Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

DE THI GHKII Nam hoc 2008-2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.03 KB, 24 trang )

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2008 -2009
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5
KIỂM TRA: ĐỌC
I . ĐỌC THÀNH TIẾNG VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: ( 5 điểm ) 1 phút
- Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh
- Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn trong số các đoạn sau và trả lời
câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.
a. Bài “ Tiếng rao đêm” ( sách Tiếng Việt lớp 5 – tập 2, trang 30 )
Đoạn 1: “ Từ đầu……………khói bụi mòt mù “
Đoạn 2: “ Qua khỏi thềm nhà …………cái chân gỗ”
Đoạn 3: “ Người ta …….. đến hết”
b. Bài “ Lập làng giữ biển” ( sách Tiếng Việt lớp 5 – tập 2, trang 36 )
Đoạn 1: “ Từ đầu …….ngư trường gần”
Đoạn 2: “ Ôâng Nhụ………….Nhụ đáp nhẹ”
c. Bài “ Nhân xử tài tình” ( sách Tiếng Việt lớp 5 – tập 2, trang 46 )
Đoạn 1: “ Từ đầu…………….hôm ấy”
Đoạn 2: “ Đòi người làm chứng………..nhận tội”
Đoạn 3: “ Lần khác………..sẽ rõ”
II. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP: ( 5 điểm ) 25 phút
Chuyện cây khế
Câu chuyện cổ tích Cây khế “ Ăn một quả, trả cục vàng,
may túi ba gang, mang theo mà đựng” người lớn ai cũng biết
còn các bạn nhỏ thì thuộc làu.
Thế nhưng chuyện cây khế nhà bà Tư – mẹ liệt só thì không
phải bạn nhỏ nào cũng biết. Bà chỉ có hai người con là bộ đội
đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mó cứu nước. Hiện
nay, bà sống một mình, tuổi đã già yếu. Nhà bà Tư có cây khế
ngọt trong vøn, thỉnh thoảng bà hái đem đi bán để kiếm thêm
tiền mua trầu cau.
Chờ lúc bà vắng nhà, các bạn nhỏ tha hồ leo cây, vừa bứt
lá vừa hái quả. Nhiều lần như thế, bà Tư biết nhưng không hề


than thở với một ai. Một hôm, bà trở về bất ngờ và gặp bọn
trẻ đang còn trên cây. Bà hiền từ nói:
- Các cháu xuống cẩn thận từng cháu một, kẻo té thì khổ bà.
Rồi các cháu vào đây bà kể chuyện cổ tích cho nghe.
Chẳng những không trách mắng một bạn nào mà bà còn kể
cho các bạn nghe chuyện Cây khế. Câu chuyện cổ tích bạn
nào cũng biết, cũng thuộc mà lần này mới thấy thấm, mới
hiểu hết ý của nó chê trách sự vô ơn và lòng tham lam.
Từ hôm ấy, các bạn nhỏ thường xuyên đến nhà bà Tư để
chăm sóc, giúp đỡ bà những việc nhỏ trong nhà hoặc trèo lên
cây khế hái quả cho bà đem ra chợ bán.
- Học sinh đọc thầm bài tập đọc; Sau đó chọn chữ ( a hoặc b hoặc c ) trước ý
trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây hoặc trả lời câu hỏi, ghi vào giấy bài
làm.
1) Hoàn cảnh gia đình bà Tư có gì đặc biệt? ( 0,5 điểm )
a. Nhà bà có cây khế giống trong truyện cổ tích.
b. Bà là mẹ của hai liệt só.
c. Hai người con của bà đã hy sinh trong kháng chiến, bà đã già yếu phải
sống một mình.
2) Khi thấy bọn trẻ leo lên cây khế bứt lá, hái quả, bà Tư đã làm gì?(0,5
điểm)
a. Bà than thở với mọi người.
b. Bà giả vờ đi chợ và trở về bất ngờ để bắt quả tang bọn trẻ.
c. Bà không la mắng, bảo các bạn xuống cẩn thận kẻo ngã và kể chuyện cho
các bạn nghe.
3) Việc làm của bà Tư cho thấy bà là người như thế nào? ( 1 điểm )
a. Bà biết nhiều truyện cổ tích
b. Bà là người nhân hậu, yêu quý trẻ con.
c. Bà thích kể chuyện cho bọn trẻ nghe.
4) Việc các bạn nhỏ chăm sóc, giúp đỡ bà Tư cho thấy các bạn đã nhận thức

