Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ BẮC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.99 KB, 35 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG
TY NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ BẮC
1 - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ BẮC
1.1- Quá trình hình thành phát triển của công ty:
Công ty Nguyên liệu thuốc lá Bắc là đơn vị thành viên của Tổng Công ty
thuốc lá Việt nam đợc thành lập theo Quyết định số: 1987 QĐ/TCCB ngày
20/6/1996 của Bộ Công nghiệp.
Công ty ban đầu đợc hình thành trên cơ sở tập trung, thống nhất quản lý các
Trạm, tổ thu mua nguyên liệu thuốc lá thuộc Nhà máy thuốc lá Thăng Long ( trạm
nguyên liệu thuốc lá Ba Vì, trạm nguyên liệu thuốc lá Sóc Sơn), và Xí nghiệp
nguyên liệu thuốc lá Hà Nam Ninh. Năm 1999 Công ty đợc mở rộng bằng việc tiếp
nhận và quản lý các trạm nguyên liệu thuộc Nhà máy thuốc lá Bắc Sơn , Trạm
nguyên liệu thuốc lá Thanh Hoá thuộc Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá. Đến đầu năm
2003, để kiện toàn tổ chức, sắp xếp doanh nghiệp kinh doanh cùng một lĩnh vực
trên địa bàn theo Nghị định 76 CP của Chính phủ, Công ty đã tiếp nhận sáp nhập
Công ty chuyên doanh thuốc lá Lạng Sơn vào Công ty.
Nhiệm vụ của Công ty là: quản lý và tổ chức đầu t, thu mua sản phẩm
nguyên liệu thuốc lá tại vùng trồng thuốc lá từ Quảng Bình trở ra. Từ 03 trạm thu
mua nguyên liệu khi mới thành lập, đến nay Công ty đã có: 05 trạm, 01 chi nhánh,
01 xí nghiệp chế biến, tại văn phòng Công ty có 5 phòng ban nghiệp vụ.
Trải qua gần 10 năm hình thành và phát triển Công ty đã có cơ sở tại các
vùng trồng thuốc lá tập trung ở các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc
Giang, Thanh Hoá, huyện Sóc Sơn (Hà Nội),...với diện tích trồng thuốc lá bình
quân hàng năm là : 3.500 ha (trên diện tích tiềm năng khoảng 7.500÷8.000 ha).
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty nguyên liệu thuốc lá Bắc.
Chức năng: Tổ chức đầu t, gieo trồng - chăm sóc kỹ thuật hái sấy - thu mua
- chế biến nguyên liệu thuốc lá lá phục vụ tiêu thụ trong nớc và xuất khẩu.
Nhiệm vụ: Đăng ký kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký. Chịu trách
nhiệm trớc nhà nớc và trớc Tổng Công ty, khách hàng và pháp luật về chất lợng
sản phẩm dịch vụ do công ty cung cấp. Giao kế hoạch, kiểm tra việc tổ chức thực
hiện kế hoạch ở các đơn vị trực thuộc. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các địa


phơng để thực hiện các phơng án quy hoạch vùng trồng cây thuốc lá, các chính
sách khuyến nông, đầu t liên doanh, hớng dẫn áp dụng kỹ thuật tiên tiến để phát
triển vùng nguyên liệu thuốc lá trong nớc theo kế hoạch đã dợc Tổng Công ty phê
duyệt. Chịu sự kiểm tra kiểm soát của Tổng công ty, tuân thủ các quy định về
thanh tra kiểm tra của cơ quan tài chính và cơ quan nhà nớc có thẩm quyền theo
quy định hiện hành.
1.3- Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động kinh doanh của công
ty:
1.3.1- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh:
Từ khi thành lập đến nay Công ty hoạt động SXKD trong lĩnh vực nông
nghiệp - thơng mại là chủ yếu, cho đến tháng 7/2004 sau khi dự án đầu t “Xởng
chế biến nguyên liệu thuốc lá 2T/h” tại khu công nghiệp Tiên Sơn Bắc Ninh hoàn
thành và chính thức đi vào hoạt động thì lĩnh vực SXKD công nghiệp chế biến mới
đợc mở ra với Công ty.
