TÓM TẮT DỰ ÁN DỰ THI CUỘC THI KHKT
NĂM HỌC 2013-2014
Tên dự án: “Cải tiến cấu tạo hệ thống lọc nước sinh hoạt”
Nhóm lĩnh vực dự thi: Khoa học mơi trường
Nhóm nghiên cứu: Hà Thị Yến - Vũ Thị Cúc
Lớp 9A trường THCS Lâm Thao – Lương Tài – Bắc Ninh
GV hướng dẫn: Nguyễn Văn Ngọc – Nguyễn Phương Bắc
1. Lý do chọn đề tài.
Nước là tài nguyên có vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự sống của con người.
Nước là khởi nguồn của sự sống đồng thời cũng là cơ sở để duy trì sự sống trên trái
đất. Tuy nhiên hiện nay, nguồn nước ngọt đang bị ô nhiễm nghiêm trọng gây ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người....
Từ việc nghiên cứu nguyên lí vận hành của Hệ thống lọc nước sinh hoạt, chúng
em đã mạnh dạn xây dựng đề án khoa học thiết kế “Cải tiến cấu tạo của hệ thống lọc
nước sinh hoạt”bằng những vật liệu gần gũi thân thiện với mong muốn góp một phần
nhỏ để cải tạo nguồn nước sinh hoạt đang bị ô nhiễm ở địa phương.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Đề tài tuy không mới nhưng đã được nhóm nghiên cứu đầu tư trí tuệ để cải tiến
phương thức hoạt động và chất lượng sản phẩm. Việc lắp đặt hệ thống lọc nước sinh
hoạt đã được cải tiến trong dự án nếu thành công sẽ tạo ra nguồn nước sạch, an toàn
cho sức khỏe người sử dụng và bảo vệ mơi trường, góp những phần không nhỏ để nâng
cao chất lượng cuộc sống con người.
c. Những điểm mới của đề tài (so với các nghiên cứu trước, đã có).
Dự án cơ bản khắc phục được những hạn chế của bể lọc nước trước đây. Bể lọc
nước dạng cột chồng, bể ngang hoặc bể mặt đất đều có những nhược điểm sau:
+ Do các kim loại trong nước thường kết tủa đọng lại hoàn toàn trên bề mặt nên
nhanh phải bảo trì và thay thế vật liệu lọc thường xuyên.
+ Khi không được cấp nước liên tục, bề mặt vật liệu lọc sẽ bị khô làm giảm khả
năng lọc khi bơm nước mới.
+ Đối với bể đặt trên mặt đất tuy dễ thay thế vật liệu lọc nhưng khi muốn tạo áp
để sử dụng cho thiết bị phải thêm một máy bơm đẩy nước lên cao, gây tốn kém vì tăng
chi phí sử dụng điện.
+ Đối với bể đặt trên cao việc kiểm tra tình trạng vật liệu lọc, việc thay thế vật
liệu lọc gặp rất nhiều khó khăn, phải mang vác vật liệu lọc lên cao, tốn công sức, mất
thời gian, gây nguy hiểm.
+ Do một phần thể tích của bể có chứa vật liệu lọc nên thể tích chứa nước
thường ít, phải cung cấp nước thường xuyên.
+ Trong quá trình bảo trì và thay thế khơng có nước để sử dụng vì cịn chờ sục
rửa vật liệu lọc.
Dự án “Cải tiến cấu tạo hệ thống lọc nước sinh hoạt” vẫn đảm bảo đúng nguyên
lí lọc nước tự nhiên đồng thời có thêm những ưu điểm:
+ Tiết kiệm điện năng; giảm ô nhiễm môi trường.
+ Tăng độ bền của vật liệu lọc (do một phần kim loại kết tủa dọng lại tại đáy bể,
nước cấp chỉ lọc các chất lơ lửng trong nước)
+ Dễ sử dụng, bảo trì và thay thế, nâng cấp hệ thống lọc (dễ dàng điều chỉnh vật
liệu lọc) để phù hợp với từng loại ô nhiễm của nguồn nước từng vùng.
+ Tiết kiệm không gian và giảm bớt nguy hiểm khi phải thay thế vật liệu lọc ở
trên nhà cao tầng, (có thể để ở bất cứ khơng gian nào)
+ Trong q trình bảo trì và thay thế có nước để sử dụng vì có bình chứa dự trữ
và quả lọc đã được sục rửa từ trước.
Dự án được nghiên cứu dựa trên nguyên tắc: dễ thực hiện, dễ chế tạo, dễ lắp đặt,
tiện sử dụng, giá thành rẻ và độ an tồn cao, thân thiện với mơi trường.
d. Mục tiêu nghiên cứu.
Dự án được nghiên cứu nhằm áp dụng cho thực tiễn tại địa phương và các vùng
nông thơn có tình trạng nước ngầm bị ơ nhiễm nhằm xử lí nguồn nước sinh hoạt góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
e. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu lí thuyết về qui trình xử lí nước ơ nhiễm.
Tìm hiểu về các vật chất có thể xử lí nước ơ nhiễm để lựa chọn vật liệu lọc.
Quan sát, khảo nghiệm, khảo sát thực tiễn để lấy số liệu.
Nghiên cứu nguyên lí lọc nước, thiết kế cải tiến trên bản vẽ.
Tìm kiếm vật liệu chế tạo sản phẩm, thử nghiệm và lấy kết quả.
So sánh, đối chiếu kết quả thu được, hoàn thiện sản phẩm.
3. Một số kết quả chính.
Dự án cơ bản đã xử lí được nguồn nước bị ơ nhiễm tại địa phương. Nước sau khi
được lọc có độ trong, khử được mùi tanh, để lâu khơng nổi váng, có thể sử dụng trong
sinh hoạt, an toàn cho sức khỏe con người.
4. Kết luận khoa học.
Dự án “Cải tiến cấu tạo hệ thống lọc nước sinh hoạt” thành công đánh dấu quá
trình tìm hiểu, nghiên cứu khoa học nghiêm túc, sáng tạo, tuân thủ đúng qui trình kỹ
thuật. Những thành công ban đầu của dự án tuy không lớn nhưng cũng là nguồn động
viên khích lệ để nhóm học sinh nghiên cứu tiếp tục tìm tịi, sáng tạo, đầu tư trí tuệ để
hồn thiện dần sản phẩm từ những ý tưởng ban đầu.
Dự án hoàn thành và nếu được đưa vào thực tiễn sẽ góp phần cải tạo nguồn nước
đang bị ô nhiễm tại địa phương, tạo ra nguồn nước sạch, an toàn cho người sử dụng
nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống nông thôn.