Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đánh giá khả năng tích tụ thủy ngân và kẽm trong nghêu Bến Tre M Lyrata ở khu vực cửa sông Bạch Đằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TÍCH TỤ THỦY
NGÂN VÀ KẼM TRONG NGHÊU BẾN TRE
(MERETRIX LYRATA) Ở KHU VỰC CỬA
SÔNG BẠCH ĐẰNG

LÊ XUÂN SINH

Hà Nội 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TÍCH TỤ THỦY
NGÂN VÀ KẼM TRONG NGHÊU BẾN TRE
(MERETRIX LYRATA) Ở KHU VỰC CỬA
SÔNG BẠCH ĐẰNG
NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: …….
LÊ XUÂN SINH


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ĐẶNG KIM CHI

Hà Nội 2009


LỜI CẢM ƠN
Tác giả là học viên của Viện Công nghệ và Môi trường Bách Khoa –
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, khóa học 2007- 2009. Tác giả đang
cơng tác tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển, thuộc Viện Khoa học và
Công nghệ Việt nam.
Luận văn tốt nghiệp được sự hướng dẫn của GS.TS Đặng Kim Chi,
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường – trường Đại Học Bách Khoa - Hà
Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của GS.TS Đặng
Kim Chi và các đồng nghiệp Viện Tài nguyên và Môi trường Biển trong q
trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.

Luận văn Thạc sĩ khoa học của Lê Xuân Sinh: 2007-2009

2


MỤC LỤC
Trang 1
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Tình hình nghiên cứu sự tích lũy kim loại nặng trong động vật hai mảnh
vỏ
1.1.1. Trên thế giới
1.1.2. Ở Việt Nam
1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu
1.2.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo của khu vực cửa sông Bạch Đằng
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội trong khu vực cửa sông Bạch Đằng
1.2.3. Hiện trạng môi trường khu vực bãi nuôi nghêu
1.2.4. Hiện trạng nuôi thủy sản vùng cửa sông Bạch Đằng
1.3. Hiện trạng của Hg và Zn trong môi trường
1.3.1. Tác động của Hg đến môi trường
1.3.2. Tác động của Zn đến môi trường
1.3.3. Hiện trạng Hg và Zn trong môi trường khu vực
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Quá trình tích luỹ sinh học và đào thải
2.1.1. Q trình tích luỹ sinh học
2.1.2. Q trình đào thải chất độc
2.2. Các phương pháp tính hệ số tích lũy sinh học
2.2.1. Các hướng chung
2.2.2. Mơ hình thực nghiệm
2.2.3. Phương pháp tốn học OBM
2.3. Các phương pháp thí nghiệm xác định mức độ tích lũy
2.4. Phương pháp xác định độ sinh trưởng của nghêu
Luận văn Thạc sĩ khoa học của Lê Xuân Sinh: 2007-2009

1
2
3
5
6

7
9
10
10
10
11
12
13
15
16
24
24
25
26
26
29
29
29
31
31
31
33
35
36
40
3


2.5. Phương pháp phân tích kim loại nặng trong mơi trường
2.5.1. Phân tích Hg trong nước

2.5.2. Phân tích Zn trong nước
2.5.3. Phân tích Zn, Hg trong nghêu
2.5.4. Phân tích Zn, Hg trong trầm tích
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VÀ ĐỐI TƯỢNG THÍ NGHIỆM
3.1. Mục đích thí nghiệm
3.2. Đối tượng nghiên cứu
3.2.1. Giới thiệu chung
3.2.2. Đặc điểm sinh học của nghêu
3.2.3. Kích thước và độ tuổi
3.3. Nội dung thí nghiệm
3.4. Phương pháp thí nghiệm
3.5. Quy trình thí nghiệm
3.5.1. Thu mẫu mơi trường tại khu vực khảo sát
3.5.2. Chuẩn bị các bể thí nghiệm
3.5.3. Tiến hành thí nghiệm
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Xu hướng phân bố Hg, Zn trong môi trường nước khu vực nghiên cứu
4.2. Xu hướng phân bố Hg, Zn trong trầm tích khu vực nghiên cứu
4.3. Hàm lượng kim loại nặng trong mô nghêu
4.4. Xác định nồng độ tại đó nghêu tích tụ bão hịa
4.4.1. Đối với Hg
4.4.2. Đối với Zn
4.5. Xác định các hệ số tích tụ KLN trong nghêu
4.5.1. Hệ số tích tụ trầm tích BSAF
4.5.2. Hệ số tích tụ sinh học BCF
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÓM TẮT LUẬN VĂN
PHỤ LỤC


Luận văn Thạc sĩ khoa học của Lê Xuân Sinh: 2007-2009

40
40
41
42
42
44
44
44
44
46
49
50
51
52
52
53
54
62
62
67
69
71
71
72
73
73
75
78

79

4


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAS:
APHA:
BCF:
BSAF:
BOD:
COD:
DO:
ĐVPD:
GHCP:
HCBVTV:
HVG:
ISQG:
IMER:
KLN:
kg tt:
LC50:
NTU:
TVPD:
TOC:
TB/l:
TCVN:
USEPA:

Quang phổ hấp thụ nguyên tử

Hội liên hiệp sức khỏe cộng đồng Mỹ
Hệ số tập trung sinh học
Hệ số tích lũy trầm tích vùng sinh vật
Nhu cầu oxy hóa sinh hóa
Nhu cầu oxy hóa hóa học
Hàm lượng oxy hịa tan trong nước
Động vật phù du
Giới hạn cho phép
Hóa chất bảo vệ thực vật
Hóa hơi hydrua
Hướng dẫn chất lượng trầm tích tạm thời của Australia và New
Zealand, 2000.
Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Institute of Marine
environment and resouces)
Kim loại nặng
Kg trầm tích
Nồng độ gây chết 50% số sinh vật (SV) tham gia thực nghiệm với
một chất độc nhất định.
Nephelometric turbidity units
Thực vật phù du
Tổng cacbon hữu cơ
Tế bào/lít
Tiêu chuẩn việt nam
Cục bảo vệ Môi trường Mỹ

Luận văn Thạc sĩ khoa học của Lê Xuân Sinh: 2007-2009

5



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê các nghiên cứu trong nước có liên quan.

12

Bảng 1.2. Kết quả phân tích thành phần cấp hạt mẫu trầm tích tại khu vực bãi lấy
mẫu nghêu.

