Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Khảo sát tính tiện nghi về nhiệt của vải Polyester dùng để may đồng phục áo dài cho nữ sinh trung học trong điều kiện khí hậu Miền Nam Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

LỮ THỊ THOA

KHẢO SÁT TÍNH TIỆN NGHI VỀ NHIỆT CỦA VẢI POLYESTER
DÙNG ĐỂ MAY ĐỒNG PHỤC ÁO DÀI CHO NỮ SINH TRUNG HỌC
TRONG ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU MIỀN NAM VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

Hà Nội – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

LỮ THỊ THOA

KHẢO SÁT TÍNH TIỆN NGHI VỀ NHIỆT CỦA VẢI POLYESTER
DÙNG ĐỂ MAY ĐỒNG PHỤC ÁO DÀI CHO NỮ SINH TRUNG HỌC
TRONG ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU MIỀN NAM VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ THÚY NGỌC



Hà Nội – Năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này với những kết quả đã đạt được, trước hết
em xin chân thành biết ơn sâu sắc đối với TS. Nguyễn Thị Thúy Ngọc đã dành rất
nhiều thời gian quý báu hướng dẫn em về phương pháp nghiên cứu khoa học và
chun mơn, bên cạnh đó ln động viên, khích lệ em trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Em xin cảm ơn các Thầy Cô Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang, Bộ môn
Công nghệ May - Thời trang, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã cung cấp rất
nhiều kiến thức bổ ích cả về lý luận lẫn thực tiễn và có nhiều nhận xét quý báu cho
em thực hiện và hoàn thành luận văn này. Em xin đồng cảm ơn Viện dệt may Hà
Nội, Phân viện dệt may thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để em tiến hành
phần thực nghiệm thuận lợi và có được kết quả nghiên cứu chính xác.
Mặc dù đã cố gắng dành nhiều thời gian tìm tịi, học hỏi để hoàn thiện luận văn,
nhưng do hạn chế về thời gian nên khơng thể tránh được những thiếu sót. Em rất
mong nhận được những góp ý từ q Thầy Cơ để luận văn của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn
Học viên

Lữ Thị Thoa

i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan tồn bộ nội dung luận văn Thạc sĩ kỹ thuật được trình bày sau

đây là do tôi tiến hành nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Thúy
Ngọc cùng với sự giúp đỡ của quý thầy cô giáo trong Bộ môn Công nghệ may và
Thời trang. Các thực nghiệm đo đặc trưng của vải được thực hiện tại phịng thí
nghiệm Viện Dệt may Hà Nội, Phân viện Dệt may thành phố Hồ Chí Minh. Các nội
dung và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn khơng có bất cứ sự sao
chép từ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và kết quả được trình bày trong
luận văn này.
TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 04 năm 2017
Người thực hiện

Lữ Thị Thoa

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ..............................................................................................vi
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1 NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN........................................................................ 3
1.1. Khái quát chung về cơ thể người, quần áo và môi trường. ............................. 3
1.1.1. Đặc điểm sinh lý học và vận động của cơ thể người. ..............................3
1.1.2. Đặc trưng quá trình truyền nhiệt qua quần áo .........................................6
1.1.3. Đặc điểm mơi trường và điều kiện khí hậu ở miền nam Việt Nam .........9
1.2. Tính tiện nghi của bộ đồng phục áo dài nữ sinh ............................................ 11
1.2.1. Đặc điểm vật liệu sử dụng .................................................................... 11

1.2.1.1. Vải được sản xuất từ xơ polyester .................................................... 11
1.2.1.2. Vải pha.............................................................................................. 14
1.2.1.3. Vải pha thêm thành phần Elastane (Spandex) .................................. 15
1.2.1.4. Vải dệt thoi ....................................................................................... 16
1.2.2. Tính tiện nghi của quần áo .................................................................... 18
1.2.3. Các đặc trưng của vải ảnh hưởng đến tính tiện nghi của quần áo ........ 20
1.2.3.1. Tính truyền nhiệt .............................................................................. 21
1.2.3.2. Quản lý ẩm ....................................................................................... 22
1.2.3.3. Độ thoát hơi nước ............................................................................. 23
1.2.3.4. Độ thống khí ................................................................................... 24
1.2.4. Những nghiên cứu về tính tiện nghi của bộ đồng phục áo dài ............. 26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................................28
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....29
2.1. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 29
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................ 29
2.1.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: ....................................................... 29
2.1.2.1. Bộ đồng phục áo dài nữ sinh trung học ............................................ 29
2.1.2.2. Đối tượng mặc thử ............................................................................ 31
2.1.2.3. Vải polyester may đồng phục nữ sinh trung học .............................. 31
2.1.2.4. Các đặc trưng tiện nghi của vải ........................................................ 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 33

iii


2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 33
2.3.1. Đánh giá đặc trưng tiện nghi của một số mẫu vải polyester sử dụng để
may bộ đồng phục áo dài nữ sinh ................................................................... 34
2.3.1.1. Xác định độ dày của các mẫu vải ..................................................... 34
2.3.1.2. Xác định khả năng quản lý ẩm của các mẫu vải .............................. 35

2.3.1.3. Xác định chỉ số thoát hơi nước của vải ............................................ 38
2.3.1.4. Xác định độ thống khí của các mẫu vải .......................................... 41
2.3.1.5. Xác định góc hồi nhàu ...................................................................... 42
2.3.2. Đánh giá tính tiện nghi của bộ đồng phục áo dài ................................. 44
2.3.2.1. Thiết kế mẫu áo dài đồng phục nữ sinh............................................ 44
2.3.2.2. Đánh giá tính tiện nghi của bộ đồng phục áo dài bằng kỹ thuật mặc
thử .................................................................................................................. 45
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................................51
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................................52
3.1. Kết quả đánh giá đặc trưng tiện nghi của các mẫu vải................................... 52
3.1.1. Độ dày ................................................................................................... 52
3.1.2. Khả năng quản lý ẩm ............................................................................ 52
3.1.2.1. Kết quả đánh giá của mẫu vải 1 ....................................................... 52
3.1.2.2. Kết quả đánh giá của mẫu vải M2 .................................................... 58
3.1.2.3. So sánh kết quả đánh giá của 2 mẫu vải ........................................... 63
3.1.3. Chỉ số thoát hơi nước của vải ............................................................... 64
3.1.4. Độ thống khí ........................................................................................ 65
3.1.5. Góc hồi nhàu ......................................................................................... 65
3.2. Kết quả đánh giá tính tiện nghi của bộ đồng phục áo dài .............................. 67
3.2.1. Kết quả thiết kế bộ đồng phục áo dài.................................................... 67
3.2.2. Kết quả đánh giá cảm giác nhiệt ........................................................... 72
3.2.3. Kết quả đánh giá cảm giác ẩm .............................................................. 75
3.2.4. Kết quả đánh giá độ vừa vặn và tiện nghi cho vận động ...................... 77
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................................78
KẾT LUẬN ................................................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
Phụ lục 4


iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Thông số kỹ thuật của vải thí nghiệm .................................................... 32
Bảng 2.2. Bảng chấm điểm các chỉ số ..................................................................... 38
Bảng 2.3: Bảng thơng số kích thước áo ................................................................... 44
Bảng 2.4: Bảng thơng số kích thước quần ............................................................... 45
Bảng 2.5. Thơng số kích thước của học sinh tham gia thử nghiệm đồng phục....... 48
Bảng 3.1. Kết quả tổng hợp 5 lần thử nghiệm của mẫu vải M1 .............................. 57
Bảng 3.2. Kết quả phân cấp 5 lần thử nghiệm của mẫu vải M1 .............................. 57
Bảng 3.3. Kết quả tổng hợp 5 lần thử nghiệm của mẫu vải M2 .............................. 62
Bảng 3.4. Kết quả phân cấp 5 lần thử nghiệm của mẫu vải M2 .............................. 62
Bảng 3.5. Kết quả đo khả năng quản lý ẩm của 2 mẫu vải ..................................... 63
Bảng 3.6. Kết quả đo chỉ số thoát hơi nước của vải ................................................ 64
Bảng 3.7. Kết quả đo độ thoáng khí của vải ............................................................ 65
Bảng 3.8. Kết quả đo góc hồi nhàu của vải ............................................................. 66
Bảng 3.9. Kết quả cảm nhận về nhiệt đối với bộ đồng phục từ mẫu vải 1 .............. 72
Bảng 3.10. Kết quả cảm nhận về nhiệt đối với bộ đồng phục từ mẫu vải 2 ............ 73
Bảng 3.11. Kết quả cảm nhận về ẩm đối với bộ đồng phục từ mẫu vải .................. 75
Bảng 3.12. Kết quả cảm nhận về ẩm đối với bộ đồng phục từ mẫu vải 2 ............... 76

v


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Phản ứng sinh lý và nhiệt độ cơ thể ........................................................... 4
Hình 1.2 Dịng nhiệt qua vải (khi nhiệt độ da lớn hơn nhiệt độ mơi trường) .......... 8

Hình 1.3. Vải dệt thoi .............................................................................................. 16
Hình 1.4. Sơ đồ nguyên lý dệt thoi .......................................................................... 17
Hình 1.5. Sự mao dẫn chất lỏng nước (mồ hôi) qua và dọc theo bề mặt vải) ......... 22
Hình 2.1. Đồng phục áo dài nữ sinh ........................................................................ 30
Hình 2.2: Thiết bị đo độ dày của vải ....................................................................... 35
Hình 2.3. Thiết bị đo khả năng quản lý ẩm của vải ................................................. 36
Hình 2.4. Sơ đồ mặt cắt của thiết bị đo khả năng quản lý ẩm ................................. 36
Hình 2.5. Thiết bị đo độ thốt hơi nước của vải ...................................................... 41
Hình 2.6. Thiết bị đo độ thống khí của vải ............................................................ 42
Hình 2.7. Thiết bị đo góc hồi nhàu của vải.............................................................. 43
Hình 2.8. Hình ảnh minh họa quá trình mặc thử ..................................................... 50
Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn độ dày của các mẫu vải .............................................. 52
Hình 3.2. Mẫu vải M1 trước và sau thử nghiệm ..................................................... 53
Hình 3.3. Biểu đồ thời gian ngấm ướt của mẫu vải M1 .......................................... 54
Hình 3.4. Biểu đồ phân cấp khả năng quản lý ẩm của mẫu vải M1 ........................ 55
Hình 3.5. Bán kính ngấm ướt tối đa của mẫu vải M1 ............................................. 56
Hình 3.6. Mẫu vải M2 trước và sau khi thử nghiệm ............................................... 58
Hình 3.7. Biểu đồ thời gian ngấm ướt của mẫu vải M2 .......................................... 59
Hình 3.8. Biểu đồ phân cấp khả năng quản lý của mẫu vải M2 .............................. 60
Hình 3.9. Bán kính ngấm ướt tối đa ẩm của mẫu vải M2........................................ 61
Hình 3.10. Biểu đồ biểu diễn chỉ số thoát hơi nước của các mẫu vải ..................... 64
Hình 3.11. Biểu đồ biểu diễn độ thống khí của các mẫu vải ................................. 65
Hình 3.12. Biểu đồ biểu diễn góc hồi nhàu của các mẫu vải .................................. 66
Hình 3.13. Biểu đồ tổng hợp các đặc trưng của các mẫu vải .................................. 67
Hình 3.14. Hình ảnh mơ tả bộ đồng phục áo dài ..................................................... 68
Hình 3.15. Hình ảnh mô tả mẫu thiết kế của áo dài ................................................ 68
Hình 3.16. Hình ảnh mơ tả mẫu thiết kế của quần .................................................. 69
Hình 3.17. Bản vẽ thiết kế thân trước, thân sau áo dài ............................................ 69
Hình 3.18. Bản vẽ thiết kế tay và vạt con áo dài ..................................................... 70
Hình 3.19. Bản vẽ thiết kế nẹp hò và bâu áo dài ..................................................... 70

