Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Một số vấn đề lí luận chung về dự án đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.16 KB, 16 trang )

Một số vấn đề lí luận chung về dự án đầu tư
1) Dự án đầu tư:
1.1) Khái niệm
Về hình thức dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và hệ thống
các hoạt động sẽ được thực hiện với các nguồn lực và chi phí, được bố trí theo một kế hoạch chặt
chẽ nhằm đạt được những kết quả cụ thể để thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định.
Về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tổng thể các hoạt động dự kiến với các nguồn lực và
chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để
tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tuợng nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế
xã hội nhất định.
Một dự án đầu tư bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
Các mục tiêu của dự án: đó là những kết quả và lợi ích mà dự án đem lại cho nhà đầu tư và
cho xã hội.
Các hoạt động (các giải pháp về tổ chức, kinh tế, kĩ thuật) để thực hiện mục tiêu của dự án.
Các nguồn lực cần thiết để thực hiện các hoạt động của dự án và chi phí về các nguồn lực
đó.
Thời gian và địa điểm để thực hiện các hoạt động của dự án.
Các nguồn vốn đầu tư để tạo nên vốn đầu tư của dự án.
Các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra của dự án.
Như vậy dự án không phải là một ý định hay phác thảo mà có tính cụ thể và mục tiêu xác
định nhằm đáp ứng một nhu cầu nhất định.
Dự án không phải là một nghiên cứu trừu tượng hay ứng dụng mà phải cấu trúc lên một
thực tế mới, một thực tế mà trước đó còn chưa tồn tại một nguyên bản tương ứng. Khác với dự
báo, trong đó người làm dự báo không có ý định can thiệp vào các sự cố, dự án đòi hỏi sự tác động
tích cực của các bên tham gia. Dự án được xây dựng trên cơ sở của các dự báo khoa học chính xác.
Vì liên quan đến một thực tế trong tương lai, bất kì một dự án đầu tư nào cũng có một độ
bất định và những rủi ro có thể xảy ra.
Dự án cũng không phải là một cơ hội đầu tư, tuy rằng cơ hội đầu tư là điểm khởi đầu của
dự án. Dự án là tập hợp những hành động để biến cơ hội đầu tư thành hiện thực.
Dự án và đầu tư có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: mục đích chủ yếu của đầu tư là sinh
lợi. Khả năng sinh lợi là điều kiện tiên quyết để đầu tư, người ta không thể đầu tư nếu không có


