Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Nhận xét công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh sau mổ lấy thai tại khoa điều trị dịch vụ d4 bệnh viện phụ sản hà nội năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.25 KB, 42 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

TRẦN THỊ HÂN

NHẬN XÉT CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI BỆNH
SAU MỔ LẤY THAI TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ DỊCH VỤ D4
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2020

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH – 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

TRẦN THỊ HÂN

NHẬN XÉT CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI BỆNH
SAU MỔ LẤY THAI TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ DỊCH VỤ D4
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2020

Chuyên ngành: Sản phụ khoa
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. ĐỖ MINH SINH

NAM ĐỊNH – 2020



i

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập tại Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định (20182020), tôi xin gửi lời cảm ơn đến q thầy, cơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những
kiến thức thiết thực và để hoàn thành chuyên đề được kết quả như hôm nay, tôi xin
chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học cùngcác bạn học viên lớp Chuyên
khoa I Khóa 7 Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định đã giúp đỡ và tạo điều kiệncho
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện làm chuyên đề.
Quý thầy, cơ giáo đã tận tình giảng dạy, chỉ dẫn cho tôi những tri thức, kinh
nghiệm, bài học sâu sắc.
Ban giám đốc, các khoa phòng tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã tạo điều kiện
thuận lợi về thời gianvà hỗ trợ tinh thần, cung cấp tư liệu, hợp tác,trong suốt thời gian
học tập và thực hiện chuyên đề.
Đặc biệt xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn chuyên đề là TS.
Đỗ Minh Sinh đãhỗ trợ về chun mơn và đóng góp nhiều ý kiến q báu trong việc
xây dựng ý tưởng đề tài và hướng dẫn tận tình, giúp đỡ tơi hồn thành chun đề này.
Cuối cùng, em xin gửi lời biết ơn đến gia đình đã động viên tinh thần để tơi an
tâm học tập.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Trần Thị Hân


4

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong bài
báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được áp dụng. Báo cáo này do
bản thân tôi thực hiện dưới sự giúp đỡ của Giáo viên hướng dẫn. Nếu có điều gì sai
trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Nam Định, ngày

tháng 8 năm 2020

Người làm báo cáo

Trần Thị Hân


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 3
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... 4
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG I ............................................................................................................. 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................. 3
1.1.1. Một số khái niệm .................................................................................. 3
1.1.2. Một số thay đổi sinh lý khi mang thai .................................................. 3
1.1.3. Những thay đổi sau khi đẻ .................................................................. 4
1.1.4. Những nội dung cần tư vấn cho bà mẹ sau đẻ:.................................... 4
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................... 6
1.2.1. Tình hình GDSK trên thế giới:............................................................. 6
1.2.2. Tình hình GDSK tại Việt Nam ............................................................. 7
Chương 2 .............................................................................................. 8
MƠ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ................................................. 8
2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ....................................................... 8

2.1.1. Giới thiệu về Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội............................................. 8
2.1.2. Giới thiệu về khoa điều trị dịch vụ D4.................................................. 9
2.2. Thực trạng hoạt động GDSK cho sản phụ sau mổ đẻ của điều
dưỡng/hộ sinh tại bệnh viện ........................................................................ 10
2.2.1. Giới thiệu về hoạt động GDSK tại bệnh viện ..................................... 10
2.2.2. Phương pháp thực hiện ...................................................................... 10
2.2.3. Kết quả tổ chức và thực hiện chăm sóc cho từng sản phụ ................. 10
2.2.4. Đánh giá chung về hoạt động TT GDSK của điều dưỡng/hộ sinh theo
từng ngày 18
2.2.5. Đánh giá chung về công tác GDSK cho sản phụ sau mổ ................... 20


CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 22
BÀN LUẬN ....................................................................................... 22
3.1. Một số ưu, nhược điểm trong thực hành GDSK cho sản phụ sau mổ
đẻ tại khoa D4: ............................................................................................ 22
3.1.1.Ưu điểm: .............................................................................................. 22
3.1.2. Nhược điểm: ....................................................................................... 22
3.3. Nguyên nhân của những việc đã làm được .......................................... 22
3.4. Nguyên nhân của những việc còn tồn tại ............................................. 23
3.3. Một số đề xuất, giải pháp ...................................................................... 23
KẾT LUẬN ........................................................................................ 24
1. Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho bà mẹ sau mổ lấy thai tại
khoa điều trị Dịch vụ D4: ............................................................................ 24
2. Ưu điểm: ......................................................................................... 24
3. Nhược điểm: ................................................................................... 24
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ...................................................................... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC .............................................Error! Bookmark not defined.



iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVPSHN :

Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội

BYT:

Bộ Y tế

TTGDSK:

Truyền thông giáo dục sức khỏe

GDSK:

Giáo dục sức khỏe

CSSKBĐ

Chăm sóc sức khỏe ban đầu

CSNB:

Chăm sóc người bệnh

ĐD/HS


Điều dưỡng/Hộ sinh

NB:

Người bệnh

NVYT:

Nhân viên y tế

NCBSM

Nuôi con bằng sữa mẹ

KHHGĐ:

Kế hoạch hóa gia đình


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, việc nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị cho người dân là vấn
đề đang được Bộ y tế rất quan tâm và phát triển về mọi mặt. Với chủ trương xã hội
hóa ngành y tế để đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới, đã có rất nhiều
hình thức đầu tư cho y tế. Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là một trong những bệnh viện
đi đầu về chủ trương đó.
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I, bệnh viện tuyến
cuối trong lĩnh vực sản phụ khoa trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, với bề dày hơn 40 năm
thành lập và phát triển. Trong thời gian qua, bệnh viện đã đạt được nhiều thành công

trong việc khám, điều trị và chăm sóc cho người bệnh. Được sự quan tâm của lãnh
đạo bệnh viện, Sở Y tế, viện ln được trang bị máy móc trang thiết bị hiện đại, với
đội ngũ y bác sĩ lành nghề, giàu kinh nghiệm, thường xuyên cập nhật các kiến thức y
khoa tiên tiến trong nền y học thế giới áp dụng vào thực tế bệnh viện. Một trong
những thành tựu đạt được mới nhất năm 2020 đó là thành cơng trong phẫu thuật bào
thai cho một số trường hợp thai bệnh lý (hội chứng truyền máu đa thai, hết ối…)
Bên cạnh những bước tiến mới trong lĩnh vực sản phụ khoa, bệnh viện vẫn tiếp
tục triển khai các kế hoạch nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng điều trị, chăm sóc
người bệnh dựa trên tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế “Lấy người
bệnh làm trung tâm của hoạt động chăm sóc và điều trị” và theo Thơng tư 07/2011
của BYT hướng dẫn chăm sóc người bệnh trong bệnh viện quy định 12 nhiệm vụ
chuyên môn của điều dưỡng, các hoạt động chăm sóc người bệnh do điều dưỡng viên,
hộ sinh viên thực hiện và chịu trách nhiệm [2].
Mỗi đối tượng khách hàng đến khám và điều trị với các lý do khác nhau về tuổi,
trình độ, số lần sinh, nhu cầu, … khác nhau và điều dưỡng hộ sinh cũng vậy. Để đem
đến sự hài lịng cho người bệnh khơng chỉ phụ thuộc vào chăm sóc về thể chất mà
cịn cần quan tâm đến tinh thần. Điều đó có thể thực hiện được qua việc GDSK cho
người bệnh. Thông qua GDSK, nhân viên y tế (NVYT) lắng nghe trực tiếp ý kiến của
người bệnh, người nhà về công tác chuyên môn và dịch vụ, từ đó ngày càng nâng cao
hơn nữa chất lượng chăm sóc của bệnh viện.


