Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.81 KB, 11 trang )

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA SỞ
GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, định hướng mục tiêu
đầu tư phát triển của thành phố và sự chỉ của NHCTVN về công tác tín dụng “Gắn
tăng trưởng với kiểm soát chất lượng và đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng,
gắn tăng trưởng tín dụng với phát triển dịch vụ nNH, đẩy mạnh tình hình tín dụng
tài trợ thương mại, huy động vốn, mở rộng phục vụ khu vực kinh doanh ngoài
quốc doanh theo cơ chế thị trường. Chủ động trong xác định lĩnh vực, ngành nghề
đầu tư cho vay tạo ra một cơ cấu hợp lí, vững chắc trong hoạt động của hệ thống.”
Từ những định hướng trên và sự chỉ đạo của NHCTVN, SGD I đã đề ra kế
hoạch, biện pháp thực hiện hoạt động kinh doanh an toàn, chất lượng, hiệu quả nói
chung trong đó vạch rõ ra những định hướng hạn chế RRTD như:
- Tăng cường huy động vốn với cơ cấu hợp lý, đồng thời thực hiện chính sách
khách hàng để thu hút nguồn tiền gửi lớn,…
- Đánh giá chất lượng và tăng trưởng tín dụng cần phải gắn với an toàn và
kiểm soát được rủi ro.
- Trích lập dự phòng rủi ro theo qui định.
- Đa dạng hóa loại hình tín dụng, dịch vụ và phát triển các sản phẩm dịch vụ
trên dự án hiện đại…
3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ
GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CChúng ta có thể thấy rằng một khi RRTD xảy ra không chỉ ảnh hưởng tới
kết quả kinh doanh của NH mà kéo theo một quá trình xử lý phức tạp, kéo dài
thậm chí gây ra mệt mỏi về tâm lý. Để tăng cường hiệu quả quản lý RRTD tại SGD
I NHCT em xin đưa ra một số giải pháp như sau:
3.2.1 Giải pháp thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn
Có thể nói nhu cầu về vốn là nhu cầu không thể thiếu đối với mọi người,
mọi thành phần kinh tế nhằm tạo ra của cải vật chất ngày càng lớn hơn trong xã
hội. Và ngân hàngNH là chiếc cầu nối giữa những người thừa vốn và con người


thiếu vốn thông qua các hoạt động huy động và cho vay. Và như ta đã biết, tín
dụng NH là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận cao, chiếm tỷ trọng lớn
trong Sở, nhưng đồng thời nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Vấn đề nợ quá hạn và nợ xấu đã và đang là mối lo đối với tất cả cán bộ làm
công tác tín dụng cũng như nhà lãnh đạo NHTM nói chung và của NHCTVN nói
riêng. Vì việc thẩm định chính xác món vay đối với một ngân hàngNH là rất khó,
và việc thu hồi gốc và lãi còn khó hơn. Thông thường nếu khách hàng vay trả sòng
phẳng, uy tín thì rất tốt và không có gì cần bàn cãi, tuy nhiên không hiếm khách
hàng không chịu trả nợ làm phát sinh nợ quá hạn thậm chí trở thành nợ tồn đọng
cần có nhiều biện pháp xử lý. Đối với những khách hàng này chúng ta cần phải
giải quyết như thế nào?
Trước hết chúng ta cần phân tích tìm rõ nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn
để có hướng xử lý cho phù hợp, vừa có lý, có tình. Sau đó từng CBTD cần bám sát
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương từng giai đoạn để đầu tư đúng hướng, có
hiệu quả. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của CBTD để hạn chế thấp
nhận nợ quá hạn do thẩm định yếu, thiếu kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.
Khi chẳng may đã phát sinh nợ quá hạn phải phân tích kỹ, tìm hiểu rõ
nguyên nhân khách quan và chủ quan để có phương hướng đề suất thích hợp. Do
nguyên nhân chủ quan, chúng ta nên kiên quyết thu hồi nợ bằng mọi biện pháp như
động viên khách hàng dùng nguồn vốn khác đề trả nợ, tự xử lý tài sản đảm bảo để
trả nợ. Nếu khách hàng vẫn không trả nợ thì tranh thủ sự hỗ trợ thì tranh thủ sự hỗ
trợ của các đoàn thể, chính quyền địa phương cũng như cơ quan pháp luật trong
thu hồi nợ xấu. Còn do nguyên nhân khách quan thì tùy từng trường hợp cụ thể để
có những giải pháp thích hợp như: gia hạn thời hạn cho vay, điều chỉnh kỳ hạn,
hoặc tư vấn sản xuất kinh doanh theo sự hiểu biết của cán bộ ngân hàngNH, động
viên khách hàng tự xử lý tài sản đảm bảo để trả nợ. Trường hợp xử lý tài sản quá
khó khăn và đủ điều kiên thì đề nghị xử lý nợ bằng nguồn dự phòng rủi ro.
Nói tóm lại, xử lý nợ xấu là công việc gian nan, mất nhiều thời gian, công
sức và đòi hỏi nhiều tâm huyết của CBTD nhưng cách tốt nhất theo em đó là kiên