19

Bảng 1.3. Kết quả quan trắc ĐVPD tại các trạm năm 2008.

23

Bảng 1.4. Hàm lượng KLN trung bình trong mơi trường trầm tích.

26

Bảng 3.1. Kích thước nghêu trong các đợt thí nghiệm.

49

Bảng 3.2. Thời gian biểu tiến hành thí nghiệm.

51

Bảng 3.3 Các thơng số hóa lý nước bể thí nghiệm.

55


Bảng 3.4. Kết quả phép thử khả năng sống ở điều kiện phịng thí nghiệm.

55

Bảng 3.5. Bảng dãy các nồng độ Hg thí nghiệm tích lũy

56

Bảng 3.6. Bảng dãy các nồng độ Zn thí nghiệm tích lũy

57

Bảng 3.7. Sự thay đổi nồng độ Hg trong bể sau 07 ngày thí nghiệm.

58

Bảng 3.8. Sự thay đổi nồng độ Zn trong bể sau 07 ngày thí nghiệm.

58

Bảng 4.1. Các trạm thu mẫu kim loại trong khu vực cửa sông Bạch Đằng.

63

Bảng 4.2. Hàm lượng Hg, Zn tại khu vực cửa sông Bạch Đằng.

63

Bảng 4.3. Hàm lượng Hg, Zn trong mẫu trầm tích tại các khu vực thuộc cửa sơng
Bạch Đằng - 2009.


67

Bảng 4.4. Kết quả phân tích mẫu nghêu hiện trường.

70

Bảng 4.5. Kết quả thí nghiệm hàm lượng Hg tích lũy trong nghêu.

71

Bảng 4.6. Kết quả thí nghiệm hàm lượng Zn tích lũy trong nghêu.

72

Bảng 4.7. Giá trị hệ số tích tụ Zn, Hg trong trầm tích đối với nghêu.

74

Bảng 4.8. Giá trị hệ số tích tụ sinh học của Zn, Hg đối với nghêu.

75

Luận văn Thạc sĩ khoa học của Lê Xuân Sinh: 2007-2009

6


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu – xã Đồng Bài Cuối - huyện Cát Hải.


13

Hình 1.2. Hàm lượng Zn biến thiên từ năm 2000 đến năm 2008 tại trạm quan trắc
Đồ Sơn.

27

Hình 1.3. Hàm lượng Hg biến thiên từ năm 2000 đến năm 2008 tại trạm quan trắc
Đồ Sơn.

27

Hình 2.1. Sơ đồ tương tác của kim loại trong môi trường đối với lồi hai mảnh vỏ.

36

Hình 2.2. Đường cong sinh trưởng theo chiều cao vỏ và khối lượng tồn thân của
nghêu.

40

Hình 2.3. Sơ đồ nguyên lý phân tích Hg bằng phương pháp hóa hơi Hydrua.

41

Hình 3.1. Bãi ni nghêu M. Lyrata khu vực Đơng Bài Cuối – Huyện Cát Hải.

46


Hình 3.2. Hình dáng vỏ nghêu M.Lyrata.

47

Hình 3.3. Cấu tạo trong của nghêu M. Lyrata.

48

Hình 3.4. Thu mẫu nghêu tại bãi ni xã Đồng Bài Cuối, Cát Hải – Hải Phịng.

50

Hình 3.5. Thu mẫu nước tại bãi nuôi xã Đồng Bài Cuối, Cát Hải – Hải Phịng.

52

Hình 3.6. Dụng cụ đo thơng số mơi trường nước trong phịng thí nghiệm.

53

Hình 3.7. Theo dõi nhiệt độ trong suốt q trình thí nghiệm.

53

Hình 3.8. Sục khơng khí cho các bể thí nghiệm nghêu.

54

Hình 3.9. Xử lý nghêu để tiến hành phá mẫu.


59

Hình3.10. Dụng cụ phá mẫu Teflon vessel.

60

Hình 4.1. Sơ đồ thu mẫu trong đợt khảo sát tháng 3/2009.

62

Hình 4.2. Hàm lượng Hg – tầng mặt biến thiên theo không gian của khu vực cửa
sông Bạch Đằng.

65

Hình 4.3. Hàm lượng Hg – tầng đáy biến thiên theo khơng gian của khu vực cửa
sơng Bạch Đằng.

65

Hình 4.4. Hàm lượng Zn – tầng mặt biến thiên theo khơng gian của khu vực cửa
sơng Bạch Đằng.

66

Hình 4.5. Hàm lượng Zn – tầng đáy biến thiên theo không gian của khu vực cửa
sông Bạch Đằng.

66


Luận văn Thạc sĩ khoa học của Lê Xuân Sinh: 2007-2009

7


Hình 4.6. Hàm lượng Hg trong trầm tích biến thiên theo khơng gian của khu vực
cửa sơng Bạch Đằng.

68

Hình 4.7. Hàm lượng Zn trong trầm tích biến thiên theo khơng gian của khu vực
cửa sơng Bạch Đằng.

69

Hình 4.8. Biểu đồ xác định nồng độ Hg tại đó nghêu tích tụ bão hịa.

72

Hình 4.9. Biểu đồ xác định nồng độ Zn tại đó nghêu tích tụ bão hịa..

73

Hình 4.10.Các giá trị BSAF của Zn và Hg trong 07 đợt thu mẫu.

74

Hình 4.11.Các giá trị BCF của Zn và Hg trong 03 bể thí nghiệm.

