Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục sức khỏe sinh sản cho sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.96 KB, 11 trang )

79

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62A, 2010

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ
Nguyễn Thị Thu Hà
Ban Đào tạo Đại học, Đại học Huế
TÓM TẮT
Xã hội ngày càng phát triển thì giáo dục sức khỏe sinh sản (GDSKSS), duy trì nòi giống
càng được quan tâm, đặc biệt là GDSKSS cho thanh thiếu niên và SV. Đảng và Nhà nước ta rất
quan tâm đến vấn đề này, bởi hiện nay, SKSS thanh thiếu niên trên thế giới nói chung, Việt Nam
nói riêng đang rơi vào tình trạng báo động đáng lo ngại.
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế tuy mới thành lập nhưng đã có sự phát triển và
đã đạt được những thành công đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Để góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, cần phải nghiên cứu thực trạng và đề xuất được
các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDSKSS cho SV, nhất là trong thời kỳ
hội nhập như hiện nay.
Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDSKSS cho SV mà chúng
tôi đề xuất là: 1) Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giảng viên và SV
về quản lý công tác GDSKSS; 2) Thực hiện tốt kế hoạch hóa quản lý công tác GDSKSS; 3) Tổ
chức, triển khai tốt việc thực hiện kế hoạch quản lý công tác GDSKSS: 4) Phối hợp quản lý chặt
chẽ giữa quá trình giáo dục của nhà trường với gia đình, cộng đồng, xã hội và sự tự giáo dục
của cá nhân sinh viên; 5) Động viên, tổ chức hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để SV tham gia
nghiên cứu khoa học với các đề tài có liên quan.

1. Đặt vấn đề
Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người. Xã hội
càng phát triển thì vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản (GDSKSS), duy trì nòi giống càng


được quan tâm, đặc biệt là GDSKSS cho thanh thiếu niên, vì đây là đối tượng có tiềm
năng to lớn, quyết định sự lớn mạnh và thịnh vượng của đất nước.
Đảng và Nhà nước ta đã đề ra Chiến lược quốc gia về sức khỏe sinh sản (SKSS)
trong giai đoạn 2001 - 2010: "Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm xây dựng và chỉ
đạo thực hiện chương trình giáo dục về giới, về SKSS" [ 1, tr. 14]. Đây là bước đi rất có
ý nghĩa, vì hiện nay, SKSS thanh thiếu niên trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng
đang rơi vào tình trạng báo động đáng lo ngại. Chiến lược này càng có ý nghĩa đối với
sinh viên trong xu thế hội nhập, mở rộng giao lưu giữa các quốc gia, các luồng văn hóa,
80

bởi bên cạnh những yếu tố văn hóa tích cực, có không ít những yếu tố ảnh hưởng tiêu
cực đến giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là đối tượng SV.
Là một trong những trường mới thành lập, công tác giáo dục đào tạo của Trường
Đại học Kinh tế - Đại học Huế (Trường ĐHKT - ĐH Huế) có sự phát triển về cả quy mô,
số lượng và chất lượng. Sau một thời gian hoạt động, công tác GDSKSS cho SV đã có
những thành công đáng kể, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Do đó, việc nghiên
cứu thực trạng và đề xuất được các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác
GDSKSS cho SV, nhất là trong thời kỳ hội nhập như hiện nay là một vấn đề luôn có tính
thời sự.
2. Thực trạng công tác GDSKSS cho SV Trường ĐHKT - ĐH Huế
Để tìm hiểu thực trạng quản lý công tác GDSKSS cho SV Trường ĐHKT - ĐH
Huế, chúng tôi đã phối hợp các phương pháp điều tra, phỏng vấn, quan sát, phân tích và
đánh giá, tổng kết kinh nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia,... Từ đó sử dụng phương pháp thống
kê toán học để xử lý kết quả nghiên cứu.
Đặc biệt trong phương pháp điều tra chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu
điều tra với 340 SV 4 khóa thuộc 4 khoa (Kinh tế, Quản trị Kinh doanh, Kế toán, Tài
chính ngân hàng) thuộc Trường ĐHKT - ĐH Huế, trong đó:
+ SV năm thứ nhất: 92, chiếm 27%
+ SV năm thứ hai: 85, chiếm 25%
+ SV năm thứ ba: 87, chiếm 26%

