TUẦN 23
TIẾT 23
............................
Ngày dạy:
NHỚ- VIẾT: CAO BẰNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhớ viết đúng 4 khổ thơ đầu của bài thơ Cao Bằng.
Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí VN, trình
bày đúng thể thơ.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
- Làm được BT 2, 3.
2. Năng lực
Viết được các kh thơ của bài thơ Cao Bằng, viết đúng tên người,
tên địa lí VN.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ, cẩn thận trong trình bày các khổ thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ to ghi sẵn các câu văn BT2, kẽ sẵn bảng
theo 3 cột cuûa BT3.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
1. Khởi động
- 1 học sinh nhắc lại qui tắc viết hoa tên người, tên
địa lí VN.
- Giáo viên nhận xét.
2. Khám phá
- Giới thiệu bài: CaoBằng là một tỉnh niền núi phía
Đông Bắc nước ta, giáp đất nước Trung Quốc. Nơi đây
có địa thế rất đặc biệt. Bài thơ Cao Bằng hôm nay sẽ
giới thiệu cho chúng ta biết về dải đất này và con
người nơi đây.
* Hướng dẫn học sinh nhớ viết.
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài.
- 2 Học sinh đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh chú ý cách viết các
tên riêng.
- Học sinh nhớ lại 4 khổ thơ, tự viết bài.
- Học sinh cả lớp soát lại bài sau đó từng cặp học
sinh đổi vở cho nhau để soát lỗi.
3. Thực hành, luyện tập
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 2:
- 1 học sinh đọc toàn văn yêu cầu đề bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Học sinh nêu kết quả.
- Ví dụ: Hai Ngàn Ngã ba Tùng Chinh, Pù Mo, Pù Xai.
- Lớp sửa bài.
- Mỗi dãy cử 5 học sinh thi hái hoa dân chủ tiếp sức:
Tìm lỗi sai và viết lại cho đúng danh từ riêng.
a. Người nữ anh hùng hy sinh ở tù Côn Đảo là chị
Võ Thị Sáu.
b. Người lấy thân mình làm giá súng trong trận Điện
Biên Phủ là anh Bế Văn Đàn.
c. Người chiến só biệt động Sài Gòn đặt mìn trên
cầu Công Lý là anh Nguyễn Văn Trỗi.
Bài 3:
- Giáo viên nhắc lại yêu cầu đề: Tìm và viết lại cho
đúng các tên riêng có trong đoạn thơ.
- Giáo viên nhận xét.
* Tổ chức chơi trò chơi
- Trò chơi hái hoa dân chủ.
- Giáo viên nhận xét.
4. Vận dụng
- Gọi HS nêu nội dung bài thơ.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài.
- Chuẩn bị: “Núi non hùng vó”