Về đặc điểm sản phẩm: Cây thuốc lá là cây công nghiệp ngắn ngày có giá
trị kinh tế cao và thích nghi với thời tiết khi hậu khu vực phía Bắc. Là sản phẩm
nông nghiệp, do vậy việc có đợc năng suất chất lợng ngoài việc phụ thuộc vào
thiên nhiên còn phụ thuộc vào qui trình kỹ thuật chăm sóc cho từng giai đoạn sinh
trởng và phát triển trên đồng ruộng cũng nh quá trình thu hái, sấy, sơ chế bảo quản
lá thuốc tơi thành sản phẩm nguyên liệu thuốc lá.
Về đặc điểm tổ chức hoạt động: Công ty trực thuộc Tổng công ty thuốc lá
Việt Nam (một trong các Tổng công ty đợc thành lập theo QĐ 91- TTg), với hình
thức sở hữu vốn nhà nớc (DNNN). Tổng số cán bộ công nhân viên cho đến thời
điểm 31/12/2004 là 439 ngời. Từ ngày thành lập đến nay công ty đã từng bớc ổn
định phát triển. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nớc, đảm bảo thu
nhập cho cán bộ công nhân viên và giải quyết ngày càng nhiều việc làm cho ngời
lao động (từ chỗ có trên 50 lao động năm mới thành lập đến nay công ty đã có 439
lao động và còn tiếp tục thu hút lao động phục vụ cho Xí nghiệp chế biến khi đi
vào ổn định phát triển sản xuất). Là một doanh nghiệp nhà nớc giữ vai trò chủ đạo
trong việc SXKD nguyên liệu thuốc lá lá phục vụ cho các nhà máy thuốc lá điếu và

xuất khẩu Nguyên liệu thuốc lá.
Quy trình sản xuất sảm phẩm của công ty:
1.3.2- Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý công ty
Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty gồm 5 phòng chức năng, 1 chi nhánh của
công ty đặt tại Lạng Sơn, 5 trạm nguyên liệu thuốc lá đặt tại 5 tỉnh (Trạm nguyên
liệu thuốc lá Bắc Sơn – Lạng Sơn; Trạm nguyên liệu thuốc lá Ngân Sơn – Bắc
Cạn; Trạm nguyên liệu thuốc lá Bắc Giang – Bắc Giang; Trạm nguyên liệu thuốc
lá Thanh Hoá - Thanh Hoá; Trạm nguyên liệu thuốc lá Sóc Sơn – Hà Nội) và 1 Xí
nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá có công suất 2T/h đặt tại Tiên Sơn – Bắc
Ninh. Với mô hình quản lý trực tuyến chức năng, Giám đốc Công ty trực tiếp chỉ
Nhập kho
Phân cấp đóng
kiện
Đầu t gieo
trồng
Hái sấy
Thu mua
Tiêu thụ
Chế biến
CÔNG ĐOÀN ĐOÀN TNCS
BAN GIÁM ĐỐC
ĐẢNG UỶ
PHÒNG KỸ THUẬT ĐẦU TPHÒNG TỔ CHỨCHÀNH CHÍNHPHÒNG KCSCÔNG NGHỆPHÒNG TÀI CHÍNHKẾ TOÁN
PHÒNG KẾHOẠCHVẬT T
Xí nghiệp chế biến Chi nhánh Công ty NLTL Bắc
Trạm NLTL Thanh Hoá
Trạm NLTL Bắc SơnTrạm NLTL Bắc GiangTrạmNLTL Sóc SơnTrạm NLTL Ngân Sơn
đạo mọi công việc thông qua sự tham vấn của các phó Giám đốc, sự giúp sức của
các phòng chức năng. Các phòng chức năng có trách nhiệm tham mu cho toàn bộ
hệ thống trực tuyến. Các quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu,

đề xuất đợc Giám đốc thông qua. Giám đốc Công ty là ngời có thẩm quyền cao
nhất, có quyền quyết định trong quá trình điều hành và chịu trách nhiệm trớc Tổng
Công ty thuốc lá Việt Nam và trớc Nhà nớc về bảo toàn và phát triển vốn kinh
doanh đợc giao cũng nh kết quả hoạt động SX-KD của Công ty.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ BẮC

Ban g
Ban Giám đốc:
- Giám đốc: điều hành chung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty,
là ngời đứng đầu Công ty có quyền lực cao nhất chịu trách nhiệm pháp lý trớc
Tổng công ty và trớc pháp luật nhà nớc về bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh đ-
ợc giao cũng nh kết quả hoạt động cuả Công ty.