+ SV năm thứ tư: 76, chiếm 22%
+ SV nam: 166, chiếm 49%
+ SV nữ: 174, chiếm 51%
+ SV thành thị: 197, chiếm 58%
+ SV nông thôn: 143, chiếm 42%
+ SV nữ ở nông thôn: 73, chiếm 21%
+ SV nữ ở thành thị: 103, chiếm 31%
+ SV nam ở nông thôn: 70, chiếm 20%
+ SV nam ở thành thị: 94, chiếm 28%
- 76 cán bộ (CB) giảng dạy, CB quản lý (Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Ban chấp
hành Công đoàn, Phòng chức năng, Ban chủ nhiệm khoa...), cán bộ Hội sinh viên và cán
bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Trường ĐHKT- ĐH Huế.
- Trực tiếp phỏng vấn một số đối tượng và trao đổi với những đơn vị đã được
công nhận có thành tích tốt trong công tác quản lý GDSKSS cho SV nhằm thu thập
thêm những thông tin cần thiết có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia (cán bộ Ủy ban Dân số kế hoạch hóa gia
đình thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế) để tìm hiểu các nội dung, phương pháp, phạm
vi và hiệu quả hoạt động, hệ thống các vấn đề lớn trong công trình nghiên cứu.
Nội dung của phiếu điều tra tìm hiểu về:
- Thực trạng nhận thức về SKSS của SV, gồm: nhận thức theo các chủ đề, nguồn
81

thông tin và kiến thức về những nội dung chủ yếu của SKSS.
- Thực trạng công tác GDSKSS cho SV, gồm: nhận thức, thái độ của SV về công
tác GDSKSS; nội dung, hình thức, phương pháp và kết quả GDSKSS cho SV.
- Thực trạng quản lý công tác GDSKSS, gồm: công tác kế hoạch hóa, tổ chức,
công tác chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá.
Kết quả nghiên cứu qua phương pháp điều tra cho thấy, công tác GDSKSS cho
SV ở trường ĐHKT - ĐH Huế có những đặc điểm sau:
2.1. Nội dung GDSKSS

Nội dung GDSKSS đã và đang được nhà trường thực hiện phong phú, đa dạng,
có mối quan hệ thiết thực với đời sống. Tuy nhiên, những nội dung được chú trọng
trong hoạt động lại thiếu tính bao quát và chưa đồng bộ (thể hiện ở bảng 1).
Bảng 1. Nội dung công tác giáo dục SKSS cho SV
Nội dung
Tỉ Lệ %
SV CB Chung
Thông tin - Giáo dục - Truyền thông và tư vấn dịch vụ SKSS 89,1 79,3 87,3
Kế hoạch hóa và phòng tránh thai ngoài ý muốn 57,5 56,8 57,4
Làm mẹ an toàn 13,0 18,2 14,0
Phòng ngừa và điều trị vô sinh 7,0 9,0 7,4
Phòng ngừa nạo phá thai và quản lý hậu quả nạo phá thai 9,0 7,8 8,8
Phòng tránh nhiễm khuẩn sinh sản, các bệnh lây qua đường
tình dục, kể cả HIV/AIDS
68,4 52,6 65,5
Thông tin - Giáo dục và Tư vấn thích hợp về bản năng tình
dục của con người và trách nhiệm làm cha mẹ
42,2 31,5 40,2
Kết quả khảo sát cho thấy:
- Những nội dung được chú trọng nhiều nhất là: Thông tin - Giáo dục - Truyền
thông và tư vấn dịch vụ SKSS chiếm 87,3%, phòng tránh nhiễm khuẩn sinh sản và các
bệnh lây truyền qua đường tình dục (kể cả HIV/AIDS) là 65,5%, kế hoạch hóa và phòng
tránh thai ngoài ý muốn là 57,4%.
- Những nội dung ít được quan tâm là: Thông tin - Giáo dục và Tư vấn thích hợp
về bản năng tình dục của con người và trách nhiệm làm cha mẹ chỉ có 40,2%, làm mẹ
an toàn chỉ có 14,0%, phòng ngừa nạo phá thai và quản lý những hậu quả nạo phá thai
chỉ có 8,8%, còn phòng ngừa và điều trị vô sinh là 7,4%.
Điều này phản ánh khá đúng thực tế, bởi hiện nay, những nội dung này chỉ được
82


lồng ghép vào các môn học chung khi giảng dạy cho SV. Những nội dung cơ bản về
chăm sóc SKSS nêu trên đều rất cần thiết cho SV, kể cả những nội dung về quan hệ tình
dục và khả năng làm cha mẹ. Vì vậy, Đại học Huế nói chung, trường ĐHKT nói riêng
cần phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề này, tăng cường những nội dung GDSKSS vào
một số môn học, đặc biệt là những môn có liên quan đến việc tìm hiểu tâm, sinh lý đối
tượng tiếp cận trong các chuyên ngành của trường để SV được tiếp thu đầy đủ những
kiến thức trong nội dung chăm sóc SKSS cho con người. Các tổ chức đoàn thể xã hội
(Tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên…) cần ý thức rõ hơn vai trò của mình để tổ
chức sân những sân chơi với chủ đề GDSKSS cho SV.
2.2. Hình thức GDSKSS
Hình thức chủ yếu mà nhà trường đã tiến hành là lồng ghép vào những môn học
chung (Giáo dục học, Tâm lý học…) và tuyên truyền, vận động, tổ chức giao lưu, văn
nghệ... Việc sử dụng các hình thức hoạt động trong công tác được thể hiện ở biểu đồ 1,
nhìn chung là khá phiến diện.

