Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

LỢI NHUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẤN ĐẤU TĂNG LỢI NHUẬN TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.59 KB, 19 trang )

LỢI NHUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẤN ĐẤU TĂNG LỢI NHUẬN TRONG
ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY.
1.1. LỢI NHUẬN VÀ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN.
1.1.1. Lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.1.1.1. Khái niệm.
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện
các hoạt động kinh doanh.
Khái niệm trên đã nhấn mạnh doanh nghiệp phải là một tổ chức kinh tế chứ
không phải là một tổ chức chính trị hay tổ chức xã hội. Mục đích của doanh nghiệp
là tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nên muốn tồn tại và phát triển doanh
nghiệp phải thu được lợi nhuận.
Từ góc độ của doanh nghiệp, có thể thấy rằng lợi nhuận của doanh nghiệp là
khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt
được lợi nhuận từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại.
1.1.1.2. Nội dung lợi nhuận.
Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm 3 bộ phận:
* Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Là khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí
hoạt động kinh doanh, bao gồm: giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã
tiêu thụ và thuế phải nộp theo quy định (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp).
Lợi nhuận từ HĐKD = DTT – Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ
Doanh thu thuần = Doanh thu từ HĐKD – Các khoản giảm trừ (nếu có)
Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ = Giá vốn hàng bán
+ Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp
Trong đó:
- Các khoản giảm trừ bao gồm: giảm giá hàng bán, trị giá hàng bán bị trả lại
và thuế gián thu.
- Giá vốn hàng bán (GVHB) là trị giá vốn của hàng xuất bán, bao gồm: chi
phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất
chung.


- Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý
kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp.
* Lợi nhuận từ hoạt động tài chính(HĐTC).
Là chênh lệch giữa doanh thu HĐTC và chi phí HĐTC.
Doanh thu HĐTC gồm: tiền lãi, thu nhập từ cho thuê tài sản, thu từ đóng
góp cổ phần, đầu tư chứng khoán, cho thuê tài sản, cho vay lấy lãi, chênh lệch có
lợi do tỷ giá hối đoái,...
Chi phí HĐTC là chi phí cho những hoạt động trên.
Lợi nhuận HĐTC = Doanh thu HĐTC – Chi phí HĐTC
* Lợi nhuận khác.
Là khoản chênh lệch khác và chi phí khác.
Các khoản thu nhập khác và chi phí khác là những khoản thu nhập hay chi phí
mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc dự tính nhưng ít có khả năng thực
hiện, hoặc đó là những khoản thu, chi không mang tính chất thường xuyên.
Thu nhập khác gồm: Thu từ hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
(TSCĐ), thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ, thu tiền phạt do khách hàng
vi phạm hợp đồng,...
Chi phí khác gồm: Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của
TSCĐ, tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, chi do bị phạt thuế, truy nộp thuế, các
khoản chi do kế toán nhầm hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán và các khoản chi khác.
1.1.1.3. Ý nghĩa của lợi nhuận.
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh có ý
nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Thể
hiện ở chỗ:
Lợi nhuận tác động tới tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp, có ảnh hưởng
trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, việc thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận
là điều kiện quan trọng đảm bảo tình hình tài chính của doanh nghiệp được vững
chắc.

Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu doanh
nghiệp phấn đấu cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh làm tăng doanh thu và hạ
giá thành sản phẩm thì lợi nhuận sẽ tăng lên một cách trực tiếp.
Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không đều quyết định là doanh nghiệp có
tạo ra được lợi nhuận hay không. Vì vậy, lợi nhuận được coi là đòi hỏi quan trọng,
đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản nói lên kết quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Lợi nhuận là nguồn tích luỹ cơ bản để bổ sung vốn kinh doanh cho doanh
nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng một cách vững chắc.
Lợi nhuận còn là nguồn chủ yếu để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người
lao động thông qua tiêu dùng của quỹ khen thưởng, phúc lợi được trích lập từ lợi
nhuận sau thuế.
Lợi nhuận còn là nguồn thu quan trọng đối với ngân sách Nhà nước. Hàng
năm, Nhà nước thu một phần lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế dưới hình thức thu thuế thu nhập doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu
chi tiêu cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện tái sản xuất mở rộng trên quy
mô toàn xã hội. Qua đó Nhà nước thực hiện điều tiết lợi ích trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không thể coi lợi nhuận là chỉ tiêu duy nhất
để đánh giá chất lượng HĐSXKD, và cũng không thể chỉ dùng nó để so sánh chất
lượng HĐSXKD của các doanh nghiệp khác nhau do nó có những hạn chế nhất
định:
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng, nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân
tố, có những nhân tố thuộc về chủ quan, có những nhân tố khách quan và có sự bù
trừ lẫn nhau.
Do điều kiện SXKD, điều kiện vận chuyển, thị trường tiêu thụ làm cho việc so
sánh lợi nhuận để đánh giá kết quả sẽ không mang tính khách quan toàn diện.
Các doanh nghiệp cùng loại, nếu quy mô sản xuất khác nhau thì lợi nhuận
thu được cũng khác nhau. Ở những DN lớn nếu công tác quản lý kém nhưng số lợi