Hình 3.20. Bản vẽ thiết kế thân trước, thân sau, lưng quần .................................... 71
Hình 3.21. Hình dáng sản phẩm mẫu hoàn tất......................................................... 72

vi


Hình 3.22. Biểu đồ biểu diễn cảm nhận về nhiệt đối với bộ đồng phục từ mẫu
vải 1 ................................................................................................................... 73
Hình 3.23. Biểu đồ biểu diễn cảm nhận về nhiệt đối với bộ đồng phục từ mẫu
vải 2 ................................................................................................................... 74
Hình 3.24. Biểu đồ biểu diễn cảm nhận về ẩm đối với bộ đồng phục từ mẫu vải 1 75
Hình 3.25. Kết quả cảm nhận về ẩm đối với bộ đồng phục từ mẫu vải 2 ............... 76
Hình 3.26. Biểu đồ tổng hợp kết quả đánh giá cảm nhận nhiệt và ẩm của các mẫu
đồng phục từ 2 mẫu vải ........................................................................................... 77

vii


LỜI MỞ ĐẦU
Quần áo khi được mặc lên cơ thể người sẽ chịu tác động của rất nhiều yếu tố
từ cơ thể người mặc với môi trường xung quanh. Con người sẽ cảm thấy thật sự
thối mái khi có được trạng thái tiện nghi hoặc biểu hiện sự khó chịu khi xuất hiện
trạng thái không tiện nghi.
Trên thế giới đã có rất nhiều người nghiên cứu về xu hướng lựa chọn trang
phục của người tiêu dùng như xu hướng lựa chọn theo thiết kế, theo vải, theo giá
thành, theo tính tiện nghi, theo thương hiệu… và người ta thấy rằng 80% phụ nữ,
83% đàn ơng chọn tính tiện nghi là quan trọng nhất[10]. Sự tiện nghi mang lại trạng
thái dễ chịu về sinh lý, tâm lý và vật lý giữa người mặc và môi trường xung quanh.
Ở miền nam Việt Nam việc nghiên cứu về các đặc trưng của vải dùng để may quần
áo đồng phục cho học sinh Trung học phổ thơng nói chung và ảnh hưởng của

chúng đến trạng thái tiện nghi của người mặc còn chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Chính vì những lý do trên, luận văn sẽ đề cập đến một số vấn đề nghiên cứu cụ
thể là: “Khảo sát tính tiện nghi về nhiệt của vải polyester dùng để may đồng phục
áo dài cho nữ sinh trung học trong điều kiện khí hậu miền nam Việt Nam”
Từ mục đích nghiên cứu, luận văn đã chọn 2 mẫu vải thực nghiệm được dệt từ
sợi Polyester và Polyester pha Spandex. Để tăng tính thực tế của các kết quả nghiên
cứu, các mẫu vải được chọn là các loại vải đang được sử dụng trong thực tế và phù
hợp để may bộ đồng phục áo dài học sinh.
Căn cứ vào mục đích nghiên, nội dung nghiên cứu của luận văn chính là
nghiên cứu thực nghiệm các tính của vải dùng để may đồng phục áo dài nữ sinh
trung học như: độ dày, khả năng quản lý ẩm, chỉ số thốt hơi nước, độ thống khí,
góc hồi nhàu.
Đề tài của luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu tài liệu
và phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: phương pháp nghiên cứu tài liệu là thu
thập và tổng hợp những nghiên cứu về tính tiện nghi của quần áo, phân tích lựa
chọn phương pháp xác định các đặc trưng tiện nghi của vải và đánh giá tính tiện
nghi của quần áo. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm là xác định các đặc trưng
tiện nghi của các mẫu vải, đánh giá tính tiện nghi của bộ đồng phục áo dài bằng kỹ
thuật mặc thử. Các thực nghiệm được tiến hành theo các tiêu chuẩn của Việt Nam

1


và quốc tế theo từng nội dung cụ thể và có sự thay đổi một số điểm cho phù hợp với
mơ hình thực tế sử dụng quần áo.
Sau khi nghiên cứu, đề tài của luận văn đã thấy rằng, các đặc trưng độ dày,
khả năng quản lý ẩm, chỉ số thốt hơi nước, độ thống khí, góc hồi nhàu của vải nói
chung có ảnh hưởng rất nhiều đến trạng thái tiện nghi của người mặc. Luận văn đã
xác định được các đặc trưng của từng mẫu vải và rút ra được sự ảnh hưởng của các
đặc trưng nói trên tới tính tiện nghi của vải dùng để may đồng phục áo dài nữ sinh.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của đề tài sẽ góp phần làm cơ sở giúp các
nhà sản xuất vải thiết kế được các loại vải đáp ứng nhu cầu may mặc, giúp nhà sản
xuất trang phục lựa chọn vật liệu phù hợp để tạo được sự thoải mái, dễ chịu cho
người mặc.

2


CHƢƠNG 1
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1. Khái quát chung về cơ thể ngƣời, quần áo và mơi trƣờng.
Khi nói đến quần áo là nói đến lớp vải che bên ngồi cơ thể, mặc quần áo trên
cơ thể người sẽ làm thay đổi sự kích thích giữa cơ thể với mơi trường xung quanh.
Cơ thể người, quần áo và môi trường là một hệ thống gồm 3 yếu tố có sự tương tác
chặt chẽ với nhau, chúng tác động qua lại và chịu sự ảnh hưởng của nhau.
Trong phần tổng quan này, luận văn sẽ đề cập đến các yếu tố có liên quan đến
các tương tác này.
1.1.1. Đặc điểm sinh lý học và vận động của cơ thể người.
Sinh lý học xem xét cơ thể như là một tập hợp của các hệ thống tương tác, mỗi
một hệ thống có các tổ hợp của các chức năng khác nhau: hệ thần kinh, các giác
quan, hệ cơ - xương, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ hơ hấp, hệ miễn dịch, hệ sinh sản,
hệ nội tiết, hệ bài tiết....
Da là cơ quan của hệ bài tiết, là các lớp che phủ trên cơ thể, bao gồm tóc, lơng
và móng cũng như các cấu trúc quan trọng về chức năng khác, chẳng hạn các tuyến
mồ hơi và tuyến bã nhờn, da có nhiệm vụ bao bọc và che chở cho cơ thể khỏi những
tác động và ảnh hưởng khơng có lợi của mơi trường bên ngoài.
Da là cơ quan của hệ bài tiết, có nhiệm vụ bao bọc và che chở cơ thể khỏi sự tác
động, sự ảnh hưởng khơng có lợi của mơi trường bên ngồi[21]. Chức năng chính
của da là để điều hòa thân nhiệt và giữ cho nhiệt độ cơ thể ln ở mức 370C. Da cịn
có chức năng cảm nhận nhiệt độ, tổng hợp vitamin B và D. Da được coi là một

trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể.
Con người có thể giữ được nhiệt độ cơ thể hầu như không thay đổi trong
những điều kiện thời tiết khác nhau. Nghĩa là quá trình sinh nhiệt và tỏa nhiệt của
cơ thể luôn cân bằng nhau, điều này rất quan trọng vì hoạt động của các phản ứng
sinh hóa trong cơ thể phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ [5]. Các loại men hoạt động
trong tế bào với điều kiện nhiệt độ tối ưu là 37°C. Ở nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn
đều gây ra những biến đổi nguy hại cho quá trình duy trì sự sống.