76


Luận văn Thạc sĩ khoa học của Lê Xuân Sinh: 2007-2009

8


Đánh giá khả năng tích tụ Hg và Zn trong nghêu M. Lyrata ở khu vực cửa sông Bạch Đằng

MỞ ĐẦU
Cửa sơng Bạch Đằng là khu vực tích tụ các chất ơ nhiễm bởi vì hàng năm
tiếp nhận một lượng lớn các chất thải từ nguồn lục địa với hàm lượng các chất ô
nhiễm thường xuyên vượt quá mức giới hạn cho phép. Để đánh giá các tác động
của các chất ô nhiễm đối với môi trường theo quan điểm của độc học mơi trường
thì cần phải xem xét khả năng thích ứng của sinh vật với mơi trường khu vực
hiện tại.
Vùng cửa sông Bạch Đằng là vùng cửa sông hình phễu (estuaries) hình
thành cách đây 700 năm, đang bị ngập chìm hiện tại, thiếu hụt bồi tích nên lấn
sâu vào lục địa. Dưới tác động của q trình sơng và biển, vùng cửa sông Bạch
Đằng tạo ra các dạng địa hình phong phú và đa dạng: bãi triều rộng với hệ thống
lạch triều dầy đặc. Nên tại đây tập trung diện tích lớn các khu vực ni trồng
thủy sản như lồng bè, bãi nghêu, đầm nuôi tôm, v.v..., đặc biệt là tập trung nhiều
bãi ni lồi nhuyễn thể hai mảnh vỏ (nghêu, sò, tu hài, vẹm). Nghêu được chọn
làm đối tượng nghiên cứu vì là lồi hai mảnh vỏ, ăn lọc và ít di chuyển. Nghêu
cũng là đối trượng dễ thu mẫu, dễ ni trong các bể thí nghiệm và ít chịu tác
động khi thay đổi mơi trường sống.
Nhiệm vụ đánh giá khả năng tích tụ kim loại nặng của nghêu thuộc vùng
cửa sông Bạch Đằng là rất quan trọng. Từ lý luận khoa học và thực tiễn trên,
việc tiến hành đề tài: “Đánh giá khả năng tích tụ Hg và Zn trong nghêu M.
Lyrata ở khu vực cửa sơng Bạch Đằng” nhằm đánh giá khả năng tích tụ sinh
học và góp phần cảnh báo sự an tồn thực phẩm của các lồi nhuyễn thể trong

khu vực cửa sơng Bạch Đằng, đặc biệt là lồi nghêu M.Lyrata được ni tại đây.

Luận văn Thạc sĩ khoa học của Lê Xuân Sinh: 2007-2009

9


Đánh giá khả năng tích tụ Hg và Zn trong nghêu M. Lyrata ở khu vực cửa sông Bạch Đằng

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.

Tình hình nghiên cứu sự tích lũy kim loại nặng trong động vật hai

mảnh vỏ
Hiện nay việc sử dụng chỉ thị sinh học để đánh giá kim loại nặng là một
lĩnh vực đã được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới và mang lại nhiều thành tựu
quan trọng. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng tích lũy KLN đối với các
loài hai mảnh vỏ cao hơn nhiều so với kim loại nặng trong môi trường. Như vậy
việc nghiên cứu sử dụng các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ là vấn đề có tính thực
tiễn rất cao trong hệ thống chỉ thị sinh học.
1.1.1. Trên thế giới
Từ những năm 40 của thế kỷ XX, đã có những nghiên cứu về sự tích lũy
của KLN trong mơ của các loại động vật thân mềm. Sự tập trung cao của các
KLN được tìm thấy trong một vài lồi nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Từ nghiên cứu
của Goldberg (1975) và Phillips (1976) [17], loài Mytilus galloprovincialis
được sử dụng rộng rãi như sinh vật chỉ thị ô nhiễm ở các khu vực ven biển dựa
trên khả năng tích lũy các kim loại Hg, Cd, Pb, Zn, Cu, Ni, Mn, Cr. Nghiên
cứu của Aysun Türkmen và cộng sự [18]ở Vịnh Iskenderun, Thổ Nhĩ Kỳ cho
thấy có sự tích lũy khá cao các kim loại như: Zn, Ni, Cd, Fe, Cu, Cd, Mn, Cr,

Co ở 2 loài Chama pacifica và Ostrea stentina. Nghiên cứu của el-Sikaily A
và cộng sự [16] ở một số vùng duyên hải Địa Trung Hải và duyên hải biển
Đỏ thuộc Ai Cập, cho thấy rằng Cd, Co, Cu, Fe, Mn, Ni, Pd và Zn được tích
lũy khá cao trong Modiolus auriculatus và Donax trunculu.
Theo nghiên cứu của L.Rojas de Astudillo và cs. (2005) [18] ở vùng
biển của Trinidad và Venezuela nghiên cứu về sự tích lũy KLN trong 2 lồi
Crassostrea spp. và Perna viridis cho thấy có sự tích lũy các kim loại Cd,
Cu, Cr, Hg, Ni, Zn trong mô cơ thể chúng. Một số nghiên cứu khác ở các
Luận văn Thạc sĩ khoa học của Lê Xuân Sinh: 2007-2009

10


Đánh giá khả năng tích tụ Hg và Zn trong nghêu M. Lyrata ở khu vực cửa sông Bạch Đằng

nước như Canada, Brazil, Ghana, Thái Lan, Malaysia, Philippin… cũng cho
thấy khả năng tích lũy KLN ở các lồi nhuyễn thể khá cao [19].
Theo Munir Zuya Lugal (2005) [20] sử dụng những sinh vật tích tụ cụ
thể là các lồi 2 mảnh vỏ làm sinh vật chỉ thị quan trắc là rất hiệu quả. Vì
chúng có khả năng tích lũy KLN trong mô cao hơn gấp rất nhiều lần so với
môi trường mà chúng sinh sống. Ví dụ: sị, hến có khả năng tích lũy Cd trong
mơ cao gấp 100.000 lần trong mơi trường bùn đáy. Tính độc hại của nó còn
tồn tại lâu dài qua chuỗi thức ăn, là sự đe dọa đến hệ sinh thái và sức khỏe
con người. Q trình và mức độ tích lũy KLN trong mơ của các loài nhuyễn
thể phụ thuộc vào đặc điểm sinh thái riêng của từng loài, cơ chế lấy thức ăn,
dạng tồn tại của kim loại, giới tính, kích thước của loài nhuyễn thể.
1.1.2. Ở Việt Nam
Việc nghiên cứu sử dụng các lồi nhuyễn thể hai mảnh vỏ đánh giá ơ
nhiễm KLN là vấn đề có tính thực tiễn nhằm phát triển hệ thống chỉ thị sinh
học ở nước ta. Tuy nhiên, các nghiên cứu về các loài hai mảnh vỏ ở Việt Nam

còn khá mới mẻ và chưa đồng bộ.
Theo bảng 1.1, các nghiên cứu mới đưa ra lượng tích tụ và mức độ tích tụ
khác nhau của các kim loại khác nhau. Đặc biệt ở khu vực cửa sông Bạch Đằng
chưa có nghiên cứu nào về mức độ tích tụ kim loại nặng đối với loài nghêu
M.lyrata. Tác giả Phùng Thị Kim Anh cũng có nghiên cứu về mức độ tích lũy
kim loại nặng tại cửu sơng Cấm nhưng đối với lồi sị [5]. Tác giả Nguyễn Đức
Cự tiến hành thí nghiệm độc tố để tính ra các giá trị LC50 và hướng nghiên cứu
chưa tính đến khả năng tích lũy mà xét đến biểu hiện cấp tính [3]. Tác giả Chu
Phạm Ngọc Sơn thì xét đến mức độ so sánh tích tụ của As, Cd, Pb cao hay thấp
mà chưa tính được hệ số tích lũy của từng nguyên tố đối với loài nghêu [6].
Luận văn Thạc sĩ khoa học của Lê Xuân Sinh: 2007-2009