được điều gì? ( 1 điểm )
a. Các bạn đã nhận ra hành động sai trái của mình đối với bà mẹ liệt só.
b. Các bạn ân hận và muốn sửa lỗi bằng những việc làm tốt của mình.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
5) “Câu chuyện cổ tích Cây khế người lớn ai cũng biết còn các bạn nhỏ thì
thuộc làu. Thế nhưng chuyện cây khế nhà bà Tư – mẹ liệt só thì không phải
bạn nhỏ nào cũng biết”.
Hai câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau bằng cách nào? ( 1 điểm )
a. Lặp từ ngữ
b. Dùng từ ngữ nối
c. Cả hai cách trên
6) “ Chẳng những không trách mắng một bạn nào mà bà còn kể cho các bạn
nghe chuyện cây khế”.( 1 điểm )
Các vế trong câu ghép trên được nối với nhau bằng cách nào?
a. Dùng quan hệ từ
b. Dùng cặp từ hô ứng
c. Nối trực tiếp
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2008 -2009
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5
KIỂM TRA: VIẾT
I. Chính tả: Nghe đọc ( 15 phút )
Nghóa thầy trò
Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng
thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy
học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm
công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi nói:
- Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời
tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng.
Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo
sau.

I. Tập làm văn: ( 40 phút )
Em hãy kể một câu chuyện về những việc làm tốt thể hiện nếp sống văn
minh mà em đã nghe, đã đọc hoặc chứng kiến, tham gia.
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2008 -2009
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
KIỂM TRA: ĐỌC
I . ĐỌC THÀNH TIẾNG VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: ( 5 điểm ) 1 phút
- Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh
- Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn trong số các đoạn sau và trả lời
câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.
a. Bài “ Trống đồng Đông Sơn” ( Tiếng Việt lớp 4 – tập 2, trang 17 )
Đoạn 1: “ Từ đầu……………hươu nai có gạc “
Đoạn 2: “ Nổi bậc trên hoa văn …………tung tăng”
b. Bài “ Sầu riêng” ( sách Tiếng Việt lớp 4 – tập 2, trang 34 )
Đoạn 1: “ Từ đầu …….khu vườn”
Đoạn 2: “ Cánh hoa nhỏ………….lá héo”
c. Bài “Dù sao trái đất vẫn quay”( TiếngViệt lớp 4 – tập 2, trang 85 )
Đoạn 1: “ Từ đầu…………….sửng sốt”
Đoạn 2: “ Chưa đầy một thế kỉ………..trái đất vẫn quay”
II. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP: ( 5 điểm ) 25 phút
Lời vàng
Bánh xe hết hơi. Tôi dắt xe vào tiệm sửa xe đạp. Thấy bác
chủ tiệm ngồi đọc báo, tôi lễ phép chào:
- Cháu chào bác ạ!
Bác ngẩng lên nhìn tôi hơi lâu rồi hỏi:
- Chữa xe phải không cháu?
- Không ạ, cháu chỉ nhờ bác bơm thôi, bánh trước ạ.
Bác đứng dậy, đặt tờ báo lên mặt ghế, nói:
- Có ngay, có ngay.
Bác lấy bơm. Loáng cái bánh xe đã căng. Bác cất bơm và hỏi

