Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Cơ sở khoa học phân vùng phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ khu vực Phù Mỹ Phù Cát Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.81 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Cù Thị Trâm

CƠ SỞ KHOA HỌC PHÂN VÙNG
PHỤC VỤ QUẢN LÝ TỔNG HỢP ĐỚI BỜ
KHU VỰC PHÙ MỸ - PHÙ CÁT, BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Cù Thị Trâm

CƠ SỞ KHOA HỌC PHÂN VÙNG
PHỤC VỤ QUẢN LÝ TỔNG HỢP ĐỚI BỜ
KHU VỰC PHÙ MỸ - PHÙ CÁT, BÌNH ĐỊNH

Chun ngành:

QUẢN LÝ TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG

Mã số:


8850101.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. Phạm Văn Thanh

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Phạm Văn Thanh - người
hướng dẫn khoa học đã ln tận tình chỉ dạy, hướng dẫn, động viên và tạo điều kiện
tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh, chị đồng nghiệp ở Viện Tài
nguyên, Môi trường và Phát triển bền vững đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến
và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cơ khoa Địa lý đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn và truyền đạt kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tập và rèn
luyện tại trường.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đào Mạnh Tiến – chủ nhiệm đề tài
và các đồng nghiệp thực hiện đề tài độc lập công nghệ cấp nhà nước
(ĐTĐLCN.31/16) “Nghiên cứu, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, suy thối hệ
sinh thái, xung đột mơi trường, xã hội do hoạt động khai thác sa khoáng, cát, sỏi
vùng ven biển và biển ven bờ miền Trung Việt Nam (từ Thanh Hóa đến Bình
Thuận) và đề xuất giải pháp khai thác bền vững” đã hỗ trợ và cho phép tôi sử dụng
các thơng tin, dữ liệu để hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã ln động viên
và khuyến khích tơi trong q trình học tập để đạt được kết quả như ngày hôm nay.

Mặc dù đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu, và bản thân tôi cũng rất cố
gắng thực hiện tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những sai sót. Tơi rất mong nhận
được sự chỉ dẫn, đóng góp từ các thầy cơ để có thể hoàn thiện luận văn tốt hơn.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2019
Học viên

Cù Thị Trâm

i


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. viii
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………1
1. Tính cấp thiết ......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2
5. Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN, QUAN ĐIỂM
TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .............................................................4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................11
1.1.3. Tình hình nghiên cứu tại khu vực Phù Mỹ - Phù Cát...............................16
1.1.4. Đánh giá mức độ thành công và hạn chế của các cơng trình nghiên cứu
trên thế giới và Việt Nam ................................................................................... 17
1.1.4.1. Trên thế giới .......................................................................................... 17

1.1.4.2. Việt Nam ................................................................................................ 18
1.2. Cơ sở lý luận của luận văn .............................................................................. 19
1.2.1. Một số quan điểm .....................................................................................20
1.2.2. Mục tiêu của phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ ....................................21
1.2.3. Lý luận phân vùng quản lý dựa trên cơ sở khoa học tự nhiên .................22
1.3. Quan điểm tiếp cận .......................................................................................... 24
1.3.1. Quan điểm hệ thống..................................................................................24
1.3.2. Quan điểm quản lý tổng hợp ....................................................................25
1.3.3. Quan điểm lịch sử .....................................................................................25

ii


1.3.4. Quan điểm sinh thái học ...........................................................................26
1.3.5. Quan điểm tiếp cận liên ngành và đa ngành .............................................26
1.3.6. Quan điểm phát triển bền vững ................................................................27
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................. 27
1.4.1. Phương pháp tổng hợp, kế thừa tài liệu ....................................................27
1.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ..................................................28
1.4.3. Phương pháp thành lập bản đồ .................................................................28
1.4.4. Phương pháp tham vấn chuyên gia...........................................................29
Chƣơng 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
PHỤC VỤ QUẢN LÝ TỔNG HỢP ĐỚI BỜ KHU VỰC PHÙ MỸ - PHÙ CÁT,
BÌNH ĐỊNH.............................................................................................................30
2.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên .............................................................................. 30
2.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................30
2.1.2. Địa chất, địa tầng ......................................................................................31
2.1.3. Địa hình, địa mạo ..................................................................................... 33
2.1.4. Khí hậu, thủy văn, hải văn ........................................................................33
2.1.4.1. Khí hậu ..................................................................................................33

2.1.4.2. Thủy văn ................................................................................................34
2.1.4.3. Hải văn ..................................................................................................34
2.2. Nhân tố tài nguyên thiên nhiên ....................................................................... 35
2.2.1. Tài nguyên đất ..........................................................................................35
2.2.2. Tài nguyên nước .......................................................................................35
2.2.3. Tài nguyên sinh vật ..................................................................................36
2.2.3.1. Độ che phủ .............................................................................................36
2.2.3.2. Các loài đặc hữu, quý hiếm, ngoại lai ..................................................37
2.2.3.3. Tài nguyên thủy hải sản .........................................................................38
2.2.4. Tài nguyên khoáng sản .............................................................................40
2.2.4.1. Khoáng sản trên đất liền .......................................................................40
2.2.4.2. Khoáng sản đáy biển .............................................................................40

iii


2.2.5. Hệ sinh thái ...............................................................................................41
2.2.5.1. Hệ sinh thái rừng ngập mặn ..................................................................41
2.2.5.2. Hệ sinh thái cỏ biển ...............................................................................43
2.2.5.3. Hệ sinh thái cồn cát ...............................................................................43
2.3. Nhân tố môi trƣờng và tai biến thiên nhiên................................................... 43
2.3.1. Mơi trường khơng khí...............................................................................43
2.3.2. Mơi trường đất/trầm tích ..........................................................................46
2.3.2.1. Hiện trạng và dự báo ơ nhiễm mơi trường đất ......................................46
2.3.2.2. Mơi trường trầm tích .............................................................................49
2.3.3. Mơi trường nước.......................................................................................50
2.3.3.1. Môi trường nước trên đất liền ...............................................................50
2.3.3.2. Môi trường nước biển ............................................................................51
2.3.4. Tai biến thiên nhiên ..................................................................................55
2.4. Nhân tố kinh tế - xã hội.................................................................................... 59

