhi trung ương, nơi em có điều kiện được tiếp cận và học tập.
1.1.2. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp y tế.
- Là đơn vị sự nghiệp có thu của nhà nước nên chịu chỉ đạo của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Nhà nước đảm
bảo mọi người đều được chăm sóc sức khoẻ cơ bản có chất lượng phù hợp với khả
năng kinh tế xã hội của đất nước. Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế không vì
mục tiêu lợi nhuận mà vì lợi ích cộng đồng.
- Là bộ mặt của ngành y tế, kỹ thuật của Bệnh viện phản ánh sự phát triển y
học của một quốc gia. Cả nước ta có 823 bệnh viện với gần 116.000 giường bệnh.
Bình quân 1,5 giường bệnh/1000 dân.(Theo số liệu thông kê năm 2002).
- Đơn vị sự nghiệp y tế là trung tâm chẩn đoán và điều trị với kỹ thuật cao,
giữ vai trò quan trọng trong hệ thống y tế quốc gia về lĩnh vực khám chữa bệnh,
làm giảm đi sự thiếu hụt lao động vì ốm đau, giúp phục hồi sức khỏe và chữa bệnh
cho mọi người.
1.1.3. Vai trò của đơn vị sự nghiệp y tế.
1.1.3.1. Vai trò của y tế đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển đi lên trước hết phải nhờ vào nhân tố
con người. Bởi vậy, chiến lược con người sẽ là trung tâm của chiến lược phát triển
kinh tế xã hội, vừa thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đồng thời cũng
là đối tượng tác động của các mục tiêu đó. Song quả thực sẽ không có tính thuyết
phục khi nói về một chiến lược mà trong đó không có mục tiêu cụ thể nào cho sự
phát triển của con người, hơn thế nữa chỉ xem con người là công cụ thực hiện
chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo một ý nghĩa trừu tượng về các tiêu chuẩn
của xã hội ấy.
Nền kinh tế nước ta đang từng bước đổi mới theo cơ chế thị trường có sự
điều tiết vĩ mô của nhà nước. Trong quá trình đó yếu tố con người vừa là mục tiêu
vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Con người được coi là nguồn lực

năng động nhất trong mọi nguồn lực nên việc chăm lo đầy đủ đến con người phải
thông qua việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bằng cách nuôi dưỡng bảo toàn, phát
triển sức lực thông qua việc giáo dục và đào tạo. Có như vậy mới đảm bảo được
nền tảng vững chắc về sự phồn vinh, thịnh vượng, thực hiện được chiến lược phát
triển con người: “Nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Mặt khác trong hai mục tiêu lớn của chiến lược con người là khai thác và
phát huy cao độ năng lực lao động, chất sám, tạo môi trường phát triển có trọng
dụng nhiều nhân tài. Nhưng để đạt được điều đó đòi hỏi phải có sức khỏe, sức
khoẻ là tiền đề để tạo ra trí thức cho con người. Thật vậy, ngành y tế với chức năng
chăm sóc, bảo vệ và nâng cao thể lực của nhân dân nên có một vị trí hết sức quan
trọng trong việc phát triển nguồn lực để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã
hội.
Chiến lược chăm sóc sức khoẻ của tổ chức y tế Thế giới đến năm 2000 là:
“Không có một công dân nào lại không được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe”. Đầy
cũng là một nội dung cơ bản của chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân
ta.
Như vậy, sự nghiệp y tế có vai trò hết sức quan trọng trong việc chăm sóc và
bảo vệ sức khoẻ nhân dân ta. Trong giai đoạn hiện nay Đảng và Nhà nước ta coi
việc quan tâm đến sự nghiệp y tế là sự nghiệp của toàn xã hội, của toàn dân và tư
tưởng chỉ đạo trong công cuộc thực hiện chiến lược con người cũng là chiến lược
phát triển kinh tế xã hội.
Để nâng cao chất lượng ngành y tế cần phải có sự đầu tư mà trước hết là sự
đầu tư vốn bằng tiền. Vốn đầu tư cho y tế có thể được khai thác dưới nhiều hình
thức khác nhau, song hiện nay ở nước ta chủ yếu vẫn là do nguồn NSNN đài thọ và
nó hình thành nên khoản chi NSNN cho sự nghiệp y tế. Thông qua chi NSNN sẽ có
tác động quan trọng đến việc tổ chức mạng lưới cũng như cơ cấu của ngành y tế, từ
đó sắp xếp cho phù hợp, hướng dẫn quản lý các hoạt động y tế một cách có hiệu
quả. Trong cơ chế thị trường yêu cầu cơ bản của việc thực hiện cơ chế mới là nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho ngành y tế có khả năng chủ động điều hoà, cân đối sử
dụng lực lượng cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí một cách hợp lý có hiệu quả phục

vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Muốn làm tốt công tác này phải
có sự chuẩn bị từ những khâu đầu, từ lúc lập dự toán chi cho hoạt động y tế đến khi
quyết toán chi cho hoạt động y tế.
1.1.3.2. Vai trò của quản lý sử dụng kinh phí ở các đơn vị sự nghiệp y tế.
Quản lý sử dụng kinh phí ở các đơn vị sự nghiệp y tế có vai trò rất quan
trọng đến sự hoạt động và phát triển của các đơn vị y tế nói riêng và đến toàn
ngành y tế nói chung. Vai trò này được bắt nguồn từ vai trò của hoạt động y tế với
con người, là một trong nhiều yếu tố quyết định đến sự phát triển của ngành cũng
như sự phát triển của toàn xã hội. Chất lượng, hiệu quả của hoạt động ở các đơn vị
sự nghiệp y tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Mà sức khoẻ là tiền
đề cần thiết để tạo ra trí tuệ, là tài sản quý giá nhất trong mọi tài sản. Thực tế cho
thấy quá trình phát triển kinh tế xã hội không diễn ra một cách thụ động mà nó phụ
thuộc vào trình độ chuyên môn của con người. Người lao động không nắm vững
khoa học và công nghệ tiên tiến, không có những phẩm chất nhân cách phù hợp
với yêu cầu của công việc thì không thể đầy mạnh phát triển kinh tế là một điều tất
yếu. Điều đó nói lên rằng y tế không phải là một phạm trù phúc lợi đơn thuần mà
nó có tác động đến sự nghiệp kinh tế. Song chất lượng hiệu quả của hoạt động y tế
phụ thuộc rất nhiều vào việc đầu tư vốn cũng như việc quản lý nguồn vốn đầu tư
này.
Quản lý sử dụng kinh phí ở các đơn vị sự nghiệp y tế góp phần đảm bảo sự
công bằng xã hội. Nhất là trong điều kiện nước ta ngày nay, mặc dù đã có sự điều
tiết của nhà nước nhưng cơ chế thị trường vẫn có những quy luật tất yếu của nó đó
là sự phân hoá người giàu và người nghèo, khoảng cách này ngày càng lớn. Mặt
khác người nghèo có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn người giàu rất nhiều, việc họ
không có đủ khả năng chi trả cho việc khám chữa bệnh là điều tất yếu. Quản lý
kinh phí sao cho phù hợp với từng đối tượng là một vấn đề rất khó đồng thời vẫn
đảm bảo công bằng cho mọi người lại còn khó hơn. Điêu này thể hiện ở việc nhà
nước đảm bảo cho mọi người đều được chăm sóc sức khoẻ ở mức độ cơ bản theo
khả năng tối đa của NSNN dành cho khám chữa bệnh. Đối tượng ưu tiên và người
nghèo không đủ khả năng chi trả thì được nhà nước hỗ trợ thông qua các chính

