Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Thực trạng công tác lập dự án tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 267

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.7 KB, 66 trang )

Thực trạng công tác lập dự án tại công ty cổ phần xây
dựng công trình giao thông 267
I) Vài nét về công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 267
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 267
Giám đốc hiện tại của doanh nghiệp: ông Nguyễn Đình Quy
Địa chỉ: số 34/32/162 Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Cơ sở pháp lí của doanh nghiệp
• Quyết định thành lập số 0103001477
• Ngày thành lập: 24 tháng 10 năm 2000
• Vốn pháp định: 5.200.000.000 đồng
• Người đại diện: Giám đốc công ty - ông Nguyễn Đình Quy
• Ngành nghề kinh doanh chính: xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông,
thuỷ lợi, san lấp mặt bằng và hạ tầng cơ sở, trang trí nội ngoại thất, kinh
doanh nhà và bất động sản, lắp đặt điện nước, tư vấn kiến trúc, xuất khẩu
nông sản…..trong khuôn khổ của khóa luận này em chỉ đi sâu vào phân tích
và đánh giá thực trạng của công tác lập dự án tại công ty – một trong ngành
nghề kinh doanh chính của công ty.
Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần.
Lịch sử phát triển của doanh nghiệp qua các thời kì: Tiền thân của doanh nghiệp hiện
tại là một cơ sở sản xuất trực thuộc công ty nhà nước, cùng với sự phát triển chung của nền
kinh tế cũng như sự thông thoáng của chính sách mở cửa, các thành viên của công ty tách ra
thành lập doanh nghiệp và nay là công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 267. Tuy
mới được thành lập trong những năm gần đây nhưng công ty đã và đang thi công các công
trình có chất lượng cao, hoàn thành đúng tiến độ và được các chủ đầu tư đánh giá cao. Do
đội ngũ lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm qua nhiều năm công tác, gắn bó thực tế tại địa
phương cùng với đội ngũ kĩ sư lành nghề, công nhân kĩ thuật có tay nghề cao và có ý thức
trong công việc, công ty đã đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật mà các công trình có qui mô lớn đòi
hỏi kĩ thuật và độ chính xác cao.
Để đáp ứng tốc độ phát triển chung của quốc gia cũng như của công ty, ban lãnh đạo
công ty đã đặt ra các phương hướng chiến lược nhằm đưa công ty ngày một phát triển vững
mạnh.


Trong các mũi nhọn để đưa công ty ngày một phát triển vững mạnh thì chủ đạo là
Khoá luận tốt nghiệp
việc triển khai đầu tư các thiết bị máy móc thi công hiện đại nhằm nâng cao chất lượng các công
trình xây dựng, rút ngắn thời gian thi công, loại bỏ các chi phí không đáng có.
Thúc đẩy công tác ngoại giao, liên doanh liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp trong địa
bàn toàn thành phố nhằm đạt mức doanh thu năm sau cao hơn năm trước.
Giao nộp đầy đủ các khoản thuế theo chế độ chính sách của nhà nước, đưa uy tín của
công ty đến với tỉnh và các ngành có liên quan nhằm đóng góp xây dựng đất nước ngày một
vững mạnh.
Tạo công ăn việc làm ổn định cho cán bộ công nhân viên trong công ty, luôn có chế độ
khen thưởng thích đáng để khích lệ sự phát huy sáng tạo, nêu cao tinh thần tự giác trong công
việc.
Trong các năm qua, công ty đã thực hiện được nhiều dự án về xây dựng cũng như đảm
nhận tư vấn thiết kế cho các công trình giao thông và công trình xây dựng, bài viết này xin đề
cập đến công tác lập dự án mà công ty đang thực hiện từ đó thấy được thực trạng lập dự án của
công ty và đưa ra giải pháp để hoàn thiện nó.
1.1) Sơ đồ tổ chức của công ty:
Giám đốc
Phó giám đốc phụ trách kĩ thuật
Phó giám đốc phụ
trách kinh tế - KH
Đội thi công XDDD số 1
Đội thi công XDDD số 2
Đội thi công giao thông
Đội thi công thủy lợi
Bộ phận kinh doanh
Phòng
Tài chính- kế toán
Phòng
Tổ chức- hành chính

Phòng
2
Phạm Thị Kim Chung Lớp: K11QT2
2
Khoá luận tốt nghiệp
Kế hoạch- kĩ thuật
Tất cả các phòng trong công ty hoạt động thống nhất với nhau dưới sự lãnh đạo của ban
giám đốc. Trong đó giám đốc trực tiếp phụ trách các phòng: kế hoạch kỹ thuật, tài chính kế toán,
tổ chức hành chính. Căn cứ vào các chức năng nhiệm vụ của mình, các phòng tổ chức quản lý,
triển khai thực hiện các nội dung công việc do công ty giao trong nội bộ phòng mình: quản lý
nhân viên, giao trách nhiệm cho nhân viên trong phòng, kiểm tra giám sát công việc, đảm bảo
cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết và phối hợp với các cá nhân, các phòng ban khác trong
công ty, nhằm đảm bảo hoàn thành tốt các kế hoạch đề ra, củng cố và phát triển công ty.
Phòng tổ chức hành chính: là phòng quản lý nghiệp vụ, có chức năng giúp giám đốc
công ty trong công tác quản lý, triển khai thực hiện các công tác thuộc lĩnh vực tổ chức lao
động (tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp,đãi ngộ…), tiền lương, văn phòng, hành chính quản trị (thực
hiện các thủ tục hành chính) và các công việc khác khi được giám đốc công ty giao.
Phòng kế hoạch kỹ thuật: là phòng quản ký nghiệp vụ, có chức năng giúp giám đốc công
ty trong công tác định hướng, dự báo xây dựng sản xuất kinh doanh, phối hợp tổ chức triển khai
thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt. Tổ chức giao dịch, đối ngoại để mở rộng thị trường kinh
doanh, đàm phán, dự thảo hợp đồng kinh tế với các đối tác, đảm bảo đúng nguyên tắc, chế độ
của Nhà nước quy định và một số công việc khác được giám đốc công ty giao.
Phòng tài chính kế toán: là phòng quản lý nghiệp vụ, có chức năng giúp giám đốc công
ty trong công tác kế toán, hoạch toán kinh tế trong sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính, đầu tư
3
Phạm Thị Kim Chung Lớp: K11QT2
3
Khoá luận tốt nghiệp
mua sắm, bảo toàn và phát triển vốn của công ty theo đúng quy định pháp luật hiện hành và một
số công việc khác được giám đốc công ty giao.

1.2) Chức năng – nhiệm vụ của công ty.
Các chức năng nhiệm vụ chính của công ty gồm có:
• Lập dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông
• Lập hồ sơ mời thầu, tư vấn đấu thầu và hợp đồng kinh tế và thiết kế,
• Khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn của công trình
• Thiết kế quy hoạch khu đô thị, nhà ở...và các công trình xây dựng dân dụng
• Thiết kế lập tổng dự toán các công trình giao thông
• Thực hiện tư vấn khai thác ngoài danh mục
• Thẩm định dự án đầu tư, thẩm tra thiết kế, giám sát kĩ thuật xây dựng, quản lí dự án các
công trình giao thông
II) Công tác lập dự án tại công ty cổ phần xây dựng 267
1) Công tác tổ chức lập dự án tại công ty:
Như đã giới thiệu trong phần trên công ty xây dựng 267 có chức năng tư vấn thiết kế
công trình và lập dự án thuê cho các công trình xây dựng, giao thông. Do tính chất công việc là
không ổn định (dự án không phải lúc nào cũng có và thời gian thực hiện một dự án cũng không
cố định) nên công ty không thành lập phòng dự án hoạt động cố định mà thực hiện mô hình
quản lí theo chức năng. Mô hình này giúp công ty tiết kiệm và linh hoạt trong sử dụng cán bộ,
giảm chi phí tổ chức và quản lí. Sau đây là sơ đồ quản lí thực hiện dự án tại công ty
Giám đốc
Phòng
Tài chính- kế toán
Phòng
4
Phạm Thị Kim Chung Lớp: K11QT2
Phó giám đốc phụ
trách kĩ thuật
Phó giám đốc phụ
trách kinh tế - KH
4
Khoá luận tốt nghiệp