2
Tại khoa điều trị dịch vụ của BVPSHN, chủ yếu chăm sóc cho sản phụ sau đẻ.
So với đẻ thường thì sản phụ đẻ mổ thường bị đau nhiều hơn và cần được hỗ trợ chăm
sóc, tư vấn động viên nhiều hơn. Vậy nội dung GDSK cho sản phụ sau đẻ gồm những
gì? Sản phụ có hài lịng về dịch vụ chăm sóc tư vấn khơng? Vì vậy, tơi làm chuyên
đề “Nhận xét công tác GDSK cho sản phụ sau mổ lấy thai tại khoa điều trị dịch vụ
D4- Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội” nhằm mục tiêu sau:
1 . Nhận xét công tác thực hiện GDSK cho sản phụ sau mổ lấy thai tại các khoa

điều trị dịch vụ D4 - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDSK cho sản phụ sau
mổ lấy thai tại khoa điều trị dịch vụ D4 - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
Truyền thơng là q trình trao đổi thơng tin, tư tưởng, tình cảm, chia sẻ kỹ năng
và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay
đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển
của cá nhân, nhóm, cộng đồng, xã hội [5]. Truyền thơng là q trình giao tiếp, chia
sẻ, trao đổi thông tin từ người truyền đến người nhận nhằm đạt được sự hiểu biết,
nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi của đối tượng [4].
Giáo dục sức khỏe (GDSK) là một quá trình học tập nhằm giúp người bệnh tăng
cường hiểu biết để thay đổi kiến thức, kỹ năng, thái độ, tự nguyện thay đổi những
hành vi có hại cho sức khỏe, chấp nhận và duy trì thực hiện những hành vi lành mạnh,
có lợi cho sức khỏe[6], [7].
Sự hài lòng của người bệnh là trạng thái tổng thể của người bệnh đối với một
nhà cung cấp dịch vụ hoặc một cảm xúc phản ứng với sự khác biệt giữa những gì
người bệnh dự đốn trước và những gì họ tiếp nhận đối với sự đáp ứng một số nhu
cầu hay mong muốn của người bệnh. Hay nói một cách khác đó là sự đáp ứng kì vọng
của người bệnh khi sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh. Nếu đáp ứng được thì người
bệnh sẽ thấy hài lòng. Sự hài lòng của người bệnh là thước đo chất lượng bệnh viện.
Mổ lấy thai là phẫu thuật đưa thai nhi, rau thai, màng ối ra ngoài qua một vết
mổ trên thành bụng.
1.1.2. Một số thay đổi sinh lý khi mang thai

Khi mang thai, người phụ nữ trải qua nhiều thay đổi sinh lý, chúng hồn tồn
bình thường, gồm tim mạch, huyết học, trao đổi chất, thận và hô hấp và chúng trở nên
rất quan trọng trong những trường hợp biến chứng. Cơ thể phải thay đổi các bộ máy
sinh lý và cân bằng nội môi trong thai kỳ để đảm bảo phôi được cung cấp đủ các nhu
cầu. Những sự gia tăng về đường máu, lượng hơi thở và hơ hấp là hồn tồn cần thiết.


4
Những mức độ progesterone và oestrogens gia tăng trong suốt thai kỳ, chế áp trục
dưới đồi và sau đó là chu kỳ kinh nguyệt [8]
1.1.3. Những thay đổi sau khi đẻ
Ngay sau sinh người sản phụ sẽ có những vấn đề lớn sau sinh như các triệu
chứng bình thường của sản phụ ngay sau sinh (sản dịch, vết khâu/ vết cắt, sữa và việc
nuôi con, đặc biệt trong những ngày đầu. Theo nhiều nghiên cứu thì tỷ lệ bà mẹ hiểu
biết về thai nghén, hậu sản và nuôi con là khá thấp. Do đó hầu hết các bà mẹ gặp vấn
đề về việc thay đổi lớn này [8]
Sau khi sinh, người phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về cơ thể: đau đớn
phải trải qua do quá trình sinh con, thậm chí phải mổ đẻ, đau có thể kéo dài một vài
tuần sau sinh. Những vấn đề về tâm lý như khi con ra đời, người mẹ thường cảm thấy
mình trở nên xấu xí và khơng cịn sự hấp dẫn nữa. Họ thường phải thay đổi về cách
sống để chăm sóc con, đặc biệt đối với những người lần đầu làm mẹ, thường quá lo
lắng về trách nhiệm làm mẹ của mình, mong muốn là người mẹ hồn hảo. Có một tỉ
lệ khoảng 70- 80% các bà mẹ có những cảm giác buồn thống qua, cịn gọi là “baby
blues” - buồn sau sinh, là một trạng thái biến đổi cảm xúc nhẹ, xuất hiện trong vòng
mấy ngày đầu sau khi sinh con. Những biểu hiện chính của buồn sau sinh gồm: giảm
khí sắc, dao động cảm xúc, buồn rầu, ủ rũ, lo âu, dễ cáu gắt, rối loạn giấc ngủ. Các
rối loạn này kéo dài khoảng 5 - 10 ngày rồi tự mất đi hoàn toàn. Đây là do thay đổi
hormon sau sinh. Nhưng nếu những biểu hiện này kéo dài hơn hai tuần, bạn đã
mắc trầm cảm. Ngay sau khi sinh, sự sụt giảm nhanh chóng nồng độ estrogen và
progesterone, nồng độ hormon tuyến giáp thyroid cũng giảm, dẫn đến mệt mỏi, trầm

cảm. Suy giảm nồng độ hormon cùng với sự thay đổi về huyết áp, chức năng của hệ
miễn dịch và những biến đổi về chuyển hóa mà bà mẹ sau sinh phải trải qua là một
phần trong căn nguyên gây trầm cảm.Do đó Sản phụ cần được tư vấn giải thích những
vấn đề liên quan đến chăm sóc sau sinh, cách ni con bằng sữa mẹ, cũng như giải
thích các vấn đề mà sản phụ còn lo lắng [8]
1.1.4. Những nội dung cần tư vấn cho bà mẹ sau đẻ:
1.1.4.1. Chế độ ăn