khả năng sinh lợi. Nhưng đầu tư đặc biệt là đầu tư phát triển là việc làm đầy mạo hiểm, một khi đã
bỏ vốn và hình thành năng lực mới thì cơ hội để sửa chữa sai lầm là rất ít, còn khi năng lực mới
chưa hình thành tất cả còn đang ở trong dự kiến thì việc đánh giá tính sinh lợi của cuộc đầu tư là
khó khăn và phức tạp. Do vậy để đảm bảo sinh lợi tối đa một khi đã bỏ vốn, các cuộc đầu tư phát
triển phải được tiến hành một cách hệ thống, có phương pháp. Đó là phương pháp đầu tư theo dự
án, dự án được hiểu như là sự luận chứng một cách đầy đủ về mọi phương diện của một cơ hội
đầu tư, giúp cho đầu tư có đủ độ tin cậy cần thiết.
Phương án đầu tư và dự án đầu tư cũng có những điểm trùng nhau, để ra một quyết định
đầu tư chủ đầu tư phải tìm đến những dự án tốt nhất theo tiêu chuẩn nhất định mà mình đặt ra. Quá
trình tìm kiếm những dự án tốt nhất là quá trình phân tích những phương án đầu tư. Trong quá
trình này, dự án đầu tư và phương án đầu tư không khác nhau. Để nâng cao năng lực sản xuất của
một ngành có hai phương án đặt ra: xây dựng một xí nghiệp mới hoặc cải tạo mở rộng những xí
nghiệp hiện có trong ngành. Từ đó hình thành hai dự án khác nhau, một dự án có thể được thực
hiện nhiều phương án khác nhau, trong trường hợp này khái niệm phương án và dự án không đồng
nhất.
1.2) Yêu cầu của dự án đầu tư
Một dự án đầu tư để đảm bảo tính khả thi phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
Tính khoa học: của dự án đầu tư đòi hỏi những người soạn thảo dự án phải có một quá trình
nghiên cứu tỉ mỉ, kĩ càng và tính toán thận trọng, chính xác từng nội dung của dự án, đặc biệt là nội
dung về tài chính, về công nghệ kĩ thuật. Cần có sự tư vấn của các cơ quan chuyên môn về dịch vụ đầu
tư trong quá trình soạn thảo dự án.
Tính thực tiễn: muốn đảm bảo tính thực tiễn, các nội dung của dự án phải được nghiên cứu
và xác định trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
Tính pháp lí: dự án cần có cơ sở pháp lí vững chắc tức là phù hợp với chính sách và pháp
luật của Nhà nước. Điều này đòi hỏi nguời soạn thảo dự án phải nghiên cứu kĩ chủ trương, chính
sách của Nhà nước và các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động đầu tư
Tính đồng nhất: để đảm bảo tính thống nhất của dự án, các dự án phải tuân thủ các quy
định chung của cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư, kể cả các quy định về thủ tục đầu tư. Đối
với các dự án quốc tế thì chúng còn phải tuân thủ những quy định chung mang tính quốc tế.
2) Một số khái niệm liên quan đến phân tích hiệu quả dự án đầu tư

2.1) Khái niệm về chi phí
Chi phí cố định và chi phí biến đổi
 Chi phí cố định: là chi phí nhất thiết phải trả, tiêu tốn cho dù doanh nghiệp không sản xuất
ra gì cả, đó có thể là thuê nhà đất theo hợp đồng, khấu hao tài sản cố định.......
 Chi phí biến đổi: là chi phí tăng lên cùng với mức tăng của sản lượng như chi phí nguyên
vật liệu, chi phí nhân công......
Chi phí chìm:
 Đây là những chi phí không thu lại được đã xảy ra do những quyết định trong quá khứ.
Trong khi đó, việc phân tích kinh tế dự án chỉ xét những chi phí và lợi ích do những quyết
định hiện tại gây ra. Nhiều chi phí quá khứ không rút lại bằng một hành động tương lai. Vì
vậy chi phí chìm không được xem xét trực tiếp trong phân tích kinh tế dự án để nó không
ảnh hưởng đến việc quyết định lựa chọn phương án.
 Trong thực tế chi phí chìm thường ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương án, người ra quyết
định thường bị ràng buộc về mặt tâm lí, chính trị và xu hướng tiếp tục theo đuổi những
quyết định trong quá khứ để chứng tỏ những cố gắng trong quá khứ là không vô ích.
Chi phí tiền mặt và chi phí bút toán
 Chi phí bút toán là chi phí biểu thị phần trừ dần những khoản chi đầu tư trước đây cho các
thành phần công trình hoặc máy móc có thời gian sử dụng dài.
 Chi phí tiền mặt hay còn gọi là chi phí tiêu hao bao gồm tiền chi trả và số nợ gia tăng.
Trong phân tích kinh tế của quá trình lập dự án, người ta chỉ xem xét những chi phí tiêu
hao hoặc có khả năng tiêu hao. Chi phí khấu hao không phải là chi phí tiêu hao (không nằm trong
chi phí tiền mặt). Chi phí khấu hao không phải là chi phí tiền mặt nhưng nó ảnh hưởng đến một
khoản mục trong chi phí hàng năm của dự án đó là thuế, khấu hao là một khoản mục trong giá
thành sản phẩm, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi tức tính thuế.
Trong phân tích hiệu quả dự án đầu tư người ta không tính đến chi phí chìm và chi phí
khấu hao.
Chi phí đầu tư
Chi phí cho việc hình thành tài sản cố định và tài sản lưu động của dự án. Chi phí đầu tư
phát sinh trong giai đoạn lập dự án, chuẩn bị thực hiện đầu tư và giai đoạn hành động khi cần thay
thế tài sản cố định và những bổ sung tài sản lưu động. Chi phí đầu tư được gọi là chi phí tiêu hao.