Kế hoạch- kĩ thuật
Phòng
Tổ chức- hành chính
Nhóm dự án
Nhóm dự án: là nhóm chuyên môn, có chức năng giúp giám đốc công ty trong công tác
tổ chức triển khai thực hiện các công việc do công ty nhận được bao gồm: lập, thẩm định các dự
án đầu tư, lập hồ sơ mời thầu, xét thầu, thẩm định thiết kế, tổ chức hoạt động tư vấn quản lý dự
án; kiểm tra chất lượng sản phẩm tổng thể trước khi bàn giao cho chủ đầu tư hoặc đối tác; chuẩn
bị các tài liệu dự án đấu thầu tư vấn khi công ty phải tham gia đấu thầu, chào thầu; tham gia thực
hiện nhiệm vụ chuyên môn; chủ trì hoặc tham gia phần việc chuyên môn thuộc các hoạt động
liên quan đến tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng
nghiệp vụ, chuyên môn, trợ giúp kỹ thuật, vận hành sản xuất, các dịch vụ kỹ thuật liên quan đến
giám định chất lượng, bảo hiểm công trình và một số công việc khác được giám đốc công ty
giao. Trong đó:
5
Phạm Thị Kim Chung Lớp: K11QT2
Các chủ trì
kĩ thuật
khác: nội
thất, cấp
điện,
PCCC,
thoát
nước...
Chủ trì
kết
cấu
Chủ trì
kinh
tế, tài

chính
dự án
Chủ trì
kiến
trúc
Chủ trì đánh
giá tác động
của môi
trường, các
giải pháp
khai tác, các
tính toán
khác...
Chủ trì
khảo
sát
đánh
giá
hiện
trạng
5
Khoá luận tốt nghiệp
Chủ trì kinh tế, tài chính: là nhóm chuyên môn, nhân sự được lấy từ phòng kế hoạch kĩ
thuật và phòng tài chính kế toán, có chức năng giúp phòng dự án về công tác chuyên môn trong
lĩnh vực kinh tế thuộc phạm vi các công việc chung của phòng dự án gồm các nội dung chính là:
- Nắm bắt chủ trương, thu thập, xử lí thông tin, dữ liệu
- Xác định nguồn tài trợ, cách thức tài trợ, tiến độ huy động vốn, xác định tỷ lệ chiết
khấu......
- Điều tra, thu thập thông tin số liệu, dự báo các chỉ tiêu có liên quan, lập kế hoạch hoạt
động của dự án như kế hoạch huy động công suất, kế hoạch khai thác và cung ứng dịch

vụ, khấu hao, kế hoạch trả nợ.....
- Xác định lợi ích, chi phí, lợi nhuận của dự án (các dòng tiền ra, vào)
- Xác định các chỉ tiêu cần phân tích và tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính
của dự án
Chủ trì khảo sát, đánh giá hiện trạng: chịu trách nhiệm thu thập, xử lí thông tin về vị trí
địa lí, hiện trạng đất đai, điều kiện tự nhiên (khí hậu, thủy văn.....) và cung cấp đầy đủ thông tin
cho trưởng phòng dự án để phối hợp cùng các nhóm khác hoàn thiện bản dự án một cách tốt
nhất
Chủ trì kiến trúc: chiu trách nhiệm thu thập, xử lí thông tin về quy hoạch tổng thể, đưa ra
phương án quy hoạch cho địa điểm thực hiện dự án sao cho phù hợp với quy hoạch chung, đưa
ra giải pháp kiến trúc và phương án thực hiện nó
Chủ trì kết cấu: từ các tài liệu đã xử lí do các nhóm phụ trách về khảo sát và kiến trúc
cung cấp, cán bộ chuyên trách kết cấu phải đưa ra phưưong án kết cấu của công trình
Chủ trì kĩ thuật khác: tính toán các phương án đã có và đưa ra giải pháp về phần kĩ thuật
(nội thất, chống sét, điện, nước........)
Chủ trì đánh giá tác động môi trường: thu thập thông tin, xử lí và đưa ra các giải pháp
về môi trường nhằm giảm thiểu tố đa những tác động của môi trường và tác động đến môi
trường,
Nhân sự trong các nhóm này chủ yếu lấy từ các phòng ban trên như: nhân sự trong nhóm kiến
trúc, kết cấu lấy từ phòng kế hoạch - kĩ thuật, nhân sự trong nhóm kinh tế tài chính dự án lấy từ
phòng tài chính kế toán......., ngoài ra trong các dự án lớn như dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu
đô thị trong ví dụ minh họa dưới đây công ty mô hình này giúp công ty làm giảm chi phí trong
tổ chức quản lí, cơ cấu gọn nhẹ, nhanh chóng trong giải quyết công việc
Để thấy rõ hơn công tác lập dự án tại công ty, tác giả xin đưa ra ví dụ về công tác lập dự
án xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư bản Hẹo – Phung, xã Chiềng Sinh, thị xã Sơn La, tỉnh
Sơn La. Do dự án là xây dựng cơ sở hạ tầng khác so với các dự án mà công ty thường lập là dự
án về công trình giao thông nên có những điểm khác biệt về nhân sự: có thêm cán bộ chuyên
môn về cấp thoát nước, kĩ sư điện,…..
6
Phạm Thị Kim Chung Lớp: K11QT2

6
Khoá luận tốt nghiệp
Nhân sự của nhóm dự án xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi khu dân cư bản Hẹo -
Phung bao gồm:
TT Cán bộ chuyên môn kĩ thuật theo nghề Số lượng Số năm trong nghề
1 Kĩ sư xây dựng 3 10 -15
2 Kĩ sư kinh tế xây dựng 2 5 -10
3 Kĩ sư thủy lợi 1 6
4 Kĩ sư giao thông 1 5
5 Kiến trúc sư 1 4
6 Kĩ sư điện 1 5
7 Kĩ sư cấp thoát nước 1 5
8 Cử nhân kinh tế 2 4
9 Trung cấp xây dựng 1 2
10 Trung cấp kế toán 1 10

 Chủ nhiệm dự án: ông Hoàng Văn Bách, chịu trách nhiệm quản lí về mặt hành chính tạm
thời đối với các chuyên gia tham gia dự án.,
 Phó chủ nhiệm dự án: ông Lâm Đức Minh
 Cán bộ trong nhóm dự án đều là những người làm việc lâu năm trong nghề và có nhiều
kinh nghiệm. Các thành viên trong nhóm dự án được lấy từ các phòng chức năng, họ vừa
làm công việc của dự án vừa hoàn thành công việc chuyên môn của phòng
2) Đặc điểm các dự án của công ty
Các dự án mà công ty thực hiện chủ yếu là các dự án về thi công các công trình xây dựng
dân dụng, công trình giao thông, các dự án được lập thuê cho các công ty xây dựng khác không
có chức năng tư vấn thiết kế, ngoài ra còn thực hiện cả các dự án xuất nhập khẩu nông sản, hàng
hóa, dự án đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh khác như bất động sản và cho thuê trang thiết bị của
công ty.......v v. Đây là các dự án có quy mô nhỏ và không được tiến hành thường xuyên.
Các dự án mà công ty đang và sẽ thực hiện (2000 – 2008)
(công ty vừa là chủ đầu tư vừa thi công hạng mục)

