Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Sử dụng bảo tàng địa phương trong dạy học lịch sử việt nam lớp 6 tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.96 KB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ngun thÞ nhàn

Sử DụNG BảO TàNG ĐịA PHƯƠNG
TRONG DạY HọC LịCH Sử VIệT NAM LớP 6
ở TỉNH THANH Hóa
Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn lịch sử
MÃ số: 60.14.10

luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Ngi hng dn khoa hc:

TS. Hoàng Thanh H¶i

nghƯ an - 2012


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này tơi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến:
- Tiến sĩ HOÀNG THANH HẢI, người trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận
tình chỉ bảo và động viên tơi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
- Các thầy cô trong Bộ môn PPDH Lịch sử - khoa Lịch sử, khoa Sau đại học
và các phòng ban trường Đại học Vinh đã dạy dỗ tận tình và tạo điều kiện cho
tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
- Ban Quản lý bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh
Hóa, các thầy, cơ giáo và các em HS ở các trường THCS tỉnh Thanh Hóa đã
tạo điều kiện cung cấp tài liệu, giúp đỡ tơi trong q trình điều tra và thực
nghiệm sư phạm.


Luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự chỉ dẫn và
đóng góp ý kiến của thầy cơ, bạn bè, đồng nghiệp để cơng trình nghiên cứu
của tơi được hoàn thiện.
Vinh, tháng 10 năm 2012.
Tác giả
NGUYỄN THỊ NHÀN


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề................................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...................................................................10
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................10
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu...............................11
6. Giả thuyết khoa học......................................................................................12
7. Ý nghĩa của luận văn......................................................................................13
8. Đóng góp của luận văn.................................................................................13
9. Bố cục của luận văn.....................................................................................13
NỘI DUNG.........................................................................................................14
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG BẢO TÀNG ĐỊA
PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS TỈNH THANH
HÓA.....................................................................................................................14
1.1. Cơ sở lý luận ..............................................................................................14
1.1.1. Khái quát về bảo tàng, bảo tàng địa phương.......................................14
1.1.2. Ý nghĩa của việc sử dụng bảo tàng trong dạy học lịch sử ở trường phổ
thông....................................................................................................................20
1.2. Cơ sở thực tiễn...........................................................................................26

1.2.1. Mục đích điều tra...................................................................................26
1.2.2. Nội dung điều tra....................................................................................27
1.2.3. Kết quả điều tra......................................................................................27
Kết luận chương 1............................................................................................32
Chương 2
MỘT SỐ HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP SỬ DỤNG BẢO TÀNG
ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 6
Ở TỈNH THANH HÓA.......................................................................................34
2.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng bảo tàng địa phương trong dạy học
lịch sử Việt Nam lớp 6 - THCS tỉnh Thanh Hóa...............................................34
2.1.1. Mục tiêu, nội dung kiến thức cơ bản của khóa trình lịch sử Việt Nam
lớp 6 - THCS hiện nay.......................................................................................34
2.1.2. Nội dung trưng bày của bảo tàng địa phương có thể khai thác trong
dạy học lịch sử Việt Nam lớp 6.......................................................................38
2.2. Một số hình thức, biện pháp sử dụng tài liệu của bảo tàng địa phương
trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 6 ở Thanh Hóa.......................................43
2.2.1. Yêu cầu của việc sử dụng bảo tàng địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam lớp 6 tỉnh Thanh Hóa........................................................................43
2.2.2. Các hình thức, biện pháp khai thác sử dụng bảo tàng địa phương
trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 6 ở Thanh Hóa.......................................50
2.3. Thực nghiệm sư phạm...............................................................................64


2.3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm...........................................................65
2.3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm.......................................65
2.3.3. Nội dung và phương pháp tiến hành thực nghiệm...............................66
2.3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm (kết quả cụ thể xem phần phụ lục 6
và 8)....................................................................................................................67
KẾT LUẬN..........................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................74

PHỤ LỤC


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
BGH

:

Ban giám hiệu

CĐSP

:

Cao đẳng sư phạm

CM

:

Cách mạng

DTLS

:

Di tích lịch sử

GV


:

Giáo viên

HS

:

Học sinh

LS

:

Lịch sử

LSDT

:

Lịch sử dân tộc

LSĐP

:

Lịch sử địa phương

LS VN


:

Lịch sử Việt Nam

Nxb

:

Nhà xuất bản

PT

:

Phổ thông

SGK

:

Sách giáo khoa

SV

:

Sinh viên

THCS


:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông

TNSP

:

Thực nghiệm sư phạm

TW

:

Trung ương

VD

:

Ví dụ

VH


:

Văn hố


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thực trạng dạy học lịch sử hiện nay ở trường phổ thông (PT) nói
chung, trung học cơ sở (THCS) nói riêng đang có những mặt giảm sút và được
dư luận cảnh báo nhiều. Ngun nhân của tình trạng này có nhiều, nhưng trong
đó có một nguyên nhân quan trọng là học sinh (HS) ít được tiếp xúc, “làm việc”
với các tài liệu, hiện vật lịch sử. Để hiểu sâu, nhớ kỹ các sự kiện lịch sử, ngoài
các tài liệu, kiến thức lịch sử trong sách giáo khoa (SGK), HS cần được cung cấp
thêm nhiều nguồn tài liệu, hiện vật khác rất phong phú, nhất là ngay ở các địa
phương, như hệ thống bảo tàng, các di tích lịch sử - văn hóa…
1.2. Ở nước ta, ngoài các bảo tàng lịch sử, cách mạng ở trung ương, hầu
hết ở các địa phương, các tỉnh đều có bảo tàng tổng hợp tỉnh. Bảo tàng tỉnh là
cơ quan sưu tập, trưng bày những tài liệu, hiện vật về văn hoá vật chất, tinh
thần cũng như tự nhiên của địa phương đó.
Thanh Hóa là một tỉnh lớn, có truyền thống lịch sử văn hố lâu đời, nơi
diễn ra biết bao sự kiện lịch sử lớn, quan trong của đất nước qua các thời kỳ, nơi
sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá, vì vậy bảo tàng Thanh
Hóa là một trong những bảo tàng cấp tỉnh lớn nhất, ra đời sớm nhất cả nước.
Đây cũng là địa điểm lý tưởng để đưa học sinh đến tham quan, học tập
lịch sử. Có thể nói hầu hết các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu của lịch sử
dân tộc, lịch sử địa phương, đều có thể minh chứng qua tài liệu, hiện vật của
bảo tàng này. Đây là những hiện vật thật sống động, có ý nghĩa nhiều mặt
trong dạy học lịch sử.
Tuy nhiên, cũng như thực trạng chung của các địa phương, vì nhiều lý
do, lợi thế này chưa được phát huy trong dạy học lịch sử. Học sinh THCS,

ngay cả ở thành phố cũng ít được đến bảo tàng, nếu có, hình thức, phương
pháp sử dụng chưa khoa học, chưa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
môn lịch sử hiện nay.