tôi câu chẳng ăn nhập gì với công việc của bác:
- Cháu bao nhiêu tuổi rồi?
Dạ, mười hai tuổi bác ạ.
Bác gật gù và nói tiếp:
- Lâu lắm rồi bác mới được “ thượng đế” chào lòch sự, lễ phép
như cháu hôm nay đấy. Còn toàn là nói trống không, cộc lốc.
Đáng tuổi con cháu bác nhưng cứ đỗ xe trước cửa hiệu là nói
như ra lệnh: “ Ôâng già bơm cho cái bánh xe đi!” “Ôâng già,
thổi cho vài nhát nào!” Cho nên khi nghe cháu chào, bác rất
ngỡ ngàng. Lời chào cao hơn mâm cỗ, cháu ạ. Lòch sự, lễ phép
cháu cố giữ lấy suốt đời nhé!
Bây giờ đến lượt tôi ngỡ ngàng: Bác thợ sửa xe đen đúa,
lam lũ vậy mà lại có thể tặng tôi những lời vàng vô giá và
bài học xử thế!
Trònh Lâm Kiều Trang ( CLB
sáng tác KQĐ)
- Học sinh đọc thầm bài tập đọc; Sau đó chọn chữ ( a hoặc b hoặc c ) trước ý
trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây hoặc trả lời câu hỏi, ghi vào giấy bài
làm.
1) ( 0.5 điểm ) Từ “ thượng đế” trong câu: “ Lâu lắm rồi bác mới được “
thượng đế” chào lòch sự, lễ phép như cháu hôm nay đấy.” Được dùng để chỉ:
a. Bác thợ sửa xe
b. Khách hàng
c. Người có chức vụ
2) ( 1 điểm ) Vì sao bác thợ sửa xe lại ngỡ ngàng khi nghe bạn nhỏ chào
mình?
a. Vì ít có khách hàng chào bác
b. Vì bạn nhỏ chào bác lòch sự, lễ phép
c. Cả 2 ý trên đều đúng
3) ( 1 điểm ) Câu tục ngữ có trong bài khuyên ta nên nói năng lòch sự, lễ phép

với mọi người:
a. Lời vàng vô giá
b. Bài học xử thế
c. Lời chào cao hơn mâm cỗ
4) ( 1 điểm ) Bài học xử thế mà bác thợ sửa xe đã tặng bạn nhỏ trong bài là:
a. Phải biết giúp đỡ người khác
b. Phải biết suy nghó trước khi nói
c. Phải có thái độ lòch sự, lễ phép, tôn trọng người khác
5) ( 1 điểm ) Câu nào sau đây là câu khiến:
a. Cháu chào bác ạ!
b. Có ngay, có ngay.
c.Ôâng già bơm cho cái bánh xe đi!
6) ( 0,5 điểm ) Câu “ Khi nghe cháu chào, bác rất ngỡ ngàng.” Thuộc kiểu
câu:
a. Ai là gì?
b. Ai làm gì?
c. Ai thế nào?
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2008 -2009
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
KIỂM TRA: VIẾT
I. Chính tả: Nghe đọc ( 15 phút )
Hoa sầu đâu
Vào khoảng cuối tháng ba, các cây sầu đâu ở vùng quê Bắc Bộ đâm hoa và
người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười. Hoa nhỏ bé, lấm tấm mấy chấm đen
nở từng chùm, đu đưa như võng mỗi khi có gió. Cứ đến tháng ba, nhớ đến
sầu đâu là tôi cảm thấy thoang thoảng đâu đây một mùi thơm mát mẻ, dòu
dàng, mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dòu dàng có khi hơn cả mùi thơm
hoa mộc.
I. Tập làm văn: ( 40 phút )
Thiên nhiên có rất nhiều loài hoa đẹp. Em hãy tả một cây hoa mà em yêu

