Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Luận án tiến sĩ sử dụng bảo tàng và nhà truyền thống tại địa phương trong dạy học lịch sử việt nam ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM H NI
----------

MAI VN NAM

Sử DụNG BảO TàNG Và NHà TRUYềN THốNG TạI
ĐịA PHƯƠNG TRONG DạY HọC LịCH Sử VIệT NAM
ở TRƯờNG THPT TỉNH THáI NGUYÊN

LUN N TIN S KHOA HC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM H NI
----------

MAI VN NAM

Sử DụNG BảO TàNG Và NHà TRUYềN THốNG TạI
ĐịA PHƯƠNG TRONG DạY HọC LịCH Sử VIệT NAM
ở TRƯờNG THPT TỉNH THáI NGUYÊN
Chuyờn ngnh: Lớ lun v phng pháp dạy học bộ môn Lịch sử
Mã số

: 9.14.01.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣ i hƣ ng d n ho họ



GS.TS Nguyễn Thị Côi
PGS.TS Nguyễn Mạnh Hƣởng

HÀ NỘI - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, đƣợc
hồn thành dƣới sự hƣớng dẫn, giúp đỡ tận tình của GS.TS Nguyễn Thị Cơi
và PGS.TS Nguyễn Mạnh Hƣởng. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong
luận án là trung thực, chính xác. Tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ
ràng. Những kết luận khoa học của luận án chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong
bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

M i Văn N m


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận án đƣợc hồn thành tại Bộ mơn Lý luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch
sử, Khoa Lịch sử, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Trong quá trình nghiên cứu,
tơi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ vơ cùng quý báu của các tập thể và cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn Thị Cơi, PGS.TS
Nguyễn Mạnh Hƣởng đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các nhà khoa học trong Bộ môn Lý

luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử, Ban Chủ nhiệm cùng các thầy cơ trong
Khoa Lịch sử, Phịng Sau đại học - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã giúp đỡ
tôi nghiên cứu và hồn thành luận án.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa, các thầy cô
đồng nghiệp trong Khoa Lịch sử, Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên,
Ban Giám hiệu, giáo viên các trƣờng THPT tham gia điều tra thực tiễn và thực
nghiệm đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã
ln động viên, khuyến khích tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hoàn thành
luận án.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận án

M i Văn N m


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................3

4. Cở sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................4
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................5
6. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................................5
7. Đóng góp của luận án ............................................................................................5
Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...............................................................................................7
1.1. Khái quát các công trình nghiên cứu về bảo tàng, nhà truyền thống .........7
1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài........................................................7
1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc........................................................... 10
1.2. Các cơng trình nghiên cứu về sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống trong
dạy học lịch sử ở trƣ ng phổ thông .....................................................................16
1.2.1. Nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài ........................................................16
1.2.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc ........................................................24
1.3. Đánh giá hái qt ết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa họ đã
công bố và những vấn đề luận án kế thừa, tiếp tục giải quyết ..........................33
1.3.1. Một số nhận xét chung về các cơng trình khoa học........................................33
1.3.2. Những vấn đề luận án kế thừa và tiếp tục giải quyết ......................................34
Chƣơng 2: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG BẢO TÀNG, NHÀ TRUYỀN THỐNG TẠI
ĐỊA PHƢƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƢỜNG
THPT: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................................................................36
2.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................36
2.1.1. Một số vấn đề lý luận về bảo tàng, nhà truyền thống trong dạy học lịch
sử ở trƣờng phổ thông .............................................................................................36
2.1.1.1. Quan niệm về bảo tàng, nhà truyền thống................................................36


iv

2.1.1.2. Chức năng và phân loại bảo tàng, nhà truyền thống ............................. 39
2.1.1.3. Đặc điểm của bảo tàng, nhà truyền thống ................................................. 42

2.1.2. Quan niệm về sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống tại địa phƣơng trong dạy
học lịch sử ở trƣờng phổ thông ............................................................................. 43
2.1.3. Cơ sở xuất phát của việc sử dụng bảo tàng và nhà truyền thống tại địa
phƣơng trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trƣờng THPT ..................................... 45
2.1.4. Nội dung các bảo tàng, nhà truyền thống tại Thái Nguyên cần khai thác sử
dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trƣờng THPT ......................................... 48
2.1.4.1. Khái quát về các bảo tàng, nhà truyền thống tại Thái Nguyên .................. 48
2.1.4.2. Danh mục tài liệu trưng bày của bảo tàng, nhà truyền thống tại Thái
Nguyên có thể sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT .................... 53
2.1.5. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống tại địa phƣơng
trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trƣờng THPT .................................................. 58
2.1.5.1. Vai trò ..................................................................................................... 58
2.1.5.2. Ý nghĩa .................................................................................................... 60
2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 64
2.2.1. Khái quát tình hình sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống trong dạy học lịch
sử ở một số nƣớc trên thế giới .............................................................................. 64
2.2.2. Thực tiễn sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống tại địa phƣơng trong dạy học
lịch sử Việt Nam ở trƣờng THPT nói chung, trƣờng THPT tỉnh Thái Nguyên nói
riêng ...................................................................................................................... 67
2.2.2.1. Mục đích, đối tượng, địa bàn và nội dung điều tra khảo sát thực tiễn ... 67
2.2.2.2. Nội dung, phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn ............................... 68
2.2.2.3. Kết quả điều tra khảo sát thực tiễn ......................................................... 69
Chƣơng 3: HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG BẢO TÀNG, NHÀ
TRUYỀN THỐNG TẠI ĐỊA PHƢƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT
NAM Ở TRƢỜNG THPT TỈNH THÁI NGUYÊN ............................................ 78
3.1. Vị trí, mục tiêu và nội dung ơ bản của lịch sử Việt Nam ở trƣ ng THPT ..... 78
3.1.1. Vị trí, mục tiêu dạy học lịch sử Việt Nam ở trƣờng THPT ........................ 78
3.1.2. Nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam ở trƣờng THPT .................................. 80



