Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Chính sách Giải quyết việc làm trên địa bàn huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.65 KB, 10 trang )

1
BÁO CÁO
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

I. MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG
1. Tên đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
2. Lý do xây dựng đề tài
Giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết
cho từng ngành, từng địa phương, từ gia đình. Vấn đề lao động việc làm và
tình trạng thất nghiệp ngày càng tăng đã ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu
phát triển kinh tế của huyện. Vì vậy, để phục vụ cho quá trình thực hiện thành
công mục tiêu trên việc giải quyết tốt vấn đề việc làm cho lao động trên địa
bàn huyện Lục Ngạn là một yêu cầu cần thiết phù hợp với quy luật.
Xuất phát từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng
cao hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện
Lục Ngạn” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
3. Giới hạn của đề tài
3.1. Về nội dung: Đề tài tập trung vào nâng cao chất lượng công tác
giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn tại huyện Lục Ngạn tỉnh
Bắc Giang.
3.2. Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại huyện Lục Ngạn, tỉnh
Bắc Giang.
3.3. Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ năm 2018 đến năm 2020.
II. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Mục đích
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn: Nghiên cứu thực trạng giải quyết việc làm cho lao động ở



2
huyện Lục Ngạn; đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người
lao động huyện Lục Ngạn một cách hiệu quả.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Giảm tỷ lệ thất nghiệp lao động nông thôn từ 1.9 giảm còn 1.0%.
- Tỷ lệ lao động được đào tạo trên 55% trong đó đào tạo nghề 36,3%.
- 100% người lao động được đáp ứng về nhu cầu vay vốn tạo việc làm
theo từng mơ hình, dự án đăng ký.
- Tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác giải quyết việc làm;
giải quyết việc làm mới hằng năm cho trên 3.000 lao động.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
LAO ĐỘNG
1. Những vấn đề chung về lao động, việc làm
1.1. Một số khái niệm
- Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải
vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng
và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.
- Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao
động mong muốn và có khả năng làm việc, rất tích cực tìm kiếm nhưng khơng
tìm được việc làm.
1.2. Việc làm cho lao động nông thôn
Khái niệm: Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng và
hoạt động trong hệ thống kinh tế nông thôn.
- Việc làm cho lao động ở nông thôn là những hoạt động lao động trong
tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội của
một bộ phận lực lượng lao động sinh sống ở nông thôn để mang lại thu nhập
mà không bị pháp luật ngăn cấm. Gồm có việc làm thuần nơng và việc làm
phi nông nghiệp.



3
* Đặc điểm việc làm của lao động nông thôn
- Các hoạt động sản xuất thường bắt nguồn từ kinh tế hộ gia đình. Nên
việc chú trọng thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế khác nhau của kinh tế
hộ gia đình là một trong những biện pháp tạo việc làm có hiệu quả.
- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sử dụng nhiều
lao động cũng là biện pháp tạo thêm việc làm ngay trong sản xuất nông
nghiệp.
- Hoạt động dịch vụ nông thôn là khu vực thu hút đáng kể lao động
nông thôn và tạo ta thu nhập cao cho lao động.
* Ý nghĩa giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
- Việc làm là nhu cầu của tất cả mọi người lao động nhằm đem lại thu
nhập cho bản thân và gia đình họ một cách hợp lý, tạo một nguồn thu nhập
chính đáng, để trang trải cho hoạt động đời sống của bản thân, thỏa mãn nhu
cầu của gia đình và tiết kiệm hoặc đem tích lũy.
- Lao động nơng thơn được giải quyết việc làm sẽ có cuộc sống ổn
định, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội
với tư cách chính họ là một phần tử cốt yếu. Khơng có việc làm hoặc việc làm
bấp bênh, năng xuất lao động thấp hiệu quả kém, dẫn đến thu nhập không ổn
định, khiến cho việc đầu tư tái sản xuất ở khu vực nông thơn gặp nhiều khó
khăn. Mặt khác, vấn đề dư thừa lao động ở nông thôn trở nên đáng báo động,
nhiều làng nghề truyền thống mai một, thanh niên ở các làng nghề khơng có
việc làm thường xun chơi bời, lêu lổng dẫn tới sa ngã vào tệ nạn xã hội...
- Giải quyết việc làm cho lao động thể hiện vai trị của xã hội đối với
người lao động ở nơng thôn và hạn chế được những phát sinh tiêu cực cho xã
hội do thiếu việc làm gây ra.
2. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
2.1. Khái niệm



