Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Phân tích cấu trúc sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta và vấn đề kiểm soát quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai góp phần kiểm soát tham nhũng trong giai đoạn hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.45 KB, 8 trang )

Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy Trang
Lớp: Cao học K1-2019
Bài kiểm tra môn: Những vấn đề chuyên sâu về Luật Kinh tế
Đề bài: Phân tích cấu trúc sở hữu tồn dân về đất đai ở nước ta và vấn đề
kiểm sốt quyền đại diện chủ sở hữu tồn dân về đất đai góp phần kiểm sốt
tham nhũng trong giai đoạn hiện nay.
Bài làm:
Vấn đề đất đai và sở hữu đất luôn là nội dung được sự quan tâm của xã hội
và các nhà làm luật để cập nhật pháp luật phù hợp với thực tiễn. Đất đai là một
loại tài nguyên vô cùng quan trọng, nếu được sử dụng và khai thác một cách hợp
lý thì nó sẽ mang lại những lợi ích vơ cùng to lớn. Muốn làm cho đất đai phát
huy hiệu quả thì phải có chế độ sở hữu phù hợp. Ở Việt Nam hiện nay, chế độ sở
hữu đất đai là chế độ sở hữu toàn dân. Chế độ đó là phù hợp nhưng cần hồn
thiện hơn. Để hoàn thiện chế độ sở hữu đất đai thì Nhà nước cần có kế hoạch sử
dụng đất đai lâu dài, cụ thể, rõ ràng, đúng đắn, công khai, minh bạch, công bằng;
cần làm cho người dân nhận thức rõ lý do vì sao phải quy định mọi đất đai thuộc
sở hữu toàn dân; cần quy định rõ ràng hơn các hình thức sử dụng và thời hạn sử
dụng đất đai; đồng thời người dân cần thay đổi tập qn trong việc sử dụng đất
đai. Vì tính thời sự của nó, bài làm sẽ: Phân tích cấu trúc sở hữu toàn dân về đất
đai ở nước ta và vấn đề kiểm sốt quyền đại diện chủ sở hữu tồn dân về đất đai
góp phần kiểm sốt tham nhũng trong giai đoạn hiện nay. Sẽ giúp chúng ta có
cái nhìn toàn diện về vấn đề sở hữu toàn dân về đất đai cũng như vấn đề kiểm
soát quyền đại diện chủ sở tồn dân, kiểm sốt vấn đề tham nhũng trong lĩnh
vực này trên thực tế
1.

Cấu trúc sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta

Trước hết, về quy định về chế độ sở hữu đất đai của các nước trên thế giới là
không giống nhau, nhưng tựu trung có các hình thức cơ bản là: sở hữu tồn dân,
sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Trung Quốc quy định có hai


hình thức sở hữu đất đai là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể. Singapore cho
phép tư nhân được sở hữu đất đai, nhưng hầu hết (khoảng 90%) diện tích đất
thuộc sở hữu nhà nước. Các nước Mỹ, Đức, Nhật Bản, Nga đều cho phép tư
nhân được sở hữu đất đai. Việt Nam quy định mọi đất đai thuộc sở hữu tồn dân.
Ở nước nào cũng đều có một số đất đai thuộc sở hữu tồn dân, nhưng chỉ một số
ít nước mới có quy định rằng, tất cả đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Việc quy
định đất đai thuộc sở hữu toàn dân là chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Chế độ
sở hữu toàn dân về đất đai có ưu điểm hơn so với chế độ sở hữu mà ở đó tư nhân