v

3.2. Những điều kiện và yêu cầu khi lựa chọn hình thức, biện pháp sử dụng bảo
tàng, nhà truyền thống tại địa phƣơng trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trƣờng
THPT ........................................................................................................................ 82
3.2.1. Điều kiện cơ bản khi sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống tại địa phƣơng ........ 82
3.2.2. Những yêu cầu khi lựa chọn hình thức, biện pháp sử dụng bảo tàng, nhà truyền
thống tại địa phƣơng ............................................................................................... 85
3.3. Các hình thức sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống tại đị phƣơng trong
dạy học lịch sử Việt Nam ở trƣ ng THPT tỉnh Thái Nguyên ............................ 86
3.3.1. Sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống tại địa phƣơng trong bài học nội khóa .......... 87
3.3.1.1. Sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống tại địa phương trong bài học nội khóa ở
trên lớp .................................................................................................................. 87
3.3.1.2. Tiến hành bài học nội khóa ở bảo tàng, nhà truyền thống tại địa phương .... 88
3.3.1.3. Tổ chức tham quan học tập ở bảo tàng, nhà truyền thống tại địa phương .... 90
3.3.2. Sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống tại địa phƣơng trong hoạt động ngoại
khóa ....................................................................................................................... 93
3.3.2.1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm tham quan ngoại khóa với bảo tàng, nhà
truyền thống ảo tại lớp.......................................................................................... 93
3.3.2.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm tham quan ngoại khóa tại bảo tàng, nhà
truyền thống .......................................................................................................... 95
3.3.2.3. Sử dụng tài liệu, tranh ảnh bảo tàng, nhà truyền thống để tổ chức các
hoạt động trong dạ hội lịch sử .............................................................................. 99
3.4. Một số biện pháp sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống tại đị phƣơng trong
bài học nội khóa lịch sử Việt Nam ở trƣ ng THPT tỉnh Thái Nguyên ........... 101
3.4.1. Biện pháp sử dụng trong bài học ở trên lớp ..................................................... 101
3.4.1.1. Sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống để tạo tình huống học tập, khởi động hoạt
động nhận thức..................................................................................................... 101
3.4.1.2. Sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống để hình thành kiến thức mới........ 103
3.4.1.3. Sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống để củng cố, luyện tập kiến thức bài học

cho học sinh ......................................................................................................... 109


vi

3.4.1.4. Hướng dẫn học sinh sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống để chuẩn bị bài học ở
nhà ....................................................................................................................... 112
3.4.2. Biện pháp sử dụng trong bài học tại bảo tàng, nhà truyền thống ........................ 114
3.4.2.1. Hướng dẫn học sinh quan sát hiện vật bảo tàng, nhà truyền thống kết hợp với
sách giáo khoa để xác định mục tiêu học tập ......................................................... 114
3.4.2.2. Sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống để tổ chức hoạt động nhận thức tích cực
cho học sinh ......................................................................................................... 115
3.4.2.3. Hướng dẫn học sinh đóng vai làm hướng dẫn viên để củng cố, luyện tập
kiến thức .............................................................................................................. 120
3.4.2.4. Hướng dẫn học sinh sưu tầm tài liệu để xây dựng bảo tàng, nhà truyền
thống ảo ở nhà .................................................................................................... 121
Chƣơng 4: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM TOÀN PHẦN .................................. 124
4.1. Mụ đí h, đối tƣợng, địa bàn, giáo viên thực nghiệm sƣ phạm ................ 124
4.1.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm ............................................................... 124
4.1.2. Đối tƣợng, địa bàn và giáo viên thực nghiệm sƣ phạm............................. 124
4.2. Nội dung, phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm .......................................... 125
4.2.1. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm................................................................ 125
4.2.2. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ......................................................... 126
4.3. Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm ..................................................................... 127
4.3.1. Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm bài học nội khóa ...................................... 127
4.3.2. Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm hoạt động ngoại khóa .............................. 138
4.4. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm ..................................................................... 140
4.4.1. Kết quả thực nghiệm bài học nội khóa ..................................................... 140
4.4.2. Kết quả thực nghiệm hoạt động ngoại khóa ............................................. 146
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 148

CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ ... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 152
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Ký hiệu

Viết đầy đủ

1

BT

Bảo tàng

2

CNTT

Công nghệ thông tin

3

DHLS


Dạy học lịch sử

4

ĐC

Đối chứng

5

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

6

GV

Giáo viên

7

HS

Học sinh

8

LLVT


Lực lƣợng vũ trang

9

Nxb

Nhà xuất bản

10

NL

Năng lực

11

NTT

Nhà truyền thống

12

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

13

PL


Phụ lục

14

SGK

Sách giáo khoa

15

THPT

Trung học phổ thông

16

TN

Thực nghiệm

17

TNSP

Thực nghiệm sƣ phạm

18

tr.


Trang

19

VN

Việt Nam


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. So sánh BT với cơ quan lƣu trữ, thƣ viện ................................................38
Bảng 2.2. Đánh giá của HS về ý nghĩa của việc sử dụng BT, NTT .........................71
Bảng 2.3. Lựa chọn biện pháp DHLS phù hợp với BT, NTT ...................................72
Bảng 3.1. Kết quả TN biện pháp sử dụng tài liệu hiện vật để miêu tả, tạo biểu tƣợng
lịch sử ..........................................................................................................106
Bảng 3.2. Kết quả TN từng phần biện pháp sử dụng BT, NTT để giải thích, đánh giá
sự kiện, vấn đề lịch sử ................................................................................108
Bảng 3.3. Kết quả TN từng phần biện pháp sử dụng BT, NTT để củng cố, luyện tập
kiến thức bài học cho HS .............................................................................112
Bảng 3.4. Kết quả TN từng phần biện pháp hƣớng dẫn học sinh sử dụng BT, NTT để
chuẩn bị bài học ở nhà .................................................................................114
Bảng 3.5. Kết quả TN từng phần biện pháp tổ chức hoạt động truy tìm vết tích để
khơi phục sự kiện, hiện tƣợng lịch sử .........................................................117
Bảng 3.6. Kết quả TN từng phần biện pháp tổ chức hoạt động điều tra lịch sử kết hợp
trao đổi thảo luận để lý giải bản chất của sự kiện lịch sử ..............................119
Bảng 3.7. Kết quả TN từng phần biện pháp hƣớng dẫn HS đóng vai làm hƣớng dẫn
viên để củng cố, luyện tập ............................................................................121
Bảng 3.8. Kết quả TN từng phần biện pháp hƣớng dẫn HS sƣu tầm tài liệu để xây

dựng BT, NTT ảo ở nhà..............................................................................123
Bảng 4.1. Thống kê điểm số kết quả TNSP toàn phần bài 20 tiết 2 .........................140
Bảng 4.2. Thống kê điểm số kết quả TNSP toàn phần bài 18 tiết 3 ............................141
Bảng 4.3. Bảng tổng hợp kết quả TN toàn phần bài 20 tiết 2 ..................................141
Bảng 4.4. Bảng tổng hợp kết quả TN toàn phần bài 18 tiết 3 ..................................142
Bảng 4.5. Bảng giá trị t và tα nhóm TN và ĐC bài 20 tiết 2 ....................................143
Bảng 4.6. Bảng giá trị t và tα nhóm TN và ĐC bài 18 tiết 3 ....................................143
Bảng 4.7. Thống kê điểm số kết quả TNSP toàn phần hoạt động trải nghiệm “Việt Bắc
– Những dấu ấn lịch sử”...............................................................................146
Bảng 4.8. Các tham số kiểm định kết quả kiểm tra hoạt động trải nghiệm “Việt Bắc –
Những dấu ấn lịch sử” .................................................................................146


ix

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
- Danh mục hình
Hình 2.1. BT Văn hóa các dân tộc Việt Nam ...........................................................48
Hình 2.2. BT LLVT Việt Bắc – Quân khu I .............................................................49
Hình 2.3. BT Thái Nguyên ........................................................................................51
Hình 3.1. BT ảo LLVT Việt Bắc trên phần mềm Panotour ......................................84
Hình 3.2. Trị chơi Nhận diện lịch sử ......................................................................100
Hình 3.3. Mơ hình hiện vật 3D ...............................................................................105
Hình 3.4. Mơ hình phịng trƣng bày trên PowerPoint .............................................122
Hình 4.1. Một số slide bài giảng bài 20 (tiết 2) ......................................................132
Hình 4.2. Kênh hình minh họa TN bài 18 (tiết 3) ...................................................136