2.4.1. Dân cư.......................................................................................................59
2.4.2. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................60
2.4.3. Phát triển các ngành kinh tế......................................................................60
2.4.3.1. Nông nghiệp...........................................................................................60
2.4.3.2. Công nghiệp...........................................................................................62
2.4.4. Phát triển đô thị ........................................................................................66
2.4.5. Xung đột lợi ích trong sử dụng tài nguyên đới bờ ................................... 66
2.4.5.1. Xung đột giữa khai thác khoáng sản với nhóm khác............................. 67
2.4.5.2. Xung đột giữa ni trồng thủy, sản với nhóm khác .............................. 69
2.4.5.3. Xung đột giữa khai thác thủy, hải sản với nhóm khác .......................... 71
Chƣơng 3: PHÂN VÙNG QUẢN LÝ TỔNG HỢP ĐỚI BỜ KHU VỰC PHÙ
MỸ - PHÙ CÁT, BÌNH ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỔNG
HỢP..........................................................................................................................72
3.1. Nguyên tắc phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ khu vực Phù Mỹ - Phù
Cát

................................................................................................................. 72

iv


3.2. Phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ khu vực Phù Mỹ - Phù Cát, Bình
Định ......................................................................................................................... 74
3.3. Đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp đới bờ....................................................94
3.3.1. Giải pháp chính sách và pháp luật ............................................................94
3.3.2. Giải pháp khoa học, kỹ thuật và công nghệ .............................................96
3.3.3. Giải pháp tổ chức thực hiện ....................................................................100
3.3.4. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục............................................................101
3.3.5. Giải pháp giải quyết các xung đột trong quản lý tổng hợp đới bờ khu vực
Phù Mỹ - Phù Cát .............................................................................................103

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 108

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Danh sách các loài đặc hữu, quý, hiếm................................................................ 37
Bảng 2.2. Nồng độ các bụi và khí tại một số điểm quan trắc ở đới bờ khu vực Phù Mỹ Phù Cát, Bình Định ................................................................................................................. 44
Bảng 2.3. Kết quả phân tích đất đới bờ khu vực Phù Mỹ - Phù Cát .................................. 46
Bảng 2.4. Kết quả phân tích trầm tích đáy đới bờ khu vực Phù Mỹ - Phù Cát ................. 49
Bảng 2.5. Nồng độ các kim loại nặng trong môi trường nước ven biển khu vực Đề Gi 51
Bảng 2.6. Hàm lượng các nguyên tố và aninon trong nước biển ....................................... 54
Bảng 3.1. Sự phân dị các yếu tố về điều kiện tự nhiên, môi trường, tai biến thiên nhiên và
kinh tế - xã hội các vùng trong đới bờ khu vực Phù Mỹ - Phù Cát .................................... 79
Bảng 3.2. Cơ chế vận hành (ma trận tương thích) các hoạt động phát triển trong vùng
nghiên cứu ................................................................................................................................ 92

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu .......................................................................... 3
Hình 1.1. Sơ đồ phân vùng và quy hoạch không gian Công viên biển quốc tế Dải
san hô lớn......... ........................................................................................................... 5
Hình 1.2. Sơ đồ quy hoạch khơng gian biển của Mỹ ..................................................6
Hình 1.3. Sơ đồ phân vùng chức năng và quản lý đới bờ Hạ Môn - Trung Quốc ......9
Hình 1.4. Sơ đồ phân vùng quản lý tổng hợp ven biển vịnh Hạ Long, Quảng Ninh12
Hình 1.5. Sơ đồ phân vùng quản lý tổng hợp thành phố Phan Thiết ........................14
Hình 1.6. Sơ đồ phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ khu vực biển vịnh Cơn

Sơn........... ................................................................................................................. 15
Hình 2.1. Vị trí địa lý và phạm vi khơng gian nghiên cứu........................................30
Hình 2.2. Bản đồ nền địa chất, trầm tích đới bờ khu vực Phù Mỹ - Phù Cát, Bình
Định ...........................................................................................................................32
Hình 2.3. Bản đồ phân bố các hệ sinh thái tự nhiên điển hình đới bờ khu vực Phù
Mỹ - Phù Cát, Bình Định …………………………………….................................42
Hình 2.4. Bản đồ ơ nhiễm và nguy cơ ơ nhiễm khơng khí đới bờ khu vực Phù Mỹ Phù Cát, Bình Định ...................................................................................................45
Hình 2.5. Bản đồ ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm môi trường đất và trầm tích đới bờ
khu vực Phù Mỹ - Phù Cát ........................................................................................48
Hình 2.6. Bản đồ hiện trạng và dự báo ô nhiễm môi trường nước đới bờ khu vực
Phù Mỹ - Phù Cát ......................................................................................................53
Hình 2.7. Nguy cơ ngập úng với mực nước biển dâng 80cm tỉnh Bình Định ..........59
Hình 2.8. Bản đồ hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đới bờ khu vực
Phù Mỹ - Phù Cát, Bình Định ...................................................................................65
Hình 3.1. Bản đồ phân vùng phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ khu vực Phù Mỹ Phù Cát, Bình Định ...................................................................................................90