11


Đánh giá khả năng tích tụ Hg và Zn trong nghêu M. Lyrata ở khu vực cửa sông Bạch Đằng

Bảng 1.1. Thống kê các nghiên cứu trong nước có liên quan.
STT
1
2
3

Đối tượng

Nguyên tố

Tác giả

Cu, Pb, As, Cd, Sò


Phùng Thị Kim Anh,

Cr

2007 [5].

CN-, Cu2+, Zn2+
Cd, Pb, As

Cá Giị, cá Song, tơm TS. Nguyễn Đức Cự,
Rảo, tơm He

2006 [3].

Nghêu, sị huyết

TS.Chu Phạm Ngọc Sơn,
1998 [6].

4

Hg

Ngao dầu, hến

Trần Duy Vĩnh, 2009
[14].

Đối với các tài liệu nghiên cứu trong nước đã công bố, việc tính tốn hệ số

tích tụ của Zn và Hg đối với lồi nghêu M.lyrata chưa được nghiên cứu. Vì vậy
kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong việc
đánh giá khả năng tích tụ sinh học và góp phần cảnh báo sự an toàn thực phẩm
của các loài nhuyễn thể trong khu vực cửa sơng Bạch Đằng, đặc biệt là lồi
nghêu M.Lyrata được nuôi tại đây.
1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu
Cửa sông Bạch Đằng là một trong các cửa sông lớn của miền Bắc như cửa
Bạch Đằng, Ba Lạt, Văn Úc, Lạch Trường,... là nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng
phong phú cho các vựa lúa, các đầm nuôi trồng thuỷ sản của miền Bắc. Tuy
nhiên, đây cũng là nơi tích luỹ và phân tán các chất ô nhiễm từ lục địa như các
chất hữu cơ, kim loại nặng, hoá chất bảo vệ thực vật... Vì các khu vực cửa sơng
là các bẫy ơ nhiễm, có khả tích tụ các chất ơ nhiễm, hàng năm tiếp nhận một
lượng lớn các chất ô nhiễm từ nguồn lục địa với một số chất có hàm lượng
thường xuyên vượt quá mức cho phép trong môi trường nước. Vùng cửa sông
Bạch Đằng hàng năm tiếp nhận khoảng 18,7 triệu m3 nước ngọt và gần một
Luận văn Thạc sĩ khoa học của Lê Xuân Sinh: 2007-2009

12


Đánh giá khả năng tích tụ Hg và Zn trong nghêu M. Lyrata ở khu vực cửa sơng Bạch Đằng

nghìn tấn KLN (kim loại nặng gồm Cu, Pb, Zn, As, Ha, Cd), 5 tấn thuốc trừ sâu,
164 tấn phân hoá học và khoảng 21,6 nghìn tấn dầu mỡ [8].
Vùng cửa sơng Bạch Đằng có ranh giới phía biển chạy theo đường bờ độ
sâu 6m từ Đồ Sơn đến Đông nam Cát Bà, phía Đơng bắc giáp đảo Cát Bà, phía
Đơng bắc giáp Vịnh Bắc Bộ, đỉnh nằm ở Bến Triều cách biển 45km.
Tọa độ địa lý:

106037'00''-107000'00''; 21000'00''- 20035'00''


Tọa độ bãi ni nghêu thí nghiệm:

106045'23'' - 20049'20''

Khu vực nghiên cứu

Hình 1.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu – xã Đồng Bài Cuối - huyện Cát Hải.
1.2.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo của khu vực cửa sông Bạch Đằng
Vùng cửa sông Bạch Đằng là vùng cửa sơng hình phễu (estuaries) hình
thành cách đây 700 năm, đang bị ngập chìm hiện tại, thiếu hụt bồi tích nên lấn
Luận văn Thạc sĩ khoa học của Lê Xuân Sinh: 2007-2009

13


Đánh giá khả năng tích tụ Hg và Zn trong nghêu M. Lyrata ở khu vực cửa sông Bạch Đằng

sâu vào lục địa. Dưới tác động của q trình sơng và biển, vùng cửa sông Bạch
Đằng tạo ra các dạng địa hình phong phú và đa dạng: bãi triều rộng với hệ thống
lạch triều dầy đặc[8].
Địa hình bãi biển được tạo thành do sóng của khu vực ven bờ, dạng địa
hình này rất ít, vì sóng trải qua địa hình rộng lớn của bãi triều đã bị giảm năng
lượng sóng vào đến bờ, vì vậy khơng cịn đủ năng lượng thành tạo các bãi biển
ven bờ thuộc vùng triều. Các bãi có địa hình cao trung bình từ 2,5 - 3,5m (so với
mực nước biển trung bình). Trong điều kiện thời tiết bình thường sóng khơng thể
đưa các trầm tích lên bề mặt cao của bãi chỉ khi có mưa bão và gió mùa đơng bắc
thì sóng mới phủ chờm lên và đưa vật liệu vào bãi triều.
Địa hình bãi triều cao phân bố rộng lớn trong vùng và được xác định từ độ
cao 1,86m trở lên đến bờ, đê quốc gia hay đến các chân bãi biển, rìa đảo. Sự

trùng hợp giữa phần bãi triều cao với diện tích phân bố thực vật ngập mặn phát
triển là do chế độ thủy triều và độ đục của nước biển vùng nghiên cứu.
Địa hình bãi triều thấp được phân chia từ 0m đến 1,86m (so với 0m/hải
đồ) phần địa hình này về cơ bản là một bề mặt bằng phẳng và khơng có thực vật
ngập mặn vì điều kiện ngập nước trong ngày lớn, điều kiện động lực mạnh do
sóng và dòng chảy, độ đục nước ven bờ cao. Bề mặt địa hình tương đối phẳng ở
những khu vực có sự tác động của sóng và dịng triều tương đối đồng đều trên bề
mặt.
Địa hình các hệ thống lạch triều đã được phân chia thành các cấp khác
nhau và chủ yếu là nhóm lạch triều xâm thực và nhóm lạch triều kế thừa. Trong
nhóm lạch triều xâm thực được chia thành 4 cấp (từ cấp 1 đến cấp 4), nhóm lạch
triều kế thừa được chia thành 3 cấp (từ cấp 5 đến cấp 7). Các cấp lạch triều kiến
tạo phát triển, chia cắt tất cả phần bãi triều cao và bãi triều thấp và chúng cũng
Luận văn Thạc sĩ khoa học của Lê Xuân Sinh: 2007-2009