 Công trình quốc lộ 49 B Thuận An
Tổng vốn đầu tư 46 tỉ
Dự án khởi công vào năm 2003 và hoàn thành năm 2006
Địa điểm Thừa Thiên Huế
7
Phạm Thị Kim Chung Lớp: K11QT2
7
Khoá luận tốt nghiệp
 Công trình quốc lộ 47 cầu vượt đường sắt Lê Lợi
Tổng vốn đầu tư 68 tỉ
Dự án khởi công vào năm 2003 và hoàn thành năm 2005
Địa điểm Thanh Hóa
 Công trình nâng cấp quốc lộ 9 (giai đoạn 2)
Tổng vốn đầu tư 498 tỉ
Dự án khởi công vào năm 2002 và hoàn thành năm 2006
Địa điểm Quảng Trị
Các dự án công ty đã lập:
¬
STT Tên dự án Năm Phạm vi thực hiện
1 Kè biển Ninh Phú, Hậu Lộc,
Thanh Hóa
2000 Phối hợp thẩm tra BCNCTKT, BCNCKT , soạn thảo
hợp đồng, điều lệ liên doanh
2 Đê Kênh Tháp, Hưng Nguyên,
Nghệ An
2003 Lập BCNCKT, thực hiện thi công, thẩm tra giám sát
thi công
3 Đường giao thông nội bộ khu du
lịch Xuân Thành, Hà Tĩnh
2003 Lập báo cáo đầu tư. Thẩm tra lập BCNCKT, thẩm

định TK, triển khai và giám sát thi công xây dựng
4 Kè Đô Lương, Nghệ An 2004 Lập BCNCKT, thẩm tra các hạng mục liên quan,
giám sát lắp đặt và xây dựng.
3) Quy trình lập dự án tại công ty:
Bắt đầu
1 Nhận nhiệm vụ
Lập dự án
2 Thu thập, phân tích, xử lý
thông tin, tư liệu
3 Xác định nhiệm vụ
lập dự án
4 Tổ chức các bước
lập dự án
5 Công tác quản lý
chất lượng sản phẩm
6 Bàn giao hồ sơ và
bảo vệ sản phẩm
8
Phạm Thị Kim Chung Lớp: K11QT2
8
Khoá luận tốt nghiệp
Lưu hồ sơ
TRÁCH NHIỆM
CÔNG ĐOẠN
NỘI DUNG
Giám đốc công ty
Chủ nhiệm dự án
Các chủ trì liên quan
Giấy giao việc
Kế hoạch thực hiện

Chủ nhiệm Dự án
Trưởng bộ phận liên quan
Chủ nhiệm Dự án
Các chủ trì
Chủ nhiệm Dự án, Chủ trì hạng mục, chuyên viên, các ban chức năng…
Chủ trì hạng mục - Chủ nhiệm dự án – các phó giám đốc phụ trách kinh tế và kĩ thuật
– Giám đốc
Giám đốc - Chủ nhiệm Dự án
Chủ nhiệm dự án
Nhiệm vụ, văn bản Chủ đầu tư
Số liệu, hồ sơ, báo cáo..
Lập báo cáo đầu tư
(Lập dự án đầu tư)
Báo cáo nghiên cứu KT
Lập bảo vệ đề cương – dự toán, Lập kế hoạch tổng thể, kế hoạch sản xuất
Tờ trình, tờ duyệt, chữ kĩ, con dấu
Biên bản kiểm tra, bàn giao cho chủ đầu tư, hồ sơ bảo vệ
Các hồ sơ liên quan đến DA
9
Phạm Thị Kim Chung Lớp: K11QT2
9
Khoá luận tốt nghiệp
Mô tả quy trình:
Nhận nhiệm vụ lập dự án:
Sau khi nhận nhiệm vụ lập dự án từ chủ đầu tư, công ty sẽ có quyết định giao chủ nhiệm
dự án cho một cá nhân chịu trách nhiệm. Các dự án lớn thì có ban chủ nhiệm dự án. Chủ nhiệm
dự án là người phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và giám đốc công ty về tính đúng đắn của
dự án về mặt kĩ thuật, chất lượng, tiến độ và tài chính. Chủ nhiệm dự án có thể thay mặt công ty
và chủ đầu tư để trình bày, bảo vệ dự án trước cơ quan thẩm định hoặc cơ quan khác có thẩm
quyền. Chủ nhiệm dự án phải là người có trình độ phân tích, tổng hợp, có kinh nghiệm trong

lĩnh vực lập dự án, Chủ nhiệm dự án phải được chọn lựa cẩn trọng ngay từ đầu và tuyệt đối
tránh trường hợp thay đổi chủ nhiệm dự án trong quá trình triển khai, chủ nhiệm dự án là một
chức danh vừa mang tính lãnh đạo, chỉ huy, điều hành đồng thời là người trực tiếp nghiên cứu,
soạn thảo những phần quan trọng của dự án. Chủ nhiệm dự án nhận nhiệm vụ lập dự án (bao
gồm lập báo cáo đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi) được ban
giám đốc giao cho.
Thu thập, phân tích, xử lí thông tin, tư liệu đầu vào:
Chủ nhiệm dự án tiến hành thu thập thông tin, dữ liệu đầu vào phù hợp với yêu cầu. Các
thông tin, dữ liệu yêu cầu về lập dự án bao gồm:
• Nhiệm vụ lập dự án
• Các số liệu liên quan tới dự án
• Các văn bản của chủ đầu tư hay khách hàng
• Hồ sơ quy hoạch được duyệt
• Tài liệu xác định quyền sở hữu khu đất xây dựng hoặc văn bản giới thiệu địa điểm
• Hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất thủy văn khu đất xây dựng (nếu có)
• Báo cáo hiện trạng công trình (nếu là công trình cải tạo và mở rộng)
Chủ nhiệm dự án có trách nhiệm kiểm tra và xác định các yêu cầu của chủ đầu tư, khách
hàng về nội dung lập dự án. Chủ nhiệm dự án có trách nhiệm phân tích, xử lí các thông tin do tổ
chức, cá nhân tham gia dự án cung cấp bằng các phương pháp khoa học và kinh nghiệm chuyên
gia. Khi phát hiện các tài liệu thông tin không đầy đủ, chủ nhiệm dự án liên hệ với khách hàng,
đối tác để yêu cầu cung cấp bổ sung tài liệu thông tin
Xác định nhiệm vụ, trách nhiệm và các bước lập dự án :
Nhiệm vụ lập dự án bao gồm:
10
Phạm Thị Kim Chung Lớp: K11QT2
10
Khoá luận tốt nghiệp
- Lập báo cáo đầu tư
- Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
- Lập báo cáo nghiên cứu khả thi

Đối với các dự án có xây dựng sẽ là: - lập báo cáo đầu tư
- lập dự án đầu tư
Tổ chức các buớc lập dự án:
Lập dự án thông qua đề cương thực hiện dự án. Đề cương này bao gồm các thông tin
• Các thông tin của dự án: chủ đầu tư, đơn vị chủ quản, các cơ quan phối hợp
• Cơ sở pháp lí thực hiện lập dự án
• Trách nhiệm của nhà tư vấn lập dự án
• Nội dung dự án cần đạt được
• Tiến độ thực hiện
• Phương pháp luận và giải pháp thực hiện
• Các yêu cầu đối với khách hàng: cung cấp nhiệm vụ lập dự án, cung cấp các
thông số, hồ sơ tài liệu đầu vào, phối hợp triển khai công việc
Đề cương do chủ nhiệm dự án chủ trì lập và chịu trách nhiệm cao nhất bảo vệ trước ban
lãnh đạo công ty và chủ đầu tư. Đề cương được duyệt chính là cơ sở pháp lí, là kế hoạch sơ bộ
thực hiện toàn bộ quá trình lập dự án. Chủ nhiệm dự án cũng là người điều hành, điều phối công
việc thực hiện lập dự án theo đúng đề cương được duyệt, được đề xuất nhân sự và phối hợp từng
mảng công việc như quy hoạch, khảo sát, dự báo tài chính, kinh tế, kĩ thuật trong dự án
Tiến hành hoạt động lập dự án:
Sau khi có số liệu khảo sát, chủ nhiệm dự án tổ chức triển khai các công tác lập dự án
theo đề cương và dự toán đã được duyệt
Chủ nhiệm dự án có trách nhiệm giao nhiệm vụ, nội dung lập dự án tới các chuyên viên
phụ trách các mảng khác nhau của dự án trên cơ sở kế hoạch tổng thể đã được phê duyệt và
bằng giấy giao nhiệm vụ. Chuyên viên phụ trách bộ môn có trách nhiệm thực hiện đúng các nội
dung đã được giao và chịu trách nhiệm về kĩ thuật và tiến độ của công việc được giao
Thông thường mỗi mảng công việc được giao cho một người chủ trì từng bộ môn như:
chủ trì khảo sát địa chất, khảo sát trắc địa, chủ trì kinh tế tài chính đầu tư, chủ trì về quy hoạch,
thiết kế kiến trúc, giải pháp cấp điện nước, tiếng ồn, dây truyền công nghệ khai thác.......Riêng
11
Phạm Thị Kim Chung Lớp: K11QT2
11