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CBHD
FAO

GBRMP
GEF
IMOLA

IUCN


NOAA

Cán bộ hướng dẫn
Food and Agriculture Organization Tổ chức lương thực và nông
of the United Nations

nghiệp Liên hợp quốc

The Great Barrier Reef Marine Park

Công viên biển dải san hơ lớn

Global Environment Facility

Quỹ mơi trường tồn cầu

Integrated Management of Lagoon Dự án Quản lý tổng hợp các hoạt
Activities

động đầm phá

International Union for Conservatio
n of Nature

Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên

National Oceanic And Atmospheric Cục quản lý Đại dương và khí
Administration

UNDP


nhiên và Tài nguyên thiên nhiên

quyển quốc gia Hoa Kỳ

United
Nations
Programme
Partnerships

In

Development Chương trình Phát triển Liên hợp
quốc
Environmental Tổ chức đối tác quản lý môi

PEMSEA Management For The Seas Of East trường biển Đông Á
Asia
VNICZM Vietnam-Netherlands

Integrated Dự án Việt Nam - Hà Lan về
quản lý tổng hợp đới bờ

Coastal Zone Management

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết

Đới bờ bao gồm vùng đất liền ven biển và vùng biển ven bờ, là vùng có chế
độ động lực biến động mạnh, mơi trường liên thơng, có các hệ sinh thái đặc thù, rất
nhạy cảm với thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đây cũng là khu vực có
hoạt động phát triển kinh tế - xã hội sôi động, yêu cầu khai thác, sử dụng hợp lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường đới bờ ngày càng được đặt ra cấp bách.
Đới bờ khu vực Phù Mỹ - Phù Cát thuộc một phần huyện Phù Mỹ và huyện
Phù Cát, tỉnh Bình Định. Nằm ở khu vực ven biển với đường bờ biển dài và sở hữu
đầm Đề Gi (Vịnh Nước Ngọt), khu vực đới bờ Phù Mỹ - Phù Cát có vai trị quan
trọng trong q trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định. Trong những
thập niên gần đây, hoạt động nuôi trồng, khai thác, đánh bắt quá mức thủy hải sản
vùng ven bờ và khai thác khoáng sản một cách ồ ạt phá vỡ quy hoạch, gây ô nhiễm
môi trường làm thay đổi hệ tự nhiên và ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội của
cộng đồng dân cư khu vực đới bờ. Đặc biệt, tại đầm Đề Gi, nhiều hoạt động khai
thác sử dụng tài nguyên đang diễn ra xung quanh và trên mặt nước của đầm, cộng
đồng dân cư xung quanh sống phụ thuộc nhiều vào tài nguyên tại chỗ và một số
xung đột lợi ích đã diễn ra.
Theo Ban chỉ huy phịng chống lụt bão huyện Phù Cát, ven biển thường bị đe
dọa bởi triều cường, ngập lụt và sạt lở đất, khơng đảm bảo an tồn mỗi khi xảy ra
mưa lũ lớn. Tại khu vực cửa Đề Gi, lụt, bão, sóng biển làm sạt lở bờ biển, biến dạng
các cồn cát, đất cát di chuyển vào vùng trong thu hẹp đất canh tác, lấn dần vào khu
dân cư dẫn đến địa hình và độ phì nhiêu của đất bị biến đổi ngày càng xấu; luồng tàu
qua cửa biển quan trọng bị bồi lấp nặng và biến đổi thường xuyên gây nhiều bất lợi
cho hoạt động giao thông vận tải biển cũng như khả năng thoát lũ qua cửa Đề Gi.
Kết quả của nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh rằng mực
nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan là một trong số những nguyên
nhân cơ bản gây ra các tác động tàn phá đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng ở vùng
ven biển. Một giải pháp tích cực để giảm nhẹ những tác động này là thiết lập hành

1



lang bảo vệ bờ biển và thực hiện việc quản lý các hoạt động khai thác, sử dụng tài
nguyên trong phạm vi hành lang. Do đó, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp đảm bảo
sự phát triển bền vững và hài hịa lợi ích là vơ cùng cần thiết. Vì vậy, học viên đã
lựa chọn vấn đề “Cơ sở khoa học phân vùng phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ khu
vực Phù Mỹ - Phù Cát, Bình Định” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác lập được cơ sở khoa học phân vùng phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ khu
vực Phù Mỹ - Phù Cát dựa trên các yếu tố: điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường,
tai biến tự nhiên,kinh tế xã hội và đề xuất được các giải pháp quản lý tổng hợp.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác lập cơ sở khoa học phục vụ phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ khu
vực Phù Mỹ - Phù Cát;
- Phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ khu vực Phù Mỹ - Phù Cát;
- Xây dựng các giải pháp quản lý tổng hợp đới bờ khu vực Phù Mỹ - Phù Cát.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: cơ sở khoa học về điều kiện tự nhiên, tài nguyên,
môi trường, tai biến thiên nhiên và kinh tế xã hội phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ
khu vực Phù Mỹ - Phù Cát, trọng điểm là vùng đầm Đề Gi.
- Phạm vi không gian: Theo quyết định số 2295/QĐ-TTg của Thủ tướng
chính phủ ngày 17 tháng 12 năm 2014 về phê duyệt chiến lược quản lý tổng hợp đới
bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nên học viên xác địnhđới bờ
khu vực Phù Mỹ - Phù Cát bao gồm ranh giới trên đất liền là ranh giới hành chính
của các xã Mỹ Thành, Mỹ Chánh, Mỹ Cát thuộc huyện Phù Mỹ và xã Cát Minh,
Cát Khánh thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định; ranh giới về phía biển đến 6 hải lý
tính từ đường bờ (Hình 1).