được phép sở hữu đất đai. Sở hữu toàn dân là sở hữu chung của mọi người. Với
chế độ sở hữu tồn dân về đất đai, tất cả cơng dân của một nước đều là những
chủ nhân bình đẳng của đất đai trên lãnh thổ nước đó. Chế độ sở hữu toàn dân
về đất đai tạo cơ sở pháp lý cho mọi người có quyền sở hữu về đất đai một cách
bình đẳng. Mọi người đều bình đẳng trong sở hữu về đất đai. Sự bình đẳng trong
sở hữu về đất đai là sự cơng bằng. Bởi vì, đất đai là tài sản đặc biệt được hình
thành từ thành quả dựng nước và giữ nước lâu dài của toàn dân trong nhiều thế
hệ; khơng ai có thể tùy tiện sử dụng và mua bán đất đai. Ở nước nào thì đất đai
cũng cần phải được sử dụng và chuyển nhượng theo quy định chung của nhà
nước. Ở các nước không thừa nhận chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, pháp luật
đều có những quy định ràng buộc để khơng ai có thể sử dụng và chuyển nhượng
đất đai một cách tùy tiện. Tuy nhiên, chế độ sở hữu tồn dân về đất đai thể hiện
rõ hơn tính đặc thù của tài sản đất đai, từ đó mỗi người dân có ý thức rằng mình
là đồng sở hữu về đất đai. Việc thừa nhận một số đất đai thuộc sở hữu tư nhân
nếu khơng có thêm những quy định khác ràng buộc khác thì có thể dẫn đến tình
trạng đất đai tập trung vào một số người (vào các đại địa chủ), từ đó các đại địa
chủ có thể bóc lột nơng dân khơng có ruộng bằng cách phát canh thu tơ. Việc
khơng thừa nhận sở hữu tồn dân về đất đai nếu khơng có thêm những quy định
khác ràng buộc, cũng có thể dẫn đến tình trạng người nước ngồi sở hữu đất đai
và từ đó bóc lột nơng dân khơng có ruộng (bằng cách phát canh thu tô như địa

chủ trong nước hoặc sử dụng đất không theo kế hoạch của nhà nước). Trong chế
độ sở hữu toàn dân về đất đai, nhà nước là đại diện chủ sở hữu và có trách
nhiệm quản lý đất đai. Khi nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản
lý đất đai thì đất đai có thể được sử dụng vào mục đích chung một cách thuận
lợi. Chẳng hạn, khi cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai (từ đất để ở sang
đất để xây dựng khu cơng nghiệp) thì nhà nước có quyền thu hồi đất đai và
người sử dụng có trách nhiệm bàn giao đất đai đang sử dụng. Đối với tài sản
khác (như quần áo, xe máy…), thì chủ sở hữu tư nhân có quyền định giá tùy ý
khi bán, có quyền bán hay không bán. Nhưng đối với tài sản đất đai thì tư nhân
khơng thể định giá tùy ý như tài sản cá nhân. Đối với đất đai, tư nhân không
phải là chủ sở hữu nên khơng có quyền bán hay không bán quyền sở hữu, khi
nhà nước thu hồi đất đai thì tư nhân khơng có quyền định giá mà được Nhà nước
quy định chung.
Có thể đưa ra khái niệm chế độ sở hữu toàn dân về đất đai như sau: Chế độ
sở hữu toàn dân về đất đai là một khái niệm pháp lí gồm tổng hợp các quy phạm
pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu đất đai trong đó xác nhận, quy định và
bảo vệ quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước trong việc chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt. Chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam hiện nay là chế độ sở hữu toàn dân.


Nhưng với những quy định của Luật đất đai năm 1993 thì đất đai thuộc sở hữu
tồn dân; quyền sử dụng đất thuộc về người sử dụng đất, khắc phục những
khiếm khuyết của Luật đất đai 1993 Luật đất đai 2013 đã sửa đổi bổ sung quy
định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu (Điều 4
Luật đất đai năm2013). Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam lần đầu
tiên được quy định trong Hiến pháp năm 1980 của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Các Hiến pháp sau tiếp tục quy định như vậy. Hiến pháp hiện
hành quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở
vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước
đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ

sở hữu và thống nhất quản lý”. Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu
đất đai cụ thể như: “1) Quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.
2) Quyết định mục đích sử dụng đất. 3) Quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn
sử dụng đất. 4) Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất. 5) Quyết định giá đất. 6)
Quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất. 7) Quyết định chính
sách tài chính về đất đai. 8) Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất”. Toàn dân Việt Nam là chủ sở hữu về đất đai của Việt Nam; đại diện của
chủ sở hữu về đất đai của Việt Nam là Nhà nước Việt Nam, cụ thể hơn là Quốc
hội Việt Nam và Hội đồng nhân dân các cấp của Nhà nước Việt Nam. Điều đó
được pháp luật quy định tại Luật Đất đai năm 2013 như sau: “Quốc hội ban hành
luật, nghị quyết về đất đai; quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc
gia; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai
trong phạm vi cả nước.
Cấu trúc sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta được thể hiện:
Một là, quy định đất đai thuộc sở hữu tồn dân. Tồn dân là một khái
niệm chính trị mà không phải là một khái niệm pháp lý. Điều nghĩa có nghĩa là
tồn dân là một cộng đồng người bao gồm toàn thể hơn 90 triệu người Việt Nam
không thể là chủ thể của một quan hệ pháp luật về sở hữu đất đai. Theo Lý luận
Nhà nước và Pháp luật, chủ thể quan hệ pháp luật là tổ chức (pháp nhân) và cá
nhân (thể nhân). Do vậy, quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân trong Luật đất
đai năm 2013 mang tính chính trị nhiều hơn là tính pháp lý. Hơn nữa, khái niệm
chủ sở hữu tồn dân về đất đai mang tính trìu tượng khó chỉ ra được các đối
tượng cụ thể, ai, người nào là chủ sở hữu đất đai ở nước ta.
Hai là, chủ sở hữu đất đai là tồn dân khơng thể tự mình thực hiện
các quyền của chủ sở hữu đối với đất (bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử
dụng và quyền định đoạt đất đai) mà phải trao các quyền này cho người đại diện
là Nhà nước đảm nhiệm. Như vậy, pháp luật đất đai đã thực hiện việc chuyển
giao quyền của chủ sở hữu đất đai từ chủ sở hữu tồn dân mang tính trìu tượng,



chung chung sang một người đại diện ít trìu tượng hơn là Nhà nước (một pháp
nhân công). Tuy nhiên, Nhà nước với tư cách là một tổ chức chính trị - quyền
lực có bộ máy nhà nước bao gồm các cơ quan nhà nước thực hiện các chức năng
quản lý xã hội. Trên thực tế, các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức
nhà nước … thực hiện các chức năng của Nhà nước. Vì vậy, việc thực hiện
quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai lại do các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thực hiện. Các cơ quan này bao gồm: Quốc hội, Hội đồng nhân dân
các cấp (HĐND các cấp); Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp (UBND các
cấp). Việc chuyển giao thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai
được chuyển từ Nhà nước - tổ chức chính trị, quyền lực - sang các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Tức là chuyển giao việc thực hiện quyền đại diện này từ
một tổ chức có tính trìu tượng, khó được nhận biết cụ thể trên thực tế sang các
chủ thể cụ thể và có thể nhận biết rõ được sự hiện diện trên thực tế là Quốc hội,
HĐND các cấp; Chính phủ, UBND các cấp.
2. Thực tiễn vấn đề kiểm soát quyền đại diện chủ sở hữu tồn dân về đất đai
góp phần kiểm sốt tham nhũng trong giai đoạn hiện nay.
Mặc dù pháp luật đất đai quy định Quốc hội, HĐND các cấp; Chính phủ,
UBND các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai trong
phạm vi cả nước và từng địa phương song trên thực tế người ký các quyết định
giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ); phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất và xác định giá đất v.v - là những phương thức thực hiện quyền đại diện chủ
sở hữu toàn dân về đất đai - lại là người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp
của các cơ quan này. Như vậy, tuy về mặt pháp lý, người đứng đầu Quốc hội,
HĐND các cấp; Chính phủ, UBND các cấp không phải là chủ sở hữu đất đai
nhưng trên thực tế họ lại được trao rất nhiều quyền lực trong “hiện thực hóa”
việc ký các quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu
hồi đất, cấp GCNQSDĐ; phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và xác định
giá đất v.v là hoạt động cụ thể biểu hiện các phương thức thực hiện quyền đại
diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai của Nhà nước. Vơ hình chung các chủ thể