Khoá luận tốt nghiệp
các chủ trì về kinh tế, tài chính được giao cho người có năng lực chuyên môn cao hoặc chuyên
viên tư vấn đã được đào tạo nâng cao. Những người này có nhiệm vụ :
• Đề xuất phương án thực hiện với chủ nhiệm dự án về kế hoạch khảo sát, điều tra thu thập
số liệu, tổ chức hoạt động phân tích, đánh giá.......
• Triển khai các kế hoạch, nhiệm vụ tới từng chuyên viên, nhân viên trực tiếp thực hiện
nhằm đạt được các yêu cầu của đồ án đặt ra
• Tổng hợp, kiểm tra, phân tích, ráp nối các phần việc của các chuyên viên
• Chủ trì các công tác bảo vệ trước công ty và bảo vệ trước cơ quan có thẩm quyền
• Trách nhiệm của chủ trì kinh tế, tài chính đầu tư:
• Thường xuyên báo cáo cho chủ nhiệm dự án về phần việc của mình
• Chịu trách nhiệm về mặt chất lượng, tính đúng đắn của các số liệu và kết luận đưa ra về
mặt tài chính kinh tế của dự án trước chủ nhiệm dự án
Công tác quản lí chất lượng sản phẩm lập dự án:
Bản dự án hoàn thành, được kiểm tra qua cấp bộ phận, tự kiểm tra, kiểm tra chéo nhau,
kiểm tra của các chủ trì và của chủ nhiệm dự án. Nội dung kiểm tra của các chuyên viên, kiểm
tra của cán bộ kiểm tra chéo, của chủ trì và của chủ nhiệm dự án: kiểm tra độ chính xác của các
thông tin đầu vào; kiểm tra sự phù hợp của các giả thiết, giả định, dự báo các quy trình, quy
phạm hiện hành và các yêu cầu của chủ đầu tư; kiểm tra độ chính xác của các số liệu đầu ra và
các thuật toán sử dụng; kiểm tra sự thống nhất, phù hợp giữa các tài liệu, số liệu
Sau khi sản phẩm đã qua kiểm tra cấp bộ phận và kiểm tra của chủ nhiệm thì đưa lên
kiểm tra cấp công ty. Cán bộ quản lí chất lượng cấp công ty (phó giám đốc phụ trách kĩ thuật và
phó giám đốc phụ trách kinh tế kế hoạch) kiểm tra nếu còn sai sót thì tiếp tục cho chỉnh sửa, nếu
được thì trình kí đóng dấu và giao nộp cho chủ đầu tư theo đúng yêu cầu
Hồ sơ giao nộp cho chủ đầu tư cũng được lưu một bộ chính thức tại phòng văn thư của
công ty theo đúng quy trình lưu trữ hồ sơ sản phẩm
Trên đây là toàn bộ quy trình thực hiện lập dự án tại công ty cổ phần xây dựng công
trình giao thông 267
Hầu hết các dự án công ty đã lập đều thực hiện theo phương thức thực hiện đầu tư là:
chủ đầu tư trực tiếp quản quản lí thực hiện dự án. Sau đây là mô hình

Ban quản lí dự án
Các nhà tư vấn
Các nhà thầu
12
Phạm Thị Kim Chung Lớp: K11QT2
12
Khoá luận tốt nghiệp
Chủ đầu tư
Lập ra
Thuê
Đấu thầu
4) Nội dung lập dự án tại công ty
Tất cả các dự án đầu tư xây dựng hay công tình giao thông đều phải lập báo cáo nghiên
cứu khả thi, trừ các dự án có mức vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng, các dự án sửa chữa, bảo trì sử
dụng vốn doanh nghiệp và các dự án của các ngành đã có thiết kế mẫu và tiêu chuẩn kĩ thuật
được Bộ quản lí ngành phê duyệt trên cơ sở quy hoạch tổng thể đối với từng vùng thì không
phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi riêng cho từng dự án mà chỉ lập báo cáo đầu tư. Tùy theo
mức độ, quy mô của từng dự án mà công ty lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo
nghiên cứu khả thi.
Một báo cáo nghiên cứu khả thi của một dự án thông thường bao gồm các nội dung sau :
• Sự cần thiết phải đầu tư, những căn cứ để xây dựng dự án
- Những căn cứ pháp lí, hệ thống luật pháp chính sách kinh tế xã hội tạo điều kiện
thuận lợi, hoặc gây khó khăn trong việc thực hiện dự án, nguồn gốc tài liệu sử dụng trong
quá trình lập dự án
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tổng quát có liên quan đến dự án đầu tư
- Nghiên cứu thị trường, nhu cầu về nhà ở và những dịch vụ liên quan khác
• Phân tích địa điểm, vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, hiện trạng khu vực xây dựng công
trình, dự án
- Các điều kiện cơ bản về địa điểm nơi dự án được thực hiện; vị trí địa lí, điều kiện
tự nhiên

- Phân tích địa điểm và việc lựa chọn vị trí xây dựng
- Cơ sở hạ tầng hiện có
• Lựa chọn hình thức, quy mô, phạm vi đầu tư
- Hình thức đầu tư
- Quy mô đầu tư
- Phạm vi đầu tư
• Phân tích lựa chọn phương án kĩ thuật, công nghệ cho dự án đầu tư
- Phương án công nghệ và kĩ thuật
- Kĩ thuật xây dựng và giải pháp kiến trúc: chỉ tiêu xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế, kết
cấu công trình, tổ chức thi công.......
13
Phạm Thị Kim Chung Lớp: K11QT2
13
Khoá luận tốt nghiệp
• Phân tích tài chính của dự án
- Phân tích tổng mức đầu tư, nhu cầu vốn theo tiến độ, phương án hoàn trả vốn đầu

- Điều kiện về phân tích hiệu quả kinh tế tài chính: điều kiện về vốn đầu tư, thời
gian thi công và hoàn thành, giá bán nhà và phương án kinh doanh khi xây dựng xong cơ sở
hạ tầng.....
- Hiệu quả kinh tế tài chính dự án: lập báo cáo tài chính của dự án như bảng doanh
thu, chi phí, khấu hao, kế hoạch trả nợ, lãi lỗ trong hoạt động kinh doanh
- Tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính: tỷ suất sinh lời nội bộ IRR, giá
trị hiện tại dòng NPV, thu nhập sau thuế,.........
• Phân tích kinh tế, xã hội của dự án đầu tư
- Tính toán lợi ích và chi phí: tổng mức đầu tư và nguồn vốn
- Đánh giá tác động môi trường, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường
- Các giải pháp xử lí, giám sát và quản lí chất lượng môi trường
• Tổ chức quản lí và thực hiện dự án
- Chương trình chuẩn bị thực hiện dự án