2



Hình 1. Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu (thu nhỏ từ tỷ lệ 1:25.000)
(Người thành lập: Cù Thị Trâm; CBHD: TS. Phạm Văn Thanh)
- Phạm vi nghiên cứu khoa học: các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài
nguyên môi trường, tai biến tự nhiên, đặc biệt là biến đổi khí hậu và các vấn đề về
phát triển kinh tế - xã hội tại đới bờ khu vực Phù Mỹ - Phù Cát.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bày
trong 3 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận, quan điểm tiếp cận và
phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Phân tích các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội phục vụ quản lý
tổng hợp đới bờ khu vực Phù Cát – Phù Mỹ, Bình Định
Chương 3: Phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ khu vực Phù Mỹ - Phù Cát,
Bình Định và đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp

3


Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN,
QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Một số các nước ở Bắc Mỹ và Châu Âu đã đi đầu thế giới trong việc thực hiện
phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ bằng các chính sách và sáng kiến riêng của mỗi
nước. Những năm sau đó, các quốc gia khác cũng bắt đầu áp dụng phân vùng quản lý
tổng hợp đới bờ và quy hoạch không gian biển (đại dương) nhằm giảm thiểu các
xung đột và sử dụng tài nguyên vùng ven biển và vùng biển bền vững hơn. Một trong
những quốc gia thành công nhất là Australia với hệ thống phân vùng quản lý Công
viên biển Dải san hơ lớn. Sau đó, một số các nước khác như Hoa Kỳ, Thụy Điển,

Canada, Philipines, Trung Quốc,… cũng lần lượt có các kế hoạch tiếp cận phân vùng
quản lý tổng hợp đới bờ trong các kế hoạch phát triển. Đến đầu thế kỷ XXI, trên thế
giới có khoảng hơn 380 vùng, lãnh thổ thực hiện quản lý vùng bờ biển và sau gần bốn
thập kỷ thực hành, quản lý tổng hợp vùng bờ biển đã thu được những thành tựu nhất
định, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững vùng bờ biển [33].
 Australia
Một trong những trường hợp nổi bật nhất ở Australia về phân vùng quản lý tổng
hợp là Công viên biển quốc tế Dải san hô lớn (The Great Barrier Reef Marine Park).
Đây được coi là một trong những hệ sinh thái đa dạng và phức tạp nhất thế giới, là cấu
trúc sống lớn nhất trên hành tinh với hàng ngàn loài khác nhau. Năm 1981, kế hoạch
phân vùng và quy hoạch không gian trong GBRMP lần đầu tiên được triển khai, được
coi là nền tảng cho công tác quản lý vùng bờ biển. Phân vùng đảm bảo cho việc bảo
tồn toàn bộ khu vực, giảm thiểu các tác động và xung đột, đồng thời bảo vệ các khu
vực mang tính đại diện, trong khi vẫn cho phép các hoạt động khai thác, sử dụng tài
nguyên được phép tiếp tục hoạt động tại các vùng khác nhau.
Thơng qua đó, dải san hơ lớn được phân chia thành 7 vùng chức năng khác
nhau để quản lý, sử dụng hiệu quả và thích ứng với bản chất tự nhiên của từng vùng:

4


phân khu sử dụng chung, phân khu bảo tồn nơi cư trú, phân khu bảo tồn cửa sông, phân
khu công viên bảo tồn, phân khu đệm, phân khu vườn quốc gia và phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt (Hình 1.1). Khoảng 4,5 % diện tích của GBRMP được chỉ định là vùng
“không tác động”. Tuy nhiên, kết quả quan trắc những năm 1990 cho thấy, mục tiêu
bảo vệ hệ sinh thái đã không đạt được và phải thực hiện tái quy hoạch và tăng diện tích
các vùng “khơng tác động” lên khoảng 1/3 tổng diện tích của GBRMP.

Hình 1.1. Sơ đồ phân vùng và quy hoạch không gian Công viên biển quốc tế
Dải san hô lớn [41]

Với gần 40 năm kinh nghiệm áp dụng quy hoạch không gian biển, GBRMP
được xem như là một mơ hình mẫu về áp dụng các giải pháp phân vùng.