4
Giải quyết việc làm là tổng thể những biện pháp, chính sách kinh tế xã
hội của nhà nước, cộng đồng và bản thân người lao động tác động đến mọi
mặt của đời sống xã hội tạo điều kiện thuận lợi để bảo đảm mọi người có khả
năng lao động có việc làm.
2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm
- Điều kiện tự nhiên: Địa phương nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi thì
sẽ có nhiều cơ hội thu hút được những dự án và chương trình phát triển kinh
tế xã hội, chương trình phát triển vùng... là cơ hội để giải quyết việc làm cho
lao động nói chung và lao động nơng thơn nói riêng.
- Điều kiện kinh tế: Cơ sở hạ tầng hiện tại, chính sách thơng thống là
điều kiện để phát triển sản xuất ở nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn và ngược lại.
- Các yếu tố xã hội: Dân số là nguồn cung cấp lao động nhưng cũng là
gánh nặng khi giải quyết việc làm. Các yếu tố y tế, giáo dục... là điều kiện hỗ
trợ nâng cao chất lượng lao động, tăng khả năng giải quyết việc làm.
- Bản thân người lao động: Là nguồn lực thúc đẩy thực hiện các công
việc mà xã hội phân công sắp xếp. Cơ hội việc làm cho lao động nông thôn
cũng phụ thuộc rất nhiều vào chính sự học tập, rèn luyện, chủ động, tự giác
trong quá trình tìm việc và làm việc của bản thân người lao động.
3. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở một
số địa phương
- Duy trì sản xuất nơng nghiệp.
- Tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người dân.
- Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư để chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho
người dân nông thôn.


5

- Sử dụng và quản lý tốt nguồn vốn hỗ trợ việc làm cho người lao động
ở nông thôn.
IV. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
1. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến
giải quyết việc làm cho người lao động huyện Lục Ngạn
1.1. Điều kiện hiện tại
Lục Ngạn là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có tổng diện tích đất
tự nhiên là 103.253,05 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nơng nghiệp có
28.578,45 ha, chiếm tỷ lệ thấp là 28,10% (đất trồng lúa 5.208,53 ha, đất trồng
cây lâu năm 22.758,31 ha, đất sản xuất khác 611,61 ha), đất lâm nghiệp
39.428.67 ha, chiếm tỷ lệ 37,26% cịn lại là đất phi nơng nghiệp và đất khác là
35.245,95ha, chiếm tỷ lệ 34,64%. Toàn huyện hiện có 54.749 hộ gia đình với
231.328 khẩu (trong đó: Số người trong độ tuổi lao động 165.355 người
chiếm 71,8% ), tồn huyện có 361 thơn, tổ dân phố; dân tộc thiểu số chiếm tỷ
lệ trên 53,9%, lao động ngành nghề và thu nhập chính chủ yếu là sản xuất
nơng nghiệp chiếm tỷ lệ 83,60%, chất lượng lao động thấp (còn 53,9% lao
động chưa qua đào tạo).
- Tổng số cơ sở tham gia hoạt động GDNN trên địa bàn: 05, trong đó:
+ Trung tâm giáo dục nghề nghiệp: 01 trung tâm;
+ Doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp: 01 doanh nghiệp;
+ Các doanh nghiệp ngoài huyện tham gia đào tạo: 03 doanh nghiệp.
1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
- Kinh tế - xã hội của huyện trong những năm qua (từ năm 2018 đến
năm 2020) đạt được sự phát triển khá. Nhưng nhìn chung thì nơng nghiệp vẫn
chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế nên tình trạng thiếu việc làm ở huyện
vẫn còn cao.