1


1.3. Đã có một số cơng trình nghiên cứu trước đây liên quan đến vấn đề
này ở những khía cạnh và mức độ khác nhau, nhưng cho đến nay, chưa có
một cơng trình nào nghiên cứu, hệ thống về sử dụng bảo tàng tỉnh trong dạy
học lịch sử Việt Nam nói chung, Thanh Hóa nói riêng.
Vì vậy, việc chọn đề tài “Sử dụng bảo tàng địa phương trong dạy học
lịch sử Việt Nam lớp 6 ở tỉnh Thanh Hóa” làm luận văn cao học, vừa có ý
nghĩa về mặt khoa học, bổ sung cho lý luận dạy học lịch sử, nhất là việc sử
dụng bảo tàng trong dạy học lịch sử, vừa có ý nghĩa thực tiễn, góp phần nâng
cao chất lượng dạy học bộ môn hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
Việc khai thác và sử dụng bảo tàng trong dạy học nói chung và dạy học
lịch sử nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nghiên
cứu lý luận dạy học, giáo dục và giáo dục lịch sử và các nhà nghiên cứu lịch
sử, văn hóa. Cho đến nay đã có một số bài viết, cơng trình nghiên cứu đề cập
đến vấn đề này ở những khía cạnh, mức độ khác nhau. Vì vậy thực hiện đề tài
này, chúng tôi tiếp cận ở hai nguồn tài liệu.
2.1. Các tài liệu về lý luận dạy học nói chung và lý luận dạy học lịch sử
nói riêng
- Tài liệu nước ngồi:
Một số cơng trình nghiên cứu về giáo dục học, tâm lý học của Liên Xô
(cũ) như “Phát triển tư duy của học sinh” của M. Alêxeep [2]; “Tư duy học
sinh” của M.N. Sacđacốp [73]; “Lý luận dạy học ở trường phổ thông”, do
M.A. Đa nhi cốp (chủ biên) [29] đã khẳng định cơ sở tâm lý của việc trực

quan sinh động trong học tập lịch sử khi “tạo biểu tượng trong sáng và muôn
màu muôn vẻ về các sự vật, hiện tượng đang học. Có thể thực hiện nhiệm vụ
này cho học sinh tri giác các DTLS và các di sản văn hoá” [29; 154]. N.K.
Crupxcaia coi công tác tham quan, học tập tại DTLS - VH là một công tác
2


quan trọng trong nhà trường. “Đây là một phương thức dạy cho học sinh đọc
cuốn sách của cuộc sống” [29; 54]. Các cơng trình nghiên cứu trên cũng đã
trình bày ý nghĩa về các mặt trí, đức, dục của việc tham quan bảo tàng, vị trí
của nó trong q trình dạy học cũng như hình thức tổ chức các hoạt động của
học sinh trong thời gian tham quan.
Trong Khuyến nghị của Nghị viện Châu Âu, số 1283, liên quan đến lịch
sử và việc học tập lịch sử ở Châu Âu, ngày 22/1/1996, nhấn mạnh “Nội dung
của các chương trình lịch sử phải rất mở rộng; phải bao gồm tất cả những bộ
mặt của xã hội (lịch sử xã hội và văn hóa cũng như lịch sử chính trị)... Lịch sử
địa phương cũng như lịch sử dân tộc (nhưng không phải là lịch sử theo quan
điểm dân tộc chủ nghĩa) phải được giảng dạy, cũng như lịch sử các tộc người
thiểu số...” (47; 66)
Hội quốc tế nghiên cứu lý luận dạy học lịch sử (Internationnal Society
for History Didactic) đã xuất bản tờ “Thông báo khoa học” (Communication)
thường kỳ 3 tháng một lần, trong đó có số dành cho vấn đề “Văn hố lịch sửTài liệu thơng tin lịch sử quốc tế” (Historical Culture- Historical Communication
Internationnal Bibligraphy). Các số của tạp chí này thường đăng tải các cơng
trình nghiên cứu về lý luận dạy học lịch sử và kinh nghiệm dạy học lịch sử ở các
nước có nền giáo dục tiên tiến như Anh, Mỹ, Pháp Đức, Tây Ban Nha, Nhật
Bản, Trung Quốc… trong đó có việc khai thác, sử dụng các tư liệu của bảo tàng,
di vật lịch sử… vào dạy học lịch sử ở trường phổ thông
Ở Hunggari, sử dụng các tư liệu lịch sử trong dạy học cũng rất được coi
trọng. Nhà trường kết hợp với các cơ quan chun mơn lịch sử và văn hóa tổ
chức cho học sinh sưu tầm tư liệu để xây dựng những “làng bảo tàng” địa

phương. Tại đây, người ta trưng bày những hiện vật lịch sử, những kiến trúc độc
đáo, những nét đặc thù trong đời sống tinh thần của nhân dân các địa phương.
Trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” [28] của tiến sĩ N.
G. Đai ri cũng đã trình bày một số vấn đề quan trọng về việc dạy học lịch sử