- Phó giám đốc I: giúp Giám đốc điều hành Công ty theo sự phân công uỷ quyền
của giám đốc chịu trách nhiệm trớc giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ đợc giao.
Trực tiếp điều hành lĩnh vực đầu t và sản xuất nông nghiệp.
- Phó giám đốc II: giúp Giám đốc điều hành Công ty trong lĩnh vực đợc phân
công uỷ quyền của Giám đốc chịu trách nhiệm trớc Giám đốc và pháp luật về
nhiệm vụ đợc giao, trực tiếp điều hành khối sản xuất công nghiệp.
Các phòng ban chức năng
Công ty có 5 phòng ban phụ trách các mảng đầu t phát triển vùng trồng, kỹ
thuật, thu mua, kế hoạch, kế toán tài chính, hành chính tổ chức.
Nhiệm vụ của mỗi phòng ban đợc quy định cụ thể nh sau:
a Phòng kế hoạch vật t:
Chức năng: tham mu, giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực kế hoạch,
định mức kinh tế –kỹ thuật, quản lý XDCB, quản lý hệ thống kho tàng và quản lý
các phơng tiện vận tải
Nhiệm vụ:
*thực hiện các tác nghiệp của công tác Kế hoạch;
*Thực hiện các nghiệp vụ của công tác xây dựng định mức KTKT, giá cả;
*Thực hiện công tác thị trờng;

* Thực hiện các nghiệp vụ của công tác thống kê và báo cáo tổng hợp;
* Thực hiện các nghiệp vụ trong công tác quản lý xây dựng cơ bản;
* Công tác quản lý kho tàng và bảo quản hàng hoá;
* Công tác quản lý phơng tiện vận chuyển;
b. Phòng Tổ chức - Hành chính
Chức năng: giúp việc cho Giám đốc Công ty thực hiện về công tác cán bộ, quy
hoạch tổ chức nhân sự, đào tạo, lao động tiền lơng, thi đua khen thởng, thực hiện
chế độ chính sách đối với ngời lao động trong phạm vi Công ty theo luật định, các
văn bản pháp quy của Nhà nớc và các quy định của Công ty.
Nhiệm vụ:
* Thực hiện công tác tổ chức;
* Thực hiện công tác cán bộ, công tác đào tạo;
* Công tác lao động tiền lơng;
* Công tác thi đua, khen thởng;
* Công tác hành chính - Văn phòng;
* Công tác phục vụ đời sống và chăm sóc sức khỏe cho CBCNV.
c.Phòng tài chính - kế toán:
Chức năng: tham mu giúp việc cho Giám đốc Công ty thực hiện quản lý về mặt
tài chính, kế toán của Công ty theo quy định của Nhà nớc và quy định của Tổng
Công ty.
Nhiệm vụ:
* Công tác kế toán tổng hợp;
* Công tác kế toán nguyên liệu;
* Công tác kế toán xây dựng cơ bản, tài sản cố định;
* Công tác kế toán thanh toán, tiền mặt, vật t;
* Công tác tiền lơng và các chế độ bảo hiểm;
* Công tác quyết toán, kiểm tra các đơn vị trực thuộc;
* Thủ quỹ;
d. Phòng Kỹ thuật - Đầu t:
Chức năng: tham mu giúp việc Giám đốc Công ty tổ chức quản lý khoa học kỹ

thuật, công nghệ mới, áp dụng vào sản xuất, phát triển các vùng nguyên liệu thuốc
lá nhằm tăng năng suất và chất lợng nguyên liệu. Về quản lý kỹ thuật trang bị động
lực, cơ khí, điện năng. Về quản lý chất lợng sản phẩm theo quy chế của ngành, của
Tổng Công ty và Nhà nớc.