- Danh mục biểu đồ, đồ thị
Biểu đồ 2.1. Mức độ cần thiết của việc sử dụng BT, NTT trong DHLS ..................70
Biểu đồ 2.2. Mức độ yêu thích của HS khi sử dụng BT, NTT để học tập lịch sử ....71

Biểu đồ 2.3. Mức độ thƣờng xuyên sử dụng BT, NTT tại địa phƣơng trong DHLS 74
Biểu đồ 2.4. So sánh phƣơng thức học tập với BT, NTT tại địa phƣơng của HS ....74
Biểu đồ 2.5. Thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng BT, NTT tại địa phƣơng ......75
Đồ thị 4.1. Đồ thị tần số điểm tại giá trị điểm số của lớp TN và lớp ĐC bài 20 tiết 2) ..142
Đồ thị 4.2. Đồ thị tần số điểm tại giá trị điểm số của lớp TN và lớp ĐC bài 18 tiết 3 ..143


1

MỞ ĐẦU
1. Tính ấp thiết ủ đề tài
1.1. Giáo dục - một kho báu tiềm ẩn, nơi sản sinh ra ngun khí của quốc gia,
ln có vai trị quan trọng là quốc sách hàng đầu. Trong bối cảnh của toàn cầu hóa,
sự phát triển kinh tế tri thức và cách mạng công nghiệp 4.0, hơn bao giờ hết, giáo
dục cần phải đổi mới, sáng tạo, thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Công cuộc đổi mới đất nƣớc hiện nay yêu cầu giáo dục phổ thông đổi mới một
cách căn bản và toàn diện để “giáo dục con người Việt Nam (VN) phát triển toàn diện
và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu
Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả” [119, tr.249]. Chủ trƣơng đổi
mới giáo dục của Đảng đƣợc cụ thể hóa trong Nghị quyết số 29-NQ/TW, trong đó
xác định rõ nhiệm vụ cốt lỗi của việc đổi mới căn bản và toàn diện là chuyển mạnh
quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực
(NL) và phẩm chất ngƣời học.
1.2. Môn Lịch sử ở trƣờng phổ thông rất có ƣu thế góp phần thực hiện mục
tiêu giáo dục thế hệ trẻ. Những kiến thức lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc theo tiến
trình phát triển đi lên với những sự kiện, nhân vật có thật trong quá khứ sẽ khơi gợi cho
học sinh (HS) những tƣ tƣởng, tình cảm đúng đắn, hình thành nên thế giới quan khoa
học, tác dụng sâu sắc từ trí tuệ đến trái tim HS, tạo hành trang cho thế hệ trẻ phát triển
hội nhập vào thế giới theo tinh thần hịa nhập mà khơng hịa tan.
Để đáp ứng đƣợc mục tiêu dạy học của bộ môn, bên cạnh việc đổi mới chƣơng

trình và sách giáo khoa (SGK), phƣơng pháp dạy học (PPDH) lịch sử cũng phải
thực sự đổi mới theo hƣớng phát triển NL, phẩm chất của HS. Một trong những con
đƣờng, biện pháp để thực hiện đổi mới PPDH là sử dụng đa dạng nhiều nguồn kiến
thức ngoài SGK. Nguồn kiến thức càng đa dạng, sử dụng hợp lý thì hiệu quả bài
học lịch sử càng đƣợc nâng cao.
1.3. Việc sử dụng phƣơng tiện trực quan luôn đƣợc đánh giá là “nguyên tắc
vàng ngọc” trong dạy học ở trƣờng phổ thơng. Vì thế các bộ mơn đều khai thác
những đồ dùng, phƣơng tiện dạy học nhằm hình thành ở HS con đƣờng nhận thức
hiệu quả nhất. Trong khi các bộ mơn khoa học tự nhiên chủ yếu tìm đến phịng thí


2

nghiệm làm nơi nghiên cứu, thực hành, bộ môn Lịch sử chủ yếu tìm đến những di
tích, hiện vật, tài liệu. Bảo tàng (BT), nhà truyền thống (NTT) chính là phƣơng tiện
hữu ích, thiết thực cho việc học tập lịch sử ở trƣờng phổ thông.
Các tài liệu của BT, NTT là phƣơng tiện, công cụ quan trọng hỗ trợ giáo viên
(GV) hƣớng dẫn, tổ chức cho HS nhận thức lịch sử một cách chân thực, dễ dàng tạo
đƣợc biểu tƣợng và tránh “hiện đại hóa” lịch sử. Thơng qua việc khai thác, sử dụng
các tài liệu, hiện vật BT, NTT, GV sẽ giúp HS học tập bộ môn trong “môi trường
lịch sử” chân thực, cụ thể, trực quan và hấp dẫn.
1.4. Thực tiễn của việc dạy học lịch sử (DHLS) ở trƣờng phổ thông cho thấy một
số GV nhận thức đƣợc tầm quan trọng và bƣớc đầu khai thác, sử dụng BT, NTT vào
DHLS, song hiệu quả dạy học vẫn chƣa đạt mục tiêu đề ra. HS chủ yếu đến BT, NTT để
tham quan thỏa mãn trí tị mị, hiếu kỳ, mua vui, giải trí mà ít quan tâm đến việc học tập
lịch sử, văn hóa thơng qua các hiện vật...Từ đó đặt ra vấn đề cần khai thác, sử dụng BT,
NTT một cách hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng DHLS ở trƣờng phổ thông.
1.5. Thái Nguyên vốn là vùng đất có truyền thống lịch sử - cách mạng, với vị trí hết
sức thuận lợi, “tiến có thể đánh, lui có thể giữ”, nên trong suốt chiều dài lịch sử của dân
tộc, nhân dân Thái Nguyên đã có những đóng góp to lớn. Đặc biệt, theo nhận định của Đại