5
Sau khi sinh mổ, áp lực trong ổ bụng bị giảm đột ngột làm cơ bụng, nhu động
ruột chậm lại, dễ bị táo bón. Do đó, sau phẫu thuật trong khoảng 6 giờ đầu bà mẹ
khơng nên ăn gì, khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng mới nên ăn.
Sau khi sinh mổ khoảng 1-2 ngày khả năng tiêu hóa cịn yếu, nên ăn những loại
thức ăn dễ tiêu hóa, khơng ăn thức ăn có dầu mỡ, Sau sinh mổ khoảng 3-4 ngày không
nên ăn một lượng nhiều các món ăn. Sau khoảng 1 tuần bà mẹ có thể ăn uống bình
thường. Khi ăn có cảm giác ngon miệng hơn thì có thể bổ sung thêm trứng, thịt gia
cầm, nên ăn đầy đủ các nhóm thức ăn (thịt, cá, trứng, sữa...) đặc biệt nên ăn nhiều rau
xanh đậm, màu đỏ, cam vàng có nhiều tiền vitamin A rất tốt cho mắt trẻ...
1.4.1.2. Chế độ nghỉ ngơi:
Sau mổ nên nằm nghỉ ngơi tại giường, sau 12 giờ có thể tập ngồi dậy. Nếu
khơng thấy hoa mắt chóng mặt thì ngồi tựa lưng vào tường. Có thể nằm nghiêng
người, co duỗi chân chống bế sản dịch và chống dính vết mổ. Sau mổ 24 giờ sản phụ
có thể tập đi lại được. Nên vận động tùy theo tình trạng sức khỏe tránh căng vết mổ
gây quá đau hoặc choáng do tụt huyết áp
1.4.1.3. Chế độ vệ sinh:
Vệ sinh răng miệng, thân thể sạch sẽ, có thể lau người bằng nước ấm hoặc tắm
gội khơ
Vệ sinh bộ phận sinh dục ngồi bằng nước ấm, nên rửa ít nhất 3 lần 1 ngày, sau
khi đi vệ sinh tránh nhiễm trùng ngược dòng

1.4.1.4.Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ:
Nên cho mẹ bú mẹ càng sớm càng tốt sau sinh, tốt nhất trong vòng 6 giờ đầu
sau đẻ. Lý do sữa mẹ có đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển về thể chất lẫn
tinh thần của trẻ, ngồi ra cịn chứa nhiều kháng thể giúp phịng bệnh cho con. Có thể
nằm cho trẻ bú mẹ hoặc ngồi. Trẻ bú đúng cách khi miệng mở rộng hướng về phía
bầu vú mẹ, mơi trề ra phía trước ngậm hết quầng thâm vú, má phồng ra, có từng nhịp
nuốt.


6
Do bà mẹ sau mổ sữa về chậm hơn so với đẻ thường, nên cần cho trẻ bú sớm,
bú nhiều kết hợp ăn uống đủ chất, uống thêm 3 lít nước/ngày, ngủ đủ 8h/ngày, đồng
thời cần giữ cho tinh thần bà mẹ thoải mái.
Cách duy trì nguồn sữa: Ngồi chế độ ăn uống của mẹ, nên cho trẻ bú mẹ theo
nhu cầu, thông thường từ 8-10 lần/ngày. Nên cho trẻ bú mẹ từng bên một, khi bú hết
bên vú này mới chuyển sang bên vú kia. Có thể vắt hết lượng sữa còn lại ra nếu trẻ
chưa bú hết và mẹ có dư sữa.
Cần chú ý vệ sinh vú trước và sau khi cho trẻ bú mẹ
1.4.1.5. Các dấu hiệu nguy hiểm:
Choáng, ngất, người mệt lả, ra máu âm đạo nhiều, sốt, gai rét, sưng tấy đỏ vết
mổ, sản dịch hơi...
1.4.1.6. Tình dục sau đẻ:
Khơng sinh hoạt tình dục khi chưa hết sản dịch để tránh nhiễm trùng ngược
dòng và tránh tổn thương âm đạo do lúc này âm đạo mềm, chưa hoàn toàn hồi phục.
Khi quan hệ nên nhẹ nhàng, tránh rách cùng đồ. Chỉ nên quan hệ khi hai vợ chồng
cảm thấy người khỏe mạnh
1.4.1.7. Tránh thai sau đẻ mổ:
Cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là phương pháp cho con bú vô kinh
hiệu quả với điều kiện cho con bú mẹ hoàn toàn cả ngày lẫn đêm, ít nhất từ 8-10
lần/ngày. Ngồi ra, có thể dùng thuốc tránh thai đơn thuần chỉ có Progestin không

ảnh hưởng đến tiết sữa của bà mẹ
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình GDSK trên thế giới:
Trên thế giới, TTGDSK đã được xem là có vai trị quan trọng trong CSSK. Năm
1978, tại Alma-Ata, thủ đơ nước cộng hịa Kazakhstan, Tổ chức Y tế Thế giới phối
hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tổ chức hội nghị Quốc tế về CSSKBĐ. Hội
nghị đã đề ra chiến lược “Sức khỏe cho mọi người đến năm 2000”. Và để thực hiện
các mục tiêu của chiến lược, hội nghị đã đề ra 8 nội dung CSSKBĐ, trong đó
TTGDSK được xếp ở vị trí số một [11]


7
GDSK tại Đài Loan tập trung vào nhiều chủ đề, không giới hạn như: GDSK cho
học sinh để tăng cường sức khỏe, giúp các bậc phụ huynh có thơng tin dạy học sinh
hiểu được các bệnh cụ thể và kiến thức y tế cơ bản…
1.2.2. Tình hình GDSK tại Việt Nam
Cơng tác TTGDSK được Đảng, Chính phủ và BYT rất quan tâm và đã ban hành
nhiều văn bản, quyết định chỉ đạo cơng tác y tế, trong đó có cơng tác TTGDSK như:
Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị xác
định rõ vai trị của TTGDSK trong tình hình mới: TTGDSK “Tạo sự chuyển biến rõ
rệt về nhận thức, trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị đối với cơng tác bảo vệ
chăm sóc và NCSK nhân dân, trang bị kiến thức và kỹ năng để mỗi người, mỗi gia
đình, mỗi cộng đồng có thể chủ động phịng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn
luyện thân thể, hạn chế những lối sống và thói quen có hại với sức khỏe, tham gia
tích cực các hoạt động bảo vệ chăm sóc và NCSK nhân dân” [1], [4]
Ngày 10/01/2013 Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 122/QĐ-TTg về
việc phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và NCSK nhân dân giai đoạn
2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Để thực hiện mục tiêu chung và các mục tiêu
cụ thể của chiến lược. Ngành y tế cần triển khai thực hiện đồng bộ 14 giải pháp chính
trong đó nhấn mạnh rõ cần đẩy mạnh cơng tác TTGDSK, kiện tồn mạng lưới

TTGDSK. Tăng cường đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nâng cao năng lực hoạt động và
kỹ năng TTGDSK cho các tuyến [3].
Năm 2011 BYT đã ra Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011
hướng dẫn công tác điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh gồm 12 điều trong đó ghi
rõ bệnh viện có quy định và tổ chức hình thức GDSK phù hợp, người bệnh nằm viện
được điều dưỡng, hộ sinh GDSK, hướng dẫn tự chăm sóc theo phòng bệnh trong thời
gian nằm viện, và sau khi ra viện [2].
Ngày 18/11/2016, đã ra Quyết định số 6858/QĐ-BYT ban hành 83 tiêu chí
chất lượng bệnh viện trong đó tại mục C6.2 quy định rõ 5 mức độ về công tác truyền
thông tại bệnh viện, người bệnh được điều dưỡng hướng dẫn, tư vấn điều trị và DGSK
phù hợp với bệnh đang được điều trị và mục E1.3 bệnh viện thực hiện tốt hoạt động
TTGDSK sinh sản trước, trong và sau sinh [9].