Chi phí khai thác trong năm
Là chi phí tiêu hao trong giá thành sản phẩm hàng năm của dự án kể cả thuế các loại
Chi phí khai thác trong năm = giá thành sản phẩm – khấu hao + thuế thu nhập.
Tổng chi trong năm
Là tổng số của chi phí khai thác trong năm và chi phí đầu tư trong năm. Tổng chi phí trong
giai đoạn lập, chuẩn bị thực hiện dự án là chi phí đầu tư, trong những năm hoạt động không có đầu
tư thay thế tài sản cố định và bổ sung vốn lưu động là chi phí khai thác hàng năm.
Chi phí thời cơ
Chi phí hay giá thời cơ là giá trị kinh tế thực sự của một tài nguyên để sản xuất ra một loại
hàng hóa nào đó. Giá trị đó biểu hiện bằng lợi ích thu được nếu ta đem tài nguyên trên để sản xuất
ra một hàng hóa khác. Để xác định giá thời cơ (chi phí thời cơ) người ta chia giá thời cơ thành giá
có thị trường và giá không có thị trường.
+ Giá thời cơ có thị trường:
Trong việc tính chi phí thời cơ cần phân thành hai loại tài nguyên: tài nguyên có thể thay
thế được và tài nguyên không thể thay thế được. Trong một thị trường cạnh tranh, giá cả chính
bằng chi phí thời cơ. Khi đem một tấn than ra thị trường người mua sẽ trả giá khác nhau: Chẳng
hạn 150, 151, 152 ngàn đồng, người bán sẽ chọn giá cao nhất là 152 ngàn đồng để bán khi đó giá
thời cơ (như là cơ hội tốt nhất đã bị bỏ qua) cho tấn than này là 151 ngàn đồng khi có nhiều người
trả giá, dẫn đến giới hạn, giá trả cao thứ hai (giá thời cơ) sẽ bằng giá cao nhất (giá bán trên thị
trường), như vậy giá thời cơ hay giá cả thị trường đều là thước đo giá trị xã hội của một hàng hóa.
+ Giá thời cơ không có thị trường
Đây là loại giá để tính toán cho loại tài nguyên thứ hai: ví dụ một sinh viên nếu đi làm có
thể thu được hai triệu mỗi năm, những người sinh viên không đi làm mà đi học với học phí 1 triệu
đồng một năm, vậy giá thời cơ cho việc đi học của người sinh viên là 3 triệu đồng một năm trong
đó có hai triệu đồng thu nhập bỏ qua.
Tóm lại chi phí hay giá thời cơ là thước đo giá trị của cái gì đó đã bị từ bỏ khi chúng ta đưa
ra một quyết định.
Trong phân tích hiệu quả các dự án đầu tư, nguyên lí chi phí thời cơ được áp dụng rộng rãi
nhằm xác định giá cả của các tài nguyên dùng trong dự án (vốn, lao động, nguyên vật liệu......)
2.2) Các khái niệm về thu nhập của dự án