nhuận thu được vẫn có thể lớn hơn nhưng DN quy mô nhỏ hơn nhưng công tác
quản lý tốt hơn.
Do vậy, để đánh giá đúng đắn chất lượng HĐKD của các DN, ngoài chỉ tiêu
lợi nhuận tuyệt đối còn phải dùng chỉ tiêu lợi nhuận tương đối là tỷ suất lợi nhuận.
1.1.2. Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận của DN là một chỉ tiêu tương đối dùng để so sánh kết quả
kinh doanh giữa các thời kỳ trong một DN hoặc giữa các DN với nhau. Mức tỷ
suất càng cao (tức là mức doanh lợi càng cao) chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động
càng có hiệu quả.
Có nhiều cách xác định tỷ suất lợi, mỗi cách có nội dung kinh tế riêng để
đánh giá kết qua trên các góc độ khác nhau. Sau đây là một số chỉ tiêu lợi nhuận
thường dùng:
* Tỷ suất lợi nhuận vốn (Doanh lợi vốn).
Là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận đạt được trước thuế hoặc sau thuế với
toàn bộ số vốn sử dụng bình quân trong kỳ (gồm vốn cố định bình quân và vốn lưu
động bình quân).
Công thức xác định:
P(Pr)
Tsv = x 100%
V
bq
V
đk
+ V
ck
V
bq
= = VCĐ
bq
+VLĐ

bq
2
VCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Số tiền khấu hao luỹ kế đã thu hồi.
VLĐ gồm: Vốn dự trữ sản xuất, vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm tự
chế, vốn thành phẩm.
Trong đó: T
sv
: tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh (doanh lợi vốn).
P(Pr): Là lợi nhuận (lợi nhuận ròng) trong kỳ.
V
bq
: Là tổng số vốn sản xuất sử dụng bình quân trong kỳ
VCĐ
bq
: Vốn cố định bình quân.
VLĐ
bq
: Vốn lưu động bình quân
V
đk
: Số vốn kinh doanh đầu kỳ.
V
ck
: Số vốn kinh doanh cuối kỳ.
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, cụ
thể: trong kỳ cứ sử dụng 100 đồng vốn bình quân thì thu được bao nhiêu đồng lợi
nhuận (hoặc lợi nhuận ròng). Do đó, tỷ suất lợi nhuận vốn nói lên trình độ sử dụng
vốn hiệu quả nhất hay mang lại nhiều lợi nhuận từ số vốn tham gia kinh doanh nhỏ
nhất.
* Tỷ suất lợi nhuận giá thành.

Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận tiêu thụ trước thuế hoặc sau thuế của sản phẩm
tiêu thụ so với giá thành toàn bộ của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ.
Công thức xác định:
P(Pr)
T
sg
(%) = x100%
Z
tb
Trong đó: T
sg
: là tỷ suất lợi nhuận giá thành (doanh lợi giá thành).
Z
tb
: là giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ.
P(Pr): là lợi nhuận (lợi nhuận ròng) của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ.
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của chi phí bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm trong kỳ. Cụ thể: trong kỳ cứ bỏ ra 100 đồng chi phí sản xuất tiêu thụ sản
phẩm, hàng hoá thì doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế
hoặc sau thuế.
* Tỷ suất lợi nhuận doanh thu.
Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sản phẩm tiêu thụ (trước thuế hoặc sau thuế)
với doanh thu tiêu thụ sản phẩm đạt được trong kỳ.
Công thức xác định:
P (Pr)
Tst (%) = x 100%
T
Trong đó: Tst (%): Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
P (Pr): Lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế của sản phẩm tiêu thụ
trong kỳ.

T : Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; cụ
thể: trong kỳ cứ 100 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ thì doanh nghiệp
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế.
* Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.
Là tỷ lệ giữa lợi nhuận ròng và số vốn chủ sở hữu bình quân tham gia kinh
doanh trong kỳ.
Công thức xác định:
Pr
Tsh(%) = x 100%
Vcsh
Trong đó:
Tsh(%) : Là tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.
Vcsh : Là vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh sự gia tăng của đồng vốn chủ, cụ thể: nếu bỏ ra 100
đồng vốn chủ sở hữu bình quân để kinh doanh thì sau cùng sẽ mang lại cho chủ sở
hữu bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Do đó: Đây là chỉ tiêu được các chủ sở hữu vốn quan tâm nhất.
Ngoài các chỉ tiêu trên, ta còn có thể xác định doanh lợi vốn đi vay, doanh
lợi vốn cố định, doanh lợi vốn lưu động.... để đánh giá và so sánh kết quả kinh
doanh trong những trường hợp cần thiết.
1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHẤN ĐẤU TĂNG LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP.

×