8
Chương 2
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Giới thiệu về Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội được thành lập ngày 21/9/1979 theo Quyết định số
4951/QĐTC của UBND Thành phố Hà Nội.
Với bề dày hơn 40 năm cho đến nay BVPSHN là bệnh viện chuyên khoa hạng
I,bệnh viện đầu ngành về sản phụ khoa, nằm tại trung tâm Thành phố Hà Nội. Với
quy mô 750 giường bệnh, hệ thống các khoa/ phòng như sau: 10 phòng chức năng,
08 khoa cận lâm sàng, 18 khoa lâm sàng. bệnh viện có 03 cơ sở, với 1.564 cán bộ
nhân viên trong đó 858 điều dưỡng, hộ sinh, chiếm 60%. Hiện tại bệnh viện được
phân công chỉ đạo tuyến cho 4 tỉnh thành ở miền Bắc [10]

Hình 2.1. Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

Bệnh viện nhiều năm liền được cấp chứng chỉ

ISO 9001: 2008. Ngày

28/08/2018, bệnh viện được cấp chứng nhận ISO 15189: 2012 (TCVN 15189: 2014)
về tiêu chuẩn chất lượng về năng lực xét nghiệm y tế. Ngày 18/08/2020, Bệnh viện
được trao chứng nhận ISO 9001: 2015 cho Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến cho 3
lĩnh vực. Việc đón nhận chứng nhận ISO sẽ giúp Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến


9
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội nâng tầm uy tín, phát triển thương hiệu Bệnh viện Phụ
Sản Hà Nội trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đào tạo và chỉ đạo tuyến
Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trong lĩnh vực sản
phụ khoa, đem lại sự hài lòng cho người bệnh cả về chất lượng điều trị và tinh thần,
bệnh viện ln khuyến khích và tạo điều kiện cho đội ngũ y bác sĩ học tập để nâng
cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Hiện nay, bệnh viện có 02 Phó giáo sư, 05 Tiến
sĩ, rất nhiều thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I,II… Về điều dưỡng/hộ sinh/kỹ thuật
viên hầu hết có chuyên môn từ cao đẳng trở lên, nhiều người đã và đang học thạc sĩ,
chuyên khoa I.
Hiện nay, với cơ sở hạ tầng khang trang, kiên cố, CSVC và TTB hiện đại, NVYT
được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành. Là bệnh viện tuyến cuối cùng trong cả
nước khám và điều trị các bệnh vềsản phụ khoa. Do đó số người bệnh khó càng nhiều
hơn. Số ca bệnh phức tạp cũng ngày một tăng lên. Do đó địi hỏi việc điều trị, chăm
sóc tư vấn càng phải chi tiết, sát sao… Với phương châm vận dụng tất cả các công
nghệ tiên tiến, hiện đại, những kỹ thuật mới của thế giới vào trong bệnh viện để áp
dụng trong việc khám và điều trị cho người bệnh, lãnh đạo bệnh viện luôn quan tâm,
tạo điều kiện tốt nhất có thể để đem đến cho người bệnh sự hài lịng khơng chỉ về thể
chất mà còn cả về tinh thần. Đặc biệt tại các khoa điều trị dịch vụ, bệnh viện càng
chú trọng hơn nữa công tác GDSK cho bệnh nhân hướng tới chăm sóc tồn diện nhất

là đối với sản phụ sau đẻ.
2.1.2. Giới thiệu về khoa điều trị dịch vụ D4
Khoa điều trị dịch vụ D4, với đặc thù là một khoa chuyên tiếp nhận và chăm
sóc sản phụ trước và sau mổ đẻ dịch vụ, vơi 60 giường bệnh dịch vụ đầy đủ tiện nghi.
Khoa gồm 43 nhân viên, trong đó có 07 bác sĩ và 31 ĐD/HS trẻ, có trình độ, tâm
huyết với nghề ,được đào tạo bài bản về chuyên môn lẫn y đức, luôn luôn được cập
nhật những kiến thức y khoa tiên tiến cũng như được tập huấn những kỹ năng mềm
về thái độ giao tiếp ứng xử, cùng các quy định mới của Bộ y tế. Cùng với sự quan
tâm, giám sát chặt chẽ của phòng điều dưỡng, phòng quản lý chất lượng… nhằm nâng
cao tối đa chất lượng chăm sóc phục vụ bà mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ.


10
2.2. Thực trạng hoạt động GDSK cho sản phụ sau mổ đẻ của điều dưỡng/hộ
sinh tại bệnh viện
2.2.1. Giới thiệu về hoạt động GDSK tại bệnh viện
Theo Thông tư 07/2011/QĐ – BYT “ Hướng dẫn cơng tác chăm sóc người bệnh
trong các cơ sở y tế”, chăm sóc người bệnh chia theo 3 cấp độ: Cấp I, cấp II và cấp
III. Với mỗi cấp độ chăm sóc cần có chế độ theo dõi, tư vấn GDSK tương ứng cho
người bệnh.
Khoa điều trị dịch vụ D4 với đặc điểm chủ yếu theo dõi chăm sóc sản phụ sau
mổ đẻ, người bệnh được chia theo các cấp độ chăm sóc khác nhau (cấp I, II, III). Hiện
nay mơ hình chăm sóc điều dưỡng đang được áp dụng là mơ hình chăm sóc theo
nhóm kết hợp phân cơng chăm sóc theo cơng việc. Nghĩa là một hay một nhóm
ĐD/HS được phân cơng chăm sóc cho một hay một nhóm người bệnh, đồng thời mỗi
người chuyên trách một công việc riêng (hướng dẫn ra viện…)
Thời gian tư vấn GDSK cho sản phụ sau mổ thường vào 3 thời điểm trong ngày:
8giờ sáng, 14 giờ chiều và 20 giờ hàng ngày sau khi nhận trực ca tối. Trong quá trình
thực hiện, ĐD/HS tìm hiểu về nhu cầu người bệnh, những khó khăn họ cần giúp đỡ
để từ đó tư vấn, hỗ trợ họ trong suốt quá trình người bệnh nằm viện. Điều đặc biệt ở

khu dịch vụ, bất cứ khi nào người bệnh cần, ĐD/HS đều có mặt để giúp đỡ người
bệnh, thậm chí trơng trẻ sơ sinh giúp sản phụ có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn và yên
tâm hơn.
2.2.2. Phương pháp thực hiện
Quan sát thực hành tư vấn GDSK của ĐD/HS đối với các sản phụ sau mổ đẻ ở
trên bằng bảng kiểm và phỏng vấn các sản phụ. Với mỗi ngày khác nhau sẽ có những
nội dung tư vấn GDSK tương ứng. (Theo bảng kiểm phụ lục 1 và bộ câu hỏi phỏng
vấn tại phụ lục 2 và 3).
Theo dõi và đánh giá tồn bộ q trình TTGDSK cho 03 sản phụ của các điều
dưỡng/hộ sinh.
2.2.3. Kết quả tổ chức và thực hiện chăm sóc cho từng sản phụ
2.2.3.1. Sản phụ số 1:


11
Nghề nghiệp: công nhân may, 26 tuổi.Vào viện với lý do: Thai 39 tuần, hoa
mắt, phù 2 chân. Chẩn đoán: Con lần 1, thai 39 tuần/ Tiền sản giật nhẹ.
Sau mổ lấy thai 6 giờ, sản phụ tỉnh, còn phù hai chân, mạch: 82 lần/ phút, huyết
áp 140/90mmHg; tử cung co hồi tốt, sản dịch ra vừa; chưa trung tiện; Sản phụ khơng
đau vết mổ, cịn hơi mệt, hơi đói bụng do nhịn ăn > 11 giờ. Hoạt động chăm sóc của
ĐD/HS đã làm được: hỏi thăm về cảm nhận của sản phụ, kiểm tra các dấu hiệu sinh
tồn báo bác sĩ và dùng thuốc hạ huyết áp theo chỉ định; tư vấn cho người bệnh chỉ ăn
cháo thịt nạc và uống nước lọc, ăn nhạt hơn bình thường, khơng uống sữa tránh đầy
hơi cho đến khi trung tiện. Hướng dẫn sản phụ có thể nằm nghiêng người co duỗi
chân tại giường, nghỉ ngơi, ngủ đủ 8giờ/ngày tránh căng thẳng; hướng dẫn sản phụ
sau mổ đẻ 12 giờ có thể tập ngồi dậy và sau 24 giờ có thể tập đi lại tùyvào thực tế sức
khỏe, uống nhiều nước giúp hồi phục lượng tuần hoàn đã mất và giúp sữa về nhanh
hơn. ĐD dặn dò người bệnh/ người nhà nếu thấy bản thân/ sản phụ hoa mắt, chóng
mặt, người mệt lả, ra máu âm đạo nhiều, đau vết mổ, bí tiểu cần báo ngay cho NVYT
tại phòng trực. Làm vệ sinh cho sản phụ vào buổi chiều và tối. Không thấy phát hiện

bất thường về phía mẹ. Trẻ sơ sinh ổn định được đưa về với mẹ ngay sau khi tiếp
nhận sản phụ trong niềm hạnh phúc. Tại đây, ĐD kiểm tra sản phụ đã có một ít sữa
non, hướng dẫn bà mẹ cho con bú mẹ sớm, trợ giúp sản phụ cách cho con bú trong tư
thế nằm, trẻ biết bú mẹ. Đó là những việc ĐD đã làm được khi tiếp nhân sản phụ. Sau
2 giờ, ĐD quay trở lại, sản phụ đã được ăn cháo thịt, cho bé bú mẹ 15 phút và nằm
nghiêng nghỉ ngơi tại giường. Trẻ sơ sinh đã bài tiết phân su, ngủ ngoan.Vào giờ đi
buồng thứ 2, ĐD/HS ca trực đó tiếp tục qua thăm hỏi sản phụ/người nhà xem họ có
khó khăn gì khơng, những việc đã làm được và chưa làm được. Từ đó tiếp tục trợ
giúp sản phụ, hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh. Sản phụ có mạch, huyết áp ổn định,
không sốt, các chỉ số khác (máu ra âm đạo, tử cung,…) bình thường. ĐD hướng dẫn
người nhà lau người cho sản phụ bằng nước ấm, hướng dẫn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Giờ đi buồng thứ 3, sản phụ huyết áp ổn định, đau vết mổ, lo lắng trẻ ăn được ít, ĐD
kiểm tra tử hướng dẫn chườm ấm tại vị trí vết mổ giúp giảm đau do co tử cung, đồng
thời báo bác sĩ, thực hiện chỉ định đặt thuốc giảm đau. Về trẻ sơ sinh: giải thích cho
bà mẹ hiểu nhu cầu trẻ sơ sinh ăn trong ngày những ngày đầu không nhiều, cần kiên
trì tập cho trẻ, ĐD hướng dẫn đánh thức trẻ dậy bú mẹ bằng cách xoa dọc sống lưng


12
trẻ hoặc búng vào bàn chân kích thích trẻ khóc dậy, hướng dẫn theo dõi các bất thường
của trẻ: tím tái, khơng khóc, sốt…
Ngày thứ 2, ĐD kiểm tra sản phụ tỉnh táo, giao tiếp tốt hơn, huyết áp ổn định
130/80mmHg, khơng sốt, có sữa non ít, cịn phù nhẹ hai chân tử cung co tốt, sản dịch
ra vừa, màu sẫm. Sản phụ đã đỡ đau vết mổ, tự đi lại được, tiểu tiện bình thường, đã
trung tiện. ĐD hướng dẫn sản phụ có thể ăn cơm, uống sữa ấm, uống nhiều nước
giúp sữa về nhanh hơn. Nên ăn nhiều rau xanh chống táo bón, ăn thêm hoa quả giúp
tăng cường vitamin cho mẹ và con, tránh ăn đồ quá chua, chất kích thích… Trẻ sơ
sinh ổn định đã biết bú mẹ thành thục hơn. Một ĐD giải thích và đón trẻ đi tắm, tư
vấn sàng lọc cho con. ĐD/HS khác thay băng vết mổ cho sản phụ, kiểm tra vết mổ
khô, sạch, đẹp, thông báo cho sản phụ biết. Tư vấn chiếu tia Plasma, tắm gội khô, tư

vấn kiến thức tự chăm sóc bản thân và sơ sinh.
Ngày thứ 3, sản phụ còn hơi đau vết mổ, nhanh nhẹn và cởi mở hơn. ĐD kiểm
tra mạch, huyết áp ổn định, cịn phù nhẹ. Giải thích phù sẽ hết dần sau đẻ. Hỏi sản
phụ ngủ được, ăn 4 bữa chính/ ngày, ngoài cơm ăn thêm cháo và uống 1-2 cốc sữa
ấm trên ngày. Trẻ sơ sinh ổn định, bú mẹ mỗi 2 giờ/lần. ĐD hỏi thăm về gia đình sản
phụ khơng khó khăn kinh tế hay phiền lịng gì. Hướng dẫn thủ tục ra viện cho sản
phụ và người nhà, tư vấn siêu âm kiểm tra trước khi ra viện, các biện pháp tránh thai
cho sản phụ áp dụng cho con bú: Cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp vơ
kinh tránh thai, có thể dùng viên thuốc tránh thai đơn thuần chỉ có Progestin. Tư vấn
khám lại cho mẹ và con sau 1 tháng. Nếu bất thường (băng huyết, sốt, ra máu kéo dài,
con rốn ướt, tím tái, vàng da nhiều nên cho trẻ khám lại ngay.
Đánh giá quy trình của ĐD/HS: Thực hiện các nội dung tư vấn GDSK khá đầy
đủ theo bảng kiểm đạt, cịn yếu trong tư vấn tình dục sau đẻ, chưa đi sâu được nhiều
về tâm lý, hồn cảnh gia đình, những thay đổi, khúc mắc trong cuộc sống hay sau
sinh của sản phụ.
Phỏng vấn sự hài lòng của sản phụ số 1:
Sản phụ đánh giá hầu hết NVYT thân thiện, chu đáo, nhiệt tình chăm sóc và
hướng dẫn chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh. Ngày đầu tiên: Sản phụ hiểu kiến thức
ĐD hướng dẫn, tuy nhiên việc cho con bú cần NVYT hỗ trợ 2-3 lần, có 1 số kiến thức