3


như là “Vấn đề giờ học lịch sử trong những phương thức nhằm nâng cao chất
lượng giờ học bộ môn theo hướng mới của lý luận dạy học Xô Viết”. Tác giả
nhấn mạnh “Tính cụ thể, tính hình ảnh của sự kiện có một giá trị lớn lao, bởi
vì nó cho phép hình dung lại quá khứ” [28; 18] và quan niệm “việc tổ chức
công tác nghiên cứu thực tế, nghiên cứu tại những nơi xảy ra các sự kiện lịch
sử là một trong những điều kiện hiện có của hoạt động dạy và học để hình
thành tư duy tự lập và tính tự lập của học sinh” [28; 26]. Ông cũng đã chỉ ra
rằng, thầy giáo bắt buộc phải biết rõ những thành tựu của khoa học lịch sử và
các khoa học giáo dục, những vấn đề mà khoa học đang giải quyết, phải biết
tất cả những hiện tượng quan trọng nhất của đời sống chính trị xã hội và văn
hóa... Muốn vậy “phải sử dụng khơng ngừng và có hệ thống tất cả mọi nguồn
tư liệu mn hình muôn vẻ: tác phẩm kinh điển, văn kiện của Đảng và Nhà
nước, sách chuyên khảo, sách giáo khoa, sách báo tạp chí, tác phẩm hội họa,
những cuộc tham quan”... và khẳng định “tồn bộ cơng tác dạy học sẽ vơ cùng
có lợi, nếu thầy giáo hiểu mơn học trên cơ sở tất cả những nguồn tư liệu có liên
quan đến sự kiện...” [28; 10]. Từ việc nhấn mạnh đến vai trò của việc sử dụng
tài liệu trong dạy học lịch sử, ông đã đề xuất phương pháp sử dụng sách giáo
khoa, tài liệu tham khảo, chỉ rõ mối quan hệ giữa sách giáo khoa, tài liệu tham
khảo, tài liệu tham quan thực địa với bài giảng giáo viên trên lớp...
Cũng như thế, I.F. Kharlamốp trong cuốn “Phát huy tính tích cực học tập
của học sinh như thế nào?” [44] cũng khẳng định: “vấn đề sử dụng SGK và
tài liệu học tập... có lịch sử của nó mà theo chúng tơi có những điều bổ ích

đáng học hỏi...” bởi vì “... trong quá trình làm việc với SGK và tài liệu học
tập, học sinh nắm vững và củng cố được kiến thức, đồng thời các em tiếp thu
được kĩ năng, kĩ xảo ” [44; 37]. Ông cũng khẳng định: “Tài liệu học tập tự nó
đã chứa đựng nhiều yếu tố kích thích, động viên tính ham hiểu biết và tính
tích cực tư duy học sinh. Đó là tính chất mới lạ của tri thức khoa học, tính
sáng tỏ của các sự kiện, tính độc đáo của các kết luận, phương pháp đặc sắc

4


để phát hiện ra các khái niệm đã được hình thành, sự thâm nhập sâu xa vào
bản chất của hiện tượng” [44; 88]. Việc xử lý mối quan hệ giữa sử dụng tư
liệu và bài giảng mà ông nêu ra vẫn cịn có giá trị thực tiễn, được nhiều giáo
viên lịch sử ở trường phổ thông nước ta hiện nay thừa nhận và sử dụng.
- Tài liệu trong nước.
Cuốn “Bảo tàng lịch sử, cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường phổ
thông trung học” của tác giả Nguyễn Thị Cơi, xuất bản năm 1998 đã trình bày
các vấn đề, như: Vai trò và ý nghĩa của bảo tàng lịch sử, cách mạng trong dạy
học lịch sử ở trường phổ thông trung học; Nội dung các vật trưng bày của bảo
tàng lịch sử, cách mạng và khả năng sử dụng trong dạy học lịch sử ở trường
phổ thông trung học; Các hình thức, phương pháp sử dụng tư liệu bảo tàng
trong dạy học lịch sử.
Tác giả khẳng định “Tư liệu ở bảo tàng là phương tiện trực quan, quan
trọng góp phần tạo biểu tượng lịch sử cụ thể, chân thực và chính xác cho học
sinh ”. [21; 12] Việc khai thác, sử dụng, tư liệu của bảo tàng đảm bảo cho quá
trình nhận thức của học sinh diễn ra hợp với quy luật nhận thức và đảm bảo
nguyên tắc trực quan trong dạy học lịch sử.
Trong cuốn giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” của Phan Ngọc
Liên và Trần Văn Trị chủ biên, xuất bản năm 2003, chương IX “Hoạt động
ngoại khóa trong dạy học lịch sử” [50] đã nêu lên tầm quan trọng của việc

khai thác và sử dụng tư liệu hiện vật của bảo tàng trong dạy học lịch sử.
Đặc biệt trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử”, tập II do Phan
Ngọc Liên, Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, xuất bản năm 2005, ở chương
XI “Cơ sở lý luận về bài học lịch sử ở trường phổ thông, phần III. Các loại
bài học ở trường phổ thơng: thì bài học thực địa, trong nhà bảo tàng lịch sử
cách mạng “Là những bài học nội khóa, một mắt xích trong tồn bộ khóa
trình, có liên quan tới bài học lịch sử khác, việc học tập những bài học này là

5


bắt buộc đối với toàn bộ học sinh” [54; 81]. Trong chương XV: “Vị trí ý
nghĩa và các hình thức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ” các tác
giả cũng nêu rõ vai trị, vị trí của bảo tàng trong dạy học lịch sử: “ Tham quan
lịch sử có vị trí quan trọng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, những
dấu vết của quá khứ những vật trưng bày trong bảo tàng không chỉ cụ thể hóa
kiến thức mà cịn để lại ấn tượng mạnh mẽ nâng cao kiến thức học tập và còn
rèn luyện khả năng quan sát, phân tích của học sinh ” [54; 235]
Trong cuốn “Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch
sử ở trường phổ thông” do Nguyễn Thị Côi chủ biên xuất bản năm 2008,
trong chương III tăng cường các hoạt động hỗ trợ các bài học trên lớp đã
dành một phần lượng lớn nội dung viết về hình thức tổ chức học tập ở nhà
bảo tàng lịch sử: “Tham quan có vị trí quan trọng trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thông, là một hình thức tổ chức học tập có ý nghĩa to lớn về các
mặt giáo dưỡng, giáo dục, phát triển học sinh” [22; 130]. Và “đối với học
sinh buổi tham quan học tập tại bảo tàng lịch sử không chỉ giúp các em ôn
tập củng cố kiến thức đã học mà còn chuẩn bị tiếp thu bài học mới cụ thể sâu
sắc hơn…” [22; 132].
Trong cuốn “Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở
trường phổ thông”, do Phan Ngọc Liên chủ biên, xuất bản năm 2008, có

nhiều bài viết đề cập đến khai thác sử dụng tư liệu hiện vật của bảo tàng trong
dạy học lịch sử phổ thông như bài Chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ
thông - lý luận, thực trạng và giải pháp của tác giả Nguyễn Thị Cơi, có viết
“Tổ chức tham quan ở nhà bảo tàng lịch sử là một hình thức dạy học lịch sử”
[59; 380]. Trong bài viết “Một số vấn đề đổi mới dạy học lịch sử ở trường phổ
thông” của tác giả Phan Ngọc Liên, đã nêu những yêu cầu của việc đổi mới
phương pháp dạy học lịch sử, và yêu cầu thứ 4 là “đa dạng hóa các hình thức
tổ chức dạy học lịch sử và những hình thức cơ bản” là “học ở lớp, ở phịng bộ
mơn, ở bảo tàng…” [59; 310]
6