5


 Hoa Kỳ
Là quốc gia đi đầu trong chiến lược quản lý và phân vùng quản lý tổng hợp
đới bờ, Hoa Kỳ đã ban hành Đạo luật Quản lý tổng hợp đới bờ số 6217 năm 1972.
Đạo luật này ra đời nhằm tăng cường sự tham gia và phối hợp của các bên liên quan
trong việc đưa ra các chương trình liên quan đến vùng ven biển và giải quyết mâu
thuẫn giữa các nhóm lợi ích vùng ven biển. Bên cạnh Đạo luật quản lý tổng hợp đới
bờ, Hoa Kỳ cũng ban hành thêm nhiều đạo luật chuyên ngành có liên quan để hỗ trợ
thực thi, tạo thành một cơ chế quản lý tổng hợp tương đối hiệu quả đối với vùng
biển và ven biển [39].
Hoa Kỳ được chia thành 9 vùng quy hoạch. Mỗi vùng sẽ có một cơ quan quy
hoạch tương ứng gồm các đại diện của liên bang, bang và các bên liên quan để cùng
xác định các mục tiêu, mục đích và cuối cùng là bản quy hoạch biển và ven biển của
vùng (Hình 1.2).

Hình 1.2. Sơ đồ quy hoạch không gian biển của Mỹ [40]
Mặc dù ra đời sớm nhưng Luật Quản lý tổng hợp đới bờ của Hoa Kỳ đã thể
hiện ưu điểm vượt trội so với luật của các quốc gia khác. Đạo luật này có đề cập đến

6


các vấn đề phân vùng phục vụ quản lý. Trong đó, ngồi việc quản lý về mặt hành
chính và chun môn theo các cơ quan trung ương, các cơ quan quản lý ngành thì
hoạt động quản lý vùng biển của Hoa Kỳ còn được phân theo từng bang, từng địa

phương. Đồng thời giữa các phương thức quản lý này có sự kết hợp chặt chẽ và
được hỗ trợ bởi các cơ chế trung gian có thẩm quyền nhà nước. Đây được coi là một
mơ hình quản lý tổng hợp tương đối chặt chẽ và hiệu quả.
 Thụy Điển
Thụy Điển là một nước Bắc Âu có mơ hình quản lý vùng bờ biển khá thành
công trong hướng tiếp cận quản lý tổng hợp. Đất nước này có khoảng 9 triệu dân,
có bờ biển Kattegatt phía Tây Nam và bờ biển Ban Tích ở phía Đơng. Đặc trưng cơ
bản của mơ hình quản lý vùng bờ Thụy Điển là sử dụng đa ngành: bảo tồn thiên
nhiên, nuôi trồng thủy sản, các hoạt động giải trí ngồi trời, các biển, tàu biển, khai
thác dầu và khoáng sản, quân sự, đường cáp, ống dẫn và năng lượng biển [30]. Tuy
nhiên, Thụy Điển vẫn ưu tiên ngành quy hoạch lên hàng đầu. Sử dụng cân bằng tài
nguyên đất và nước vùng bờ biển và việc giải quyết các mâu thuẫn phát sinh rất
được quan tâm. Thụy Điển đã xây dựng và vận hành một hệ thống tổ chức, cơ sở hạ
tầng và luật pháp tương xứng sự quản lý cấp địa phương, vùng và cấp quốc gia. Dựa
vào luật pháp, đất nước này rất coi trọng đánh giá tác động môi trường và vấn đề
cấp giấy phép.
Như vậy, tuy mơ hình quản lý tổng hợp đới bờ ở Thụy Điển tiếp cận theo
hướng đa ngành nhưng không dàn trải mà ưu tiên một số các khía cạnh chủ đạo.
 Singapore
Vùng bờ biển Singapore được quản lý theo phương thức tổng hợp và liên
ngành trên nền tảng bền vững mà sự thành công là nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ và sự
cam kết của cộng đồng và chính quyền [31]. Vì vậy, quản lý tổng hợp bờ biển đã
giải quyết được những nhiệm vụ cơ bản của quốc gia, phát huy cao độ giá trị của
nguồn tài ngun khan hiếm, dài hạn vì lợi ích của cả đất nước. Những vấn đề sử
dụng tài nguyên ở đây thường liên quan đến quy hoạch sử dụng đất, khai hoang ven

7


bờ biển, định cư, giao thông và truyền thông, công nghiệp, thương mại, du lịch và

nghỉ dưỡng, an ninh quốc phịng, nơng nghiệp, khoa học biển và giáo dục.
Cũng như Thụy Điển, Singapore đặt vấn đề quy hoạch lên hàng đầu, cịn tài
ngun được sử dụng thơng minh trên cơ sở tổng hợp và bền vững. Những vấn đề
quản lý mà Singapore đã xem xét và xác định quan trọng nhất là:
(i) Xung đột nhóm lợi ích trong việc sử dụng tài ngun, trong đó ơ nhiễm
biển và suy thối môi trường ven bờ là hai vấn đề trọng tâm của sự xung đột lợi ích
sử dụng;
(ii) Các vấn đề về ô nhiễm ven bờ: ô nhiễm biển, chất thải rắn, ơ nhiễm
khơng khí và sự giảm sút chất lượng cảnh quan;
(iii) Tai biến thiên nhiên và tai biến do con người.
 Trung Quốc
Hạ Môn, một thành phố của Trung Quốc, là thành phố điển hình đã áp dụng
thành cơng việc phân vùng quản lý tổng hợp vùng ven bờ biển. Trước đây, vùng đới
bờ Hạ Môn tập trung phát triển đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản, du lịch, phát
triển cảng và xây dựng. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế nhanh làm Hạ Môn phải đối
mặt với các vấn đề quản lý như ơ nhiễm biển, suy thối môi trường, đánh bắt quá
mức và mẫu thuẫn trong sử dụng đa mục tiêu trong khi công tác quản lý đới bờ lại
theo hướng đơn ngành. Do đó, việc thiết lập chương trình quản lý tổng hợp đới bờ
ra đời trên cơ sở Dự án trình diễn Hạ Mơn GEF/UNDP/IMO đến nay đã trải qua 3
chu trình thực hiện theo mơ hình PEMSEA theo 6 bước (chuẩn bị; khởi động; xây
dựng; thông qua; thực hiện và sàng lọc, củng cố).
Năm 1997, chính quyền thành phố đã ban hành quy định hành chính, thơng
qua Kế hoạch giảm xung đột sử dụng tài ngun biển, tối đa hóa các lợi ích kinh tế xã hội từ việc sử dụng tài nguyên biển và ven bờ biển, bảo vệ môi trường biển, bảo
tồn đa dạng sinh học và đảm bảo phát triển bền vững các vùng biển của Hạ Môn.
Vùng nước ven bờ Hạ Môn được chia thành các vùng quản lý cho phép các hoạt
động phát triển (Hình 1.3) [37]. Các ưu tiên triển khai phân vùng được sắp xếp trên