13
cần hỏi lại: ăn uống, làm thủ tục ra viện do không nhớ hết được nội dung ĐD/HS
truyền tải. Cảm thấy rất hài lịng khi được chăm sóc, điều trị tại bệnh viện.
Phỏng vấn ĐD/HS khi chăm sóc sản phụ số 1:
Thuận lợi: Sản phụ/người nhà rất lắng nghe, muốn tiếp thu kiến thức chăm sóc
bản thân và trẻ; phương tiện chăm sóc khá đầy đủ
Khó khăn: Cơng việc nhiều, chăm sóc tư vấn GDSK cho nhiều người bệnh;
thiếu tờ rơi hướng dẫn thủ tục ra viện cho sản phụ nên có sản phụ/ người nhà quên
phải hướng dẫn lại nhiều lần; Còn ngại ngùng khi tư vấn cho sản phụ về tình dục sau

đẻ. Chưa có phịng tư vấn riêng cho nhiều người bệnh nên phải tiến hành GDSK lặp
lại cho nhiều sản phụ/ người nhà.
ĐD/HS đề xuất: tăng thêm nhân lực để tăng hiệu quả GDSK, làm tờ rơi riêng
với nội dung hướng dẫn ra viện cho người bệnh dễ hiểu, có thể chủ động tham khảo
bất cứ lúc nào.
2.2.3.2. Sản phụ số 2:
Nghề nghiệp: giáo viên, 24 tuổi. Vào viện với lý do: Thai 40 tuần – Tim thai có
nhịp chậm. Chẩn đốn: Con lần 1, Thai 40 tuần/ Suy thai. Sau mổ sản phụ 6 giờ, sản
phụ ổn định, trẻ sơ sinh nằm điều trị tại khoa sơ sinh 01 ngày thì ổn định, sau đó được
về nằm với mẹ, tiêm kháng sinh 03 ngày (do nước ối bẩn). Sản phụ lo lắng về tình
trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh, thiếu kiến thức chăm sóc bản thân và trẻ.
Sau mổ lấy thai 6 giờ, sản phụ tỉnh, không phù, mạch: 78 lần/ phút, huyết áp
110/70mmHg; tử cung co hồi tốt, sản dịch ra vừa; chưa trung tiện; Sản phụ khơng
đau vết mổ (do cịn thuốc tê), cịn hơi mệt, hơi đói bụng do nhịn ăn > 8 giờ. Hoạt
động chăm sóc của ĐD/HS đã làm được: hỏi thăm về cảm nhận của sản phụ, kiểm tra
các dấu hiệu sinh tồn ổn định; tư vấn cho người bệnh chỉ ăn cháo thịt nạc và uống
nước lọc, uống nhiều nước để phục hồi khối lượng tuần hoàn và giúp sữa về nhanh
hơn, không uống sữa tránh đầy hơi cho đến khi trung tiện; Hướng dẫn sản phụ có thể
nằm nghiêng người co duỗi chân tại giường, nghỉ ngơi, ngủ đủ 8 giờ/ngày tránh căng
thẳng; hướng dẫn sản phụ sau mổ đẻ 12 giờ có thể tập ngồi dậy và sau 24 giờ có thể
tập đi lại tùy vào thực tế sức khỏe, uống nhiều nước giúp hồi phục lượng tuần hoàn
đã mất và giúp sữa về nhanh hơn. ĐD dặn dò người bệnh/ người nhà nếu thấy bản


14
thân/ sản phụ hoa mắt, chóng mặt, người mệt lả, ra máu âm đạo nhiều, đau vết mổ, bí
tiểu cần báo ngay cho NVYT tại phòng trực. Làm vệ sinh cho sản phụ theo giờ buổi
sáng, chiều và tối. Không thấy phát hiện bất thường về phía mẹ. ĐD Giải thích cho
sản phụ và gia đình tình trạng trẻ sơ sinh do nước ối bẩn nên được theo dõi tại khoa
sơ sinh. ĐD kiểm tra sản phụ đã có một ít sữa non, hướng dẫn bà mẹ vệ sinh vú, lau

người bằng nước ấm. Đó là những việc ĐD đã làm được khi tiếp nhận sản phụ. Sau
2 giờ, ĐD quay trở lại, sản phụ đã được ăn cháo thịt, sản phụ mong muốn được gặp
con, ĐD/HS giải thích để sản phụ yên tâm và liên hệ khoa sơ sinh về tình hình sức
khỏe của trẻ ổn định sẽ được tiêm kháng sinh chống nhiễm trùng trong 3 ngày, thông
báo sản phụ và người nhà yên tâm . Sau đẻ 6 giờ trẻ sơ sinh ổn định được về nằm với
me. ĐD/HS hướng dẫn bà mẹ cho con bú mẹ, hỗ trợ sản phụ cho con nằm bú. Vào
giờ đi buồng thứ 2, ĐD/HS ca trực đó tiếp tục qua thăm hỏi sản phụ/ người nhà xem
họ có khó khăn gì khơng, những việc đã làm được và chưa làm được. Từ đó tiếp tục
trợ giúp sản phụ, hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh. Sản phụ có mạch, huyết áp ổn định,
không sốt, các chỉ số khác (máu ra âm đạo, tử cung…) bình thường. Giờ đi buồng thứ
3, sản phụ huyết áp ổn định, chưa đau vết mổ. Trẻ bú mẹ tốt, khơng quấy khóc.
Ngày thứ 2, ĐD kiểm tra sản phụ tỉnh táo, giao tiếp tốt hơn, huyết áp ổn định
120/80mmHg, khơng sốt, có sữa non ít, tử cung co tốt, sản dịch ra vừa, màu sẫm. Sản
phụ đã đỡ đau vết mổ, tự đi lại được, tiểu tiện bình thường, đã trung tiện. ĐD hướng
dẫn sản phụ có thể ăn cơm, uống sữa ấm, uống nhiều nước giúp sữa về nhanh hơn.
Nên ăn nhiều rau xanh chống táo bón, ăn thêm hoa quả giúp tăng cường vitamin cho
mẹ và con, tránh ăn đồ quá chua, chất kích thích… Trẻ sơ sinh ổn định đã biết bú mẹ
thành thục hơn. Một ĐD giải thích và đón trẻ đi tắm, tư vấn sàng lọc cho con. ĐD/HS
khác thay băng vết mổ cho sản phụ, kiểm tra vết mổ khô, sạch, đẹp, thông báo cho
sản phụ biết. Tư vấn chiếu tia Plasma, tắm gội khô, tư vấn kiến thức tự chăm sóc bản
thân và sơ sinh.
Ngày thứ 3, sản phụ còn hơi đau vết mổ, nhanh nhẹn và cởi mở hơn. ĐD kiểm
tra mạch, huyết áp ổn định, còn phù nhẹ. Giải thích phù sẽ hết dần sau đẻ. Hỏi sản
phụ ngủ được, ăn 4 bữa chính/ ngày, ngồi cơm ăn thêm cháo và uống 1-2 cốc sữa
ấm trên ngày. Trẻ sơ sinh ổn định, bú mẹ mỗi 2-3 giờ/lần. ĐD hỏi thăm về gia đình
sản phụ khơng khó khăn kinh tế hay phiền lịng gì. Hướng dẫn thủ tục ra viện cho sản