thích.
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2008 -2009
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 3
KIỂM TRA: ĐỌC
I . ĐỌC THÀNH TIẾNG VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: ( 6 điểm ) 1 phút
- Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh
- Giáo viên cho học sinh chọn một trong số các bài tập đọc sau và đọc
một đoạn văn khoảng 70 chữ; Sau đó trả lời 2 câu hỏi về nội dung bài
đọc do giáo viên nêu.
1) Bài: Mặt trời mọc ở đằng….tây ( trang 52 )
2) Tiếng đàn ( trang 54 )
3) Hội đua voi ở Tây Nguyên ( trang 60 )
4) Rước đèn ông sao ( trang 71 )
II. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP: ( 4 điểm ) 25 phút
Vượt sông
Ngay đêm hôm ấy, chò Bưởi phải vượt sông Kinh Thầy chuyển công
văn từ xã lên huyện. Hai bên bờ quãng sông này, giặc canh phòng rất cẩn
mật.
* Trên sườn đê, chò Bưởi trườn như con thằn lằn xuống tới bờ sông.
Trời càng về khuya càng rét. Chò Bưởi quấn chặt quần áo, công văn lên
đầu rồi khẽ nhoài người ra sông. Có tiếng máy ca-nô rì rì đi tới. Chò nhẩm
tính sẽ vượt sông trong mười phút và khi ca-nô tới thì chò đã thoát sang
bên bờ kia rồi.*
** Đến giữa sông, đột nhiên cả mặt sông sáng chói, một chiếc ca-nô lù
lù lướt tới. Chò Bưởi bàng hoàng trong giây lát nhưng rồi lại trấn tónh được
ngay. Một mảng bèo trôi đến, chò vơ lấy phủ lên mặt. Đèn pha rọi sáng hai
bên bờ sông sục sạo. Chò Bưởi nổi lập lờ ngay cạnh ca-nô mà bọn giặc vẫn
không biết gì hết. * * Một lát sau, ca-nô máy chạy. Chò Bưởi đã đàng
hoàng đứng ở bờ bên kia rồi.
Theo NGUYỄN KHẢI

- Học sinh đọc thầm bài tập đọc; Sau đó chọn chữ ( a hoặc b hoặc c ) trước ý
trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây hoặc trả lời câu hỏi, ghi vào giấy bài
làm.
1) Chi tiết nào cho biết chò Bưởi vượt sông trong hoàn cảnh rất khó khăn và
nguy hiểm?
a. Trời càng về khuya càng rét.
b. Giặc canh phòng rất cẩn mật ở hai bên bờ sông.
c. Cả 2 ý trên đều đúng
2) Chò Bưởi đã làm gì để không bò giặc phát hiện?
a. Chò quấn chặt quần áo, công văn lên đầu rồi khẽ nhoài ngoài ra sông.
b. Chò Bưởi trườn như con thằn lằn xuống tới bờ sông.
c. Chò lấy một mảng bèo phủ lên mặt.
3) Qua bài văn, em thấy chò Bưởi có những đức tính gì?
a. Dũng cảm, mưu trí
b. Nhanh nhẹn, dũng cảm
c. Nhanh nhẹn, mưu trí
4) Bộ phận gạch dưới trong câu “ Ngay đêm hôm ấy, chò Bưởi phải vượt sông
Kinh Thầy chuyển công văn từ xã lên huyện.” Trả lời cho câu hỏi nào?
a. Vì sao?
b. Khi nào?
c. Ở đâu?
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2008 -2009
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 3
KIỂM TRA: VIẾT
I. Chính tả: Nghe đọc ( 15 phút )
Hòm gạo cứu đói
Có một năm bò mất mùa, nhân dân ta thiếu gạo ăn, Bác Hồ hô hào nhân
dân mười ngày ăn nhòn ăn một bữa để cứu đói. Mỗi tháng ba lần, đến bữa
không ăn, Bác đến lấy phần gạo của mình, tự tay để vào hòm gạo chống đói.
Một hôm, đúng vào bữa cơ quan nhòn ăn để gom gạo thì Bác phải đi dự

chiêu đãi. Khi Bác trở về, anh em báo cáo đã đem gom phần gạo của Bác rồi,
Bác vẫn quyết đònh nhòn ăn một bữa vào ngày hôm sau.
I. Tập làm văn: ( 25 phút )
Hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu ) để kể lại một buổi biểu diễn
nghệ thuật mà em được xem.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×