Nhiệm vụ:
* Công tác đầu t phát triển vùng trồng;
* Công tác quản lý đầu t nông nghiệp;
* Công tác kỹ thuật;
e. Phòng kiểm tra chất lợng sản phẩm KCS
Chức năng: tham mu giúp việc lãnh đạo Công ty về việc kiểm tra quản lý chất l-
ợng vật t, nguyên liệu thuốc lá, các loại phụ liệu phục vụ cho sản xuất: nguyên
liệu, bao bì đóng gói, nhãn mác, phẩm cấp, chủng loại, đăng ký chất lợng sản phẩm
phục vụ giao nhận cho các nhà máy và xuất khẩu;
- Quản lý và thực hiện các công việc liên quan đến lĩnh vực công nghệ thuốc
lá (công nghệ chế biến, phối chế nguyên liệu, phụ liệu)
Nhiệm vụ:
* Công tác kiểm tra chất lợng sản phẩm;
* Công tác theo dõi, bảo quản nguyên liệu thuốc lá;
* Công tác công nghệ, kiểm tra, giám sát, đề xuất các phơng án, quy trình công
nghệ, các sản phẩm theo công thức phối chế nguyên liệu đã đợc lãnh đạo hoặc ngời
có thẩm quyền thông qua;
1.3.3- Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán ở công ty:
Công ty vận dụng hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán phù hợp với
đặc điểm hoạt động SXKD của Công ty với phạm vi địa bàn hoạt động quản lý
SXKD trải rộng trên 6 tỉnh miền Bắc.
-Kế toán trởng: Giúp Giám đốc Công ty tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ
công tác kế toán tài chính, lập kế hoạch tài chính, kiểm tra giám sát thực hiện kế
hoạch. Chịu trách nhiệm về chuyên môn tài chính kế toán của Công ty. Kiểm tra
việc thực hiện chế độ thể lệ quy định của nhà nớc về lĩnh vực kế toán cũng nh tài
chính tại công ty. Làm công tác định hớng trong liên kết hoạt động giữa phòng tài

chính kế toán với các phòng chuyên môn và các Trạm.
-Phó phòng TC_KT: phụ trách công tác tổng hợp, hớng dẫn hạch toán thống nhất
từ công ty đến các Trạm; Tổng hợp lập báo cáo tài chính khối Văn phòng công ty
và báo cáo tài chính toàn công ty. Kiểm tra theo dõi việc thực hiện các hợp đồng
kinh tế. Thay kế toán trởng giải quyết những công việc theo uỷ quyền và trợ giúp
kế toán trởng trong hoạt động nghiệp vụ.
-Kế toán TSCĐ và XDCB: Theo dõi quản lý tài sản cố định, tính trích
phân bổ khấu hao TSCĐ. Kế toán đầu t xây dựng cơ bản, quyết toán vốn đầu
XDCB, kế toán theo dõi quản lý công nợ liên quan đến công tác xây dựng cơ bản.
Kế toán thuế đầu vào liên quan đầu t mua sắm TSCĐ, XDCB.
-Kế toán nguyên liệu chính: Theo dõi việc thực hiện hợp đồng nguyên liệu
đầu vào, đầu ra toàn công ty. Kiểm tra giám sát việc nhập nguyên liệu của các đơn
vị trực thuộc. Kế toán giá thành nguyên liệu thu mua chế biến. Kế toán, quản lý
công nợ liên quan, thuế đầu vào liên quan mua bán nguyên liệu thuốc lá lá. Kế toán
doanh thu và giá vốn hàng bán.
-Kế toán thanh toán và các khoản vốn tiền vay: Theo dõi tiền vay, tiền
gửi ngân hàng; Kiểm soát bộ phận quỹ trong công tác quản lý tiền mặt và tác
nghiệp ngân hàng; Theo dõi thanh toán vói NSNN, thanh toán nội bộ, ngời cung
cấp; Lập phiếu thu, phiếu chi, séc, UNC…, lập kế hoạch tín dụng; Kế toán các
khoản thuế liên quan trong thanh toán chi phí. Theo dõi nhật ký chung; Lu trữ tài
liệu, sổ sách, chứng từ phần hành liên quan.