1. Thông qua những hoạt động xã hội, từ thiện.
2. Thông qua những buổi sinh hoạt lớp, Đoàn, Hội.
3. Tuyên truyền, vận động, tổ chức giao lưu, văn nghệ…
4. GDSKSS qua việc lồng ghép vào những môn chung.
Biểu đồ 1. Những hình thức hoạt động chủ yếu đã và đang được tiến hành
GDSKSS là một vấn đề nhạy cảm và tế nhị. Nó đòi hỏi trong quá trình giáo dục
phải đan xen nhiều hình thức đa dạng, phong phú và đặc biệt phải thật tế nhị mới có tác
dụng khích lệ, tạo môi trường thân thiện để mỗi sinh viên có thể tìm hiểu, thổ lộ những
điều thầm kín nhất. Qua khảo sát, hình thức hoạt động lồng ghép vào những môn học
chung chiếm tỷ lệ 100%, tuyên truyền, vận động, tổ chức giao lưu, văn nghệ... chiếm tỷ
lệ 65,4%. Chứng tỏ hoạt động GDSKSS của nhà trường còn đơn điệu, mang tính hình
thức. Vì thế, hiệu quả công tác GDSKSS cho SV chưa đạt được những thành công như
mong muốn. Như vậy, lãnh đạo nhà trường cần sớm có kế hoạch xây dựng những
chương trình hành động đẩy mạnh công tác GDSKSS cho SV, cần chỉ đạo tổ chức Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh, Hội SV tăng cường tổ chức các hoạt động với những hình thức

thật sự hấp dẫn, thu hút đông đảo SV tham gia, từ đó mới tạo điều kiện gặp gỡ, trao đổi,
83

tăng sự đồng cảm, gắn bó, tương thân tương ái, gạt bỏ sự mặc cảm, e ngại giữa SV với
nhau, giữa nhà quản lý với đối tượng quản lý.
Tham khảo ý kiến của cán bộ và sinh viên về nguyên nhân dẫn đến những tồn
tại trong công tác GDSKSS tại nhà trường, kết quả có sự tương đồng trong đánh giá của
cán bộ và sinh viên. Chúng tôi xin nêu 10/19 nguyên nhân có tỉ lệ cao (thể hiện ở bảng
2).
Bảng 2. Những khó khăn khi tiến hành công tác giáo dục SKSS cho SV
Khó khăn
Cán bộ Sinh viên
Chung
(%)
SL % SL %
1. Tâm lý e ngại của sinh viên 69 90,8 314 92,4 92,1
2. Nhận thức của SV 57 75 311 91,5 88,9
3. Hình thức tổ chức còn nghèo nàn 55 72,4 304 89,4 86,8
4. Ảnh hưởng của sách báo, phim ảnh có nội
dung không lành mạnh
49 64,5 304 89,4 85,9
5. Phong trào thi đua mang tính hình thức 48 63,2 303 89,1 85,6
6. Thiếu phương tiện, CSVC hỗ trợ công tác
GDSKSS
43 56,6 302 88,8 84,8
7. Chưa phát huy sức mạnh và ảnh hưởng của
tập thể
43 56,6 285 83,8 80,2
8. Tính tự giác rèn luyện, tự giác giáo dục chưa
cao

42 55,3 275 80,9 77,5
9. Sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã
hội chưa chặt chẽ
41 53,9 275 80,9 77,4
10. Thiếu người tư vấn 38 50 271 79,7 76,1
Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết cán bộ (CB) và SV được hỏi đều cho rằng
những nguyên nhân trên đây đã ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng và hiệu quả của công
tác GDSKSS. Đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lí nhằm
nâng cao hiệu quả công tác GDSKSS cho SV ở trường ĐHKT - ĐH Huế.
2.3. Công tác kế hoạch hoá
Tìm hiểu thực trạng quản lý công tác GDSKSS cho SV ở trường ĐHKT - ĐH
Huế, chúng tôi được biết công tác kế hoạch hóa của nhà trường chưa đầy đủ, chưa
thường xuyên, thiếu kịp thời và đồng bộ (thể hiện ở bảng 3).

×