Trong Kỷ yếu hội thảo khoa học “Đổi mới nghiên cứu và giảng dạy lịch
sử” của Hội khoa học lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2008
[39], có một số bài viết, như bài “Đổi mới bảo tàng trong xu thế hội nhập và
phát triển” của Nguyễn Đình Thanh và Phạm Lan Hương, bài “Bảo tàng lịch
sử Việt Nam - TP Hồ Chí Minh và học sinh phổ thông”, “Một số kinh nghiệm
thu hút thanh thiếu niên đến học tập lịch sử tại bảo tàng” của Huỳnh Ngọc
Vân; “Góp phần việc dạy và học mơn lịch sử qua kênh Bảo tàng” của tiến sĩ
Trịnh Thị Hà, bài “Tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan - một biện pháp
hữu hiệu để góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ
thông” của Nguyễn Văn Sơn… đã đề cập đến tầm quan trọng, ý nghĩa của
việc sử dụng bảo tàng trong dạy học lịch sử, và một số hình thức, phương
pháp sử dụng có thể tham khảo.
Trong bài viết “Khai thác hệ thống bảo tàng trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thông” của Trần Văn Giáp có đề cập có nhiều biện pháp sư phạm
để tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh, trong đó sử dụng các nguồn tài liệu
hiện vật có ưu thế hơn cả. Nguồn tài liệu hiện vật này rất phong phú và đa
dạng ở các bảo tàng trung ương và địa phương. Nó có vai trị ý nghĩa rất quan
trọng đối với việc dạy học lịch sử ở trường phổ thơng

Các tác giả khác, như Hồng Thanh Hải trong "Lịch sử Thanh Hóa dùng
trong trường phổ thơng, CĐSP ” [38], Nguyễn Cảnh Minh (chủ biên) trong”
Giáo trình phương pháp nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương” [64]...
đã đề cập một số hình thức, phương pháp giảng dạy các bài học lịch sử tại
DTLS - VH, bảo tàng ở Thanh Hóa, Việt Bắc...
Trên các Tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước, như Tạp chí Giáo
dục, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Tạp chí khoa học trường ĐHSP Hà Nội...
đăng tải một số bài nghiên cứu như: "DTLS và việc tích cực hóa hoạt động
nhận thức của HS ” [74]; "Sử dụng DTLS - CM trong dạy học lịch sử tại thực
địa” [74]; "Tổ chức hướng dẫn cho HSPT tham gia lễ hội xuân tại DTLS”

7


[75]... đã khái quát một số vấn đề lý luận về sử dụng DTLS - VH, bảo tàng
trong dạy học lịch sử ở trường phổ thơng...
Như vậy, có thể nói rằng, trong lý luận dạy học lịch sử thì vấn đề khai
thác và sử dụng tài liệu hiện vật của bảo tàng trong dạy học lịch sử ngày càng
trở thành hình thức dạy học cơ bản của bộ mơn.
Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu về lý luận dạy học và lý luận dạy học
bộ môn nêu trên đã nêu lên những cơ sở khoa học cho việc đổi mới PPDH
lịch sử nói chung, cho việc xác định những nguyên tắc, phương pháp, hình
thức tổ chức cho HS học tập tại bảo tàng nói riêng.
Các cơng trình trên đã khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của việc sử
dụng bảo tàng trung ương trong dạy học lịch sử và một số hình thức phương
pháp sử dụng có thể tham khảo nhưng mới ở việc sử dụng bảo tàng trung
ương mà chưa có một đề tài nào nhắc đến cụ thể việc khai thác sử dụng bảo
tàng địa phương trong dạy học lịch sử nói chung, trong dạy học lịch sử Việt
Nam ở trung học cơ sở nói riêng.
2.2. Một số cơng trình về lịch sử, văn hóa, bảo tàng trong đó có lịch sử

Thanh Hóa, về bảo tàng Thanh Hóa…
Các cơng trình này đã cung cấp các thơng tin về hệ thống hiện vật, tài liệu,
các chuyên đề khoa học có thể khai thác, sử dụng trong dạy học lịch sử lớp 6.
Một số cơng trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề bảo tàng ở những mức
độ khác nhau. Cuốn ”Bảo tàng-Di tích- Lễ hội” của Phan Khanh [43] đã phân
tích những vấn đề cơ bản về lý luận của khoa học bảo tàng, di tích, lễ hội
truyền thống ở các DTLS. Tác giả nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục truyền thống
dân tộc cho thế hệ trẻ HS, SV của bảo tàng. Tác giả cũng nêu rõ mối quan hệ
giữa di tích, bảo tàng, lễ hội, trong đó bảo tàng đóng vai trị trung tâm.
Trên một số tạp chí khoa học chuyên ngành như "Tạp chí khảo cổ”,
”Nghiên cứu Đơng Nam Á”, ”Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật”, ”Nghiên cứu
lịch sử”... đã có những số chun đề về cơng tác bảo tồn, phát huy các DTLS