15
phụ và người nhà, tư vấn siêu âm kiểm tra trước khi ra viện, các biện pháp tránh thai

cho sản phụ áp dụng cho con bú: Cho con bú mẹ hồn tồn trong 6 tháng đầu giúp vơ
kinh tránh thai, có thể dùng viên thuốc tránh thai đơn thuần chỉ có Progestin. Tư vấn
khám lại cho mẹ và con sau 1 tháng. Nếu bất thường (băng huyết, sốt, ra máu kéo dài,
con rốn ướt, tím tái, vàng da nhiều nên cho trẻ khám lại ngay.
Đánh giá quy trình của ĐD/HS: Thực hiện các nội dung tư vấn GDSK khá đầy
đủ theo bảng kiểm đạt, chưa đi sâu được nhiều về tâm lý, hồn cảnh gia đình, những
thay đổi, khúc mắc trong cuộc sống hay sau sinh của sản phụ.
Phỏng vấn sự hài lòng của sản phụ số 2:
Sản phụ đánh giá hầu hết NVYT thân thiện, chu đáo, nhiệt tình chăm sóc và
hướng dẫn chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh. Ngày đầu tiên: Sản phụ hiểu kiến thức
ĐD hướng dẫn, có 1 số kiến thức cần hỏi lại: ăn uống, làm thủ tục ra viện do không
nhớ hết được nội dung ĐD/HS truyền tải. Cảm thấy rất hài lịng khi được chăm sóc,
điều trị tại bệnh viện. Vì qua NVYT sản phụ có thêm nhiều kiến thức bổ ích chăm
sóc mẹ và con.
Phỏng vấn ĐD/HS khi chăm sóc sản phụ số 2:
Thuận lợi: Lãnh đạo khoa quan tâm đến cơng tác chăm sóc của ĐD/HS, tạo điều
kiện tốt cho nhân viên cơng tác
Khó khăn: Cơng việc nhiều, chăm sóc tư vấn GDSK cho nhiều người bệnh; Tùy
từng người bệnh phối hợp tư vấn, nhiều lúc người bệnh mệt mỏi không hợp tác nên
cần lựa chọn thời điểm tư vấn thích hợp; Cịn ngại ngùng khi tư vấn cho sản phụ về
tình dục sau đẻ. Chưa có phịng tư vấn riêng cho nhiều người bệnh nên phải tiến
GDSK lặp lại cho nhiều sản phụ/ người nhà.
ĐD/HS đề xuất: Xin thêm nhân lực trong nhóm chăm sóc sản phụ sau mổ để
tăng hiệu quả GDSK, làm tờ rơi riêng với nội dung hướng dẫn ra viện cho người bệnh
dễ hiểu, có thể chủ động tham khảo bất cứ lúc nào.
2.2.3.3. Sản phụ số 3:
Nghề nghiệp: Tự do, 27 tuổi. Vào viện với lý do: Thai 36 tuần, ra nước âm đạo.
Chẩn đoán: Con lần 2, thai 36 tuần/Mổ đẻ cũ/ Ối vỡ sớm. Sau mổ 6 giờ, sản phụ ổn



16
định. Trẻ sơ sinh nằm sơ sinh 01 ngày thì ổn định, được về nằm với mẹ. Sản phụ đã
có kinh nghiệm chăm sóc con lần 1 nhưng cịn thiếu kiến thức chăm sóc bản thân và
trẻ sơ sinh.
Sau mổ lấy thai 5 giờ, sản phụ tỉnh, không phù, mạch: 80 lần/ phút, huyết áp
100/60mmHg; tử cung co hồi tốt, sản dịch ra vừa; chưa trung tiện; Sản phụ không
đau vết mổ (do cịn thuốc tê), cịn hơi mệt, khơng muốn ăn. Hoạt động chăm sóc của
ĐD/HS đã làm được: hỏi thăm về cảm nhận của sản phụ, kiểm tra các dấu hiệu sinh
tồn ổn định; tư vấn cho người bệnh chỉ ăn cháo thịt nạc và uống nước lọc, uống nhiều
nước để phục hồi khối lượng tuần hoàn và giúp sữa về nhanh hơn, không uống sữa
tránh đầy hơi cho đến khi trung tiện; Hướng dẫn sản phụ có thể nằm nghiêng người
co duỗi chân tại giường, nghỉ ngơi, ngủ đủ 8 giờ/ngày tránh căng thẳng; hướng dẫn
sản phụ sau mổ đẻ 12 giờ có thể tập ngồi dậy và sau 24 giờ có thể tập đi lại tùy vào
thực tế sức khỏe, uống nhiều nước giúp hồi phục lượng tuần hoàn đã mất và giúp sữa
về nhanh hơn. ĐD dặn dò người bệnh/ người nhà nếu thấy bản thân/ sản phụ nếu
thấy bất thường (hoa mắt, chóng mặt, người mệt lả, ra máu âm đạo nhiều, đau vết mổ,
bí tiểu…) cần báo ngay cho NVYT tại phịng trực. Làm vệ sinh cho sản phụ theo giờ
buổi sáng, chiều và tối. Khơng thấy phát hiện bất thường về phía mẹ. ĐD Giải thích
cho sản phụ và gia đình tình trạng trẻ sơ sinh do hơi non nên cần theo dõi hỗ trợ oxy.
Sau khi theo dõi ổn định sẽ được về với mẹ. Trong thời gian nằm theo dõi, trẻ vẫn
được ăn sữa công thức của bệnh viện theo giờ 2-3 giờ/lần. Trong thời gian nằm điều
trị, sản phụ có sữa về có thể lên thăm và vắt sữa mẹ gửi vào cho trẻ ăn. ĐD kiểm tra
sản phụ đã có một ít sữa non, hướng dẫn bà mẹ vệ sinh vú, lau người bằng nước ấm.
Sau 1 giờ, ĐD quay trở lại, sản phụ đã được ăn cháo thịt, người còn mệt nên muốn
nghỉ ngơi thêm. Vào giờ đi buồng thứ 2, ĐD/HS ca trực đó tiếp tục qua thăm hỏi sản
phụ/ người nhà, sản phụ đỡ mệt, tiếp xúc được, ĐD hỏi thăm về hoàn cảnh gia đình,
tâm tư nguyện vọng của sản phụ, sự quan tâm của gia đình để thấu hiểu và đồng cảm.
Sản phụ có mạch, huyết áp ổn định, khơng sốt, các chỉ số khác (máu ra âm đạo, tử
cung,…) bình thường. Giờ đi buồng thứ 3, sản phụ huyết áp ổn định, đau nhiều vết
mổ. ĐD giải thích do sản phụ mổ đẻ lần 2 nên tử cung co hồi sẽ đau hơn và do vết