-Kế toán vật liệu khác, CCDC: Theo dõi thực hiện hợp đồng cung ứng,
xuất bán vật t nông nghiệp; kế toán nhập xuất vật t, CCDC; tổng hợp theo dõi đầu
t và thu hồi đầu t trồng thuốc lá trong toàn công ty. Theo dõi CCDC đang dùng và
phân bổ chi phí công cụ dụng cụ đang dùng tại văn phòng công ty.
-Kế toán tiền lơng và bảo hiểm xã hội: Hạch toán các khoản thanh toán
với CBCNV về tiền lơng, tiền thởng, và các khoản phụ cấp khác; Kế toán các
khoản trích theo lơng theo quy định hiện hành. Đối chiếu với cơ quan BHXH về
các khoản trích, thu nộp BHXH cho CBCNV. Tổng hợp kê khai quyết toán thuế
toàn công ty tại cục thuế Hà Nội.

-Kế toán các đơn vị trực thuộc: Tại mỗi đơn vị đều có một nhân viên kế
toán chính chịu trách nhiệm ttớc công ty về quản lý tài chính theo quy định của
công ty, theo chế độ kế toán hiện hành. Thu thập chứng từ về công ty quyết toán.
Căn cứ vào chứng từ đã đợc phê duyệt, kế toán thực hiện hạch toán, lập bảng cân
đối tài khoản kế toán.
Công ty thu nhận kiểm tra các báo cáo kế toán của các đơn vị trực thuộc gửi lên
và lập báo cáo kế toán tổng hợp toàn công ty, trên cơ sở cộng các số liệu trên báo
cáo kế toán của các Trạm, Chi nhánh, Xí nghiệp và Văn phòng công ty sau khi đã
loại trừ các khoản phải thu, phải trả nội bộ và các khoản điều chuyển nội bộ.
 Nguyên tắc kế toán: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt nam đợc ban hành tại
quyết định 1141 TCDN/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995, quyết định số 167/2000/QĐ-
BTC ngày 25/10/2000, luật số 03/2003/QH-11 ngày 17/6/2003 về luật kế toán. Và
“Quy chế về công tác hạch toán kế toán” theo quyết định số 20/TLVN-TV-QĐ
ngày 17/1/1996 của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam. Báo cáo tài chính đợc trình
bày bằng đồng Việt Nam (VNĐ), theo nguyên tắc giá gốc, phù hợp với các nguyên
tắc kế toán đợc chấp nhận chung tại Việt Nam.
 Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung (sử dụng kế toán máy).
 Niên độ kế toán áp dụng: từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N.
 Đơn vị tiền tệ áp dụng : VND.
 Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Nguyên giá - Khấu hao luỹ kế.
 Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: theo giá thực tế.
 Phơng pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ: theo giá bình quân thực tế.
 Phơng pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thờng xuyên.
 Hạch toán chi tiết NVL: theo phơng pháp ghi thẻ song song.
 Ghi nhận doanh thu: trên cơ sở hàng đã xuất kho, hoá đơn đã phát hành, ngời
mua đã chấp nhận thanh toán không phân biệt thu đợc tiền hay cha thu đợc tiền.
 Thuế VAT áp dụng đối với sản phẩm nguyên liệu thuốc lá lá: 5%
 Thuế thu nhập doanh nghiệp: 28%
 Chi phí SXKD dở dang đợc tính theo chi phí thực tế phát sinh trong tháng
11+12 hàng năm của các trạm nguyên liệu thuốc lá ( chi phí phục vụ cho mùa

sau) và giá trị nguyên liệu thuốc lá đang đa vào chế biến tách cộng.
2- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY NGUYÊN LIỆU
THUỐC LÁ BẮC:
2.1-Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty thông qua báo cáo tài
chính:
2.1.1- Thông qua Bảng cân đối kế toán (bảng 1):
Qua số liệu phản ánh ở bảng Bảng cân đối kế toán ta có thể đánh giá khái
quát tình hình tài chính của công ty nh sau:
*Phần tài sản:
So với đầu năm về cuối năm 2003 tổng tài sản của công ty đã tăng lên
26.063,45 triệu đồng, với tỷ lệ tăng tơng ứng là 35.81%. Trong đó: phần TSLĐ &
ĐTNH tăng 17.847,7 triệu đồng tơng ứng với tỷ lệ tăng 40,35% chiếm 68,6% tổng
tài sản tăng thêm. Phần TSCĐ và ĐTDH cuối năm so với đầu năm tăng lên 8.217
triệu đồng tơng ứng với tỷ lệ tăng 39,2% chiếm 31,4% tổng tài sản tăng thêm. Qua
đó ta thấy phần tổng tài sản tăng chủ yếu là do tăng lên về TSLĐ và ĐTNH. Tổng
tài sản tăng phản ánh quy mô SXKD của công ty đã đợc mở rộng.
Trong số tăng thêm của TSLĐ & ĐTNH thì chủ yếu là khoản mục nợ phải
thu tăng 9.270 triệu đồng chiếm 51,8% tổng số tăng lên của TSLĐ và chiếm 35,5%
tổng số tăng thêm của tổng tài sản; khoản mục vốn bằng tiền tăng 8.663,6 triệu
đồng chiếm 48,4% tổng số tăng lên của TSLĐ và chiếm 33,2% tổng số tăng thêm
của tổng tài sản. Việc tăng thêm của hai khoản mục này tơng ứng với tăng khả
năng thanh toán tức thời các khoản nợ phải trả và tăng khả năng thanh toán nhanh
các khoản nợ ngắn hạn. Còn khoản mục hàng tồn kho giảm 652,8 triệu đồng tơng
ứng với tỷ lệ giảm 2% điều này cho thấy việc quản lý hàng tồn kho có tiến bộ so
với năm trớc. Tuy nhiên để xem xét đánh giá vấn đề này còn phải xem xét đến tình
hình huy động và sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp. Còn khoản mục tài sản lu
động khác tăng 452 triệu đồng so với đầu năm tơng ứng với tỷ lệ tăng 314% so với
đầu kỳ chủ yếu là do khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trớc và tạm ứng
tăng. Trong đó chi chờ kết chuyển là tiền chi phí cho công tác tiếp nhận dây
chuyền thiết bị chế biến nguyên liệu thuốc lá 2T/h của công ty nguyên liệu thuốc lá

Nam bàn giao cho công ty: 154,3 triệu đồng, chi phí tạm ứng tăng 197,2 triệu đồng
chủ yếu là do tạm ứng cho CBCNV đi công tác, mua sắm vật t phục vụ SXKD, và
tạm ứng chi phí vận chuyển đi giao hàng. Chi phí trả trớc tăng 59,7 triệu đồng là
do chi phí mua bảo hiểm tài sản 2004.
Về phần TSCĐ & ĐTDH cuối năm so với đầu năm đã tăng lên 8.217 triệu
đồng tơng ứng với tỷ lệ tăng 39% chiếm 31,4% tổng tài sản tăng thêm. Chủ yếu là
do chi phí XDCB dở dang tăng 3.238 triệu đồng với tỷ lệ tăng 47% chiếm 39.4%
tổng giá trị TSCĐ & ĐTDH tăng thêm, TSCĐ tăng thêm 3.646,7 triệu đồng với tỷ
lệ tăng 22% chiếm 44,4% tổng giá trị TSCĐ & ĐTDH tăng thêm. Trong đó nguyên
giá TSCĐ mới tăng thêm là 12.524,5 triệu đồng với tỷ lệ tăng 57%, giá trị hao mòn
luỹ kế tăng 8.877,8 triệu đồng với tỷ lệ tăng 175%. Trong đó do công ty nhận bàn
giao TSCĐ sáp nhập công ty thuốc lá Lạng sơn chuyển sang nguyên giá: 2.886
triệu đồng; Giá trị hao mòn luỹ kế: 971,2 triệu đồng và nhận bàn giao thiết bị nồi
hơi 2T/h điều chuyển nội bộ Tổng công ty với nguyên giá: 6.818,9 triệu đồng; giá
trị hao mòn luỹ kế: 6.787,7 triệu đồng. Chi phí trả trớc dài hạn tăng 490,6 triệu với
tỷ lệ tăng 10% chiếm tỷ trọng 6% tổng TSCĐ & ĐTDH tăng, là khoản chi trả lãi
vay quỹ hỗ trợ phát triển về lãi vay tiền thuê đất dự án đầu t xởng chế biến nguyên
liệu thuốc lá 2T/h đang trong giai đoạn đầu t. Và trong tổng chi phí trả trớc dài hạn
ở cuối năm thì có 4.285,7 triệu đồng là công ty trả trớc tiền thuê đất theo HĐ thuê
đất số 23-09/HĐKT ngày 23/9/2002 về việc thuê 10.000 m
2
đất tại khu công
nghiệp Tiên Sơn Bắc Ninh để xây dựng Xởng chế biến nguyên liệu thuốc lá 2T/h
trong thời gian 49 năm 3 tháng với Tổng giá trị thuê 18.550,4 triệu đồng (gồm cả
thuế VAT 5%).