3


Khi nói tới nhiệt độ cơ thể người, người ta phân biệt nhiệt độ trong cơ thể và
nhiệt độ trên bề mặt da của cơ thể, đã có nhiều nghiên cứu về nhiệt độ cơ thể người
trong đó Giancoli đã xác định được rằng tại vị trí có bề dày của các mơ là 4cm thì
nhiệt độ trên bề mặt da là 34°C và nhiệt độ phía trong là 37°C [14] và khi nhiệt độ
tăng lên đến 37,8°C cơ thể bắt đầu có hiện tượng đổ mồ hơi. Khi nhiệt độ thấp hơn
hoặc cao hơn ngưỡng này thì có thể nói cơ thể đang gặp nguy hại tùy theo từng mức
độ.
Người ta nói cơ thể người là một hệ thống điều chỉnh thân nhiệt hồn hảo bởi
vì hệ thống đó có hai bộ phận cảm ứng quan trọng điều khiển đó là lớp da và vùng
não điều khiển thân nhiệt.
Đã có nhiều nghiên cứu về nhiệt độ trên bề mặt da của cơ thể người. Freitas đã
thử nghiệm và xác định được nhiệt độ da của người sau 3 giờ ở trong phịng rất
nóng chỉ chênh lệch 2,5°C (từ 35°C lên 37,5°C), cịn với người mặc quần áo bình
thường và ở trong phịng có nhiệt độ 15- 20°C thì nhiệt độ da là 32- 35°C.

Hình 1.1. Phản ứng sinh lý và nhiệt độ cơ thể
Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy nhiệt độ da trên cơ thể người khác nhau

4



trên từng vị trí và nó giảm dần khi các vị trí trên cơ thể càng xa tim. Theo Glenn Elert
nhiệt độ trên bề mặt da ít nhiều chịu ảnh hưởng của nhiệt độ khơng khí và thời gian
mà con người ở trong mơi trường đó [15], chính các nhân tố thời tiết như gió lạnh và
độ ẩm là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ trên bề mặt da. Nhiệt độ trên bề
mặt da của cơ thể người thơng thường khoảng 33°C. Da cho cảm nhận nóng hoặc
lạnh, cơ thể có cơ chế điều hịa thân nhiệt để thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ của
mơi trường xung quanh. Khi nhiệt độ của môi trường xung quanh cao hơn nhiệt độ
da, đồng nghĩa với hiện tượng nóng bức, da sẽ đổ mồ hơi để tăng cường thải nhiệt.
Trạng thái cân bằng cần thiết giữa các quá trình sinh nhiệt và tỏa nhiệt được
đảm bảo nhờ những cơ chế điều tiết cực kỳ tinh vi. Các cơ chế này được chia làm 2
nhóm: nhóm điều tiết hóa học và điều tiết vật lý [5].
Điều tiết hóa học là một quá trình cơ bản tạo thành nhiệt trong cơ thể. Khi môi
trường xunh quanh lạnh đi các phản ứng thiêu đốt bên trong cơ thể được tăng cường
trước hết là ở các cơ quan sau đó có thể xảy ra ở nội tạng, ngồi ra nhiệt cịn có thể
được sinh ra do sự vận động các cơ môt cách có ý thức như chạy, nhảy, vận động
chân tay...hoặc vô thức như hiện tượng người run lên khi lạnh, nổi gai ốc...
Qua các quá trình sinh nhiệt trong cơ thể một lượng nhiệt được sinh ra, lượng
nhiệt này được truyền ra mặt da một phần thông qua sự dẫn nhiệt của các mô phần
khác nhờ sự vận chuyển đối lưu trong hệ tuần hoàn và phần này là chủ yếu.
Từ bề mặt da nhiệt tỏa ra môi trường xung quanh bằng các cách như: bốc hơi,
dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ [6].
Trong điều kiện nhiệt độ của môi trường xung quanh cao đồng nghĩa với hiện
tượng nóng bức da sẽ đổ mồ hôi, sự tỏa nhiệt bằng cách bốc hơi mồ hơi tăng cịn sự
tỏa nhiệt bằng bức xạ và dẫn nhiệt hầu như dừng lại, vì vậy sự tỏa nhiệt bằng cách
bốc hơi nước là quá trình chủ yếu duy trì cân bằng nhiệt của cơ thể khi bị quá nóng.
Khi điều kiện nhiệt độ cơ thể cao hơn nhiệt độ môi trường, sự tỏa nhiệt bằng
bức xạ là mạnh nhất, khi cơ thể mặc quần áo thì lượng nhiệt tỏa ra sẽ giảm xuống vì
hệ số dẫn nhiệt của khơng khí rất thấp nên sự dẫn nhiệt từ bề mặt da qua lớp khơng

khí và quần áo khơng lớn chỉ khi lớp khơng khí này rất ẩm tạo thành một lớp nước

5


trên bề mặt da thì lượng nhiệt này đột ngột tăng lên. Khi có gió, lớp khơng khí vừa
được nóng lên do trao đổi nhiệt trực tiếp và bức xạ bị đưa ra xa khỏi cơ thể làm cho
quá trình đối lưu được tăng cường, khi cơ thể được bao phủ bởi quần áo hiệu quả
đối lưu sẽ giảm đi vì lớp khơng khí giữa da và quần áo ổn định hơn rất nhiều so với
khơng khí bên ngồi.
1.1.2. Đặc trưng quá trình truyền nhiệt qua quần áo
Chức năng của quần áo là bảo vệ cho người mặc khỏi những tác hại của mơi
trường như nóng, lạnh, gió, mưa, bụi bẩn và hạn chế những tổn thương khi tham gia
học tập, giao thông, tham gia lao động, tham gia thể thao.... Khi mặc quần áo sẽ
giúp con người được đảm bảo an toàn về sức khỏe, tạo cảm giác tự tin về thẩm mỹ
và yên tâm hơn cho dù thời tiết có nắng nóng, khắc nghiệt. Bên cạnh đó quần áo
cịn có tác dụng hỗ trợ điều hịa thân nhiệt cho ngườì mặc.
Quần áo có thể là một lớp hoặc nhiều lớp che phủ cơ thể trên những phần bề mặt
nhất định, khi cơ thể mặc quần áo sẽ diễn ra sự truyền nhiệt, truyền hơi nước, nước và
khơng khí qua các lớp vật liệu. Với cấu trúc, kích thước và vật liệu khác nhau của quần
áo mà các quá trình trên được thực hiện ở các mức độ khác nhau. Quần áo, lớp khơng
khí giữa quần áo và bề mặt da, lớp khơng khí giữa các lớp vải tạo thành một lớp vỏ bao
phủ bề mặt cơ thể và giúp cho quá trình điều chỉnh thân nhiệt ở các điều kiện mà cơ
thể khơng điều chỉnh được.
Quần áo đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ trao đổi nhiệt của con
người, đặc biệt là trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Khi có sự chênh lệch nhiệt độ
giữa lớp khơng khí dưới quần áo và khơng khí bao bọc bên ngồi (mơi trường) thì
sẽ xuất hiện sự truyền nhiệt qua quần áo. Cũng giống như đối với các vật thể khác,
có 3 phương thức truyền nhiệt qua quần áo: dẫn nhiệt, tỏa nhiệt đối lưu và bức xạ
nhiệt.