- Tổ chức quản lí thực hiện dự án
- Kiểm tra chất lượng và bàn giao
- Tổng tiến độ thực hiện dự án
4) Máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình lập dự án:
Trong quá trình lập dự án công ty đã sử dụng các máy móc, thiết bị sau:
Bảng hệ thống máy móc thiết bị trọng công ty.
Loại máy Số lượng Đơn vị
Máy vi tính 15 Chiếc
Nối mạng LAN/INTERNET 15 Chiếc
Máy Fax 2 Chiếc
Máy Điện thoại 7 Chiếc
Máy Phôtô khổ A0, A3, A4 1 Máy
Máy In 2 Máy
Máy Scan 1 Máy
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)
14
Phạm Thị Kim Chung Lớp: K11QT2
14
Khoá luận tốt nghiệp
III) Ví dụ minh họa cho công tác lập dự án tại công ty: dự án dựng cơ sở
hạ tầng khu dân cư bản Hẹo – Phung, xã Chiềng Sinh, thị xã
Sơn La, tỉnh Sơn La
1) Giới thiệu về dự án:
• Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư bản Hẹo –Phung xã
Chiềng Sinh, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La
• Đơn vị chủ quản: UBND tỉnh Sơn La
• Đại diện bởi: ban quản lí khu công nghiệp và đô thị mới
• Chủ đầu tư: công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 267
• Địa điểm: xã Chiềng Sinh, thị xã Sơn La
Đây là loại hình đầu tư phát triển nên tạo ra được tài sản mới cho nền kinh tế, làm phát

triển tiềm lực sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội khác, là loại hình được khuyến khích
đầu tư. Dự án được thực hiện là điều kiện chủ yếu nâng cao đời sống của người dân bản Hẹo -
Phung, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La.
Do sản phẩm là công trình xây dựng nên có tính chất : phức tạp, vốn lớn, thời gian thu
hồi vốn lâu, độ rủi ro cao, thời gian thực hiện dài (từ khi lập dự án đến khi dự án đi vào hoạt
động mất 4 đến 5 năm), sản phẩm là các công trình xây dựng và giao thông có giá trị sử dụng
lâu dài và vận hành ngay tại nơi sản xuất, diện tích dành cho xây dựng là lớn
Dự án đã được UBND tỉnh Sơn La thẩm định và cấp phép đầu tư
1.1) Sự cần thiết phải đầu tư phát triển khu dân cư bản Hẹo – Phung - xã
Chiềng Sinh, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La
Thị xã Sơn La là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật của tỉnh Sơn La.
Được thành lập năm 1961, có tổng diện tích tự nhiên trên 33 ngàn ha với 6,7 vạn dân, phân bố ở
8 xã và 4 phường, mật độ bình quân 200 người/km, phân bố không đều trong khi nội thị (4
phường) 988 người/km, ngoại thị (8 xã) chỉ có 148 người/km. Thực tế đó đã và đang yêu cầu
phải điều chỉnh, sắp xếp lại lao động và dân cư trên địa bàn thị xã.
Vùng nội thị thị xã Sơn La gồm 4 phường: Chiềng Lề, Quyết Thắng, Tô Hiệu, Quyết
Tâm) có số dân chiếm gần 50% số dân toàn thị xã, song quỹ đất tự nhiên chỉ chiếm 3,3% (1100
ha). Vì vậy nhiều vấn đề bức bách đang rất nổi cộm như đất ở, đất phục vụ sinh hoạt công cộng,
môi trường sinh thái……. rất khó giải quyết. Trong khi đó những yêu cầu của việc nâng cao
chất lượng cuộc sống của nhân dân, những vấn đề đặt ra của nền kinh tế thị trường, của xu thế
15
Phạm Thị Kim Chung Lớp: K11QT2
15
Khoá luận tốt nghiệp
hội nhập, mở cửa, những đòi hỏi của thành phố loại III và công trình thủy điện Sơn La…..cũng
đã và đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần giải quyết đồng bộ, khẩn trương và hiệu quả. Vì vậy mở
rộng nội thị thị xã Sơn La về các hướng Chiềng Ngần, Chiềng Sinh, Chiềng Xôm, huyện Thuận
Châu là một tất yếu khách quan, trên thực tế hướng Chiềng Ngần, Chiềng Sinh đang diễn ra quá
trình đô thị hóa khá mạnh mẽ.
Căn cứ Nghị định 91/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ về việc ban hành điều lệ quản

lí và quy hoạch đô thị.
Căn cứ Quyết định 399/1999 ngày 23/03/1999 của chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, về việc
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thị xã Sơn La giai đoạn từ 2000 đến 2010.
Căn cứ Quyết định 1925/QĐ-UB ngày 12/07/2002 của UBND tỉnh Sơn La về việc cho
phép lập dự án đầu tư xây dựng khu dân cư bản Hẹo- Phung, xã Chiềng Sinh thị xã Sơn La.
Căn cứ Quyết định 735/QĐ-UB ngày 17/03/2003 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê
duyệt quy hoạch chi tiết khu dân cư bản Hẹo- Phung, xã Chiềng Sinh, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn
La.
Thực hiện chủ trương, lời kêu gọi của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sơn La, công ty cổ
phần xây dựng công trình giao thông 267 đã đăng kí làm chủ đầu tư của công trình
1.2) Mục tiêu của dự án:
• Mục tiêu chung của dự án:
Đầu tư phát triển nhanh chóng khu dân cư bản Hẹo- Phung, xã Chiềng Sinh, thị xã Sơn La,
góp phần quan trọng trong tiến trình phát triển thị xã Sơn La lên quy mô thành phố trực thuộc
tỉnh văn minh hiện đại, kết hợp với việc giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc.
Giữ vai trò góp phần là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa- thể thao, xã hội của tỉnh và
vùng Tây Bắc tạo lập môi trường sống thích hợp, cân đối hài hòa giữa mở rộng đô thị với nhu
cầu phát triển đô thị.
Hình thành quỹ đất xây dựng và đất ở để bố trí tăng cơ học, phục vụ xây dựng thủy điện
Sơn La và sắp xếp quỹ đất ở, đất sản xuất cho nhân dân vùng sở tại.
• Mục tiêu cụ thể của dự án:
Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng đã có, các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kinh tế
gắn với các khu công nghiệp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, du lịch, văn hóa…để quy hoạch và
mở rộng đô thị đáp ứng nhu cầu phát triển lên quy mô thành phố và dự án thủy điện Sơn La.
Là khu dân dụng và dịch vụ tổng hợp, quần thể dân cư đô thị gắn với vui chơi giải trí. Là
điểm cho việc phát triển văn minh đô thị hiện đại tiến tới đáp ứng các yêu cầu của đô thị khi thị
16
Phạm Thị Kim Chung Lớp: K11QT2
16
Khoá luận tốt nghiệp

xã Sơn La nâng cấp thành đô thị loại III vào năm 2005 và thành phố trực thuộc tỉnh vào năm
2008.
Vì vậy trước tiên dự án sẽ tập trung đầu tư phát triển khu dân cư bản Hẹo- Phung, xã
Chiềng Sinh, thị xã Sơn La:
- San lấp tổng mặt bằng khu dân cư
- Xây dựng hai cụm bản làng mới điển hình (40 hộ) nhằm thí điểm cho việc di dời và
quy hoach nếp sống bản làng mới. Chuyển đổi cơ cấu ngành nghề sang chăn nuôi bò
sữa, bò thịt, trồng rau sạch, hoa, cây cảnh…..
- Xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ gồm: đường giao thông, hệ thống điện lưới, hệ
thống chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước, cảnh quan môi trường.
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh khu thương nghiệp
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh loại hình nhà ở kiểu biệt thự, nhà vườn.
- Đầu tư thứ cấp đối với một số nội dung hoạt động kinh doanh khác như trung tâm
thương mại, nhà hàng, khách sạn……
- Mục tiêu của dự án đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương
và quy hoạch tổng thể của Nhà nước.
1.3) Nhiệm vụ của dự án
Căn cứ vào mục tiêu xác định trong quy hoạch lần này của tỉnh Sơn La là phải nâng cấp
mở rộng thị xã lên quy mô thành phố với số dân từ 8 đến 10 vạn dân đến năm 2010 và 25 đến 35
vạn dân đến năm 2020.
Chiềng Sinh là khu dân cư được xác định một trong những xã đi đầu về phát triển của thị
xã Sơn La do có nhiều điều kiện phù hợp với mục tiêu phát triển khu dân cư mới, vì vậy sẽ phải
là khu đô thị nổi bật về phát triển kinh tế thương nghiệp, kinh tế dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp,
công nghiệp sạch, là nơi tập trung cao nhất các hoạt động văn hóa xã hội của tỉnh và thị xã.
Thu hút các tầng lớp dân cư đến định cư, khai thác. Chuẩn bị quỹ ở cho lượng dân cư và
cán bộ phục vụ thủy điện Sơn La.
Nội dung chủ đạo của hồ sơ thiết kế chi tiết phải tuân thủ theo đồ án quy hoạch tổng thể
được duyệt. Hình thức và không gian kiến trúc phải được thiết kế và khai thác triệt để, tận dụng
tôn tạo cảnh quan thiên nhiên hiện có, giữ gìn, tôn tạo, phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam và
các dân tộc Sơn La, các làng văn hóa bao quanh đô thị. Đặc biệt không gian ở và sinh hoạt phải