8



cơ sở ước tính về lợi ích kinh tế - xã hội và tác động môi trường do việc sử dụng
gây ra và tránh xung đột tạo ra một xã hội phát triển hài hịa.

Hình 1.3. Sơ đồ phân vùng chức năng và quản lý đới bờ Hạ Môn - Trung Quốc [37]
Bài học thành cơng của mơ hình quản lý tổng hợp đới bờ ở Hạ Môn trước hết
là thắng lợi của ý chí chính trị thơng qua sự hỗ trợ về luật pháp, chính sách và tài
chính, với sự ủng hộ của các cấp chính quyền nhằm tạo một hình mẫu tốt cho Trung
Quốc và thế giới. Việc thực thi chính sách và luật pháp nghiêm minh đã tạo nên sự
nhất quán và động lực thúc đẩy thực thi chương trình quản lý tổng hợp đới bờ. Sự
đồng thuận của các tổ chức tham gia và của các bên có lợi ích cũng là nhân tố quan
trọng đảm bảo cho sự thành công này. Sự đồng thuận không chỉ là tự nguyện, mà
cịn là chế tài trong khn khổ của luật định. Vấn đề thuế và phí mơi trường được
thực hiện nghiêm chỉnh, tạo nên nguồn tài chính bền vững cho quản lý tổng hợp đới
bờ, đảm bảo cho quá trình này phát triển theo hướng “tự lực - tự chủ” [35], [36].
 Đông Nam Á
Các nước Đông Nam Á triển khai thực hiện quản lý tổng hợp đới bờ khá
muộn so với các nước Bắc Mỹ và Châu Âu, phổ biến nhất trong thời kỳ nhận được

9


sự tài trợ cho các dự án thí điểm từ các nước phát triển và các tổ chức trên thế giới.
Trong đó, quy mơ lớn nhất là các dự án điểm quản lý tổng hợp đới bờ theo hệ thống
của Chương trình phối hợp quản lý mơi trường các vùng biển Đông Á (PEMSEA)
với sự hỗ trợ của Quỹ Môi trường tồn cầu (GEF), Chương trình Phát triển của Liên
Hiệp Quốc (UNDP) và Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) thực hiện trong thập kỷ
đầu tiên của thế kỷ XXI. Những dự án điểm này được triển khai ở Shianoukville
(Campuchia), Bali (Indonesia), Klang (Malaysia), Batangas (Philippine), Chonburi
(Thái Lan) và Đà Nẵng (Việt Nam) [35].
Luật 22/1999 thể hiện rõ ý chí chính trị của chính phủ Indonesia là phi tập

trung quản lý đới bờ và tăng cường vai trò cộng đồng trong quản lý tài nguyên.
Indonesia cho rằng quản lý hành chính tập trung sẽ tạo ra chính sách mơi trường áp
dụng đồng nhất tại tất cả các vùng của đất nước, thiếu xem xét những vấn đề địa
phương và sự đa dạng, phức tạp về kinh tế, văn hóa, xã hội và sẽ tạo ra khuôn phép
nặng nề làm hạn chế khả năng suy nghĩ và sáng tạo của chính quyền và cộng đồng
địa phương [34]. Đến năm 2010, Indonesia thông qua Luật quản lý vùng bờ và các
đảo nhỏ. Ở Đông Nam Á, Philippines là nước đã thực hiện nhiều nhất các dự án
Quản lý tổng hợp vùng bờ. Các dự án nhận được sự hỗ trợ nhiều nhất là của chương
trình khu vực GEF/UNDP/IMO/PEMSEA đã được triển khai tại Batangas, Bataan,
Cavitae, vịnh Manila và Puerto Galera. Trong đó, dự án quản lý tổng hợp vùng bờ
biển thực hiện trên cơ sở tự chủ - tự quản được coi là thành cơng hơn cả tại
Batangas [32], [35]. Ngồi Indonesia thì Thái Lan cũng là nước theo hướng quản lý
phi tập trung với phương thức đồng quản lý hoặc quản lý dựa vào cộng đồng. Tuy
nhiên, Malaysia lại tiếp cận quản lý đới bờ bằng thể thức tập trung hóa theo định
hướng tổng hợp đã thu được nhiều kết quả tốt và cân bằng giữa phát triển kinh tế và
bảo vệ môi trường [34].
Như vậy, quản lý tổng hợp đới bờ là hình thức quản lý mang tính chất liên
ngành, đa mục tiêu, đa lợi ích và là chìa khóa vàng cho phát triển bền vững. Ở mỗi
quốc gia, quan điểm và chính sách về quản lý tổng hợp đới bờ có những nét riêng,
chưa hẳn là cách quản lý tốt nhất và chủ đạo. Ở một số quốc gia, vai trò quản lý đới