Tổng thu trong năm của dự án
Tổng thu trong năm của dự án là tất cả những khoản tiền mà dự án thu được do kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm hoạt động của dự án. Thu nhập trong năm của dự án bao
gồm:
Doanh thu bán hàng. Đây là nguồn thu nhập chủ yếu trong năm của dự án.
Thu nhập từ các hoạt động tài chính.
Thu nhập từ các khoản viện trợ.
Thu nhập do thanh lí tài sản và giá trị còn lại của tài sản tại năm cuối cùng của dự án.
Thu hồi hoàn vốn (N
t
)
Là thu hồi ở giai đoạn hoạt động hàng năm dùng để hoàn lại vốn đầu tư ban đầu. Về lượng
thu hồi hoàn vốn bằng tổng khấu hao và thu nhập ròng hàng năm.
Thu hồi thuần hàng năm
Là hiệu số giữa thu nhập hàng năm và tổng chi phí hàng năm của dự án.
Trong giai đoạn nghiên cứu, lập dự án và thực hiện đầu tư chưa có thu nhập, thu hồi thuần
bằng – I
t
, trong những năm hoạt động, không có đầu tư bổ sung, thu hồi thuần bằng thu hồi hoàn
vốn tại năm đó (khấu hao + thu nhập ròng).
2.3) Dòng tiền tệ của dự án
Các khoản thu nhập và các khoản chi phí của dự án xuất hiện ở những năm khác nhau trong
quá trình dự án tạo thành dòng tiền tệ của dự án. Dòng tiền tệ của dự án là hình thức biểu hiện của các
khoản thu chi tiền mặt hàng năm trong đời dự án.
Trong mỗi năm:
Dòng tiền tệ ròng ( thu hồi thuần) = khoản thu tiền mặt – khoản chi tiền mặt.
Giá trị tiền mặt phát sinh trong năm được tính về thời điểm cuối năm. Đây là giả thiết để
đơn giản cho việc tính toán đầu tư.
Dòng tiền mặt của dự án được biểu hiện qua hình vẽ sau:
t

0 1 2 3
Việc phân tích hiệu quả của dự án đầu tư đòi hỏi phải ước lượng được dòng thu chi tiền
mặt của dự án. Khoản thu tiền mặt gọi là dòng thu tiền mặt (B
t
) và khoản chi tiền mặt (C
t
). Dòng
thu hồi thuần = B
t
– C
t
,
2.4) Giá trị theo thời gian của đồng tiền:
Bất kì một dự án đầu tư nào cũng liên quan đến các phí tổn và lợi ích. Để thuận tiện cho
việc phân tích đánh giá các phương án đầu tư người ta thường phải tính toán giá trị của các phí tổn
và lợi ích thông qua đồng tiền, lúc này chúng được gọi là chi phí và thu nhập, những chi phí và thu
nhập thường xảy ra ở những thời điểm khác nhau, do đó phải xét đến vấn đề “giá trị theo thời gian
của đồng tiền”.
“Lãi tức”: Người ta thường nói “tiền làm ra tiền”. Nếu chúng ta đầu tư một khoản tiền hôm
nay thì tháng, năm sau chúng ta sẽ có một khoản tiền tích lũy lớn hơn vốn ban đầu. Sự thay đổi số
lượng tiền sau một thời đoạn nào đấy biểu hiện giá trị theo thời gian của dòng tiền. Nói cách khác
ý nghĩa chính xác của đồng tiền phải được xét theo hai khía cạnh số lượng và thời gian.
Giá trị theo thời gian của đồng tiền được biểu hiện qua lãi tức
Tính chiết khấu
0,1,2,.........n thời gian
t
tính tích lũy
Các kí hiệu:
Trong phân tích hiệu quả kinh tế dự án, các kí hiệu sau đây thường được sử dụng để mô tả
sự tính toán chiết khấu hoặc tích lũy dòng tiền tệ.

P : giá trị hoặc tổng số tiền ở một mốc thời gian quy ước nào đó được gọi là hiện tại. Trên
thang thời gian mốc thời gian đó thường là đầu năm thứ nhất (đầu thời đoạn 1)
F: giá trị hoặc tổng số tiền ở một mốc thời gian quy ước nào đó được gọi là tương lai. Trên
thang thời gian, mốc thời gian đó có thể là cuối các thời đoạn 1, 2,.....(t
1
, t
2
.....).
A: một chuỗi các giá trị bằng nhau.

×