6
- Điều kiện xã hội: dân số đông, tăng qua các năm là nguồn lao động

dồi dào nhưng cũng tạo áp lực khi giải quyết việc làm để thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, ổn định xã hội.
2. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện
Lục Ngạn và các giải pháp
2.1. Hoạt động hướng nghiệp, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm
Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề huyện liên tục thực hiện
các lớp đào tạo nghề, hướng nghiệp tại địa phương đồng thời liên kết tuyển
sinh đào tạo nghề. Tuy nhiên, các ngành nghề đào tạo tại Trung tâm chưa
được đa dạng cả về cơ sở vật chất lẫn nội dung, chưa thu hút được nhiều lao
động tham gia.
2.2. Hoạt động giải quyết việc làm thơng qua chính sách tín dụng
- Nguồn vốn tín dụng giải quyết việc làm: Chương trình Quốc gia về
giải quyết việc làm cho người lao động, các ngân hàng thương mại, ngân hàng
chính sách xã hội, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn….
- Số hộ vay đề đầu tư ngày càng tăng, từ đó tạo được thêm nhiều việc
làm cho người lao động. Ngượi lại, có nhiều hộ được vay vốn ưu đãi nhưng
lại làm ăn thua lỗ dẫn tới giải quyết việc làm không hiệu quả. Lý do là mức
vay hiện nay chưa đủ để chi trả cho các yếu tố đầu vào. Chương trình cho vay
không hỗ trợ các hoạt động đào tạo, do vậy q trình sản xuất cịn gặp nhiều
khó khăn; thời hạn vay ngắn, lượng vốn nhỏ nên đầu tư vào sản xuất không
đến nơi, đến chốn; người dân chưa nghĩ ra cách làm ăn hiệu quả nên đầu tư
không đúng hướng; thiếu thông tin về thị trường đầu vào và đầu ra của hoạt
động sản xuất.
2.3. Thực trạng phát triển sản xuất, thu hút lao động
* Phát triển các ngành nghề của huyện:


7
- Trên địa bàn huyện có 02 làng nghề được công nhận và một số làng
nghề đã thu hút và giải quyết được một lượng lao động trong độ tuổi lao động,

tận dụng thời gian nhàn rỗi của sản xuất nông nghiệp.
- Phát triển kinh tế trang trại: Phát triển kinh tế trạng trại trên địa bàn
huyện còn hạn chế, chủ yếu quy mô nhỏ chưa thu hút được nhiều lao động
làm việc theo mơ hình này.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tạo việc làm cho lao động nông thôn
nhờ đầu tư cho hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đã tạo điều kiện phát triển sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm, nên thu
nhập của người dân đã được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm rõ rệt.
- Phát triển khu, cụm cơng nghiệp: Với chính sách thu hút đầu tư, dự án
cụm công nghiệp Cầu Đất, Cụm cảng công nghiệp Mỹ An, khu du lịch sinh thái
Khuôn Thần và các dự án mở rộng đô thị tương lai thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng
sẽ làm tiềm năng lớn mở ra cơ hội việc làm cho người lao động tại địa phương.
- Phát triển thương mại và dịch vụ: Thương mại và các hoạt động dịch
vụ phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân ngày càng phát triển khá. Hiện nay
trên địa bàn huyện có 138 công ty cổ phần, công ty TNHH và DNTN và trên
900 hộ kinh doanh cá thể hoạt động có hiệu quả. Việc phát triển các ngành
nghề dịch vụ thương mại góp phần dịch chuyển tỷ trọng lao động nơng nghiệp
sang phi nông nghiệp, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.
2.4. Xuất khẩu lao động
Số lượng lao động tham gia xuất khẩu lao động ngày càng tăng. Trong
những năm qua hoạt động xuất khẩu lao động được coi là giải pháp tích cực
nhằm tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động phổ thơng, có
trình độ thấp ở nơng thơn trên địa bàn huyện sang thị trường một số quốc gia
như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan….. Tuy nhiên, do lao động của chúng ta
thiếu về trình độ chun mơn, lại ít biết về ngoại ngữ, cũng như phong tục tập
quán của các nước đến làm việc nên chủ yếu làm những việc giản đơn.