tƣớng Võ Nguyên Giáp, “Thái Nguyên là Thủ đơ của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng
hịa trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta chống thực dân Pháp xâm lược.
Nhiều chủ trương, đường lối kháng chiến, kiến quốc được quyết định ở đây và từ đây,
Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ lãnh đạo toàn quốc thực hiện” [40,
tr.11]. Thái Nguyên đƣợc coi là “Thủ đơ kháng chiến”, “Thủ đơ gió ngàn”, từng là thủ phủ
của Khu tự trị Việt Bắc, do vậy nơi đây có hệ thống BT, NTT phong phú, lƣu giữ nhiều tài
liệu liên quan mật thiết đối với lịch sử dân tộc. Tiêu biểu nhƣ: BT Văn hoá các dân tộc
VN, BT Lực lƣợng vũ trang LLVT) Việt Bắc - Quân khu I, BT Thái Nguyên, NTT ATK
Định Hoá - Thái Nguyên, NTT Nhà máy Gang thép, NTT Thanh niên xung phong 915
Bắc Thái...Với những BT, NTT tại địa phƣơng, Thái Nguyên có ƣu thế trong DHLS VN ở
trƣờng phổ thơng.
Xuất phát từ những lí do chủ yếu nêu trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Sử
dụng BT và NTT tại đị phƣơng trong DHLS VN ở trƣ ng THPT tỉnh Thái
Nguyên” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lý luận và PPDH bộ môn Lịch sử.


3

2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên ứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là quá trình sử dụng BT, NTT tại địa phƣơng
trong DHLS VN ở trƣờng THPT tỉnh Thái Nguyên, trong đó đề tài tập trung nghiên
cứu các biện pháp sử dụng BT, NTT.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án không nghiên cứu về BT, NTT mà đi sâu vào khai thác nội dung, xác định
các hình thức sử dụng BT, NTT tại địa phƣơng vào DHLS VN (lịch sử dân tộc) ở trƣờng
THPT tỉnh Thái Nguyên trong bài học nội khóa và hoạt động ngoại khóa, đề xuất các biện
pháp sử dụng chủ yếu trong dạy học bài nội khóa trên lớp và tại BT, NTT.
Phạm vi điều tra thực tiễn việc sử dụng BT, NTT tại địa phƣơng đối với GV, HS
ở trƣờng THPT của một số tỉnh miền núi và trung du phía Bắc, trong đó tập trung khảo

sát tại 31 trƣờng THPT tỉnh Thái Nguyên1.
Luận án tiến hành TN các biện pháp sƣ phạm đã đề xuất vào DHLS VN, chủ
yếu từ 1930 đến 1954 ở 8 trƣờng THPT2 tỉnh Thái Nguyên.
3. Mụ đí h và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khẳng định vai trị, ý nghĩa của việc sử dụng BT, NTT, một nguồn
cung cấp kiến thức quan trọng, đề tài xác định các tài liệu của BT và NTT tại địa
phƣơng cần khai thác sử dụng trong DHLS VN ở trƣờng THPT. Đề tài đề xuất các
hình thức, biện pháp sử dụng theo hƣớng phát triển NL HS để góp phần đổi mới
phƣơng pháp và nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ
thể sau:
Một là, tìm hiểu những vấn đề lí luận PPDH liên quan đến sử dụng các loại tài
liệu của BT, NTT trong DHLS.
1

Tỉnh Thái Nguyên có 31 trƣờng THPT, trong đó có 28 trƣờng trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, 1 trƣờng
trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, 1 trƣờng trực thuộc Bộ Công An, 1 trƣờng trực thuộc trƣờng Đại học Sƣ
phạm - Đại học Thái Nguyên.
2
8 trƣờng THPT TNSP toàn phần: THPT Thái Nguyên, THPT Chuyên Thái Nguyên, THPT Lƣơng Ngọc
Quyến, THPT Chu Văn An, THPT Gang Thép, THPT Bình Yên, THPT Đại Từ, THPT Phú Lƣơng.


4

Hai là, tìm hiểu nội dung chƣơng trình, SGK phần Lịch sử VN ở trƣờng THPT.
Ba là, điều tra, khảo sát thực tiễn DHLS VN ở trƣờng phổ thông, đặc biệt là thực tiễn
sử dụng BT, NTT ở trƣờng THPT; phỏng vấn hƣớng dẫn viên BT, NTT ở một số tỉnh khu

vực miền núi và trung du Bắc Bộ.
Bốn là, tìm hiểu nội dung tài liệu đƣợc lƣu giữ ở các BT, NTT tại địa phƣơng để
xác định tài liệu có thể sử dụng trong DHLS VN ở trƣờng THPT tỉnh Thái Nguyên.
Năm là, xác định các điều kiện sử dụng BT, NTT, yêu cầu lựa chọn BT, NTT;
đề xuất hình thức, biện pháp sử dụng nhằm nâng cao chất lƣợng DHLS.
Sáu là, soạn bài và tiến hành TNSP từng phần, toàn phần ở một số trƣờng
THPT tỉnh Thái Nguyên.
4. Cở sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên ứu
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phƣơng pháp luận của đề tài dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin,
về nhận thức, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản VN về giáo
dục nói chung, giáo dục lịch sử nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu
khoa học giáo dục sau:
- Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu phân tích, tổng hợp các
tài liệu về giáo dục học, giáo dục lịch sử; Nghiên cứu nội dung các tài liệu của BT,
NTT tại địa phƣơng, tài liệu lịch sử liên quan đến đề tài; Nghiên cứu nội dung
chƣơng trình, SGK phần Lịch sử VN ở trƣờng THPT và đề xuất hình thức, biện
pháp sử dụng BT, NTT tại địa phƣơng vào dạy học bộ mơn.
- Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát thực tiễn việc sử
dụng BT, NTT tại địa phƣơng trong DHLS ở trƣờng THPT bằng phiếu hỏi, dự giờ,
phỏng vấn.
- Phƣơng pháp TNSP: Thiết kế kế hoạch dạy học bài TN và tiến hành TN ở
một số trƣờng THPT đƣợc lựa chọn theo tính đại diện để kiểm chứng các biện pháp
sƣ phạm. Từ kết quả TN, chúng tơi phân tích, so sánh những ƣu điểm của biện pháp
sử dụng BT, NTT tại địa phƣơng.