sách xã hội. Các đối tượng khác có nhu cầu phục vụ cao hơn được các cơ sở y tế,
bệnh viện tạo điều kiện thuận lợi phù hợp với khả năng thanh toán của họ.
Quản lý sử dụng kinh phí ở các đơn vị sự nghiệp y tế là một trong những
công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế của xã hội.
Thông qua việc xác định cơ cấu tỷ trọng các khoản chi ở các đơn vị mà Nhà nước
tham gia điều chỉnh hướng dẫn đảm bảo các hoạt động y tế ở các đơn vị sự nghiệp
y tế đi đúng hướng theo đường lối của Đảng và Nhà nước.
Trên đây là một số vai trò chủ yếu của việc quản lý sử dụng kinh phí ở các
đơn vị sự nghiệp y tế. Song các vai trò này phát huy được hay không phụ thuộc rất
lớn vào công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế cũng như hệ thống quản lý
ở các đơn vị sự nghiệp này.
1.2. CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
Có 3 nguồn vốn cơ bản:
- Ngân sách do Nhà nước cấp hàng năm.
- Thu viện phí và bảo hiểm y tế do cơ quan Bảo hiểm Y tế thanh toán cho
bệnh viện.
- Thu viện trợ và các khoản khuyên góp.
Đối với các đơn vị sự nghiệp y tế, các nguồn tài chính được lập kế hoạch
cho từng năm trên cơ sở định mức của Bộ Tài chính qui định, định mức do bệnh
viện tự xây dựng đã được cơ quan chủ quản duyệt, và dự báo về khả năng thu.
1.2.1. Nguồn ngân sách do Nhà nước cấp hàng năm.
Hàng năm bệnh viện công nhận được một khoản kinh phí được cấp từ ngân
sách của Nhà nước, căn cứ tính theo định mức tính cho một đầu giường bệnh/ năm
nhân (x) với số giường bệnh kế hoạch của bệnh viện. Số kinh phí này thường đáp
ứng được từ 30 đến 50% nhu cầu chi tiêu tối thiểu của Bệnh viện.
1.2.2. Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế.
Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế được Bộ Tài chính qui định là một
phần ngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho ngành y tế quản lý và sử
dụng. Các nguồn ngân sách này được quản lý tập trung thống nhất tại phòng Tài
chính – Kế toán của bệnh viện theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp do Chính

phủ Việt Nam qui định. Các bệnh viện thường tổ chức các điểm thu viện phí tại
nhiều nơi trong bệnh viện, đảm bảo thu nhanh chóng, thuận tiện, tránh phiền hà
cho người bệnh.
Giá viện phí do Chính quyền cấp tỉnh của từng địa phương quy định dưa trên
một khung giá tối đa-tối thiểu đã được Bộ Y tế và Bộ Tài chính duyệt. Đối với
khám chữa bệnh theo yêu cầu mức thu được tính trên cơ sở mức đầu tư của bệnh
viện và cũng đã được giới chức có thẩm quyền ở địa phương duyệt.
Đối với người bệnh có thẻ Bảo hiểm Y tế thì cơ quan Bảo hiểm Y tế thanh
toán viện phí của bệnh nhân cho bệnh viện. Tuy nhiên, ở Việt Nam mới chỉ phổ
biến loại hình BHYT bắt buộc áp dụng cho các đối tượng CNVC làm công ăn
lương cho các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp. Các loại hình khác chưa
được triển khai một cách phổ biến.
Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế thường đảm bảo được từ 20-30% nhu
cầu chi tối thiểu của các bệnh viện công.
Hiện nay, thực hiện chủ trương xã hội hoá các hoạt động chăm sóc sức khoẻ
của Đảng và Nhà nước, các loại hình bệnh viện và cơ sở y tế bán công, ngoài công
lập đã ra đời, với cơ chế tài chính chủ yếu dựa vào nguồn thu viện phí và bảo hiểm
y tế.
1.2.3. Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác.
Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác cũng được Chính phủ Việt Nam qui
định là một phần ngân sách của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng.
Tuy nhiên bệnh viện thường phải chi tiêu theo những nội dung đã định từ phía tổ
chức viện trợ. Nguồn này đáp ứng khoảng 20-30% chi tối thiểu của bệnh viện.
Trong tổng ngân sách sự nghiệp y tế, phần ngân sách trung ương chiếm
khoảng 30%, trong đó ngân sách dành cho 30 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế chiếm
khoảng từ 28-32%.
Ngấn sách y tế địa phương có kết cấu khác: 72-75% dành cho bệnh viện,
kinh phí phòng bệnh chỉ chiếm khoảng 25-28%.
Tính chung, NSNN Việt Nam dành 40% chi cho hoạt động khám chữa bệnh
của các bệnh viện công.

1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG KINH PHÍ Ở CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ.

×