này được trao rất nhiều quyền lực trong phân phối đất đai cho các nhu cầu khác
nhau của xã hội. Nếu khơng có cơ chế pháp lý hữu hiệu để giám sát, kiểm soát
việc thực thi quyền lực của các đối tượng này thì sẽ dễ nảy sinh sự lạm dụng
quyền lực, “tha hóa quyền lực” trong việc phân phối đất đai vì lợi ích nhóm. Bởi
lẽ, quỹ đất đai thì có hạn và ngày càng khan hiếm trong khi đó nhu cầu sử dụng
đất vào các mục đích khác nhau của xã hội ngày càng tăng. Sự mất cân đối giữa
“cung” và “cầu” đất đai đã tạo ra khả năng dễ dàng tìm kiếm lợi nhuận giữa
người có đất với người khơng có đất. Hơn nữa, trong điều kiện kinh tế thị trường


thì đất đai ngày càng có giá trị (đặc biệt là đất ở khu vực đô thị, vùng ven đô thị,
giáp mặt đường giao thơng v.v). Do đó, để tiếp cận và có được đất thơng qua
hình thức Nhà nước giao đất, cho th đất …; khơng ít doanh nghiệp, cá nhân,
tổ chức sử dụng việc hối lộ, “bôi trơn”, “đi đêm” với người đại diện cơ quan nhà
nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất (người có quyền ký các quyết định
giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất …).
Vì vậy, cần có Cơ chế giám sát mang tính quyền lực nhà nước của các cơ
quan dân cử bao gồm Quốc hội và HĐND các cấp và cơ chế giám sát xã hội
thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ
quốc, thông qua các cơ quan báo chí và người dân v.v đối với vấn đề quyền đại
diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai thể hiện như sau:
Thứ nhất, trước hết nói về giám sát mang tính quyền lực nhà nước
của Quốc hội, HĐND các cấp và của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các
cấp: Tỷ lệ cán bộ, Đảng viên là đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp
chiếm đa số tuyệt đối. Với mạng lưới Đại biểu Quốc hội được rải rác dày đặc
khắc các tỉnh thành nên việc giám sát, kiểm sốt đã góp phần khơng nhỏ. Tuy
nhiên, Số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp là người ngồi Đảng
(khơng phải là Đảng viên) chiếm tỷ lệ thiểu số. Bên cạnh việc đảm nhiệm vai trò
đại biểu dân cử, số cán bộ, Đảng viên này còn được giao nhiều trọng trách giữ
các chức vụ quản lý ở Trung ương và địa phương ; nên trong công việc hàng

ngày khó tránh khỏi mối quan hệ, thậm chí sự phụ thuộc, ràng buộc (cho dù có
thể là vơ hình, khó chỉ ra cụ thể) giữa người giám sát là đại biểu Quốc hội, đại
biểu HĐND các cấp với người bị giám sát là quan chức đứng đầu cơ quan hành
chính các cấp từ trung ương đến địa phương (Chính phủ, các Bộ, ngành và
UBND các cấp). Hơn nữa, trong nhiều trường hợp người bị giám sát có quyền
quyết định việc cấp vốn ngân sách cho địa phương, đơn vị mà người giám sát là
đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp cơng tác.Chính vì vậy, đơi khi người
giám sát chưa có đủ bản lĩnh, tâm thế, tự tin, vô tư để giám sát, truy đến tận
cùng đối với việc thực thi quyền lực của người bị giám sát.
Thứ hai, về giám sát xã hội do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức thành viên của Mặt trận ; các cơ quan báo chí và người dân thực hiện. Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã giám sát việc đại diện chủ
sở hữu tồn dân về đất đai thơng qua các tổ chức thành viên chẳng hạn như
Cơng đồn, Hội phụ nữ, Đồn thanh niên, Hội Nơng dân, Hội cựu chiến binh …
cũng như thành viên của tổ chức đó thơng qua cơng tác chun mơn của họ. Sự
đóng góp ý kiến đối với việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu đất đai của
các tổ chức Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã góp phần xây dựng cơ chế quản lý
hiệu quả ở nhiều nơi. Sự phối hợp giữa các tổ chức đảng, chính quyền với mặt