14


Đánh giá khả năng tích tụ Hg và Zn trong nghêu M. Lyrata ở khu vực cửa sơng Bạch Đằng

chính là các lạch sông, cửa sông dẫn nước khi triều lên, triều xuống vào lục địa
và lưu chuyển nước trong vùng triều, chia cắt các bãi triều thành những đảo nhỏ.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội trong khu vực cửa sông Bạch Đằng
Hàng năm khu vực của sông Bạch Đằng tiếp nhận nguồn thải lớn là vì ở
đây tập trung các hoạt động kinh tế của Hải phòng. Tổng dân số của khu vực
sông Bạch Đằng khoảng 1,18 triệu người, với mật độ dân số 1161người/km2 nên
nguồn thải từ các hoạt động dân sinh rất lớn [8].
Nguồn thải ra môi trường khu vực chiếm một phần đáng kề từ các hoạt
động cơng nghiệp vì hoạt động kinh tế cảng biển và hoạt động dịch vụ cảng biển
như sửa chữa tàu thuyền, dịch vụ vận tải và kho bãi (năng lực xếp dỡ trên 10

triệu tấn hàng hoá/năm), dịch vụ xuất nhập khẩu có vai trị nổi bật trong kinh tế
công nghiệp của khu vực. Đặc biệt trong khu vực có nhiều cơ sở cơng nghiệp lớn
của trung ương và địa phương như hệ thống cảng dọc sông Cấm, sông Bạch
Đằng, Tổng công ty đồ hộp Hạ Long, Công ty thuỷ tinh Hải Phịng, khu cơng
nghiệp Bến Rừng, khu cơng nghiệp Đình Vũ, v.v... Trên 5000 doanh nghiệp,
hơn 4000 hộ sản xuất kinh doanh thu hút hàng nghìn lao động sản xuất và cung
ứng các loại hàng hoá, dịch vụ cho sản xuất, đáp ứng yêu cầu trong nước, tham
gia xuất khẩu mang lại khơng khí nhộn nhịp và sôi động cho bức tranh kinh tế
khu vực [8].
Sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp ngày càng tăng và không những
chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế khu vực. Tốc độ phát triển kinh tế trung
bình của khu vực là 20%/năm, kết quả ấy khẳng định kinh tế khu vực cửa Sông
Bạch Đằng là trung tâm kinh tế, cơng nghiệp & dịch vụ của Hải Phịng, đóng vai
trị quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh và quốc phòng [8].

Luận văn Thạc sĩ khoa học của Lê Xuân Sinh: 2007-2009

15


Đánh giá khả năng tích tụ Hg và Zn trong nghêu M. Lyrata ở khu vực cửa sông Bạch Đằng

1.2.3. Hiện trạng môi trường khu vực bãi nuôi nghêu
a. Chất lượng môi trường nước
Để đánh giá chất lượng nước phục vụ cho các hoạt động nuôi trồng thủy
sản thông qua các thơng số hóa lý sau [8]:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ nước ở khu vực nghiên cứu thay đổi theo mùa rõ rệt.
Vào mùa khô (tháng 3), giá trị nhiệt độ ghi được nằm trong khoảng 17,7-20,2oC.
Mùa mưa (tháng 6), nhiệt độ nước biển cao hơn vì đây là khoảng thời gian tương
ứng với những ngày nắng nóng, giá trị dao động từ 29,7-31,9oC. Vào mùa khô,

sự chênh lệch nhiệt độ tầng mặt và tầng đáy không lớn lắm, khoảng 0,1-0,2oC.
Tuy nhiên, trong những tháng mùa hè, có sự chênh lệch đáng kể nhiệt độ tầng
mặt và tầng đáy, thậm chí đến 2oC.
- pH: Dao động trong khoảng lớn từ khoảng 6,8 đến 8,3, mang tính kiềm
yếu.
- Độ muối: Giá trị trung bình trong các tháng mùa khơ nằm trong khoảng
20-27‰, chênh lệch độ muối trong ngày khoảng 5-6‰. Trong mùa mưa, giá trị
độ muối trung bình dao động lớn, từ 7 – 23‰, chênh lệch độ muối trong ngày
lên đến 13‰. Biến động độ muối trong ngày thường trùng với biến động triều và
cực trị độ muối thường trùng với cực trị của biên độ triều.
- Độ đục: Khu vực có độ đục cao, độ trong thấp (trung bình là 0,12m) do
ảnh hưởng của phù sa từ các sông Bạch Đằng, Lạch Huyện, cửa Nam Triệu, cửa
Cấm đổ ra. Số liệu quan trắc năm 2008 cho thấy, tại cửa sông Bạch Đằng, vào
mùa mưa độ đục của nước là 424 NTU, mùa khơ đạt 570 NTU. Nói chung, độ
đục cao là một đặc trưng quan trọng của thuỷ vực cửa sông Bạch Đằng khi so
sánh với các vực nước khác.