Các dạng trao đổi nhiệt đơn giản nói trên hầu như trong thực tế không gặp ở
dạng thuần túy. Về nguyên tắc, sự truyền nhiệt được thực hiện đồng thời với cả 3
phương thức hoặc 2 phương thức nào đó trong 3 phương thức nói trên [6].
Tính truyền nhiệt của vải có thể được xác định bằng những đặc trưng như trở

6


nhiệt, hệ số truyền nhiệt.
- Trở nhiệt của vải là khả năng của vải ngăn cản dòng nhiệt đi qua, trở nhiệt
của vải là một đặc tính liên quan rất mật thiết đến sự duy trì trạng thái cân bằng
nhiệt của cơ thể người khi mặc quần áo. Khi con người mặc quần áo nhiệt có thể
mất đi từ cơ thể bằng các phương thức truyền nhiệt như dẫn nhiệt, tỏa nhiệt đối lưu
và bức xạ nhiệt [1].
- Vật liệu của quần áo là những vật liệu rắn nhưng không đặc và thường là
dạng vật liệu xốp. Qua quần áo, nhiệt được truyền chủ yếu bằng phương thức dẫn
nhiệt qua các lớp vật liệu (bao gồm cả phần đặc của xơ sợi và khoảng trống giữa các
xơ sợi).
Khi điều kiện nhiệt độ cơ thể cao hơn nhiệt độ môi trường, nhiệt được truyền từ
bề mặt da của cơ thể đến bề mặt bên trong của quần áo có thể bằng phương thức dẫn
nhiệt dọc theo các xơ tiếp xúc với bề mặt da và do sự tiếp xúc giữa các xơ hoặc do
dẫn nhiệt đối lưu trong lớp khơng khí biên bên trên bề mặt da. Từ bề mặt bên trong
của quần áo nhiệt được truyền tới bề mặt bên ngoài của quần áo bằng việc dẫn nhiệt
qua các xơ bằng sự đối lưu khơng khí qua các khe hở của vải. Ở bề mặt bên ngoài của
quần áo, nhiệt được truyền vào khơng khí gần với bề mặt bên ngoài của vải rồi bằng
sự đối lưu và bức xạ truyền tới các vật có nhiệt độ thấp hơn trong mơi trường
- Quần áo đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng nhiệt do
chúng làm thay đổi q trình thốt nhiệt từ bề mặt da và tại cùng 1 thời điểm ln
có hiệu ứng thứ cấp trong việc làm thay đổi sự mất hơi ẩm của da. Tuy nhiên khơng
có 1 hệ thống quần áo nào thích hợp với tất cả các trường hợp. Một hệ thống quần

áo thích hợp với điều kiện khí hậu này có thể sẽ khơng thích hợp với điều kiện khí
hậu khác.
- Khả năng của vải cản lại dòng nhiệt đi qua có ảnh hưởng quan trọng tới tính
dễ chịu khi mặc về nhiệt. Khả năng của vải cản lại quá trình truyền nhiệt từ cơ thể
tới khơng khí xung quanh là tổng của 3 thơng số, đó là: Khả năng cản lại quá trình
truyền nhiệt từ bề mặt vật liệu, khả năng cản nhiệt của vật liệu may quần áo và khả
năng cản nhiệt của lớp khơng khí xen kẽ [1].

7


- Sự truyền nhiệt qua vải là một hiện tượng phức tạp bị tác động bởi nhiều yếu
tố, 3 yếu tố chính có trong những loại vải thơng thường là độ dày, khơng khí tĩnh
xung quanh và khơng khí chuyển động bên ngồi. Ngồi những nhân tố này, khơng
khí bị giữ bên trong giữa các lớp quần áo là nhân tố quan trọng để xác định khả
năng cách nhiệt, các đặc tính của xơ, sợi, vải cũng đóng một vai trị quan trọng đến
tính dễ chịu khi mặc về nhiệt.
Xơ, sợi và khơng khí đều có độ dẫn nhiệt thấp (nhiệt trở cao) so với phần lớn
những dạng vật liệu khác, xơ sợi có độ dẫn nhiệt thấp hơn nước khoảng 3 lần, thấp
hơn kim loại khoảng 1000 lần, không khí cịn có độ dẫn nhiệt thấp hơn xơ sợi
khoảng 8 lần.
- Trong điều kiện nhiệt độ cơ thể lớn hơn nhiệt độ môi trường, sẽ diễn ra sự
tỏa nhiệt từ cơ thể ra mơi trường (hình 1.2)
Dịng đối lưu mang khơng khí đã
được làm nóng vào mơi trường
Khơng khí biên ở bề mặt da được
làm nóng bằng dẫn nhiệt
Khơng khí trong khe hở vải
được làm nóng bằng dẫn nhiệt
Khơng khí biên giữa bề mặt da và

vải được làm nóng bằng dẫn nhiệt
và đối lưu
Dòng máu trong các mao quản
mang nhiệt tới bề mặt da

Hình 1.2 Dịng nhiệt qua vải
(khi nhiệt độ da lớn hơn nhiệt độ mơi trường)
Tính giữ nhiệt của quần áo phụ thuộc vào nhiều yếu tố của vải như: độ dày, độ
mềm, độ mảnh xơ, độ mềm dẻo của các lớp cũng như số lớp, ngoài ra nó cịn phụ
thuộc vào các khoảng hở giữa quần áo và cơ thể, do đó mà sự vừa vặn của quần áo
cũng sẽ có ảnh hưởng đến khả năng giữ nhiệt của quần áo[6].
Như vậy trong mối quan hệ cơ thể - quần áo - mơi trường thì nhiệt độ môi