mang dáng vẻ của đô thị vườn, hòa nhập với cảnh quan thiên nhiên và đảm bảo môi trường sinh
thái.
17
Phạm Thị Kim Chung Lớp: K11QT2
17
Khoá luận tốt nghiệp
Và cuối cùng khu dân cư bản Hẹo - Phung sẽ được đầu tư phát triển với các chức năng
sau:
• Là trung tâm văn hóa thể dục thể thao của tỉnh Sơn La
• Là trung tâm vui chơi, giải trí, dịch vụ du lịch của tỉnh Sơn La
• Là hướng phát triển chính của thị xã Sơn La nhằm đáp ứng nhu cầu đất ở, giãn mật
độ xây dựng trong nội thị và tăng trưởng cơ học về dân số do tác động của thủy điện
Sơn La.
1.4) Đánh giá khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các nguồn lực
phát triển khu dân cư bản Hẹo- Phung
a. Vị trí của khu dân cư bản Hẹo- Phung trong quy hoạch tổng thể phát triển thị xã Sơn
La:
Xã Chiềng Sinh hiện có 12 bản với diện tích tự nhiên 5,246 ha. Dân số 4,895 người theo
tổng điều tra dân số năm 1998 gồm các dân tộc Thái, Kinh, Mông, trong đó dân tộc Thái chiếm
95%.
Chiềng Sinh là vùng đất rộng, người thưa, có tiềm năng thế mạnh về đất đai với nhiều
phiêng, bãi rộng được đan xen bởi những dãy núi đá vôi và đồi đất, đó là những tiền đề quan
trọng để phát triển đô thị miền núi, đô thị vườn, đô thị rừng góp phần quan trọng để giảm lao
động thuần nông, mở ra những thị trường mới cho sản xuất công nghiệp và các ngành sản xuất
tiểu thủ công nghiệp khác của thị xã và tỉnh Sơn La.
Chiềng Sinh là vùng có nhiều ao hồ, hang động đẹp, có truyền thống văn hóa vật chất và
tinh thần lâu đời, tài nguyên sinh thái và nhân văn của Chiềng Sinh là một lợi thế của vùng để
phát triển thành một đô thị mang đậm bản sắc dân tộc miền núi Sơn La.
Chiềng Sinh là một địa bàn quan trọng về an ninh quốc phòng của thị xã, tạo mối quan
hệ kinh tế xã hội cùng với các xã ở huyện Mai Sơn và huyện Mường La.

b. Vị trí địa lí:
18
Phạm Thị Kim Chung Lớp: K11QT2
18
Khoá luận tốt nghiệp
Xã Chiềng Sinh nằm ở phía đông nam của thị xã, cách trung tâm thị xã 8 km , nằm cận
quốc lộ 6, phía bắc giáp Chiềng Ngần, phía đông giáp khu công nghiệp Chiềng Sinh, phía tây
giáp núi và khu vực viện 6, phía nam giáp quốc lộ 6.
c. Điều kiện tự nhiên:
Xã Chiềng Sinh có độ cao trung bình 668 m, địa hình ít phức tạp, xung quanh được bao
bọc bởi các núi đá vôi và đồi đất, xen kẽ là những phiêng bãi rộng và bằng phẳng.
Các phiêng bãi rộng có độ dốc trung bình 2-5% được trải dọc theo hướng tây bắc và
đông nam xen kẽ vào đó là các ao hồ nhỏ đã tạo cho khu Chiềng Sinh có địa hình rất sơn thủy
hữu tình, là điều kiện thuận lợi khai thác các thế mạnh của tự nhiên phục vụ ngành công nghiệp
không khói trong tương lai.
Chiềng Sinh có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa với sự tương phản khá rõ rệt. Mùa hè có gió mùa tây nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9,
thời tiết nóng ẩm mưa nhiều. Mùa đông trùng với gió mùa đông bắc kéo dài từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh khô và ít mưa. Các tháng 4 và 10 là các tháng giao thời hai mùa,
tháng nóng nhất từ tháng 6 đến tháng 8, lạnh nhất từ tháng 11 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình
là 20
0
C, nhiệt độ cao nhất 33
0
C, nhiệt độ thấp nhất 4
0
C, độ ẩm tương đối trung bình là 85%. Độ
ẩm tương đối thấp nhất là 53%, số giờ nắng vùng Chiềng Sinh biến động từ 1500 - 1900 giờ/
năm. Lượng mưa trung bình năm là 800 - 1200 mm. Lượng mưa tháng lớn nhất trung bình là
300 mm. Trên địa bàn Chiềng Sinh, những năm gần đây thường xuất hiện khí hậu cực đoan gây

ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân. Về gió có gió Lào là gió nóng khô gây nguy
cơ hạn hán và hỏa hoạn, mùa hè có thể có mưa đá nhưng không ảnh hưởng lớn đến sản xuất và
đời sống vật chất của nhân dân, mùa đông thường có sương muối và băng giá.
Vùng Chiềng Sinh không có sông suối lộ thiên, chỉ có một số ao hồ, khe cạn nên ít có
khả năng điều tiết lũ một cách tự nhiên, mặt nước ao hồ thấp hơn mặt đất canh tác nên khả năng
giải quyết nước tưới không thuận lợi.
Khu dân cư mới Chiềng Sinh có địa chất bao gồm: đất peralit đỏ nâu phát triển trên đá
vôi, đất thịt pha lẫn mùn, thuận lợi cho việc canh tác đất nông nghiệp.
Địa hình khu vực bản Hẹo - Phung dạng chia cắt đặc trưng miền núi, có hướng dốc từ
Bắc xuống Nam. Trong khu vực còn có một số hồ ao trũng tương đối nhỏ, bên cạnh đó còn có
gò lớn (bản Phung). Địa hình khu vực còn bị chia cắt bởi một con suối nhỏ, do đó hình thành
một vùng trũng có dạng địa hình đồng bằng ven suối (sứ đồng Na Phung).
19
Phạm Thị Kim Chung Lớp: K11QT2
19
Khoá luận tốt nghiệp
1.5) Chính sách của tỉnh dành cho dự án:
a. Đánh giá chung:
Khu dân cư bản Hẹo - Phung phát triển nằm ngoài khu vực trung tâm thị xã, tuy nhiên
với đặc thù của khu vực khu dân cư bản Hẹo – Phung có tốc độ đô thị hóa rất nhanh. Với quy
hoạch hợp lí sẽ góp phần rất lớn vào việc cải tạo tích cực môi trường ngành nghề và cuộc sống
của người dân trong khu vực.
Việc xây dựng thủy điện Sơn La có ý nghĩa to lớn đối với hệ thống năng lượng quốc gia,
có tác động trực tiếp đến Sơn La và lộ trình phát triển thị xã Sơn La lên thành phố loại III. Theo
kế hoạch công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á này đang được triển khai xây dựng trong
những năm tới, bởi vậy công tác quy hoạch, xây dựng, mở rộng thị xã đã được Tỉnh ủy, HĐND,
UBND tỉnh Sơn La và các Ban, Ngành hữu quan của tỉnh rất quan tâm.
Việc triển khai công tác đầu tư xây dựng khu dân cư bản Hẹo - Phung xã Chiềng Sinh là
việc làm cần thiết nhằm mở rộng không gian nội thị xã hiện nay. Góp phần quan trọng thúc đẩy
nhanh tiến trình phát triển lên quy mô thành phố của thị xã Sơn La. Tạo thêm những điều kiện