5


- Phƣơng pháp thống kê toán học: Xử lý số liệu điều tra thực tiễn, kết quả TNSP
để rút ra nhận xét, đánh giá và các kết luận khoa học.
5. Giả thuyết khoa học
Việc sử dụng BT, NTT tại địa phƣơng sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng dạy
học bộ mơn, hồn thành mục tiêu dạy học nếu xác định đƣợc các tài liệu, hiện vật
của BT, NTT tại địa phƣơng cần khai thác sử dụng trong DHLS VN ở trƣờng THPT
và đề xuất hình thức, biện pháp sử dụng phù hợp với nội dung chƣơng trình, điều
kiện dạy học của địa phƣơng.
6. Ý nghĩ

ủa đề tài

6.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần làm phong phú thêm lý luận và PPDH bộ môn Lịch sử về việc
sử dụng BT, NTT tại địa phƣơng trong DHLS VN để nâng cao chất lƣợng dạy học.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu giúp cho GV ở trƣờng phổ thông biết cách sử dụng
BT, NTT tại địa phƣơng vào DHLS VN hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, điều
kiện từng nhà trƣờng.
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo tin cậy cho sinh viên, học viên cao
học, nghiên cứu sinh ngành Sƣ phạm Lịch sử học tập và nghiên cứu.
7. Đóng góp ủa luận án
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần:
- Tiếp tục khẳng định vai trị, ý nghĩa quan trọng của việc sử dụng BT, NTT
tại địa phƣơng trong DHLS VN ở trƣờng THPT.
- Điều tra, phác họa bức tranh chân thực về thực tiễn sử dụng BT, NTT hiện
nay trong DHLS VN ở trƣờng THPT nói chung, trƣờng THPT tỉnh Thái Nguyên
nói riêng.
- Hệ thống đƣợc nội dung tài liệu của BT, NTT tại địa phƣơng có thể khai thác

và xác định đƣợc các điều kiện cơ bản, yêu cầu khi sử dụng trong DHLS VN ở
trƣờng THPT tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất và phân tích đƣợc các hình thức, biện pháp sử dụng BT, NTT tại
địa phƣơng trong DHLS VN ở trƣờng THPT tỉnh Thái Nguyên.


6

8. Cấu trúc của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục (PL), Luận án gồm 4
chƣơng nội dung:
Chƣơng 1 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chƣơng 2 Vấn đề sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống tại địa phƣơng trong dạy
học lịch sử Việt Nam ở trƣờng THPT: Lý luận và thực tiễn
Chƣơng 3 Hình thức và biện pháp sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống tại địa
phƣơng trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trƣờng THPT tỉnh Thái Nguyên
Chƣơng 4: Thực nghiệm sƣ phạm toàn phần.


7

Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Nghiên cứu tổng quan đề tài, chúng tôi tiếp cận các cơng trình nghiên cứu theo
hai hƣớng: Cơng trình nghiên cứu về BT, NTT và cơng trình nghiên cứu về sử dụng
BT, NTT trong DHLS ở trường phổ thơng. Thơng qua khảo cứu các cơng trình liên
quan đến đề tài ở trong và ngồi nƣớc, chúng tơi phân tích, đánh giá kết quả những
nghiên cứu đã cơng bố, xác định những vấn đề luận án kế thừa cũng nhƣ định
hƣớng tiếp tục nghiên cứu.
1.1. Khái qt cá


ơng trình nghiên ứu về bảo tàng, nhà truyền thống

Trong dòng chảy phát triển của lịch sử đã diễn ra sự chuyển giao thế hệ để từ đó
xây dựng nên kho tàng đồ sộ về di sản văn hoá. Vƣợt qua thời gian, những kỷ vật của
quá khứ đã đƣợc gìn giữ, bảo quản và trƣng bày tại BT, NTT. Từ chứng tích của con
ngƣời cổ xƣa, những cơng cụ lao động giản đơn cho đến hình ảnh của nhân vật anh
hùng, những sản phẩm văn hố tinh xảo,... chính là các “hiện vật biết nói”, có giá trị
lớn lao trong giáo dục lịch sử truyền thống, bản sắc văn hố. Vì thế, vấn đề bảo tồn, BT
là một nội dung quan trọng trong chính sách văn hố của mỗi quốc gia, luôn thu hút sự
quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học.
1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nƣ c ngoài
BT xuất hiện đầu tiên ở Hy Lạp thời cổ đại và ngày càng phát triển mở rộng
đến mọi quốc gia. Với sự phát triển mạnh mẽ các loại hình BT và sự nghiệp BT,
nhiều cơng trình nghiên cứu, hội nghị nghiên cứu đã thảo luận về vai trò, tác dụng
của sƣu tập hiện vật BT, vấn đề giáo dục của BT, vấn đề bảo quản các sƣu tập và kỹ
thuật bảo quản hiện vật trong BT, NTT... Đầu thế kỷ XX, các tạp chí nghiên cứu BT
lần lƣợt ra đời nhƣ tạp chí Museum New (Anh, 1900), tạp chí Museum Skunder
Đức, 1905), tạp chí Muzeon (Bỉ, 1926). Năm 1946, Hội đồng quốc tế các BT
(International Council of Museum - viết tắt là ICOM) thuộc Ủy bản Văn hóa, Khoa
học và Giáo dục của Liên Hợp Quốc UNESCO đƣợc thành lập. ICOM đã thúc đẩy
hợp tác giữa các BT, khuyến khích việc nghiên cứu về BT, góp phần bảo vệ và phát
huy di sản văn hóa của nhân loại. Cho đến nay, có nhiều cơng trình nghiên cứu về
BT, NTT ở các nƣớc trên thế giới, tiêu biểu nhƣ sau:


8

V.K Gađanôp trong cuốn Lênin với việc bảo vệ di sản văn hố, xây dựng BT
(Nguyễn Đình Khơi dịch, Nxb Văn hoá nghệ thuật, 1962 đã nghiên cứu quan điểm

của V. I. Lênin trong công tác bảo vệ di sản văn hóa, xây dựng BT. Cơng trình
nghiên cứu của V.K. Gađanôp tập trung vào vấn đề yêu cầu và mục đích của việc
xây dựng BT dựa theo quan điểm của lãnh tụ Lênin. Từ các quan niệm đó góp phần
định hƣớng phƣơng pháp nghiên cứu và công tác phát triển BT nói riêng và bảo vệ
di sản nói chung ở Liên Xơ. Tuy nhiên, cuốn sách trình bày một cách sơ lƣợc, tóm
tắt chƣa hình thành một cách hệ thống, tồn diện những quan điểm của Lênin về
cơng tác bảo tồn, BT.
Nhà BT học Pháp Luc Benoist trong cuốn Musées et muséologie (Các BT và
BT học), (Presses universitaires de France, 1971) đã đề ra cách phân loại hiện vật
BT dựa theo 3 nền văn minh văn minh ngôn từ, văn minh đồ vật, văn minh ký
hiệu), tác giả cho rằng văn minh ký hiệu đang phát triển trong xã hội hiện đại nhƣ
máy tính điện tử, điều khiển học. BT cần phải giữ gìn tất cả những giá trị của các
nền văn minh. Luc Benoist có quan điểm nghiên cứu BT thiên về thuộc tính bản
năng sưu tầm để nêu lên cơ sở hình thành BT. Trong khi đó, nhân tố hình thành BT
có cơ sở từ xã hội, gắn với nhu cầu về giáo dục, thƣởng thức, giải trí...chƣa đƣợc tác
giả nêu ra.
Nhóm tác giả Sherry Butcher, Younghans với cuốn Historic House
Museums: A Practical Handbook for Their Care, Preservation, and Management
(NTT lịch sử: Cẩm nang thực hành để lưu trữ, bảo tồn và quản lý), (Oxford
University Press,1996) phân tích làm rõ bản chất NTT và các loại hình BT nhỏ là
bộ sƣu tập. Việc bảo tồn các bộ sƣu tập về lịch sử, văn hóa đƣợc đánh giá là
chức năng quan trọng nhất của NTT. Nhóm tác giả cũng nhấn mạnh ý nghĩa của
các hiện vật NTT đối với khách tham quan trong việc giải thích quá khứ, hiểu rõ
hiện tại của địa phƣơng.
Cuốn Cơ sở BT của Tymothy Ambrose, Crispi Paine (BT Cách mạng VN
xuất bản, HN, 2000) và Cẩm nang BT của Gary Edson, David Dean (BT Cách
mạng VN, HN, 2001) là hai cơng trình cung cấp những hiểu biết cơ bản BT học,
là giáo trình trong chƣơng trình đào tạo chun ngành BT. Các cơng trình trình
bày những vấn đề lý thuyết và thực tiễn của công tác BT, nhấn mạnh trách nhiệm
của nhân viên BT, vai trị dịch vụ cơng cộng của BT. Từ những trải nghiệm thực