Luận văn Thạc sĩ khoa học của Lê Xuân Sinh: 2007-2009

16


Đánh giá khả năng tích tụ Hg và Zn trong nghêu M. Lyrata ở khu vực cửa sông Bạch Đằng

- DO: Hàm lượng DO dao động lớn nằm trong khoảng từ 4,0 đến 7,1mg/l,
và DO trong mùa khô cao hơn mùa mưa.
- BOD5: BOD trong nước biển nằm trong khoảng 0,28-2,85mg/l.
- COD: COD trong nước nằm trong khoảng 0,60- 4,48mg/l.
- Dinh dưỡng khoáng: Đây cũng là đặc trưng của vùng cửa sơng, hàm
lượng các muối dinh dưỡng khống lớn do các phù sa mang lại. Đây cũng là một

nguồn bổ sung rất lớn các chất dinh dưỡng khoáng cho vực nước khi so sánh
chúng với chất lượng nước ngoài khơi. NO2- nằm trong khoảng dưới 10µg/l đến
700µg/l; NO3- vào khoảng dưới 0,05mg/l trong mùa khô và tới 0,56mg/l trong
mùa mưa. Hàm lượng NH4+ trong nước cửa Lạch Huyện nằm trong khoảng 0,05
- 0,45mg/l. PO43- dao động từ 22 - 55 µg/l. SiO22- nằm trong khoảng từ 1,7 10,2mg/l (số liệu quan trắc năm 2008).
- HCBVTV cơ clo: HCBVTV cơ clo được quan trắc thường kỳ tại trạm
quốc gia Đồ Sơn từ năm 2000. Số liệu quan trắc tại trạm quốc gia Đồ Sơn cho
thấy hàm lượng tổng HCBVTV cơ clo (bao gồm Lindan, aldrin, endrin, dieldrin,
DD, DDD và DDT) dao động từ lượng vết đến 0,7 µg/l. Hàm lượng của chúng
thường cao vào mùa khô và thấp vào mùa mưa. Các hợp chất có tần suất bắt gặp
nhiều nhất là Lindan, endrin và họ DDT. Hàm lượng các hợp chất cơ clo có xu
hướng giảm trong những năm gần đây tại Đồ Sơn [8].
Nhận xét:
- Nhiệt độ, độ mặn, pH là các thông số môi trường nước các giá trị có
khoảng dao động lớn trong năm. Tuy nhiên các giá trị này nằm trong giới hạn
chịu đựng của nghêu M. Lyrata nuôi tại bãi trong khu vực này.

Luận văn Thạc sĩ khoa học của Lê Xuân Sinh: 2007-2009

17


Đánh giá khả năng tích tụ Hg và Zn trong nghêu M. Lyrata ở khu vực cửa sông Bạch Đằng

- Hàm lượng DO trong nước đảm bảo cho sự phát triển của nghêu vì có
dịng chảy xáo trộn khá mạnh ở khu vực này (theo các tài liệu thu thập về chế độ
thủy văn, hải văn ở khu vực nghiên cứu).
- Độ đục trong môi trường nước khu vực cao và là một đặc trưng quan
trọng của thuỷ vực cửa sông Bạch Đằng khi so sánh với các vực nước khác. Đây
là một trong các nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và nguồn cung cấp kim loại

nặng cho nghêu.
- Các nguồn chất hữu cơ, dinh dưỡng chưa có dấu hiệu ô nhiễm, đảm bảo
cho sự sinh trưởng và phát triển của của lồi nghêu ni tại bãi.
- Các thành phần độc tố từ nông nghiệp (HCBTV) phát hiện ở hàm lượng
vết nên khơng gây nguy hiểm cho q trình ni nghêu tại khu vực cửa sông
Bạch Đằng.
b. Chất lượng trầm tích
Đánh giá mơi trường trầm tích thơng qua thành phần độ hạt để xem khả
năng tích tụ các chất ơ nhiễm tại khu vực cửa sông Bạch Đằng là cao hay thấp
[8].
- Thành phần độ hạt trầm tích
Thành phần độ hạt trầm tích khu vực nghiên cứu là một đại lượng đặc
trưng cho tính ổn định của lớp trầm tích, nó phản ánh khách quan các điều kiện
tác động của cả quá trình tự nhiên và các hoạt động nhân sinh như sóng bão,
thuỷ triều, dịng chảy, nạo vét luồng lạch, san lấp diện tích đất cơng trình, và các
q trình phát tán các vật liệu dạng bở rời vào mơi trường nước sau đó chúng
được lắng đọng lại. Thành phần độ hạt trầm tích phản ánh chế độ tương tác giữa
mơi trường nước và mơi trường trầm tích cũng như khả năng tích luỹ các vật

Luận văn Thạc sĩ khoa học của Lê Xuân Sinh: 2007-2009

18


Đánh giá khả năng tích tụ Hg và Zn trong nghêu M. Lyrata ở khu vực cửa sông Bạch Đằng

chất vào trong nước đặc biệt là khả năng tích luỹ các vật chất gây ô nhiễm vi
lượng như các kim loại và các vật chất hữu cơ.
Các kết quả nghiên cứu trong khu vực cho thấy, thành phần độ hạt trầm
tích khơng ổn định. Sự gia tăng thành phần trầm tích hạt mịn có thành phần nhỏ

hơn 0,063mm cho thấy mơi trường trầm tích tầng mặt trong khu vực ảnh hưởng
mạnh bởi các hoạt động nhân sinh như hoạt động của các tàu thuyền, việc khai
thác cát tự nhiên, nạo vét cơng trình, q trình vận chuyển hàng hố từ các tàu
thuyền lên bờ và các âu cảng, cung cấp các thành phần hạt mịn, ngoài ra sự gia
tăng thành phần trầm tích hạt mịn tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia tăng nguy
cơ tích luỹ các vật chất ô nhiễm, đặc biệt là các kim loại và vật chất hữu cơ vi
lượng.
Bảng 1.2. Kết quả phân tích thành phần cấp hạt mẫu trầm tích tại khu vực
bãi lấy mẫu nghêu.
KH mẫu

Kích thước hạt
trung bình (Md)

Phân loại trầm tích

Mẫu khảo sát lần 1

0,039

Bùn bột nhỏ

Mẫu khảo sát lần 2

0,088

Bột lớn

Mẫu khảo sát lần 3


0,122

Cát nhỏ

Mẫu khảo sát lần 4

0,127

Cát nhỏ

Mẫu khảo sát lần 5

0,025

Bùn bột nhỏ

Mẫu khảo sát lần 6

0,078

Bột lớn

Mẫu khảo sát lần 7

0,059

Bột lớn
Nguồn: 8

Luận văn Thạc sĩ khoa học của Lê Xuân Sinh: 2007-2009


19


Đánh giá khả năng tích tụ Hg và Zn trong nghêu M. Lyrata ở khu vực cửa sông Bạch Đằng