thuận lợi cho việc thi công xây dựng công trình thủy điện Sơn La, là trung tâm thương mại dịch
vụ nhiều ngành nghề, là một trong những điểm quan trọng về du lịch, dịch vụ đô thị và kinh tế
đô thị. Góp phần giải tỏa về nỗi bức xúc đã và đang đặt ra đối với nội thị thị xã hiện nay là quỹ
đất ở, môi trường sinh hoạt, là thị trường lớn về tiêu thụ nông sản hàng hóa, góp phần thúc đẩy kinh
tế nông thôn và đời sống nhân dân xã Chiềng Sinh và các vùng lân cận phát triển.
Quy hoạch chi tiết 1/500 khu dân cư bản Hẹo - Phung , xã Chiềng Sinh được tập trung
giải quyết các vấn đề cơ bản của tổ chức cuộc sống xã hội, các dịch vụ hạ tầng kĩ thuật trong
một khu dân cư mới là nhằm phục vụ cho công tác quản lí xã hội và quản lí xây dựng của khu
vực.
b. Chính sách của tỉnh dành cho dự án:
Đề nghị được hưởng một số ưu đãi sau:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp 10%
- Miễn 3 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% cho 3 năm tiếp theo
- Về thuế chuyển quyền sử dụng đất đề nghị tỉnh có chính sách ưu đãi riêng cho dự án
Dự án đầu tư xây dựng khu dân cư bản Hẹo - Phung, xã Chiềng Sinh đã bám sát thực
tiễn khu vực cũng như dự báo phát triển qua các giai đoạn mang tính khả thi, phù hợp với các
văn bản quy định của nhà nước, phù hợp với kế hoach, quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh, thị xã và khu vực. Tuy nhiên do là khu vực phát triển mới, tài liệu số liệu điều
tra cơ bản còn thiếu trong giai đoạn thực hiện các quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư cần tiếp tục
20
Phạm Thị Kim Chung Lớp: K11QT2
20
Khoá luận tốt nghiệp
bổ sung và nghiên cứu như vấn đề xâm thực, bồi, sụt lở, địa chất công trình, địa chất thủy văn,
trường học, các vấn đề về văn hóa di tích, tín ngưỡng bản địa….Vì vậy UBND tỉnh Sơn La
cũng đã tạo điều kiện cho chủ đầu tư để hoàn thành dự án theo đúng kế hoạch đã đề ra.
Để triển khai công tác xây dựng dự án, sau khi có quyết định chính thức của UBND tỉnh
chủ đầu tư đã tiến hành ngay các công tác cần thiết: khảo sát, đo đạc bản đồ địa hình các loại,
khảo sát địa chất, khí tượng, điều tra cơ bản về kinh tế xã hội và các tài liệu khác có liên quan
cho chính xác và cụ thể hơn.

Để không ảnh hưởng đến quy hoạch và định hướng phát triển không gian, UBND tỉnh,
thị xã, các Sở, ban, ngành liên quan, các xã, bản trong khu vực dự án tổ chức quản lí chặt chẽ về
đất đai, xây dựng và kiến trúc ngay từ đầu.
Để đảm bảo cuộc sống của nhân dân sở tại các ngành các cấp có trách nhiệm chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện nâng cao dân trí, đáp ứng yêu cầu
phát triển trong thời kì mới.
1.6) Giải pháp kiến trúc và kĩ thuật
1.6.1) Quy hoạch:
* Tổ chức quy hoạch chung:
Quy mô khu đất: 56,13 ha
Quy mô dân số: 4000 người
* Quy hoạch sử dụng đất đai
Tổng diện tích: 56,13 ha trong đó:
Stt Loại đất Diện tích (m
2
) Tỷ lệ %
1 Dân cư cũ 6.562,5 1,17
2 Dân cư mới 188.492,0 33,58
3 Đường giao thông quốc lộ 6 7.200,0 1,28
4 Đường trục khu vực 174.228,0 31,04
5 Khu vui chơi giải trí 72.400,0 12,9
6 Khu chung cư + bãi đỗ xe 23.441,0 4,18
7 Cây xanh, mặt nước. thể dục TT, sân chơi 36.888,0 6,57
8 Chợ, trường học, nhà văn hóa, CLB tuổi thơ 16.167,0 2,88
9 Nhà ở có sân vườn (tái định cư) 35.973,0 6,41
Tổng cộng 561.351,5 100%
Thực hiện trên nguyên tắc chung của quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt tại quyết
định số: 711/QĐ - UB ngày 16 tháng 03 năm 2004 của UBND tỉnh Sơn La.
Khu dân dụng của đô thị bao gồm: nhà ở, các công trình phục vụ công cộng, cây xanh,
mạng lưới hạ tầng kĩ thuật (đường giao thông, điện, nước ...).

21
Phạm Thị Kim Chung Lớp: K11QT2
21
Khoá luận tốt nghiệp
Trong khu dân dụng được phân bổ mức độ công trình theo các cấp phục vụ như sau:
Cấp phục vụ hàng ngày gồm một số công trình phục vụ nhu cầu đời sống thiết yếu như:
nhà trẻ mẫu giáo, trường phổ thông cơ sở, các cơ sở dịch vụ nhỏ.
Các công trình khác sẽ được phân bố theo cấp cao hơn phục vụ cho toàn khu vực. Các
công trình này được tính toán, phân loại, bố trí tập trung và phân tán xung quanh khu vực trung
tâm và đan xen các khu vực ở.
Đồng thời các công trình cũng được bố trí linh hoạt dựa trên chức năng yêu cầu cụ thể
và mối quan hệ giữa chúng, để bố trí gắn bó hài hòa tạo thêm liên kết trong tổng thể chức năng
ở, làm việc và sản xuất. Các tính chất chức năng và yêu cầu cụ thể của công trình công cộng
được phân theo các cụm nhóm như sau:
1. Cụm công trình quản lí hành chính, chỉ đạo kinh tế
Bao gồm ủy ban xã và các nghành có liên quan.khu này được đặt tại trung tâm khu dân
cư, là điểm giao kết không gian của toàn khu vực. Vị trí xây dựng này đảm bảo thuận lợi cho
nhân dân gặp gỡ, trao đổi, kiến nghị tới các cơ quan chức năng. Kiến trúc cụm công trình quản lí
hành chính được thiết kế phù hợp với quy mô chức năng của khu vực.
2. Cụm các công trình kinh tế, thương nghiệp
Bao gồm các văn phòng đại diện, phòng trưng bày sản phẩm, trung tâm thương mại, cửa
hàng dịch vụ, chợ....Cụm này được bố trí gần khu ngã ba trung tâm nằm về phía đường quốc lộ
6, Cụm công trình kinh tế thương nghiệp được coi là chức năng chính trong mối giao lưu thông
thương hàng hóa của khu dân cư bản Hẹo – Phung với bên ngoài và dân định cư sinh sống trong
khu vực. Là vị trí thuận tiện nhất trong việc giao lưu hàng hóa vì nằm trên tuyến đường chính
của khu dân cư. Kiến trúc cảnh quan được thiết kế sinh động theo phong cách kiến trúc hiện đại,
đảm bảo đáp ứng các nhu cầu giao dịch thông thương với một trình độ kĩ thuật xây dựng tiện
nghi, hiện đại. Kiến trúc thiết kế đồng bộ, tạo thành một dãy phố nằm bên phải cụm hành chính.
3. Cụm công trình văn hóa, giáo dục, y tế
Bao gồm trạm xá, trường học, nhà văn hóa, sân vận động, khu thể thao, công viên cây