10


bờ phi tập trung và phát triển các mơ hình chủ đạo kiểu “quản lý theo ngành”,
“đồng quản lý” hay “quản lý dựa vào cộng đồng” vẫn rất được coi trọng. Ở một vài
quốc gia khác, lại đi theo con đường quản lý tập trung dựa trên những kinh nghiệm
vốn có về cách thức quản lý trong phát triển nền kinh tế tập trung trước kia. Do đó,
ở mỗi quốc gia, trong mỗi hoàn cảnh, quản lý tổng hợp đới bờ cũng khơng nên tuyệt
đối hóa mà cần có sự phối hợp giữa các hình thức quản lý ở quy mơ phù hợp nhất.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Tiếp cận quản lý tổng hợp đới bờ và phân vùng quản lý tổng hợp ở Việt Nam
đã trải qua hơn 10 năm kể từ đề tài cấp nhà nước KHCN.06.07 “Nghiên cứu và xây
dựng phương án quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam nhằm đảm bảo an toàn sinh thái
và phát triển bền vững”, do Viện Tài nguyên và Mơi trường biển chủ trì thực hiện
trong thời gian 1996 - 1999 với 2 trọng điểm nghiên cứu là khu vực Đồ Sơn - Cát
Bà - Hạ Long và Đà Nẵng. Kết quả của đề tài là đã xây dựng được hệ phương pháp
luận quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam; xây dựng khuôn khổ hành động quản lý đới
bờ Việt Nam và một bộ Atlat về đới bờ Việt Nam trong đó có các vùng thuộc đới
bờ châu thổ sông Cửu Long [7].
Trong thời gian 2000 - 2002, Viện Hải dương học Nha Trang đã tiến hành
nhiệm vụ nghiên cứu nhằm xây dựng phương án quản lý tổng hợp đới bờ Nam
Trung Bộ với trọng điểm Bình Định theo Nghị định thư hợp tác Việt Nam - Ấn Độ
[1]. Tiếp theo, một số dự án triển khai đã được tiến hành với sự hỗ trợ về chuyên
gia, tài chính của một số nước và tổ chức quốc tế.
Thành công nhất về mặt lý luận và thực tiễn có lẽ là dự án quản lý tổng hợp
đới bờ tại Đà Nẵng, nằm trong khn khổ chương trình hợp tác về quản lý môi
trường và các biển Đông Á (IMO/GEF/PEMSEA) giai đoạn một vào năm 2000 2006 và giai đoạn hai được tiếp tục từ năm 2009. Kế hoạch này hỗ trợ kế hoạch
phát triển thành phố thông minh, xanh, sạch của thành phố Đà Nẵng. Dự án được
thực hiện dựa trên 15 nguyên tắc phân vùng chức năng vùng bờ và theo các bước
quy định trong hướng dẫn PEMSEA [19]. Trong giai đoạn 2000 - 2006, dự án Việt

11


Nam - Hà Lan về quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam (VNICZM) được thực hiện ở 3
vùng trọng điểm là Nam Định, Thừa Thiên Huế và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Dự án hợp tác về quản lý tổng hợp đới bờ Hạ Long do IUCN Việt Nam, Bộ
Thủy sản và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh thực hiện trong khuôn khổ hợp tác
với Hoa Kỳ (NOAA) trong giai đoạn 1: 2003 - 2004 và giai đoạn 2: 2006 - 2008.

Nguyễn Chu Hồi và các tác giả của dự án này đã phân đới bờ vịnh Hạ Long ra các
vùng nhỏ được phép hoặc không được phép hoạt động phát triển kinh tế - xã hội
hoặc bảo tồn (Hình 1.4) [8].

Hình 1.4. Sơ đồ phân vùng quản lý tổng hợp ven biển vịnh Hạ Long, Quảng Ninh [8]
Gần đây nhất là Dự án quản lý tổng hợp các hoạt động trên đầm phá
(IMOLA) ở Tam Giang - Cầu Hai do FAO tài trợ với sự hỗ trợ của các chuyên gia
Italia thực hiện từ năm 2005 và đã tiếp tục ở pha hai. Chỉ riêng dự án quản lý tổng
hợp đới bờ Quảng Nam (2005 - 2007) là mơ hình quản lý tổng hợp đới bờ cấp tỉnh

12


lần đầu tiên do các nhà khoa học và quản lý Việt Nam xây dựng và thực hiện theo
kinh nghiệm của Đà Nẵng [19].
Đề tài 17/2004/HĐ-ĐTNĐT hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ theo Nghị định thư
“Quy hoạch và lập kế hoạch quản lý tổng hợp đới bờ vịnh Hạ Long, Quảng Ninh”
do Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (Bộ thủy sản) chủ trì, PGS.TS Nguyễn Chu
Hồilàm chủ nhiệm đã đưa ra được sơ đồ phân vùng chức năng đới bờ vịnh Hạ Long
và xây dựng được chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ vịnh Hạ Long [8].
Đề tài KC.09.27/06-10 “Cơ sở khoa học và pháp lý phân vùng quản lý tổng
hợp đới bờ Việt Nam” tỷ lệ 1:500.000 do Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển
bền vững chủ trì, TS. Nguyễn Thế Tưởng làm chủ nhiệm đã xây dựng được các cơ
sở khoa học và pháp lý phục vụ phân vùng quản lý tổng hợp vùng ven bờ biển và
phân chia vùng ven biển Việt Nam ra các vùng, tiểu vùng khác nhau trên cơ sở quản
lý tổng hợp về điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi trường và đặc trưng kinh tế - xã
hội [26].
Cuốn sách chuyên khảo do TS. Đào Mạnh Tiến chủ biên “Quản lý tổng hợp
và phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam” năm 2011 đã trình bày nội dung
và kết quả trong công tác quản lý tổng hợp và phân vùng sử dụng, quản lý tổng hợp