8


- VH, như "Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á” dành hẳn số 24, tháng 3 năm
1996 cho chuyên đề "Sử dụng và khai thác di tích” với các bài viết về tổng
quan các DTLS-VH ở Việt Nam, về thực trạng cơng tác bảo tồn, phát huy
các di tích ở nước ta hiện nay... "Diễn đàn sử học 2003” đã cơng bố một số
cơng trình nghiên cứu về DTLS - VH ở nước ta cả về lý luận và thực tiễn của
các nhà nghiên cứu văn hóa hàng đầu, như Nguyễn Quốc Hùng, Phạm Mai
Hùng, Trần Lâm Bền, Lưu Trần Tiêu....
Thanh Hóa là một tỉnh lớn, có chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước
oanh liệt hàng nghìn năm. Vì vậy, bảo tàng tổng hợp tỉnh Thanh Hóa là một
bảo tàng địa phương lớn nhất cả nước hiện nay, có bề dày lịch sử. Đã có
nhiều cơng trình tiêu biểu như "Địa chí Thanh Hóa, tập 1: Địa lý và lịch sử,
tập 2: Văn hóa” [31, 32], "Lịch sử Thanh Hóa, tập 1, tập 2” [6]. Đặc biệt 5
tập "Thanh Hóa di tích và danh thắng” của Ban Quản lý di tích danh thắng
Thanh Hóa [7]... đã giới thiệu bức tranh chung về tổng quan hệ thống DTLS

-VH ở Thanh Hóa, như: lịch sử hình thành, phát triển, các giá trị lịch sử - văn
hóa của các di tích, danh thắng đã được xếp hạng...
Các cơng trình giới thiệu các danh nhân quân sự, nhân vật lịch sử ở
Thanh Hóa, tiêu biểu như cuốn: Võ tướng Thanh Hóa trong lịch sử dân tộc
của tác giả Trần Văn Thịnh - NXB QĐND Hà Nội 1997.
Ngồi ra, cịn có nhiều cuốn hồi ký, kỷ yếu hội thảo khoa học như: Kỷ
yếu hội thảo khoa học Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (19542004) NXB Thanh Hóa, Tháng 5- 2004; Hàm Rồng cuộc đụng đầu Lịch sử
Ban tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm chiến thắng Hàm Rồng - NXB Thanh Hóa
2010; Kỷ yếu Hội thảo khoa học - Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước, Trường Đại học Hồng Đức chủ trì, Tháng 4- 2005; Kỷ yếu hội
thảo khoa học Thanh Hóa thời kỳ 1945-1954 của Ban Nghiên cứu và Biên
soạn Lịch sử Thanh Hóa- NXB Thanh Hóa 2010; nhiều bài báo khoa học
cơng bố trên các tạp chí khoa học ở trung ương, địa phương, nghiên cứu về
9


các sự kiện, nhân vật lịch sử. Đây là những tư liệu lịch sử rất quan trọng, cần
thiết sử dụng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
Tuy nhiên, các cơng trình trên rất ít đề cập đến ý nghĩa của bảo tàng đối
với việc dạy học lịch sử ở trường phổ thơng nói chung, THCS nói riêng trong
cả nước cũng như tỉnh Thanh Hóa. Điều đó cũng cho thấy thực trạng chung là
sự phối hợp giữa ngành Văn hóa - Thể thao - Du lịch với ngành Giáo dục
trong việc phát huy giá trị của bảo tàng địa phương để giáo dục truyền thống,
giáo dục tri thức lịch sử cho thế hệ trẻ hiện nay chưa thật hiệu quả.
Kế thừa kết quả của các cơng trình nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải
quyết vào hai vấn đề sau:
- Thứ nhất, thực trạng của sử dụng bảo tàng (Thanh Hóa) trong dạy học
lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông.
- Thứ hai, các biện pháp sử dụng bảo tàng địa phương trong dạy học lịch
sử Việt Nam (Lớp 6) trung học cơ sở ở Thanh Hóa.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Việc khai thác, sử dụng tài liệu hiện vật của bảo tàng tỉnh trong dạy học
lịch sử Việt Nam ở trường trung học cơ sở.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong quá trình dạy học
lịch sử Việt Nam ở lớp 6 - Trung học cơ sở.
- Phạm vi điều tra khảo sát và thực nghiệm sư phạm được tiến hành chủ
yếu tại các trường trung học cơ sở tỉnh Thanh Hóa.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng của việc khai
thác, sử dụng tư liệu, hiện vật của bảo tàng trong dạy học lịch sử dân tộc, lịch

10


sử địa phương ở trường trung học phổ thơng nói chung, trung học cơ sở nói
riêng của tỉnh Thanh Hóa và đề xuất ra các hình thức và biện pháp khai thác
sử dụng bảo tàng tỉnh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở tỉnh
Thanh Hóa.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về việc khai thác, sử dụng tài liệu hiện vật của bảo
tàng trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông trung học.
- Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 6, các tài liệu
lịch sử ở bảo tàng tỉnh Thanh Hóa và xác định những nội dung cần khai
thác và sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 6 - Trung học cơ sở ở
Thanh Hóa.
- Khảo sát tình hình dạy học lịch sử Việt Nam lớp 6 - trung học cơ sở ở
tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt thực trạng của việc khai thác sử dụng tài liệu hiện

vật của bảo tàng trong dạy học lịch sử Việt Nam, từ đó phát hiện ra những
khó khăn tồn tại cần khắc phục và những ưu điểm cần phát huy.
- Đề xuất các hình thức biện pháp sử dụng bảo tàng trong dạy học lịch sử
Việt Nam lớp 6 ở các trường THCS tỉnh Thanh Hóa qua bài nội khóa và hoạt
động ngoại khóa.
- Thực nghiệm sư phạm các hình thức biện pháp sử dụng trên tại một số
trường trung học cơ sở ở Thanh Hóa, làm cơ sở cho việc rút ra những kết luận
khoa học, những đề xuất kiến nghị nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả tài
liệu hiện vật của bảo tàng tỉnh trong dạy học lịch sử dân tộc.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là dựa trên quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà

11


nước ta về công tác giáo dục, nghiên cứu giáo dục, nghiên cứu lịch sử, văn hóa,
về khai thác và sử dụng bảo tàng trong dạy học lịch sử Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học giáo
dục sau đây:
- Nghiên cứu lý luận về các tài liệu, văn kiện của Đảng, lý luận dạy
học bộ môn, tâm lý học, giáo dục học và các tài liệu hiện vật của bảo
tàng, chương trình, sách giáo khoa lịch sử (lớp 6) và các tài liệu liên
quan khác.
- Điều tra thực tế việc khai thác sử dụng bảo tàng trong dạy học lịch sử ở
các trường trung học cơ sở ở Thanh Hóa bằng phỏng vấn, quan sát, phiếu điều
tra, kiểm tra đánh giá học sinh … để có kết luận chính xác về thực trạng việc
dạy học lịch sử nói chung và việc khai thác sử dụng bảo tàng tỉnh trong dạy

học lịch sử Việt Nam (lớp 6) ở Thanh Hóa nói riêng.
- Thực nghiệm sư phạm từng phần, tồn phần các hình thức biện pháp,
sử dụng bảo tàng tỉnh trong dạy học một số bài lịch sử Việt Nam của lớp 6 ở
một số trường trung học cơ sở tỉnh Thanh Hóa để minh chứng cho tính đúng
đắn, khả thi của các biện pháp sư phạm đã đề ra, khẳng định vị trí ý nghĩa của
việc khai thác sử dụng tài liệu hiện vật của bảo tàng tỉnh trong dạy học lịch sử
Việt Nam lớp 6 - trung học cơ sở tỉnh Thanh Hóa.
- Sử dụng phương pháp xác suất, thống kê toán học để xử lý kết quả điều
tra và thực nghiệm sư phạm.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu GV biết khai thác và sử dụng bảo tàng tổng hợp địa phương một
cách hợp lý theo những hình thức và biện pháp đề xuất của luận văn sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả của bài học lịch sử Việt Nam, bài học lịch sử địa
phương, góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS.
12


7. Ý nghĩa của luận văn
- Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú thêm lý luận
về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS, nâng cao nhận thức
của bản thân về chuyên môn, nghiệp vụ, tạo cơ sở thuận lợi cho quá trình
giảng dạy.
- Ý nghĩa thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu của luận văn, có thể vận dụng rộng rãi trong dạy
học lịch sử Việt Nam lớp 6 ở các trường THCS trong tồn tỉnh Thanh Hóa
nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn.
8. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ thực trạng của việc khai thác, sử dụng bảo tàng tỉnh trong dạy
học lịch sử Việt Nam lớp 6 - Trung học cơ sở ở Thanh Hóa.

- Đề xuất ra được các biện pháp khai thác sử dụng bảo tàng tỉnh trong
dạy học lịch sử Việt Nam lớp 6 - trung học cơ sở.
9. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được chia làm 2 chương:
Chương 1:

Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng bảo tàng địa
phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường phổ
thông tỉnh Thanh Hóa.

Chương 2:

Một số hình thức, biện pháp sử dụng bảo tàng địa phương
trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 6 tỉnh Thanh Hóa.

13


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG BẢO TÀNG
ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS
TỈNH THANH HÓA
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái quát về bảo tàng, bảo tàng địa phương
1.1.1.1. Bảo tàng và vai trò ý nghĩa của bảo tàng trong cuộc sống
Bảo tàng học là một khoa học, có mối quan hệ khăng khít với việc
nghiên cứu và dạy học lịch sử. Trong lịch sử phát triển của mình, thuật ngữ
"Bảo tàng” xuất phát từ ngôn ngữ cổ Hi Lạp “Museion”. Lúc đầu bảo tàng chỉ

có nghĩa là những bộ sưu tập có nguồn gốc từ tơn giáo, sau đó do những cuộc
xâm lược thời cổ đại để mở rộng lãnh thổ, quân La Mã đã cướp về nhiều báu
vật quý hiếm, tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật… và cần phải cất giữ những
sáng tạo vô giá của văn minh nhân loại, nên hình thành nhà “bảo tàng”, nơi
lưu giữ và trưng bày các bộ sưu tập trên. Sau này trong ngôn ngữ ở tất cả các
nước trên thế giới đều dùng chung thuật ngữ là “bảo vật quán” [21; 7]
Ngày nay, bảo tàng học đã trở thành một khoa học phát triển trên thế
giới, được các nhà giáo dục học tiên tiến đi sâu tìm hiểu, sử dụng bảo tàng
trong dạy học lịch sử ở các trường phổ thông.
Xung quanh thuật ngữ về bảo tàng có nhiều cách định nghĩa khác nhau:
- Tổ chức ICOM (Hội đồng bảo tàng quốc tế) vào năm 1996 đưa ra khái
niệm: “Bảo tàng là thiết chế tồn tại lâu dài, không vụ lợi nhằm phục vụ cho xã
hội và sự phát triển của xã hội, mở cửa phục vụ công chúng và tiến hành
nghiên cứu liên quan đến di sản của con người và môi trường xung quanh”.
- Ở các nước Đông Âu: Bảo tàng là cơ quan nghiên cứu, giáo dục, tiến
hành nghiên cứu sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày những tài liệu hiện vật

14


gốc tiêu biểu của lịch sử, tự nhiên và xã hội, phù hợp với nội dung và loại hình
bảo tàng. Bảo tàng dành để phục vụ cho cơng chúng vì mục đích nghiên cứu
và sưu tầm.
Trong luật Di sản văn hóa ở nước ta, ban hành năm 2002, ghi rõ: “Bảo
tàng là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử, tự nhiên, xã hội
nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa
của nhân dân” [61; 42]
Trong bách khoa tồn thư: “Bảo tàng là nơi trưng bày và lưu giữ tài liệu,
hiện vật cổ liên quan đến một hoặc nhiều lĩnh vực như lịch sử, văn hóa của một
dân tộc hay một giai đoạn lịch sử nào đó. Mục đích của bảo tàng là giáo dục,

học tập, nghiên cứu và thõa mãn trí tị mị tìm hiểu về q khứ”. [41; 151]
Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể khái quát về thuật ngữ bảo tàng
như sau: “Bảo tàng là cơ quan sưu tầm, giám định và trưng bày các tài liệu,
hiện vật có tính chất ngun gốc, đầu tiên của tri thức về lịch sử phát triển của
xã hội và tự nhiên, về lịch sử của cuộc đấu tranh cách mạng.” [21; 8]
Ở nước ta bảo tàng đã được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Một số bảo
tàng lớn như bảo tàng Chăm ở Đà Nẵng, bảo tàng Louis - Finot ở Hà Nội, bảo
tàng Hải dương học ở Nha Trang… đã được xây dựng từ thời kỳ này.
Hiện nay, nước ta đã xây dựng được nhiều bảo tàng lịch sử, bảo tàng
cách mạng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành, bảo tàng nghệ thuật, bảo tàng
lưu niệm…
Ngoài hệ thống bảo tàng trung ương, thì hầu như ở mỗi tỉnh thành đều có
bảo tàng địa phương. Hiện nay cả nước ta có hơn 120 bảo tàng, gồm các loại
hình khác nhau thuộc lịch sử xã hội, cũng như lịch sử tự nhiên.
Bảo tàng có hai chức năng cơ bản, đó là chức năng nghiên cứu khoa học,
thu thập, đánh giá các tài liệu, hiện vật gốc và chức năng giáo dục tư tưởng,
tình cảm, đạo đức cho đơng đảo quần chúng nhân dân đến tham quan, học tập,
nhất là thế hệ trẻ.