9

tế, các tác giả đƣa ra một hƣớng dẫn cơ bản cho các khía cạnh của cơng việc BT,
từ việc quản lý và bảo tồn bộ sƣu tập, tổ chức BT đến phát triển khách tham
quan, công tác giáo dục cơng chúng.
M.E Kaulen, I.M Kossova, A.A Sundieva trong cơng trình Sự nghiệp BT của
nước Nga Cục Di sản văn hóa, 2006) hệ thống một cách toàn diện các mặt của sự
nghiệp BT ở Nga trong các giai đoạn lịch sử trên cơ sở kế thừa sự phát triển của BT
Liên Xô cũ và đổi mới theo xu thế hiện đại. Việc sử dụng BT đã đƣợc các tác giả
trình bày trong nội dung công tác giáo dục của BT ở Nga, trong đó phân tích hình
thức sử dụng theo câu lạc bộ học tập, nghiên cứu mối quan hệ gắn bó khăng khít
giữa nhà trƣờng và BT. Cơng trình đã giúp chúng tơi khẳng định rõ vai trị của BT
và gợi ý vấn đề giáo dục BT đối với thế hệ trẻ.
Nghiên cứu việc gìn giữ hiện vật BT, Vương Hoằng Quân trong cuốn Cơ sở
BT học Trung Quốc Nguyễn Duy Chiếm, Nguyễn Thị Hƣờng dịch, Nxb Thế giới,
2008) đã phân tích việc bảo quản hiện vật BT cần dựa trên cơ sở nghiên cứu quy
luật biến đổi di sản văn hoá nhân loại và sự tác động của hiện tƣợng thiên nhiên
nhằm ngăn chặn, làm chậm quá trình biến đổi hiện vật, khống chế, phòng chữa sự
hƣ hỏng và biến dạng của hiện vật. Theo tác giả, nội dung cơ bản của khoa học kỹ
thuật bảo quản hiện vật bao gồm phân tích kết cấu thành phần của hiện vật, tìm quy
luật biến đổi chất của hiện vật, nghiên cứu hiện vật trong môi trƣờng bảo quản của
BT... Tiếp cận nghiên cứu tập trung vào kỹ thuật BT, cho nên cơng trình chƣa đi sâu
phân tích sự tác động và cơ chế giao tiếp giữa con ngƣời với hiện vật BT.
Cuốn Les musées de France (Các BT của Pháp) của tác giả Marie - Christine
Labourdette (Presses Universitaires de France, 2015) trình bày vấn đề BT Pháp là
gì, các nguyên tắc tổ chức cơ bản của BT ở Pháp, những bộ sƣu tập và ảnh hƣởng
của BT đối với cộng đồng, văn hóa Pháp. Tác giả phân tích những đặc điểm của BT
Pháp với tính phong phú và chiều sâu theo thời gian của các bộ sƣu tập. BT của

Pháp đa dạng bởi bản chất phản ánh toàn diện các lĩnh vực tri thức của con ngƣời.
Các BT ở Pháp có hệ thống dày đặc thơng qua một mạng lƣới ở khắp các địa
phƣơng. Mỗi BT thƣờng là biểu tƣợng của một địa phƣơng ở Pháp. Đặc biệt, tác giả
đánh giá vào đầu thế kỉ XXI, các BT là đại sứ văn hóa của một quốc gia. Qua cơng


10

trình nghiên cứu, chúng tơi nhận thức rõ hơn về lý luận BT, sự phân loại, đặc điểm
BT của một quốc gia có hệ thống BT phát triển hàng đầu trên thế giới.
Một số bài nghiên cứu đƣợc đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu BT đã phản
ánh vai trò, chức năng giáo dục của BT. Tiêu biểu nhƣ A.X. Balakirev với bài “Vai
trị của các BT loại hình lịch sử với việc hình thành nhận thức xã hội trong nước
Nga hiện đại” (Tạp chí Di sản Văn hóa, số 5, 2003 đã bàn về một nhóm BT phổ
biến nhất ở nƣớc Nga - các loại BT loại hình lịch sử, BT khảo cứu địa phƣơng ở
các tỉnh, thành phố và khu vực. Bài viết phân tích một mặt hoạt động của BT loại
hình lịch sử có ảnh hƣởng trực tiếp đến xã hội, tức là công tác trƣng bày triển lãm
và công tác giáo dục quần chúng của các BT. Tác giả nêu lên yêu cầu: “BT phải có
hình thức hoạt động phong phú với khách tham quan, tìm ra những biện pháp giới
thiệu di sản với cơng chúng, tăng cường các nỗ lực mở rộng hoạt động giáo dục
học đường thông qua BT” [4, tr.64]. Mặc dù chƣa gắn vấn đề BT với DHLS ở
trƣờng phổ thông nhƣng bài viết đã gợi cho chúng tôi xác định tầm quan trọng của
BT loại hình lịch sử đối với vấn đề nghiên cứu.
Khi phân tích chức năng của BT, tác giả G. Brown Goode trong bài nghiên
cứu “Bài học từ thế hệ trước về những nguyên tắc của việc quản lý BT” Tạp chí
Di sản Văn hóa, số 1, 2013 đã nhận định BT là “một tổ chức bảo vệ những vật thể
có thể minh họa một cách tốt nhất các hiện tượng tự nhiên và các sản phẩm của
con người, sử dụng nó nhằm nâng cao kiến thức, văn hóa và khai sáng cho con
người” [43, tr.48]. Tác giả xác định vai trò của BT nhƣ trƣờng học để giáo dục
các cá nhân, một ngƣời phụ tá cho lớp học. BT hỗ trợ cho các GV về nội dung

kiến thức cơ bản, giải thích cho HS về nghệ thuật, tự nhiên và lịch sử.
Những nghiên cứu trên của các tác giả nước ngồi đã phân tích, làm rõ vấn
đề lý luận của BT, NTT như khái niệm, chức năng, phân loại, xác định mối quan
hệ gắn kết giữa BT, NTT với nhà trường, vai trò đối với giáo dục. Bên cạnh đó,
kết quả nghiên cứu của các tác giả giúp chúng tôi xác định những căn cứ để phác
họa khái quát thực tiễn sử dụng BT, NTT ở một số nước trên thế giới.
1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nƣ c
Vào những năm đầu thế kỉ XX, BT mới xuất hiện ở VN, do ngƣời Pháp
xây dựng. Trải qua q trình phát triển, VN đã có một hệ thống BT, NTT với
nhiều loại hình, bao phủ ở khắp các địa phƣơng. Cùng với sự phát triển của