Các loại trầm tích bãi triều trong vùng cửa sơng Bạch Đằng có 5 loại trầm
tích bãi như sau:
- Cát nhỏ phân bố trên các doi cát triều Đình Vũ, Cát Hải và bãi triều thấp
Phù Long. Các bãi triều cát phân bố chủ yếu trên địa hình bãi triều thấp về
hướng biển, chúng có độ chọn lọc tốt với hệ số chọn lọc S0 từ 1,25 - 1,37.
- Bột lớn phân bố liền kề với cát nhỏ ở Đình Vũ và Đường 14, ngoài ra bột
lớn phân bố thành một dải rộng ở Cát Hải và Yên Lập. Chúng có độ chọn lọc tốt
với hệ số chọn lọc S0 dao động 1,50 - 2,30 và đường kính trung bình Md trong
khoảng 0,080 – 0,086mm.
- Bùn bột nhỏ phân bố chủ yếu trên các bãi triều thấp ở Bằng La, Đình Vũ,
Tràng Cát. Các dải bùn bột nhỏ ở cửa Đình Vũ là sự kế tiếp liên tục của trầm tích
cát nhỏ và bột lớn. Đường kính trung bình Md trong khoảng 0,018 – 0,035, độ
chọn lọc So kém, dao động 2,75 – 4,29.
- Trầm tích bột sét là những dải rộng phân bố ở vùng cửa sông Bạch Đằng
và trên các bãi triều Đình Vũ, đường kính trung bình Md trong khoảng 0,0053 –
0,0092mm, và chúng có độ chọn lọc kém So = 4,30 – 4,85.
- Trầm tích sét bột phân bố tập trung chủ yếu ở trung tâm cửa sơng Bạch
Đằng, đường kính trung bình Md trong khoảng 0,047 – 0,053, độ chọn lọc kém
So = 4,27 – 4,85.
Như vậy, trầm tích hạt thơ phân bố ở bãi triều thấp cịn các trầm tích hạt
mịn thì phân bố chủ yếu ở các bãi triều cao.
- Các thông số môi trường trầm tích khác [4]
- Nitơ tổng số (Nts): dao động theo thời gian, theo không gian phân bố và
không có quy luật rõ ràng, điều này phản ánh những tác động của các hoạt động

nhân sinh đến môi trường. Mùa khô, hàm lượng Nts dao động trong khoảng
Luận văn Thạc sĩ khoa học của Lê Xuân Sinh: 2007-2009

20


Đánh giá khả năng tích tụ Hg và Zn trong nghêu M. Lyrata ở khu vực cửa sông Bạch Đằng

678,5 đến 1159,8mg/kg trầm tích khơ và đạt trung bình 891,9mg/kg khô. Mùa
mưa, hàm lượng Nts dao động trong khoảng lớn hơn từ 464,89 đến 1357,3
mg/kg khơ, trung bình đạt 73,4mg/kg.
- Phốtpho tổng số (Pts): Pts dao động trong khoảng 225,3 đến
334,7mg/kg trầm tích khơ vào mùa mưa và từ 79,1 đến 346,9mg/kg trầm tích
khơ vào mùa khơ. Như vậy, xu hướng tăng dần vào mùa mưa, điều này có thể
được lý giải bằng các hoạt động nạo vét, nước mưa chảy tràn đã đưa một lượng
chất thải có chứa P vào mơi trường nước sau đó chúng bị tích luỹ vào mơi trường
trầm tích như chất thải sinh hoạt và canh tác nông nghiệp v.v...
- Tổng các bon hữu cơ (TOC): hàm lượng TOC trong khu vực cho thấy
chúng dao động trong khoảng 283,3 đến 1475,8 mg/kg trầm tích khơ vào mùa
mưa và từ 543,8 đến 1837,3mg/kg trầm tích khơ vào mùa khơ. Mơi trường trầm
tích ở bãi giàu vật chất dinh dưỡng, cung cấp đủ vật chất sống cho các sinh vật
sống trong mơi trường trầm tích. Tuy nhiên các vật liệu hữu cơ còn là các điều
kiện thuận lợi cho việc tích luỹ các vật chất gây ơ nhiễm như các kim loại nặng
và các vật chất hữu cơ vi lượng như PAHs, PCBs, hợp chất cơ clo.
- BOD, COD: nhu cầu COD trầm tích dao động từ 690,7 đến 2333,4mg/kg
trầm tích khơ vào mùa khơ và 359,8 đến 3144,3mg/kg trầm tích khơ vào mùa
mưa. Chỉ số BOD5 dao động trong khoảng 198,3 đến 578,2mg/kg trầm tích khơ
vào mùa mưa và từ 174,3 đến 437,6mg/kg vào mùa khô. Nhu cầu BOD nhìn
chung khá tương đồng với nhu cầu COD, TOC, theo đó khu vực nào có hàm
lượng cacbon hữu cơ cao thì BOD cũng cao.

Nhận xét:
- Thành phần độ hạt trầm tích ở khu vực là khá mịn, có thành phần sét
chiếm tỷ lệ tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia tăng nguy cơ tích luỹ các vật chất
ô nhiễm, đặc biệt là các kim loại và vật chất hữu cơ vi lượng.
Luận văn Thạc sĩ khoa học của Lê Xuân Sinh: 2007-2009

21


Đánh giá khả năng tích tụ Hg và Zn trong nghêu M. Lyrata ở khu vực cửa sông Bạch Đằng

- Hàm lượng Nts, Pts trong khu vực là thuộc dạng cao so với các khu vực
khác của bờ biển Hải Phòng, điều này cho thấy khu vực này chịu tác động của
các hoạt động nhân sinh tương đối rõ ràng.
- Hàm lượng TOC vẫn trong giới hạn đảm bảo sự phát triển của nghêu
[09]. Nhu cầu BOD nhìn chung khá tương đồng với nhu cầu COD, TOC theo đó
khu vực nào có hàm lượng cacbon hữu cơ cao thì BOD cũng cao. Nghiên cứu
chỉ số COD/BOD cho thấy mức độ dao động là khá lớn theo cả mùa và theo khu
vực.
c. Môi trường sinh vật
Thức ăn của nghêu bao gồm một trong các thành phần là động thực vật
phù du trong nước nên cần xem xét đến các thành phần này [8].
- Thực vật phù du và tảo độc hại tiềm tàng
• Thành phần lồi TVPD
Đã xác định được 122 lồi TVPD phân bố tại các trạm ven bờ phía Bắc.
Trong đó tảo silic (Bacillariophyceae) gặp 67 lồi, tảo giáp (Dinophyceae) gặp
47 loài, các lớp tảo khác gặp từ 1 dến 5 lồi. Số lượng lồi TVPD có mặt tại các
trạm quan trắc dao động từ đến 55 loài, trong đó số lồi có mặt cao nhất tại trạm
Đồ Sơn (Hải Phịng).
Đối với TVPD có khả năng gây hại, tồn vùng ven bờ phía Bắc đã xác