mổ, sự đau sẽ giảm dần qua các ngày sau. Hướng dẫn chườm ấm vùng tử cung giúp


17
giảm đau, báo bác sĩ, thực hiện theo thuốc theo chỉ định. Hướng dẫn sản phụ khi đỡ
đau nên vận động tùy sức khỏe tránh bế sản dịch và dính vết mổ.
Ngày thứ 2, ĐD kiểm tra sản phụ tỉnh táo, giao tiếp tốt hơn, huyết áp ổn định
120/80mmHg, không sốt, có sữa non ít, tử cung co tốt, sản dịch ra vừa, màu sẫm. Sản
phụ đã đỡ đau vết mổ, tự đi lại được, tiểu tiện bình thường, đã trung tiện. ĐD hướng
dẫn sản phụ có thể ăn cơm, uống sữa ấm, uống nhiều nước giúp sữa về nhanh hơn.
Nên ăn nhiều rau xanh chống táo bón, ăn thêm hoa quả giúp tăng cường vitamin cho
mẹ và con, tránh ăn đồ quá chua, chất kích thích… Trẻ sơ sinh ổn định đã biết bú mẹ
nhưng chưa thành thục. Một ĐD giải thích và đón trẻ đi tắm, tư vấn sàng lọc cho con.
ĐD/HS khác thay băng vết mổ cho sản phụ, kiểm tra vết mổ khô, sạch, đẹp, thông
báo cho sản phụ biết. Tư vấn chiếu tia Plasma, tắm gội khơ, tư vấn kiến thức tự chăm
sóc bản thân và sơ sinh.
Ngày thứ 3, sản phụ còn hơi đau vết mổ, nhanh nhẹn và cởi mở hơn. ĐD kiểm
tra mạch, huyết áp ổn định, cịn phù nhẹ. Giải thích phù sẽ hết dần sau đẻ. Hỏi sản
phụ ngủ được, ăn 3 bữa chính/ ngày, ngồi cơm ăn thêm cháo. Sản phụ đã có sữa về.
Trẻ sơ sinh ổn định, bú mẹ mỗi 3 giờ/lần. Tư vấn cho sản phụ cách duy trì nguồn sữa:
thường xuyên cho trẻ bú mẹ, bú hết bên này mới chuyển sang bên kia, ăn nhiều thức
ăn lợi sữa, giàu dinh dưỡng và đủ 4 nhóm chất và nên ăn đồ ăn khi cịn ấm, ngồi ra
cần uống thêm 2-3 lít nước mỗi ngày. Hướng dẫn thủ tục ra viện cho sản phụ và người
nhà, tư vấn siêu âm kiểm tra trước khi ra viện, các biện pháp tránh thai cho sản phụ
áp dụng cho con bú: Cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp vơ kinh tránh
thai, có thể dùng viên thuốc tránh thai đơn thuần chỉ có Progestin. Tư vấn khám lại
cho mẹ và con sau 1 tháng. Nếu bất thường (băng huyết, sốt, ra máu kéo dài, con rốn
ướt, tím tái, vàng da nhiều nên cho trẻ khám lại ngay.
Đánh giá quy trình của ĐD/HS: Thực hiện các nội dung tư vấn GDSK khá đầy
đủ theo bảng kiểm, nội dung tư vấn khá đầy đủ, thái độ giao tiếp hòa nhã.

Phỏng vấn sự hài lòng của sản phụ số 3:
Sản phụ đánh giá hầu hết NVYT thân thiện, nhiệt tình, cởi mở, rất quan tâm
chăm sóc tư vấn và hướng dẫn chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh. Cảm thấy rất hài lịng
khi được chăm sóc, điều trị tại bệnh viện. Nắm được thêm nhiều kiến thức bổ ích


18
Phỏng vấn ĐD/HS khi chăm sóc sản phụ số 3:
Thuận lợi: Lãnh đạo khoa quan tâm đến công tác chăm sóc của ĐD/HS, tạo điều
kiện tốt cho nhân viên cơng tác.
Khó khăn: Do cơng việc nhiều, chăm sóc tư vấn GDSK cho nhiều người bệnh;
Tùy từng người bệnh phối hợp tư vấn, nhiều lúc người bệnh mệt mỏi không hợp tác
nên cần lựa chọn thời điểm tư vấn thích hợp; Cịn ngại ngùng khi tư vấn cho sản phụ
về tình dục sau đẻ. Chưa có phịng tư vấn riêng cho nhiều người bệnh nên phải tiến
GDSK lặp lại cho nhiều sản phụ/ người nhà.
ĐD/HS đề xuất: xin thêm nhân lực trong nhóm chăm sóc sản phụ sau mổ để
tăng hiệu quả GDSK.
2.2.4. Đánh giá chung về hoạt động TT GDSK của điều dưỡng/hộ sinh theo
từng ngày
2.2.4.1. Ngày GDSK thứ nhất:
Quan sát thực hành chăm sóc tư vấn của NVYT, hầu hết đưa các nội dung đủ
theo bảng kiểm GDSK.
Sản phụ thứ 1: Do đi kèm bệnh lý tăng huyết áp nên chế độ ăn được hướng dẫn:
ăn hạn chế muối, đặc biệt ưu tiên giảm đau cho sản phụ, tránh căng thẳng.
Do sản phụ thứ 2 và 3, do trẻ sơ sinh về với mẹ sau đó 1 ngày nên chủ yếu tập
trung tư vấn hướng dẫn về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động, vệ sinh cho mẹ,
hướng dẫn cách giúp sữa nhanh về, giảm đau, hướng dẫn theo dõi bất thường cho mẹ
(chảy máu, sốt...) thông báo giải thích và tình hình trẻ sơ sinh để sản phụ đỡ lo lắng.
Sau ngày đầu tư vấn hướng dẫn, người bệnh nhận thấy, cả ba sản phụ tiếp thu kiến
thức GDSK tốt hơn sau mổ khoảng 12 giờ. Lý do: lúc này thuốc gây tê cũng đào thải

hết, sản phụ đỡ mệt, giao tiếp tốt, có thể ngồi dậy nói chuyện được. Phối kết hợp
GDSK người nhà trong chăm sóc sản phụ.


×