15


Với chức năng như trên, bảo tàng có các nhiệm vụ sau đây:
- Tiến hành công tác nghiên cứu khoa học.
- Tiến hành thu thập các tài liệu và hiện vật gốc phù hợp với loại hình
bảo tàng.
- Cơng tác kiểm kê giám định một cách khoa học các hiện vật của bảo tàng.
- Công tác bảo quản hiện vật của bảo tàng.
- Công tác trưng bày bảo tàng
- Công tác tuyên truyền giáo dục.

Bảo tàng với mục đích sưu tầm, lưu giữ bảo vệ các di sản văn hóa, lịch
sử, tự nhiên và thông qua các hoạt động phong phú của mình như trưng bày,
giới thiệu, giáo dục và xuất bản sách báo. Bảo tàng còn được xem như là một
thiết chế văn hóa đặc biệt, đóng vai trị quan trọng trong đời sống nhân dân.
Với việc bảo quản tài liệu hiện vật lịch sử, bảo tàng đã góp phần giáo
dục truyền thống dân tộc và đạo đức cho thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên như là
một phương tiện truyền thơng hiệu quả nhất.
Nhìn chung các tư liệu, hiện vật, tranh ảnh được lưu giữ trong các bảo
tàng lịch sử hiện nay là minh chứng cho sự tồn tại của lịch sử q khứ. Vì
vậy, nó có ý nghĩa là giúp cho con người tìm hiểu, nghiên cứu về các thời kỳ
lịch sử đã qua. Qua đó mà chúng ta có thể nhìn nhận q khứ một cách chính
xác hơn. Đồng thời bảo tàng cịn góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ lịng kính
trọng, khâm phục đối với cha ông đã làm nên những di sản văn hố q báu.
Từ đó phát triển thành lịng tự hào dân tộc, giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ
trẻ. Bởi vì, khi các em trực tiếp quan sát các tư liệu, hiện vật, tranh ảnh ở các
bảo tàng thì các em sẽ có cảm tưởng như mình đang được quan sát hiện thực
quá khứ của đất nước mình, đang được sống lại với các giai đoạn lịch sử, sự
kiện lịch sử quan trọng của đất nước. Đặc biệt khi quan sát các tư liệu ở bảo
tàng, còn nảy sinh tình yêu thiên nhiên, niềm tự hào về truyền thống cách
mạng của quê hương, tổ quốc ở các em.

16


Bảo tàng còn giúp cho học sinh sự hiểu biết về hoàn cảnh tự nhiên, khả
năng kinh tế, truyền thống đấu tranh anh dũng, lao động cần cù của nhân nhân
địa phương, những đóng góp của q hương mình đối với lịch sử dân tộc.
Mặt khác, việc sử dụng tư liệu của bảo tàng còn giúp cho học sinh “trực
quan sinh động” quá khứ lịch sử dân tộc, làm cho quá khứ xích lại gần với
nhận thức của học sinh, biến những kiến thức trên sách vở thành những hiểu

biết cụ thể, sâu sắc về cuộc sống hiện thực. Sử dụng nguồn tư liệu của bảo
tàng trong dạy học lịch sử còn giúp học sinh hiểu một cách tự nhiên, sinh
động quá khứ lịch sử, khắc sâu kiến thức cơ bản bài học, giúp các em nhớ lâu
kiến thức, nâng cao hiểu biết lịch sử.
Trong đời sống xã hội, việc giáo dục thế hệ trẻ thông qua giáo dục lịch
sử khơng chỉ có tác dụng về trí lực mà cả về tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ. So
với các bộ mơn khác, mơn lịch sử có ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng đạo
đức cho HS. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế thị trường với những mặt
tích cực đã đem lại kết quả khả quan trong bước đường đổi mới toàn diện của
đất nước. Tuy nhiên, do tác động của mặt trái của nền kinh tế thị trường nên
phải tăng cường hơn nữa việc giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân
cách và bồi dưỡng niềm tin cho các em trong dạy học lịch sử. Tư liệu ở bảo
tàng còn là một trong những nguồn tài liệu quan trọng làm phong phú nguồn
tri thức của học sinh về quê hương mình, giáo dục cho các em lịng u q
hương, hình thành những khái niệm nghĩa vụ đối với quê hương. Điều đó có
tác động to lớn đến tư tưởng, tình cảm của HS, ni dưỡng lịng tự hào, biết
ơn và yêu quý hơn nơi chôn nhau cắt rốn của mình, đây cũng là cội nguồn của
lịng u nước. Từ đó, giúp các em hình thành thái độ đúng đắn và xác định
nghĩa vụ của mình đối với quê hương cũng như đất nước. Sử dụng tư liệu bảo
tàng trong dạy học lịch sử góp phần giáo dục cho các em lịng kính u quần
chúng nhân dân, những người sáng tạo ra lịch sử, là động lực thúc đẩy sự phát
triển của xã hội.

17


Bảo tàng cịn có ý nghĩa giáo dục truyền thống, truyền bá văn hoá Việt
Nam, gợi lên những vấn đề về bảo vệ và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Bởi
vì khi tham quan học tập tại bảo tàng sẽ để lại những dấu ấn tốt đẹp và khơi
dậy lòng tự hào dân tộc.