trận ngày càng chặt chẽ, thống nhất hơn dựa trên quy chế phối hợp công tác giữa
Mặt trận Tổ quốc với HĐND, UBND. Đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc ngày
càng được mở rộng và có chun mơn hơn, góp phần phát hiện sai phạm và
kiểm sốt quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai.
Tuy nhiên, do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt
trận Tổ quốc bao gồm Công đồn, Hội phụ nữ, Đồn thanh niên, Hội Nơng dân,
Hội cựu chiến binh là các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động dựa vào nguồn
vốn do ngân sách nhà nước cấp. Hơn nữa, người đứng đầu các tổ chức chính trị xã hội này lại là Đảng viên và là Thường vụ hoặc thành viên Ban Chấp hành cấp
Ủy ở trung ương và địa phương ; trong khi đó, người đứng đầu cơ quan hành
chính nhà nước các cấp giữ trọng trách là Phó Bí thư tỉnh ủy, huyện ủy, Đảng ủy

xã … và là người có tiếng nói, có quyền trong việc cấp hoặc hỗ trợ vốn ngân
sách cho hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội này. Vì vậy, hoạt động
giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội đơi khi không mang lại hiệu quả.
Đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cịn thiếu và yếu ; khơng được đào tạo bài
bản (nhất là ở cấp huyện, cấp xã). Nhiều cán bộ chưa đáng ứng yêu cầu của thực
tiễn, tính chun sâu khơng cao ; năng lực nhìn nhận, phân tích vấn đề, đánh giá
và kết luận trong q trình giám sát những chính sách liên quan đến đất đai cịn
nhiều bất cập. Tính chủ động, trách nhiệm, sáng tạo của một số cán bộ làm cơng
tác mặt trận có nơi chưa được phát huy đúng mức. Cá biệt ở một vài nơi, cán bộ
yếu kém về năng lực hoặc chuẩn bị nghỉ hưu lại được điều chuyển sang làm
công tác mặt trận. Bên cạnh đó, chính sách, điều kiện làm việc của mặt trận các
cấp cịn nhiều khó khăn, bất cập.
Thứ ba, Bên cạnh đó cịn có sự giám sát thông qua các cơ quan tư pháp
chẳng hạn như Viện kiểm sát, việc phát hiện sai phạm, dựa trên các kiến nghị
khởi tố của các cơ quan chức năng, đã truy tố nhiều đối tượng tham nhũng tham
ô trong lĩnh vực đất đai, xử lý vi phạm một cách có hiệu quả.
Thứ tư, giám sát thơng qua các cơ quan báo chí. Đây là phương thức giám
sát tạo áp lực dư luận xã hội mạnh mẽ nên có tác động và hiệu quả nhất định.
Nhiều vụ việc tiêu cực do báo chí phát hiện, phanh phui đã khiến các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền vào cuộc và xử lý như vụ bán đất ở Đồ Sơn (Hải
Phòng) ; vụ bán đất ở huyện Đảo Phú Quốc (Kiên Giang) v.v. Tuy nhiên, trên
thực tế do nhiều nguyên nhân việc tự do ngơn luận cịn nhiều hạn chế nên hiệu
quả của loại hình giám sát này đối với việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu
toàn dân về đất đai chưa đạt hiệu quả mong muốn.
Thứ năm, giám sát trực tiếp từ phía người dân. Nhân dân là những người
liên quan trực tiếp đến vấn đề quyền sử dụng đất đai, vì vậy người dân là người


giám sát việc đại diện quyền sở hữu toàn dân về đất đai có hiệu quả nhất. Hàng
loạt các sai phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai đã được người dân tố cáo, góp