xanh....với yêu cầu yên tĩnh, thoáng mát, đẹp và không được bố trí nơi ồn và bụi. Vì vậy nhóm
cụm công trình văn hóa giáo dục được thiết kế và bố trí xa ngã ba trung tâm hướng vào khu đô
thị mới Chiềng Ngần. Địa chất và diện tích của khu vực này đảm bảo thông thoáng và yên tĩnh
cho cụm công trình.
22
Phạm Thị Kim Chung Lớp: K11QT2
22
Khoá luận tốt nghiệp
 Trạm xã và truờng học được bố trí trên trục đường hướng vào khu đo thị mới Chiềng
Ngần để đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân. Hai công trình được đặt trong
các khuôn viên lớn tạo cảnh quan đẹp, thoáng mát, yên tĩnh.
 Công viên cây xanh được bố trí rải rác trong toàn bộ khu dân cư nhưng có hai khu chính
tạo ra cảnh quan cũng như hai lá phổi của khu dân cư là: khu vui chơi giải trí, khu công
viên bản Phung, khu này sẽ phục vụ chủ yếu cho dân cư của khu chung cư cao tầng.
 Nhà văn hóa, sân vận động, khu thể thao sẽ được bố trí đối diện với khu hành chính và
sau khu trạm xá.
 Ngoài ra các công trình dịch vụ nhỏ phục vụ hàng ngày như nhà trẻ, nhà mẫu giáo,
trường phổ thông cấp 1, chợ xép, tạp phẩm, tạp hóa...được thiết kế đan xen trong các khu
vực ở
 Riêng bến xe sẽ được bố trí gần đầu trục đường chính giao với quốc lộ 6 để thuận tiện
cho việc gíao thông đi lại
 Các không gian đệm cây xanh như cây xanh của mỗi cụm, công viên lớn, sẽ được sắp
đặt bố trí đan xen tùy từng loại nhà ở, tạo thành vành đai cây xanh cho tổng thể khu dân
cư. Thiết kế lắp đặt các khu nhà miệt vườn còn được đan xen các công trình trạm, trại
kho tàng, khu công nghiệp để góp phần vào công tác giữ vệ sinh môi trường, chống ô
nhiễm cho khu dân cư.
1.6.2) Quy hoạch xây dựng các nhóm ở tập thể và gia đình
Việc quy hoạch xây dựng những nhóm nhà ở dựa trên phương châm: Nhà nước và nhân
dân cùng làm. Nhà nước hướng dẫn quy hoạch, chia lô đường xá, hệ thống kĩ thuật chung,
hướng dẫn áp dụng những thiết kế điển hình, phân phối nguyên vật liệu cần thiết để cán bộ công

nhân viên dựng nhà ở trong lô đất của mình theo những hướng dẫn cụ thể.
Việc quy hoạch nhóm nhà ở trong khu sẽ tận dụng địa hình tự nhiên. Hạn chế đào đắp và
chặt cây để xây dựng.
Trong khu có những loại hình nhà ở sau:
Loại hình chung cư sống theo hộ gia đình hoặc độc thân. Bên cạnh các hình thức sống
theo phong tục bản làng kết hợp hiện đại, được gọi là bản làng tân tiến.
Loại hình biệt thự sống theo hộ gia đình
Loại hình chia lô dạng nhà vườn sống theo hộ gia đình
Loại hình trang trại của dân cư bản địa
23
Phạm Thị Kim Chung Lớp: K11QT2
23
Khoá luận tốt nghiệp
Loại hình bản làng truyền thống, giữ nguyên lối sống, nếp sinh hoạt của bà con nhưng
được tổ chức sắp đặt theo vị trí mới có quy hoạch.
1.6.3) Quy hoạch cây xanh
Cây xanh trong khu dân cư mới này bao gồm: cây xanh vườn hoa, công viên, trong sân,
ven hồ, cây xanh của vườn quanh các công trình kiến trúc, trên các đường phố, cây xanh cách ly
các công trình, tạo thành môi trường xanh sạch quanh khu dân cư
Cây xanh vườn hoa, sân vuờn sử dụng chung được bố trí gắn với các cụm trung tâm
phục vụ công cộng đông người
Cây xanh bao quanh các công tình kiến trúc sẽ được tính toán trong diện tích đất của
tổng công trình. Các cây xanh ở đây sẽ tạo bóng mát tre cho các công trình ở những hướng nắng
chiếu trực tiếp vào. Phía trước các công trình sẽ được trồng hoa cây cảnh thấp, cây có tán
thoáng, có hoa đẹp. Sân vườn của các công trình công cộng liên tục, kết hợp liền nhau tạo nên
mảng cây xanh nối tiếp nhau.
Cây quy hoạch trồng theo hàng lối, có độ cao khống chế, tạo màu xanh và chú trọng
trồng loại cây theo mùa để có hoa liên tục quanh năm. Trên mỗi đường phố sẽ trồng không quá
năm loại cây. Đối với các dãy phố ngắn trên mỗi dãy chỉ trồng một loại cây xanh tạo nên sự đặc
biệt của khu dân cư.

Dải cây xanh cách ly, tạo vỏ bọc môi trường bên ngoài khu dân cư được trồng liên tục và
chia làm nhiều tầng. Trên các vùng đất xấu sẽ trồng cây phát triển nhanh như: tre, phi lao, bạch
đàn, keo lá tràm để chống tiếng ồn, bụi, gió bão, vừa kết hợp lấy gỗ, chất đốt và xây dựng
1.6.4) Giải pháp kĩ thuật
1. 6.4.1) Nhà ở
 Nhà cao tầng
Nhà ở cao tầng được xây dựng theo kiểu căn hộ hợp khối, kết cấu khung bê tông cốt
thép. Các căn hộ được bố trí độc lập, khép kín, với diện tích sử dụng trung bình từ 60 đến 80 m
2
.
Mỗi khối nhà sẽ bố trí từ 3 đến 4 đơn nguyên trung bình có 4 căn hộ.
Loại căn hộ nhỏ có diện tích sử dụng khoảng 60 m
2
, được bố trí 1 phòng khách, 1 phòng
ngủ, 1 phòng bếp, 1 phòng vệ sinh, 1 ban công hoặc lô gia nhỏ.
24
Phạm Thị Kim Chung Lớp: K11QT2
24
Khoá luận tốt nghiệp
Loại căn hộ nhỏ có diện tích sử dụng 80m
2
, được bố trí 1 phòng khách, 2 phòng ngủ, 1
phòng bếp, 1 phòng vệ sinh, 1 ba công hoặc lô gia nhỏ.
Tất cả các căn hộ được bố trí có đủ ánh sáng và thông gió tự nhiên, đảm bảo môi trường
sống tốt nhất .
Tại những khối nhà cao tầng có vị trí thuận lợi sẽ sử dụng 1 tầng làm cửa hàng hoặc
dành cho các dịch vụ công cộng.
Chất lượng hoàn thiện: do tính chất phục vụ khách hàng, chất lượng của các công trình
xây dựng, chất lượng hoàn thiện các công trình xây dựng trong phạm vi dự án được ưu tiên hàng
đầu để thu hút khách hàng. Vật liệu xây dựng các công trình được dự kiến là các loại vật liệu

cao cấp, có chất lượng cao và đảm bảo kĩ mĩ thuật. Toàn bộ mặt ngoài của các công trình sẽ
được sử dụng các loại vật liệu chống rêu mốc, màu sắc hài hòa tôn được vẻ đẹp của các công
trình nói riêng và của toàn bộ dự án nói chung.
 Nhà ở thấp tầng (Biệt thự, nhà vườn)
Tại một số khu vực trong dự án, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về mức độ sử
dụng nhà ở, do vậy sẽ dành ra một phần quỹ đất để xây dựng nhà theo kiểu biệt thự, nhà
vườn.....Các biệt thự, nhà vườn được thiết kế theo phong cách kiến trúc hiện đại và đáp ứng đầy
đủ mọi nhu cầu tối đa khả năng phục vụ nhưng cũng đảm bảo hài hòa kiến trúc chung của dự án.
 Nhà ở bản làng mới
Nhằm phục vụ công tác di dân, giải phóng mặt bằng, các cụm bản làng tân tiến nằm
trong cùng một khu quy hoạch. Không gian của bản làng mới được thiết kế và xây dựng dựa
trên phong tục tập quán của dân bản, giữ nguyên nét đẹp truyền thống của kiến trúc nhà sàn
nhưng được quy hoạch tập trung có đường thôn, ngõ, xóm, có không gian chung cho mỗi cụm
như giếng nước, sân vườn, văn hóa bản. Tạo môi trường sống lành mạnh, vui tươi giàu bản sắc
văn hóa dân tộc.
 Công trình công cộng
Công trình công cộng của khu vực bao gồm: nhà trẻ mẫu giáo, các công trình thể thao
như sân bóng đá mini, sân cầu lông...cũng được chú trọng thiết kế về kiểu dáng kết hợp cảnh
quan khu vực
2. Giao thông
 Cơ sở thiết kế
25
Phạm Thị Kim Chung Lớp: K11QT2
25

×