11

mạng lƣới BT, NTT, ở VN có nhiều cơng trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực BT
học, tiêu biểu nhƣ sau:
Cuốn “Sổ tay cơng tác BT” của nhóm tác giả Lâm Bình Tường, Mai Khắc
Ứng, Phạm Xanh, Đặng Văn Bài (Nxb Văn hóa HN, 1980) nghiên cứu về lý luận
và hƣớng dẫn thực hành chun mơn nghiệp vụ BT, trong đó khẳng định vai trò
giáo dục và khả năng phổ biến kiến thức của BT. Hoạt động giáo dục khoa học
của BT đƣợc tiến hành bằng cách tiếp xúc trực tiếp với hiện vật gốc, thông qua
phần trƣng bày BT. Theo đó, hình thức hƣớng dẫn tham quan các phần trƣng bày
cố định và triễn lãm thƣờng kỳ tại BT là hình thức quan trọng nhất.
Trong cuốn BT, di tích, lễ hội Nxb Văn hóa thơng tin, 1992 , Phan Khanh
nghiên cứu những vấn đề lí luận, thực tiễn của khoa học BT, di tích, lễ hội và ý nghĩa
giáo dục truyền thống cho HS. Bằng việc khái quát lịch sử phát triển của BT, tác giả
quan niệm BT là một thiết chế văn hóa châu Âu mới đƣợc đƣa vào nƣớc ta từ những
năm 20 của thế kỷ XX. Tác giả nêu bật chức năng giáo dục phổ biến khoa học của
BT với cơ sở từ các sƣu tập hiện vật gốc. “Bằng những thực tế sinh động qua các
hiện vật gốc mang hơi thở của lịch sử như những rìu búa của tổ tiên ta từ thời nguyên

thủy, như cọc Bạch Đằng chống xâm lược, tấm áo còn vết máu của chiến sĩ đã hy
sinh anh dũng trong nhiệm vụ vẻ vang bảo vệ Tổ quốc, như tấm áo ka ki và đôi dép
lốp giản dị của Bác Hồ vĩ đại...rõ ràng là các BT tham gia trực tiếp vào việc giáo dục
truyền thống yêu nước...” [60, tr.28]. Cơ sở các chức năng của BT, NTT đƣợc tác giả
tìm hiểu từ giá trị của hiện vật gốc - nguồn sử liệu đầu tiên của kiến thức, là đối tƣợng
trực tiếp của nhận thức cảm tính.
Nguyễn Văn Huy trong cuốn sách Từ dân tộc học đến BT dân tộc học, con
đường học tập và nghiên cứu, tập II (Viện Khoa học xã hội VN, 2006) đã nghiên
cứu BT về lĩnh vực dân tộc học. Tác giả đã phân tích những vấn đề: BT và phát huy
di sản văn hóa; Đổi mới tiếp cận BT; Cộng đồng và đối thoại; Giáo dục trong BT.
Về vấn đề giáo dục trong BT, tác giả đã nêu lên những câu hỏi và đề ra những định
hƣớng để giải quyết nhƣ đổi mới cách tổ chức cho HS đi tham quan BT nhƣ thế nào
cho hiệu quả và yêu cầu BT phải hoạt động hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn trong việc
phổ cập kiến thức khoa học, nâng cao chất lƣợng công tác giáo dục trong BT.


12

Dƣới góc độ của nghiên cứu xây dựng BT, tác giả Tạ Trường Xuân trong
cuốn Nguyên lý thiết kế BT (Nxb Xây dựng, 2006 đã giới thiệu những vấn đề cơ
bản về thiết kế, xây dựng nhà BT, những khái niệm chung về BT, các bộ phận
chức năng của BT, những vấn đề kĩ thuật, kinh tế và an toàn trong cơng trình
BT...Tác giả nêu bật vai trị, ý nghĩa của BT với giáo dục lịch sử: “Có những đồn
thiếu nhi được cô giáo dẫn đi xem BT - người thuyết minh và cô giáo giảng giải
những bài học sống động trong BT, đó là sự thu lượm kiến thức về lịch sử mà rất
sâu đậm trong tâm trí trẻ thơ” [120, tr.9].
Nguyễn Thị Huệ và các tác giả với cuốn Giáo trình Cơ sở BT học (Nxb ĐHQG
HN, 2008) phân tích những lý luận chung nhất về ngành BT học, xác định BT học
là một bộ môn khoa học. Các tác giả đã khái quát lịch sử BT trên thế giới và VN,
làm rõ đặc trƣng và các chức năng của BT, phân loại hiện vật BT...Phân tích chức

năng giáo dục của BT, các tác giả cho rằng “BT thơng qua các hình thức hoạt động
của mình nhằm chuyển giao có mục đích rõ ràng các thơng tin, những tri thức về
khoa học, lịch sử, văn hóa giúp cho việc hình thành thế giới quan, giáo dục tư
tưởng đạo đức, thẩm mỹ cho con người phát triển toàn diện” [50, tr.136]. Cơng cụ
chính của cơng tác giáo dục BT là những sƣu tập hiện vật gốc, chúng đƣợc coi là
nguồn nhận thức trực tiếp, giúp cho cơng chúng có sự hiểu biết về quá trình lịch sử,
con ngƣời một cách chân thực, tin cậy và có đƣợc cảm xúc nhƣ đang sống, chứng
kiến các sự kiện đó.
Tác giả Trương Quốc Bình với bài nghiên cứu Chủ tịch Hồ Chí Minh và vấn
đề bảo tồn di sản văn hóa dân tộc (Tạp chí Di sản Văn hóa, số 2, 2003 đã tập trung
phân tích quan điểm tƣ tƣởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về cơng tác bảo tồn di sản văn
hóa dân tộc. Với tƣ cách là kiến trúc sƣ của nền văn hóa dân tộc - khoa học - đại
chúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những quan điểm, những định hƣớng và
nhiệm vụ cơ bản về bảo vệ và phát huy truyền thống dân tộc.
Bài viết “Hiện vật BT - nhìn từ quan điểm lịch sử” trong tuyển tập Về lịch sử
văn hoá và BT (Nxb Chính trị Quốc gia, 2004) của tác giả Dƣơng Trung Quốc đã
phân tích yếu tố giá trị lịch sử của các hiện vật BT, hiện vật đó gắn liền với một thời
điểm, một sự việc có ý nghĩa lịch sử. Tác giả cũng nhấn mạnh, đối với những sự kiện
lịch sử đã qua, việc lựa chọn hiện vật BT phải mang tính chất điển hình, xác định