phần đưa ra ánh sáng xử lí vi phạm, góp phần giảm nạn tham nhũng trong lĩnh
vực này. Tuy nhiên, Loại hình giám sát này cũng bộc lộ nhiều hạn chế do người
dân thiếu thông tin đầy đủ về đất đai; trình độ nhận thức, ý thức hiểu biết pháp
luật đất đai, kỹ năng giám sát còn nhiều hạn chế. Mặt khác, cơ chế pháp lý để
người dân thực hiện giám sát nói chung và giám sát việc thực hiện quyền đại
diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai còn chưa đầy đủ, thống nhất, đồng bộ và cụ
thể.
Một vài khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả giám sát việc thực
hiện quyền của đại diện chủ sở hữu về đất đai:
Trên cơ sở phân tích cấu trúc sở hữu tồn dân về đất đai và đánh giá thực
trạng giám sát việc thực hiện quyền của đại diện chủ sở hữu về đất đai ; để nâng
cao hiệu hoạt động giám sát đối với lĩnh vực này nhằm ngăn ngừa tham nhũng,
tiêu cực, tôi xin nêu ra một số khuyến nghị cụ thể sau đây :
Thứ nhất, đối với loại hình giám sát mang tính quyền lực nhà nước. Dần dần
tăng số lượng đại biểu chuyên trách và xây dựng kế hoạch hàng năm về các vấn
đề ưu tiên giám sát để góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Bên cạnh
đó, khuyến khích phát triển quan hệ đối tác giữa đại biểu Quốc hội và HĐND
với các tổ chức giám sát khác ; tăng cường sự phối hợp giữa HĐND với Ban
Thanh tra Nhân dân và Ban giám sát đầu tư cộng đồng trong giám sát việc thực
hiện quyền của đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai.
Thứ hai, nâng cao năng lực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp một
cách thực chất. Đội ngũ cán bộ mặt trận chủ chốt và bộ máy, cán bộ, nhân viên
của Mặt trận Tổ quốc phải có trình độ, đủ năng lực, đủ bản lĩnh (nhất là lĩnh vực
đất đai) để giám sát. Phải tập hợp ý chí của nhân dân, của các giai tầng xã hội về
nội dung giám sát để phản ánh đúng tiếng nói thực chất của nhân dân về những
vấn đề liên quan đến lĩnh vực đất đai.
Thứ ba, bảo đảm thực thi một cách thực chất và có hiệu quả quyền tự do
ngơn luận của các cơ quan báo chí nhằm tạo áp lực dư luận xã hội trong giám sát
việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai của các cơ quan
nhà nước; lên án mạnh mẽ và đấu tranh không khoan nhượng đối với các hành

vi lạm dụng hoặc lợi dụng việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về
đất đai của các cơ quan nhà nước để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất và thu hồi đất v.v vì lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ hay để trục lợi.
Thứ tư, Nhà nước cần đầu tư thỏa đáng các nguồn lực tài chính, khoa học cơng nghệ, con người và hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại để xây


dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về đất đai thống nhất trong phạm vi cả
nước ; đồng thời, xác lập cơ chế tiếp cận, truy cập, khai thác và sử dụng hệ
thống thông tin đất đai này một cách đơn giản, thuận tiện và dễ dàng nhằm phục
vụ cho hoạt động giám sát của người dân đối với việc thực hiện quyền đại diện
chủ sở hữu toàn dân về đất đai của các cơ quan nhà nước một cách có hiệu quả.
Thứ năm, bên cạnh đó, cần thực hiện đồng bộ, hiệu quả một số giải pháp như
đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai và các văn bản
pháp luật có liên quan đến hoạt động giám sát về đất đai như Hiến pháp năm
2013, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật về hoạt động giám sát của đại biểu
Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp v.v cũng như trang bị các kỹ năng giám sát
cho các đại biểu dân cử, các cán bộ làm công tác Mặt trận và cán bộ của các tổ
chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc ; đội ngũ phóng viên, nhà báo và người
dân. Mặt khác, đội ngũ luật sư, chuyên gia pháp lý, tư vấn viên pháp luật, luật
gia và các tổ chức xã hội dân sự v.v cần đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ người dân
trong giám sát việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai của
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tóm lại, Chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam hiện nay là chế độ sở hữu toàn
dân, điều này là phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa cũng như tình hình phát
triển của đất nước ta hiện nay. Và việc phối hợp giám sát, kiểm soát quyền đại
diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai hiện nay được tiến hành mang lại nhiều
đóng góp tích cực, góp phần kiểm soát tham nhũng trong giai đoạn hiện nay
trong lĩnh vực này. Tuy nhiên đối với cấu trúc sở hữu đất đai cũng như vấn đề
kiểm soát đề cập như trên cũng có một số bất cập cần phải được giải quyết để
đảm bảo thực thi đúng trên thực tiễn và vấn đề quản lý đất đai được hiệu quả

hơn.



×