định được 17 lồi, trong đó có 6 lồi thuộc chi Alexandrium, số cịn lại thuộc các
chi khác, thông thường mỗi chi chỉ gặp 1 - 2 loài. Trong số các loài tảo gây hại, 2
lồi thuộc chi Pseudonitzschia có mặt tại tất cả các trạm thu mẫu. Các trạm còn
lại mật độ thấp, dao động từ 103 đến 7,8 x 103 TB/L, thấp nhất là trạm Đồ Sơn
với mật độ chỉ đạt 1,8 x 103 đến 2,8 x 103 TB/L.

Luận văn Thạc sĩ khoa học của Lê Xuân Sinh: 2007-2009

22


Đánh giá khả năng tích tụ Hg và Zn trong nghêu M. Lyrata ở khu vực cửa sông Bạch Đằng

Tảo gây hại tuy có số lượng lồi bắt gặp nhiều (17 lồi) nhưng mật độ
thấp, có lồi chỉ có mặt trong mẫu định tính nhưng khơng gặp trong mẫu định
lượng. Lồi Pseudonitzschia sp.1 và Pseudonitzschia sp.2 có mặt tại tất cả các
trạm thu mẫu, nhưng mật độ dao động khác nhau từ vài trăm tại phần lớn các
trạm đến vài nghìn TB/L tại trạm Cửa Lục. Chi Alexandrium có số loài phong
phú (6 loài) nhưng mật độ rất thấp, cao nhất chỉ đạt vài chục TB/L.
• Chỉ số tổng đa dạng (H’) của trạm quan trắc
Nhìn chung các trạm đều có chỉ số H' cao, ổn định, điều này chứng tỏ các
yếu tố mơi trường ít biến động. Chỉ số đa dạng tại trạm quan trắc Đồ Sơn đạt giá
trị cao nhất (3,74-3,84).
- Động vật phù du
Các loài ưu thế thuộc về giống Paracalanus spp và loài Oithoina similis là
các lồi thường phân bố ở vùng nước cửa sơng và vùng nước ven bờ miền Bắc
Việt Nam. Số lượng cá thể ở hầu hết các trạm là khá cao, biến động từ 4000 63000 ct/m3 (tầng mặt) và 7000 ct/m3 - 24000 ct/m3 (tầng đáy). So với các kết
quả quan trắc năm 2004 thì mật độ ĐVPD ở các trạm quan trắc vẫn ở mức độ
bình thường. Chỉ số tổng đa dạng: Trung bình thấp, vào khoảng 1,28 - 1,14.
Bảng 1.3. Kết quả quan trắc ĐVPD tại các trạm năm 2008.

Trạm

Số loài

Mật độ (cá thể /m3)

H'
Tầng đáy Tầng mặt

Tầng đáy

Tầng mặt

Đồ Sơn – tháng 2

13

1,14

1,12

23750

4000

Đồ Sơn – tháng 9

17

4500


11500

0,86

1,41

Như vậy nhìn chung có thể thấy quần xã ĐVPD tại các trạm trong năm
2008 tuy chưa có đủ bằng chứng để khẳng định sự tác động bất lợi từ môi trường
đến quần xã ĐVPD, nhưng song cũng nên lưu ý khi chỉ số đa dạng sinh học tại
các trạm quan trắc là quá thấp so với mức độ bình thường.
Luận văn Thạc sĩ khoa học của Lê Xuân Sinh: 2007-2009

23


Đánh giá khả năng tích tụ Hg và Zn trong nghêu M. Lyrata ở khu vực cửa sông Bạch Đằng

Nhận xét:
Thực vật phù du, tảo và động vật phù du là nguồn thức ăn của nghêu.
Theo nghiên cứu trên không có thành phần gây hại cho sự sinh trưởng của
nghêu.
1.2.4. Hiện trạng nuôi thủy sản vùng cửa sông Bạch Đằng
Nghêu Bến Tre (Meretrix Lyrata) là một trong những đối tượng thuỷ sản
có giá trị cao ở Việt Nam. Ở phía Nam, vùng thực tế khai thác và phân bố tự
nhiên của nghêu khoảng 12.000 ha kéo dài dọc theo vùng ven biển từ huyện Cần
Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) tới Cà Mau, tập trung nhất là vùng ven biển thuộc
tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh.
Năm 1998, các nông dân thuộc tỉnh Nam Định đã thử nghiệm chuyển
nghêu giống từ Bến Tre ra nuôi ở những vùng bãi triều và thu được kết quả tốt.

Thành công của việc di giống này tạo nên sự mở rộng vùng nuôi đối tượng này
ra miền Bắc như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hố, Nghệ An, Hà
Tĩnh. Hiện nay, nghêu M. Lyrata trở thành đối tượng ni chính ở các tỉnh này.
Nguồn nghêu giống phục vụ cho nghề nuôi đang dựa vào tự nhiên, bởi vì chưa
có trại sản xuất nghêu giống nào ở Việt Nam trước khi dự án này được thực hiện
[11].
Tại Hải Phịng, diện tích nghêu ni ở khu vực cửa sông Bạch Đằng tập
trung ở các huyện Cát Hải, Tiên Lãng. Huyện Cát Hải có hai khu vực ni chính
là xã Đồng Bài Cuối với diện tích khoảng 30-40ha và xã Phù Long với diện tích
15-20 ha. Các lồi được ni chủ yếu ở khu vực là ngao dầu (M. Meretrix) và
nghêu (M. Lyrata). Trong đó nghêu (M. Lyrata) là đối tượng chính, được ni
phổ biến ở khu vực cửa sông Bạch Đằng.

Luận văn Thạc sĩ khoa học của Lê Xuân Sinh: 2007-2009

24


×