13

đƣợc những thời điểm lịch sử, sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử có tính chất điển hình.
Bài viết là gợi ý quý báu cho chúng tôi khi khai thác tài liệu của BT, NTT.
Đặng Văn Bài với bài nghiên cứu “BT với công tác giáo dục HS phổ thơng lý luận và bài học thực tiễn” (Tạp chí Di sản Văn hóa, số 3, 2006 đã đánh giá vai
trị của BT đối với cơng tác giáo dục HS phổ thông xét từ những vấn đề lý luận và
thực tiễn giáo dục BT. Tác giả xác định nhiệm vụ giáo dục khoa học cho HS phổ
thông là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các BT VN. Từ đó,
u cầu các BT cần tạo lập khơng gian văn hóa hấp dẫn, thu hút HS, đƣa BT thực

sự trở thành “một học đường” giảng dạy trực quan. Việc học tập BT cho HS cần
đƣợc tổ chức theo hƣớng “người thực, việc thực", có nghĩa là vừa tham quan BT
vừa đƣợc trực tiếp tiếp xúc, giao lƣu với các nhân chứng lịch sử. Tác giả đã phân
tích giải pháp “liên kết giáo dục cộng đồng” để góp phần đổi mới công tác giáo dục
của BT, cần thiết đƣa BT đến với trƣờng học.
Bài nghiên cứu “Từ góc nhìn văn hóa, suy nghĩ đơi điều về BT” (Tạp chí Di
sản Văn hóa, số 4, 2006) của Trịnh Thị Hịa, khi nghiên cứu chức năng giáo dục, đã
nêu rõ giá trị của hiện vật BT với hoạt động DHLS cho HS. Dựa trên cơ sở sử dụng
tài liệu, hiện vật gốc trong các BT, DHLS sẽ có sức thuyết phục hơn, bởi vì chỉ có
những tài liệu, hiện vật gốc của lịch sử mới là những bằng chứng xác đáng giúp con
ngƣời tìm hiểu về các thế hệ đã qua. BT là mơi trƣờng giáo dục ngồi nhà trƣờng,
có tác dụng củng cố và bổ sung kiến thức cho HS. Để thực hiện đƣợc điều đó, các
hƣớng dẫn viên BT phải đƣợc trang bị hiểu biết về chƣơng trình các cấp học để xây
dựng và thiết kế hoạt động giáo dục phù hợp với HS phổ thông.
Tác giả Phạm Thu Hằng với bài viết “Giáo dục toàn diện - một xu hướng phát
triển của BT ở VN” (Tạp chí Di sản Văn hóa, số 2, 2013) nghiên cứu mục đích giáo
dục của BT từ những vấn đề lý luận cho đến thực tiễn. Tác giả khái quát chung về
mục đích giáo dục của BT. “BT là nơi lưu giữ, phát huy giá trị của những hiện vật
độc nhất vô nhị, là những phịng thí nghiệm lý tưởng cho sự trao đổi kiến thức xã
hội, khoa học và văn hóa của con người” [45, tr.47]. Mục đích giáo dục của BT là
sử dụng các tài liệu - hiện vật một cách hiệu quả, hấp dẫn trên cơ sở khai thác đặc
trƣng và thế mạnh cơ bản của BT về khả năng cung cấp thông tin trực quan sinh
động của tổ hợp hiện vật gốc. Theo tác giả, hoàn cảnh lịch sử, nhu cầu xã hội là


14

nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự ra đời rất nhiều BT thuộc loại hình lịch sử xã hội,
cho đến nay chiếm tỉ lệ khoảng 90% các BT của VN.
Phác thảo công tác giáo dục ở các BT VN, Phạm Thị Mai Thủy với bài viết

“Công tác giáo dục BT” Tạp chí Thế giới Di sản, số 8, 2013 đã chỉ ra những thay
đổi về nhận thức, chuyển từ cách tiếp cận tuyên truyền sang tiếp cận giáo dục. Theo
đó, hoạt động giáo dục của BT khơng cịn là tun truyền một chiều tới công chúng
mà đƣợc thay bằng hoạt động tƣơng tác, trải nghiệm BT. Tác giả cho rằng trung tâm
của hoạt động giáo dục BT đƣợc thay đổi từ lấy hiện vật làm trung tâm sang lấy cộng
động xã hội làm trung tâm. Thông qua tổng kết thực tiễn BT, tác giả đã đánh giá về
thực tiễn đồng thời chỉ dẫn định hƣớng đổi mới công tác giáo dục BT.
Nghiên cứu một phƣơng thức mới của trƣng bày BT, tác giả Tơ Thị Thủy Lâm
có bài viết “BT ảo 3D một trong những đề án đột phá của BT Lịch sử Quốc gia” Tạp
chí Thế giới Di sản, số 9 -2013) đã phân tích làm rõ một số ƣu điểm của hệ thống
trƣng bày điện tử trực quan, hiện đại. BT ảo 3D với công nghệ tƣơng tác 3D, công
nghệ không gian trƣng bày ảo đƣợc coi là ứng dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới
trong lĩnh vực trƣng bày BT.
Nghiên cứu về BT, NTT ở địa phƣơng tỉnh Thái Ngun, có một số cơng trình
tiêu biểu nhƣ sau: Cuốn Bác Hồ ở ATK Nxb Hội Nhà văn, HN, 2007 và cuốn Về
thủ đơ gió ngàn ATK in dấu lịch sử Nxb Hội Nhà văn, 2007 của tác giả Đồng
Khắc Thọ trình bày những tƣ liệu lịch sử, những mẩu chuyện về Bác Hồ ở ATK
Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. Tác giả đã giới thiệu một số di tích lịch sử cách mạng
tiêu biểu ở Khu di tích ATK Định Hóa - Thái Ngun gắn với những câu chuyện về
Bác Hồ, Tổng Bí thƣ Trƣờng Chinh, Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp trong thời kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954 . Những tƣ liệu phản ánh trong các
cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo có thể kết hợp với sử dụng tƣ liệu trƣng bày
của NTT ATK Định Hóa. Đồng thời, những mẩu chuyện lịch sử về Bác Hồ, về di
tích ATK cũng là những gợi ý giúp GV, HS xây dựng bài thuyết minh về một số
hiện vật trƣng bày của NTT.
Phạm Tất Quynh và các tác giả với cơng trình Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái
Nguyên với Bác Hồ (Nxb Lý luận Chính trị, 2010) hệ thống và phân tích những sự



×