trên thế giới và ở Việt Nam [21]. Hơn thế, các tác giả đã đề xuất các phương án
quản lý liên ngành, liên đối tượng, liên khu vực với phương thức quản lý hành
chính từ trên xuống và quản lý có sự tham gia của cộng động từ dưới lên.
Đề tài KC.09.13/06-10 “Lập luận chứng khoa học kỹ thuật về mô hình quản
lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ Tây Vịnh Bắc Bộ”, do Trần Đức
Thạnh chủ biên đã đề xuất được các tiêu chí, phương pháp phân vùng quản lý tổng
hợp đới bờ Tây vịnh Bắc Bộ và xây dựng được Bản đồ phân vùng quản lý tổng hợp
theo các cấp độ liên vùng, liên tỉnh, … [18].
Đề tài “Luận chứng khoa học kỹ thuật phục vụ cho quản lý tổng hợp và phát
triển bền vững dải ven bờ Nam Trung Bộ đáp ứng mục tiêu chiến lược kinh tế biển”
do Bùi Hồng Long chủ nhiệm, đã đưa ra được sơ đồ phân vùng chức năng và quản

13


lý tổng hợp vùng ven biển Nam Trung Bộ, thí điểm là vùng ven biển Thành phố
Phan Thiết (Hình 1.5) [11].

Hình 1.5. Sơ đồ phân vùng quản lý tổng hợp thành phố Phan Thiết [11]
Chương trình Nghiên cứu khoa học và Công nghệ biển phục vụ quản lý biển,
hải đảo và an ninh quốc phòng giai đoạn 2011 - 2015 đã được phê duyệt và triển
khai Đề tài KC.09.10/11-15 “Cơ sở khoa học và pháp lý phân vùng quản lý tổng
hợp đới bờ châu thổ Sông Cửu Long phục vụ cho phát triển bền vững biển, đảo và
đảm bảo an ninh quốc phòng” được phê duyệt vào năm 2012 do TS. Nguyễn Thế
Tưởng làm chủ nhiệm và Viện Tài nguyên Mơi trường và Phát triển bền vững chủ
trì [27]. Đề tài đã xác định được cơ sở khoa học và pháp lý với độ tin cậy cao phục
vụ cho quản lý tổng hợp và phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ châu thổ sông Cửu
Long và 5 vùng trọng điểm là cửa Cung Hầu - Cổ Chiên, cửa Trần Đề - Mỹ Thạnh,
cửa sơng Ơng Đốc, vịnh Cơn Sơn, vịnh Cây Dương.
Đề tài KC.09.12/11-15 “Luận cứ khoa học cho hoạch định không gian phát

triển kinh tế, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đới bờ biển Đà Nẵng
- Khánh Hòa” năm 2010, do Đại học khoa học tự nhiên thực hiện, GS.TS Nguyễn

14


Cao Huần chủ trì đã xây dựng được luận cứ khoa học cho hoạch định không gian
phát triển kinh tế với sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, đảm bảo an
ninh quốc phòng trong mối liên kết biển, ven bờ và đảo của đới bờ biển Đà Nẵng Khánh Hòa [9].
Vùng I: Vùng bảo tồn
đảo và biển ven đảo
Vùng II: Vùng đệm
Vùng III: Vùng phát
triển

Hình 1.6. Sơ đồ phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ khu vực biển vịnh Côn Sơn (thu
nhỏ từ tỷ lệ 1:25.000) [27]
Đề tài BĐKH-23 “Nghiên cứu đánh giá tác động biến đổi khí hậu đến quy
hoạch sử dụng khơng gian của một số đầm phá ven biển miền Trung Việt Nam và đề
xuất giải pháp ứng phó; thí điểm cho khu kinh tế mở Nhơn Hội, Bình Định” năm
2015 do TS. Phạm Văn Thanh làm chủ nhiệm đã xây dựngcác bản đồ phân vùng
quy hoạch theo từng loại tài nguyên, chức năng môi trường, tai biến thiên nhiên,
mức độ dễ bị tổn thương của các ngành kinh tế và bản đồ phân vùng và định hướng
quy hoạch tổng hợp không gian biển đầm phá ven biển từ Thừa Thiên Huế đến Bình
Thuận tỷ lệ 1:100.000 và quy hoạch khu kinh tế mở Nhơn Hội tỷ lệ 1:25.000 theo
kịch bản biến đổi khí hậu nước biển dâng B2 cho các năm 2030, 2050 và 2100 [16].
Các cơng trình nêu trên có đóng góp rất to lớn trên phương diện phương
pháp luận về kết quả phân vùng quản lý tổng hợp vùng ven biển Việt Nam cũng
như một số kinh nghiệm thực tiễn để áp dụng các kế hoạch phân vùng phục vụ quản


15


×