8


trường ln thay đổi, nhiệt độ cơ thể thì tương đối ổn định trong phạm vi thay đổi
hẹp, do đó quần áo sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ trao đổi nhiệt của con
người đặc biệt là trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
1.1.3. Đặc điểm mơi trường và điều kiện khí hậu ở miền nam Việt Nam
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết
cho sự sinh sống, sản xuất của con người như: tài nguyên thiên nhiên, khơng khí,
đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao
gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội liên quan trực tiếp tới chất lượng cuộc sống con
người.
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
- Môi trường tự nhiên (môi trường địa lý) bao gồm: Các nhân tố thiên nhiên
như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngồi ý muốn của con người, nhưng cũng ít
nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sơng, biển cả,

khơng khí, động, thực vật, đất, nước... Mơi trường tự nhiên cho ta khơng khí để thở,
đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài
nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các
chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm
phong phú.
- Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên
Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia
đình, tổ nhóm, các tổ chức tơn giáo, tổ chức đồn thể,... Mơi trường xã hội định
hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh
tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các
sinh vật khác.
Ngồi ra, người ta cịn phân biệt khái niệm mơi trường nhân tạo, bao gồm tất
cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống
như: ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo [22].

9


Điều kiện môi trường là điều kiện mà cơ thể được đặt vào, là môi trường địa lý
và môi trường làm việc, điều kiện môi trường được đặc trưng bởi các thông số:
Nhiệt độ, độ ẩm tương đối của không khí và tốc độ gió. Cịn điều kiện mơi trường
địa lý được đặc trưng bằng điều kiện khí hậu.
Việt Nam nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới của nửa cầu bắc thiên về chí
tuyến hơn là xích đạo [22], vị trí đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ cao,
trung bình năm từ 22 - 27°C, hàng năm có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa
trung bình từ 1.500 - 2.000 mm. Độ ẩm khơng khí trên dưới 80%. Số giờ nắng
khoảng 1500 - 2000 giờ, nhiệt bức xạ trung bình năm 100 kcal/cm2, chế độ gió mùa
cũng làm cho tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam thay đổi. Nhìn chung
Việt Nam có 1 mùa nóng mưa nhiều và 1 mùa tương đối lạnh ít mưa. Trên nền nhiệt

độ chung đó khí hậu của các tỉnh phía bắc thay đổi theo 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.
Việt Nam chịu sự tác động mạnh của gió mùa đơng bắc nên nhiệt độ trung
bình thấp hơn nhiệt độ trung bình của nhiều nước khác cùng vĩ độ ở châu Á. So
với các nước này, Việt Nam có nhiệt độ về mùa đơng lạnh hơn và mùa hạ ít nóng
hơn. Do ảnh hưởng của gió mùa hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu của
Việt Nam luôn luôn thay đổi trong năm từ giữa năm này với năm khác và giữa nơi
này với nơi khác (Từ bắc xuống nam, từ thấp lên cao)
Các tỉnh thành khu vực phía bắc có đủ 4 mùa Xuân, Hạ,Thu, Đông. Mùa khô
từ tháng 10 năm trước đến tháng tư năm sau, đây là thời kỳ giá lạnh, khơng mưa to,
từ tháng 1 đến tháng 3 vẫn có giá lạnh nhưng là vì tiết xn nên có mưa nhẹ (mưa
xuân) đủ độ ẩm cho cây cối đâm chồi nảy lộc. Từ tháng 5 dến tháng 9 là mùa nóng
có mưa to và bão, trong tháng 8, 9, 10 Hà Nội có những ngày thu, mùa thu Hà Nội
trời trong xanh, gió mát. Những ngày cuối thu se se lạnh và nhanh chóng hịa nhập
vào mùa đơng, nhiệt độ trung bình mùa đơng 17,5°C. Mùa hạ trung bình 29,2°C
(lúc cao nhất lên tới 39°C). Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,3°C, lượng mưa trung
bình hàng năm 1.800 mm.
Khu vực miền trung và miền nam hầu hết nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và
chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,

10


lượng mưa trung bình năm 1.979 mm. Mùa khơ từ tháng 12 đến tháng tháng 4 năm
sau, nhiệt độ trung bình cả năm 27,5°C.
Như vậy điều kiện khí hậu của môi trường địa lý của Việt Nam diễn ra khá
phức tạp và ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động sống bình thường của cơ thể người,
ngồi ra cơ thể cũng chịu ảnh hưởng của môi trường làm việc, điều kiện môi
trường làm việc sẽ xác định lọai quần áo mà con người mặc khi làm việc để đảm
bảo hiệu quả cơng việc lớn nhất.
Do đó trong mối quan hệ: cơ thể người - quần áo - mơi trường thì nhiệt độ

mơi trường ln thay đổi, nhiệt độ cơ thể thì tương đối ổn định trong phạm vi thay
đổi hẹp, chính vì vậy quần áo sẽ giữ vai trị quan trọng giúp cho nhiệt độ cơ thể ổn
định trong các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm khơng khí trong mơi trường khác nhau.
1.2. Tính tiện nghi của bộ đồng phục áo dài nữ sinh
1.2.1. Đặc điểm vật liệu sử dụng
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghiệp, ngành dệt trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã sản xuất ra nhiều loại vải mới. Khi nói về
trang phục áo dài người ta thường nghĩ đến chất liệu tơ tằm nhưng vải tơ tằm giá
thành cao không phù hợp để may bộ đồng phục áo dài học sinh. Do đó luận văn
chọn vải được dệt từ sợi tổng hợp để may bộ đồng phục áo dài học sinh vì giá thành
rẻ, độ bền cao. Căn cứ vào nghiên cứu tổng quan về mối liên quan cơ thể, quần áo,
môi trường, căn cứ vào yêu cầu chất lượng bộ đồng phục áo dài học sinh trung học
và tính tiện nghi nhiệt ẩm của vải dùng để may đồng phục áo dài học sinh, từ đó tạo
cho người mặc có sự tiện nghi thoải mái trong quá trình vận động. Vải được dệt từ
nhiều loại sợi: Sợi tổng hợp, sợi pha.
1.2.1.1. Vải được sản xuất từ xơ polyester
Xơ polyester chiếm vị trí hàng đầu về khối lượng sản xuất trong số các loại xơ
tổng hợp. Xơ polyester được sản xuất ở nhiều nước trên thế giới với những tên gọi
khác nhau. Lapxan (Liên xô cũ), Terinon (Anh), Đacron (Mỹ), Lanon (Đức), Tecgal
(Pháp), Têtoron (Nhật bản) sản xuất dưới hai dạng bóng và mờ.
Đặc trưng cấu tạo:

11


[- CO -

- O - (CH2)2 - O -]n

Do xơ polyester có cấu tạo mạch thẳng và lặp lại đều đặn nên các mạch đại

phân tử của polyester nằm rất sát nhau tạo nên cấu trúc chặt chẽ, hình thành các
vùng vi tinh thể tạo ra độ bền cao.
Một số tính chất cơ bản:
- Tính giữ nhiệt: Các sợi tơ dẹt có tính giữ nhiệt thấp, sợi được texture có tính
giữ nhiệt tốt hơn. Các xơ ngắn có thể mảnh và nhẵn hoặc thô ráp sẽ cho khả năng
giữ nhiệt khác nhau.
- Tính hấp thụ ẩm: Polyester có khả năng hút ẩm kém, kém nhất trong các loại
xơ. Trong môi trường tiêu chuẩn độ ẩm của xơ là 0,4% do nó chứa ít nhóm ưa nước
và cấu trúc của xơ chặt chẽ. Vì vậy, xơ khó thấm nước, khơng thống khí nhưng
giặt nhanh khơ, ít bắt bụi bẩn. Polyester khó hấp thụ nước nhưng có khả năng mao
dẫn nước trong sợi tốt.
- Tính tiện nghi tiếp xúc: Xơ mảnh và xốp mềm nên được dùng để sản xuất vải
trong may mặc.
* Tính chất cơ lý hóa chủ yếu:
- Độ bền: Polyest có độ bền cao và có khả năng chống mài mòn. Độ bền khi ở
trạng thái ướt tương tự như khi khô.
- Độ giãn: Độ giãn đứt khoảng 15 – 50% và thấp hơn polyamide
Xơ có độ đàn hồi rất cao ở trong điều kiện thường, vải không bị nhăn. Nếu
kéo giãn trong mơi trường nước nóng > 700C thì xơ mất khả năng đàn hồi và khi đã
bị kéo giãn thì rất khó sửa.
- Xơ có tính nhiễm điện rất cao nên gây khó khăn trong q trình kéo sợi, dệt
vải và khó nhuộm màu, gây khó chịu cho người mặc nên không phù hợp để may
quần áo mặc sát người nhưng có thể khắc phục bằng cách dùng chất chống tĩnh
điện.
- Độ mảnh, cảm giác khi tiếp xúc: Có thể tạo ra xơ polyester có độ mảnh khác
nhau và sự thay đổi về độ mảnh nằm trong khoảng rộng từ xơ siêu mảnh đến xơ thô.

12



Vải tạo thành có thể mỏng và xốp mềm hoặc cứng tùy theo độ mảnh của xơ, cấu
trúc vải và việc hồn tất vải.
- Độ bóng: Có thể tạo ra xơ có độ bóng thấp tới độ bóng cao tùy thuộc vào tiết
diện ngang của xơ và chất làm mờ độ bóng.
- Khả năng tạo hình dạng: Là xơ có tính nhiệt dẻo, có thể tạo được hình dạng
dưới tác động của nhiệt độ. Nhờ tính chất này người ta đã làm cho xơ xốp hơn.
- Khối lượng riêng 1,38 g/cm3
- Tác dụng của axit: Polyester tương đối bền với axit loãng ở điều kiện thường
nhưng khi tăng nồng độ đến 60%, nhiệt độ 700C thì xơ mới bị phá hủy từng bộ
phận.
- Tác dụng của kiềm: Polyester kém bền với kiềm do nhóm este bị xà phịng
hóa. Ví dụ: nếu gia cơng khơng lâu ở nhiệt độ thấp thì kiềm chưa gây tổn thương
đáng kể cho xơ. Nếu tăng nhiệt độ thì Polyester sẽ bị phá hủy hồn tồn (dạng thủy
phân). Dung dịch NaOH 40% sẽ phá hủy polyester ở nhiệt độ thường.
- Polyester tương đối bền với chất oxy hóa và với chất khử.
- Polyester tương đối bền với các dung môi hữu cơ thông thường: axeton, cồn,
benzene.... Nhưng xơ bị hòa tan trong nitrobenzene và clophenol.
- Tác dụng của nhiệt độ: Polyester là loại xơ nhiệt dẻo, khả năng chịu nhiệt
của xơ tương đối cao. Ở nhiệt độ 1500C trong một vài giờ xơ chưa thay đổi tính
chất. Nếu tăng thời gian lên 1000 giờ xơ chỉ giảm 50% độ bền. Trong khi đó một số
xơ khác chỉ trong 200 – 300 giờ đã bị phá hủy. Ở nhiệt độ 2350C xơ chuyển sang
trạng thái mềm, ở nhiệt độ 2750C xơ chuyển sang trạng thái lỏng.
- Tác dụng của vi sinh vật, ánh sáng và khí quyển: Polyester có độ bền với ánh
sáng cao hơn hẳn polyamide, nhưng dưới tác dụng của ánh sáng tử ngoại thì xơ
polyester bị giảm độ bền.
- Xơ Polyester có độ cứng lớn dễ tạo ra hiện tượng xù lơng, vón cục trên bề
mặt chế phẩm. Để khắc phục nhược điểm này người ta đã sản xuất ra polyester biến
tính bằng cách thay đổi thành phần hóa học của polyester nhằm biến đổi một số tính
chất của xơ làm cho xơ mềm mại hơn, dễ gấp uốn, tăng khả năng nhuộm màu, tăng