Nh vậy qua đánh giá về sự biến động của tổng tài sản và từng loại tài sản
cho thấy tình hình tài chính của công ty có xu hớng đi lên, biểu thị sự tăng trởng về
quy mô và năng lực sản xuất của công ty. Nguyên nhân của sự tăng lên là Công ty
đã chú trọng đầu t mở rộng quy mô năng lực sản xuất, thể hiện ở chỗ: Nhà cửa vật
kiến trúc tăng, máy móc thiết bị tăng, dụng cụ phơng tiện quản lý tăng… Nhng

việc tăng các khoản phải thu dù là do chính sách tài chính của công ty nhằm mở
rộng thị phần thị trờng tiêu thụ sản phẩm… dù với bất cứ lý do gì chúng ta cũng
khẳng định công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn lớn, làm giảm khả năng thanh
toán nợ nhanh, cũng nh ảnh hởng tới khả năng huy động vốn của công ty- đó là
điều không tốt.
* Phần nguồn vốn:
So với đầu năm về cuối năm tổng nguồn vốn tăng lên 26.063 triệu đồng với
tốc độ tăng tơng ứng 35,81%. Trong đó chủ yếu là do nợ phải trả tăng 25.312 triệu
đồng với tỷ lệ tăng 48% chiếm 97,3 tổng số nguồn vốn tăng thêm. Còn nguồn vốn
chủ sở hữu tăng 751 triệu đồng với tỷ lệ tăng 4% chỉ chiếm 2,7% tổng số nguồn
vốn tăng thêm.
Qua đó ta thấy việc tăng thêm của tổng nguồn vốn chủ yếu là do tăng lên của
khoản mục nợ phải trả. Trong đó chủ yếu lại là nợ ngắn hạn tăng, cụ thể tăng
22.212 triệu đồng với tốc độ tăng 55% chiếm tỷ trọng 87,3% tổng số nợ phải trả
tăng thêm. Còn trong nguồn vốn chủ sở hữu tăng thêm chủ yếu là do tăng nguồn
vốn kinh doanh 379,2 triệu đồng chiếm 68,9%; tổng nguồn vốn chủ sở hữu tăng
thêm là do công ty đợc bổ sung vốn kinh doanh. Số còn lại là do nguồn vốn quỹ
tăng thêm 297 triệu đồng chiếm tỷ trọng 42,1% tổng nguồn vốn chủ sở hữu tăng
thêm, nguồn vốn quỹ tăng thêm là biểu hiện tốt của hiệu quả kinh doanh bởi nguồn
vốn quỹ tăng là kết qủa phân phối lợi nhuận để lại doanh nghiệp.
Đi sâu phân tích các khoản mục nợ phải trả ta thấy:
Về nợ ngắn hạn: khoản mục này cuối năm chiếm 80,52% tổng nợ phải trả
và tăng lên so với đầu năm 22.212 triệu đồng. Đặc điểm của nợ ngắn hạn là có thời
hạn hoàn trả dới một năm, cho nên tỷ trọng cao nó sẽ gây áp lực cho công ty về
việc trả nợ trong thời gian gần và điều này công ty đặc biệt phải quan tâm.