Bảo tàng còn giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam lòng yêu nước, yêu
truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, nhất là truyền thống chống xâm
lược và bảo vệ đất nước của ông cha ta. Làm cho thế hệ trẻ hiểu rõ những mất
mát, đau thương về tinh thần lẫn vật chất mà nhân dân ta đã phải chịu đựng
bởi chiến tranh, từ đó càng nhận thức đúng đắn về vai trị, trách nhiệm của
mình trong cơng cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy, bảo tàng có ý nghĩa nhiều mặt đối với cuộc sống của con
người: truyền bá kiến thức khoa học, tìm hiểu lịch sử, giáo dục truyền thống,
tham quan du lịch... Ngày nay, đời sống kinh tế phát triển, trình độ khoa học
kỷ thuật của nhân loại ngày càng được nâng cao, hiện đại thì càng nên chú ý
khai thác và sử dụng bảo tàng có hiệu quả hơn.
1.1.1.2. Bảo tàng địa phương.
Bảo tàng tổng hợp địa phương là cơ quan sưu tầm, trưng bày những tài
liệu, hiện vật về văn hóa vật chất, tinh thần, tự nhiên của địa phương đó. Hầu
như ở mỗi tỉnh, thành phố ở nước ta hiện nay đều có một bảo tàng tổng hợp
địa phương.
Bảo tàng tổng hợp địa phương nói riêng cũng có hai chức năng cơ bản,
đó là chức năng nghiên cứu khoa học, thu thập, đánh giá các tài liệu, hiện vật
gốc và chức năng giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho đơng đảo quần
chúng nhân dân đến tham quan, học tập, nhất là thế hệ trẻ học sinh, sinh viên.
Tài liệu, hiện vật ở bảo tàng địa phương đã được các nhà khoa học thẩm
định, nghiên cứu, sắp xếp, trưng bày theo chủ đề, gần sát với nội dung các
khố trình lịch sử dân tộc, vì vậy thuận lợi cho việc tổ chức các bài học lịch

18


sử địa phương, lịch sử Việt Nam. Bảo tàng địa phương thường nằm ở vị trí
trung tâm tỉnh thành, lại có cảnh quan đẹp, nên rất dễ tổ chức cho hoạt động
dạy học lịch sử phù hợp cả hình thức nội khoá và ngoại khoá.

Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay, việc tăng cường cho
hoc sinh tiếp xúc “làm việc” với các tài liệu lịch sử ngoài sách giáo khoa, nhất
là tài liệu hiện vật ở bảo tàng có ý nghĩa nhiều mặt. Bảo tàng là nơi lưu giữ và
trưng bày các bằng chứng “vật thật” về các sự kiện lịch sử, và chính các bằng
chứng này sẽ gúp học sinh dễ học, dễ nhớ hơn.
Thanh Hóa là một tỉnh lớn, có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, nơi
đã diễn ra biết bao sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước qua các thời kỳ,
nơi sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa. Vì vậy, bảo tàng
Thanh Hóa là một trong những bảo tàng tỉnh lớn nhất cả nước, ra đời sớm
nhất cả nước.
Bảo tàng tổng hợp Thanh Hóa là một quần thể kiến trúc độc đáo được
xây dựng từ năm 1955 ở trung tâm thành phố Thanh Hóa. Đây là nơi lưu giữ,
bảo quản, trưng bày và phát huy những giá trị di sản quý báu của xứ Thanh
nói riêng và của Việt Nam nói chung. Tồn bộ bảo tàng có hệ thống trưng bày
gồm bảy phịng, diện tích trưng bày trên 1.200 m 2, với trên 2.600 hiện vật,
hàng nghìn bức tranh, ảnh tư liệu khoa học…
Hệ thống trưng bày chính của bảo tàng tổng hợp Thanh Hóa hiện nay
được trình bày theo tiến trình lịch sử từ thời sơ sử đến đại thắng mùa xuân
năm 1975, thống nhất đất nước. Tiến trình lịch sử này được thể hiện trong
một khơng gian ba phịng trưng bày lớn. Ngồi hệ thống trưng bày nói trên,
bảo tàng Thanh Hóa cịn có bốn phịng trưng bày chun đề riêng giới thiệu
về lịch sử, văn hóa dân tộc. Gồm các phịng trưng bày sau: phịng trưng bày
văn hóa Đơng Sơn ở Thanh Hóa, phịng trưng bày cổ vật Thanh Hóa, phịng
trưng bày trống đồng phát hiện ở Thanh Hóa, phịng trưng bày truyền thống

19


cách mạng ở Thanh Hóa, phịng trưng bày Thanh hóa trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc (giai đoạn 1945 - 1975).

Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, tư liệu, hiện vật của bảo tàng
tỉnh vừa là nguồn sử liệu quan trọng, vừa là phương tiện dạy học có hiệu quả,
góp phần tạo cho học sinh những biểu tượng lịch sử cụ thể, chân thực, chính
xác cho học sinh.
1.1.2. Ý nghĩa của việc sử dụng bảo tàng trong dạy học lịch sử ở trường phổ
thông
Ở nước ta, ngồi hệ thống bảo tàng trung ương, thì hầu như ở mỗi tỉnh
thành đều có bảo tàng địa phương. Hiện nay cả nước ta có hơn 120 bảo tàng
gồm các loại hình khác nhau thuộc lịch sử xã hội cũng như lịch sử tự nhiên đã
có thể là chỗ dựa cho các trường phổ thông trong việc đổi mới dạy học lịch sử
dân tộc.
Theo lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác Lê Nin, quá trình nhận thức
của con người bao giờ cũng đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng,
và từ tư duy trừu tượng về với thực tiễn.
Các nhà tâm lý học cũng khẳng định rằng quá trình nhận thức của con
người diễn ra theo con đường từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính.
Q trình nhận thức của học sinh cũng diễn ra theo quy luật như trên. Nhận
thức lịch sử mang đặc trưng riêng, khó khăn hơn nhận thức khoa học khác, là
không thể trực tiếp trực quan sinh động, do vậy nhận thức lịch sử phải bắt đầu
bằng tạo biểu tượng lịch sử. Có nhiều biện pháp để tạo biểu tượng lịch sử cho
học sinh, trong đó sử dụng các nguồn tư liệu, hiện vật lịch sử có ưu thế hơn
cả. Nguồn tư liệu, hiện vật này rất phong phú, đa dạng ở các bảo tàng trung
ương và địa phương. Bảo tàng là nơi lưu giữ, trưng bày các bằng chứng “vật
thật” về các sự kiện lịch sử. Vì vậy trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông,
các tư liệu, hiện vật của bảo tàng vừa là nguồn sử liệu quan trọng, vừa là

20



×