13


độ xốp và có nhiệt độ nóng chảy cao hơn gọi là polyester biến tính.
Ứng dụng
- Dạng xơ stapen: Khoảng 60% khối lượng sản xuất polyester là ở dạng xơ
stapen. Xơ stapen được dùng chủ yếu để pha trộn với các loại xơ khác như len,
bông, viscose, modal. Tỷ lệ pha trộn phụ thuộc vào sản phẩm được dùng là loại xơ
được pha trộn, thông thường tỷ lệ pha trộn là 70:30, 65:35, 55:45 và 50:50. Các ứng
dụng quan trọng nhất là dùng để may comple, y phục, váy, áo sơ mi, quần áo mặc
ngoài, áo mưa, bảo hộ lao động, ga trải giường, 100% polyester dạng xơ stapen còn
được dùng để làm chỉ may có độ bền cao, nền của mex, dựng, bông, bông trần.
- Dạng filament: Thường được texture sau đó dệt vải để may áo dài, may váy,
áo sơ mi, cà vạt, khăn chồng, làm áo lót, vải nỉ, rèm, màn tuyn, đồ trang trí. Dùng
làm chỉ vắt sổ.
Xơ có khả năng hạn chế lửa nên được dùng để bọc đồ nội thất trong khách
sạn, rạp hát, vận tải.
Trong lĩnh vực công nghiệp, polyester được dùng làm sợi mành trong chế tạo
lốp ô tô, xe máy, dạng sợi mảnh dùng làm lưới, vật liệu lọc,... dùng làm vải bạt, vải
mành, quần áo bảo vệ, dây đai an toàn, đai truyền, làm vải lọc, băng tải, vải buồm,
các ống tăng bền, làm lều vải trắng, thừng, chão, vải lông [10].
1.2.1.2. Vải pha
Việc pha trộn xơ sợi để cải thiện các đặc tính, khắc phục các nhược điểm của
xơ hoặc tạo nên các tính chất đặc biệt. Việc pha trộn này cũng có thể chịu ảnh
hưởng của q trình sản xuất, độ mảnh của sợi và giá thành. Các lý do cho việc pha
trộn:
- Cải thiện tính chất: Việc pha trộn các loại xơ sợi với nhau nhằm cải thiện
các đặc tính của vải khi sử dụng như chống mài mịn, tăng độ bền. Nó cũng làm
tăng sự tiện nghi của quần áo như độ cản nhiệt, khả năng hấp thụ ẩm, tăng sự tiện
nghi khi tiếp xúc với da và cải thiện được các tính chất ch giặt giũ, phơi, là và sự co.

- Vẻ bên ngoài: Màu sắc, độ bóng, các hiệu ứng cấu trúc của sợi,vải.
- Lợi nhuận: Việc pha trộn còn làm tăng lợi nhuận như giá thành xơ, hiệu quả

14


của q trình sản xuất.
Sự pha trộn có thể chịu ảnh hưởng ở 2 giai đoạn trong quá trình sản xuất, đó
là trong khi sản xuất pha trộn các loại xơ khác nhau ở dạng xơ stapen và sự phối
hợp các sợi được làm từ các xơ hoặc sợi tơ khác nhau trong khi sản xuất vải.
Có nhiều ưu điểm khi pha trộn xơ tự nhiên với xơ nhân tạo đó là tổng hợp
được những ưu điểm của xơ thiên nhiên (mềm mại, thoáng mát, hợp vệ sinh, dễ hút
ẩm, chịu nhiệt, cản nhiệt tốt) và xơ nhân tạo (bền đẹp, chịu mài mịn, có tính đàn
hồi, khó bắt bụi, giặt nhanh sạch, chóng khơ, ít nhàu) khắc phục nhược điểm của xơ,
sợi thiên nhiên (khó nhuộm màu, độ bền mài mịn khơng cao, dễ bị co, dễ bị nhàu
nát) và khắc phục nhược điểm của xơ tổng hợp (Dễ sinh tĩnh điện, vải mặc bí, chịu
nhiệt thấp). Pha trộn phổ biến nhất là bông pha với Polyester, nylon, viscose, modal.
1.2.1.3. Vải pha thêm thành phần Elastane (Spandex)
Elastane được sản xuất từ ít nhất 85% polyurethane. Tính chất nổi bật của xơ
là có tính đàn hồi cao. Một sợi đàn hồi có thể giãn tới 500% và phục hồi nguyên vẹn
chiều dài ban đầu sau khi bỏ tải trọng. Cấu trúc phân tử của xơ là một khối đồng
trùng hợp với các phần cứng và phần xốp xen kẽ nhau. Phần cứng thông thường là
dẫn xuất của ure thơm. Chúng có khả năng liên kết nội phân tử để tạo được độ bền
và sự kết dính. Phần xốp là polyester hoặc polyether, phần này là vơ định hình hoặc
nửa tinh thể, chúng có độ giãn và đàn hồi cao.
Elastane chỉ được sản xuất ở dạng filament. Các filament này có thể rất mảnh,
chịu được lửa, ơxy hóa và chịu được giặt giũ. Chúng được dùng ở bất cứ đâu cần có
độ đàn hồi cao. Filament có thể được dùng một mình hoặc được filament nylon đã
texture bao bọc xung quanh. Filament elastane được dùng cho hàng dệt kim mỏng
nền quần áo và quần áo bơi. Một số lượng ít filament (2-5%) được dùng cho quần

áo có độ co giãn thấp như vải may áo dài. Một số lượng filament lớn hơn (lên tới
45%) được dùng cho nền quần áo. Sợi bọc 2-5% được dùng với cotton hoặc len để
sản xuất quần áo mặc ngồi. Các filament này khơng thể nhìn thấy trên vải, khơng
tiếp xúc vào da người mặc, có độ đàn hồi và chống nhăn [10].

15


1.2.1.4. Vải dệt thoi
Người ta thường sử dụng vải dệt thoi để may đồng phục áo dài nữ sinh vì vải
dệt thoi có cấu trúc tương đối bền chắc, bề mặt vải khít, độ giãn ngang và giãn dọc
ít, vải khơng bị quăn mép và tuột vịng như vải dệt kim. Vải đa dạng và phong phú
về kiểu dệt và chất liệu.Tùy theo từng loại sản phẩm mà vải được xử lý để phù hợp
với tính năng sử dụng.
Vải dệt thoi là loại sản phẩm dệt có dạng khá phổ biến, một số có dạng tấm,
dạng ống (bao đay) và dạng chiếc (khăn, mềm, thảm)

Hình 1.3. Vải dệt thoi
Vải dệt thoi được tạo thành do hai sợi (dọc và ngang) đan gần như thẳng góc
với nhau theo quy luật nhất định gọi là kiểu dệt và mức độ khít giữa các sợi gọi là
mật độ sợi
Đối với vải dệt thoi, cấu trúc vải được xác định bằng kiểu dệt, mật độ sợi dọc,
mật độ sợi ngang, chi số sợi… thể hiện qua các kích thước, các dạng, sự bố trí liên
kết của hai hệ sợi tạo nên vải.
Kiểu dệt: Đường dệt của sợi trong vải đặc trưng bằng quan hệ tương đối giữa

16



×