Nợ ngắn hạn tăng lên nói chung cũng nh khoản tiền vay ngắn hạn tăng lên
nói riêng nếu để đáp ứng cho nhu cầu vốn lu động tăng thêm thì đó đợc xem nh là
hợp lý, còn nếu việc tăng thêm đó để đầu t một phần hay toàn bộ tài sản dài hạn thì
đó đợc xem nh một điều bất hợp lý. Vì vậy ta cần xem xét việc tăng thêm của nợ
ngắn hạn nhằm mục đích tài trợ cho cho nhu cầu nguồn vốn nào để từ đó có những

kết luận xác thực hơn.
Nợ ngắn hạn của công ty tăng chủ yếu là do công ty tăng khoản vay ngắn
hạn ngân hàng 8.395,5 triệu đồng. Cụ thể là vay của chi nhánh ngân hàng công th-
ơng Đông Anh với hạn mức tín dụng vay 20 tỷ đồng để thu mua thuốc lá lá, thời
hạn vay 9 tháng với lãi suất 0,75%/tháng và vay của Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn huyện Sóc Sơn với hạn mức tín dụng 10 tỷ đồng thời hạn vay
một năm với lãi suất 0,78%/tháng, để thu mua thuốc lá lá. Việc vay ngắn hạn của
công ty để tài trợ cho TSLĐ là đúng mục đích.
Nợ dài hạn đến hạn trả tăng 1.129 triệu đồng chiếm 6,5% tổng số nợ ngắn
hạn phải trả với tỷ trọng trong tổng nợ ngắn hạn phải trả giảm 0,9%. Tuy đó là một
tỷ trọng không lớn nhng công ty cần có những biện pháp thiết thực trong việc trả
các khoản nợ này. Các khoản phải trả phải nộp khác tăng phần nào thể hiện vốn
chiếm dụng của công ty tăng. Trong đó khoản phải trả ngời bán và ngời mua trả
tiền trớc tăng 7.085 triệu đồng với tỷ lệ tăng 98.75% so với đầu năm, đối chiếu với
khoản phải thu của khách hàng và khoản trả trớc ngời bán tăng 9.671,5 triệu đồng
với tỷ lệ tăng 89% ta thấy công ty đã chiếm dụng vốn phải trả khách hàng để tài trợ
cho vốn bị chiếm dụng xong công ty để khách hàng chiếm dụng vốn nhiều hơn là
đi chiếm dụng. Đứng trên góc độ huy động vốn thì điều này kém tích cực và hợp
lý. Tuy nhiên có thể là để làm tăng uy tín đối với các khách hàng của công ty.
Trong nợ phải trả thì vốn vay dài hạn tăng lên 3.238,7 triệu đồng với tỷ lệ
tăng 28% làm tỷ trong nợ dài hạn trong tổng nợ phải trả tăng 3% so với đầu năm.
Việc tăng lên này làm nguồn vốn thờng xuyên của công ty tăng lên, giúp công ty
chủ động trong công tác tài chính của mình. Trong tổng vay dài hạn 14.808,88
triệu đồng đó là khoản vay quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh theo hợp đồng vay số
173/HĐTD/2002 ngày 19/12/2002 để đầu t dây chuyền chế biến 2T/h với hạn mức
tín dụng 18 tỷ đồng, nh vậy việc sử dụng vốn vay dài hạn để tài trợ cho tài sản và
đầu t dài hạn là hợp lý.
Kết luận: qua việc phân tích trên cho thấy nợ phải trả cuối kỳ và đầu năm
chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn và có xu hớng tăng lên. Trong khi đó
nguồn vốn chủ sở hữu tỷ trọng cuối năm có xu hớng giảm, điều đó cho thấy mức

độ độc lập tài chính của công ty cha cao. Đặc biệt nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao
trong tổng nợ phải trả gây áp lực không nhỏ cho công ty trong việc thanh toán nợ
nhanh. Nhìn một cách sơ bộ ta cũng thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn giảm
(Tốc độ tăng TSLĐ & ĐTNH 40,35% trong khi đó tốc độ tăng nợ ngắn hạn là
54,69%).
Xem xét tình hình tài trợ vốn của công ty ta có thể thấy cơ cầu nguồn tài trợ
nh sau:
TSLĐ
61,97%
Nguồn tạm thời
60,79%

×