8
3. Các giải pháp

3.1. Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề, gắn đào tạo
nghề với sử dụng lao động
Việc đào tạo nghề cần được chú trọng nâng cao chất lượng, quy mô, và
định hướng để đáp ứng yêu cầu cũng như sử dụng lao động của các dự án
đang triển khai trên địa bàn huyện
Cần nhân rộng thêm các mơ hình và xây dựng thêm các mơ hình đào
tạo nghề phù hợp với phát triển kinh tế hộ; tích cực tuyên truyền để người dân
tham gia các lớp đào tạo nghề hướng nghiệp.
Các cơ quan chức năng cần nắm bắt nhu cầu lao động của các doanh
nghiệp; tích cực kết nối giữa doanh nghiệp, trung tâm giới thiệu việc làm với
các trung tâm, trường đào tạo nghề để tăng hiệu quả giải quyết việc làm cho
người lao động nói chung và lao động nơng thơn nói riêng; cần chú trọng
khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động tại địa phương.
3.2. Quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề
- Điều tra, khảo sát đánh giá nhu cầu về nguồn nhân lực và thị trường
sức lao động trên địa bàn, doanh nghiệp….
- Khuyến khích việc thành lập các cơ sở dạy nghề ngoài quốc lập, nhằm
huy động các nguồn lực của tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong và ngồi
nước thực hiện xã hội hóa lĩnh vực đào tạo nghề.
3.3. Giải pháp cho vay vốn giải quyết việc làm
- Tăng nguồn vốn vay trung hạn, dài hạn hỗ trợ cho nhân dân, đặc biệt là
nông dân trong quá trình tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.
- Trước khi cho vay cần hướng dẫn, phân tích cho người dân nên lựa
chọn con gì, cây gì, sản xuất kinh doanh mặt hàng gì cho phù hợp với điều
kiện khí hậu, đất đai, tập quán canh tác của địa phương cũng như phù hợp với
đầu ra của sản phẩm.


9
3.4. Phát triển sản xuất trong nông thôn để thu hút lao động

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng
công nghiệp và dịch vụ.
- Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng da dạng hóa các sản phẩm
có chất lượng cao.
- Mở rộng các loại hình dịch vụ như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa.
3.5. Phát triển các ngành nghề trong nơng thôn
- Tiếp cận đổi mới du nhập các ngành nghề mới phù hợp mà sử dụng
nhiều lao động để tạo việc làm mới cho lao động.
- Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, ưu tiên phát triển các
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3.6. Phát triển các khu, cụm công nghiệp
Đề ra các chính sách khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp sản xuất
đầu tư và các khu, cụm công nghiệp đề tạo ra nhiều nguồn việc làm mới cho
lao động trên địa bàn huyện.
3.7. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động
- Chú trọng việc đào tạo trình độ chuyên môn, ngoại ngữ cũng như tác
phong làm việc công nghiệp, pháp luật của nước bạn có như vậy chúng ta mới
tận dụng được nguồn nhân lực này.
- Mở rộng, phối hợp liên kết với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động
của tỉnh, các doanh nghiệp lớn trong nước để có hợp đồng tốt cho người lao
động trên địa bàn huyện.
V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo: năm 2018 đạt 49.1%; năm 2020 đạt
55.0% tăng 112% so với năm 2018 (Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm
2018 là 32.41% đến năm 2020 tăng lên 36.3% tăng 112% so với năm 2018).


10
- Giai đoạn 2018-2020 đã giải quyết việc làm mới cho: 11.855 lao động
(trong đó: Xuất khẩu lao động: 681 người).

VI. KẾT LUẬN
Việc làm và vấn đề giải quyết việc làm ln là vấn đề bức xúc của cả
nước nói chung và từng địa phương nói riêng. Giải quyết việc làm khơng phải
dễ dàng, mà khơng thể làm nhanh chóng một sớm một chiều có thể hóa giải
nó mà giải quyết việc cần có một cái nhìn dài và sâu và có định hướng rõ
ràng, cụ thể cho nhưng năm tiếp theo. Có như vậy thì vấn đề lao động khơng
cịn trở thành vấn đề bức xúc cho mỗi người lao động.
Hy vọng với những giải pháp đề ra trong đề tài này, có thể góp một
phần vào giải quyết vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm hiện nay trên địa bàn
huyện Lục Ngạn./.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

NGƯỜI THỰC HIỆN



×