trì bám trụ, thường xuyên lui tới nhắc nhở, động viên, đánh vào tâm lý của người
vay vốn. Em tin nếu chúng ta tích cực, kiên trì để thu nợ sẽ đem lại hiệu quả nhất
định.
3.2.2 Tính đúng giá trị tài sản đảm bảo
Có thể nói hiện nay nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh của khách hàng tư
nhân ngày càng tăng, theo quy định để được vay vốn phải có tài sản đảm bảo. Tuy
nhiên, hiện nay tài sản đảm bảo của thành phần kinh tế này chủ yếu là quyền sử
dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Đây là một loại tài sản nếu tính đúng theo giá trị
thực tế thị trường thì khác hàng vay được khá nhiều vốn. Nhưng có một nghịch lý
là khi nhận thế chấp tài sản loại này thường tính theo khung giá quy định tại
UBND cấp tỉnh, thành phố để NH xác định mức vay. Vì thế, giá trị tài sản đảm bảo
của khách hàng thường không tương xứng với giá trị thực đặc biệt là quyền sử
dụng đất ở vì giá trị này được đưa ra để áp dụng tính thu thuế chứ không phải để
bán và trao đổi trên thị trường.
Mặc dù đã có những quy định cụ thể về phương pháp xác định giá trị TSBĐ
là quyền sử dụng đất ở để giúp người dân có cơ hội vay được nhiều vốn hơn: như
việc xác định theo thoả thuận giữa ngân hàngNH cho vay và bên bảo đảm nhưng
phải thấp hơn giá đất thực tế chuyển nhượng trên thị trường địa phương tại thời
điểm định giá; không vượt quá khung giá đất do UBND tỉnh, thành phố quy định;
hoặc mức tối đa không quá 70% giá đất thực tế chuyển nhượng trên thị trường nếu
cao hơn giá ghi trong khung giá đất của UBND tỉnh, thành phố nơi có đất. Nhưng
CBTD của SGD I NHCTVN vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho khách
hàng vì giá trị tài sản được quy định thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế. Do vậy,
UBND các tỉnh, thành phố cần tính toán lại cho phù hợp hơn để đưa ra mức quy
định về giá trị đất, nhà ở sao cho sát với giá thị trường. Điều này giúp cho CBTD
tại Sở có cơ sở để đánh giá chính xác giá trị của tài sản đảm bảo.
3.2.3 Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng
Chất lượng công tác tín dụng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Khi xem
xét đến yếu tố chủ quan đó là chủ yếu nói đến vấn đề chất lượng CBTD và cán bộ
thẩm định (CBTD). Vì vậy cần phải không ngừng nâng cao chất lượng CBTD cả

về mặt định tính lẫn định lượng. Đánh giá đúng chất lượng CBTD phải đánh giá
đồng thời cả 2 mặt này vì đều có tầm quan trọng như nhau, nếu thiếu một trong hai
mặt thì không thể đánh giá chính xác chất lượng CBTD và theo đó việc sử dụng
cán bộ cũng sẽ bất cập, hạn chế và nhiều khi còn phản tác dụng.
- Đổi mới công tác quản lý CBTD.
Việc quản lý CBTD cần kiên quyết, phải có những biện pháp chủ động, tích
cực giáo dục CBTD, không để CBTD bị lôi cuốn vào những vấn đề tiêu cực của xã
hội cũng như phương hại đến kinh tế và uy tín của ngành NH
- Không ngừng nâng cao chất lượng CBTD.
Cần tập trung vào một số vấn đề như tăng cường hình thức đào tạo tập trung,
cũng như kết hợp tập huấn tại chỗ. Có thể tổ chức các buổi sinh hoạt nghiệp vụ
định kỳ, thảo luận những vướng mắc trong công tác tín dụng, văn bản cũng như
quy trình nghiệp vụ. Cùng với việc tăng cường đào tạo thì công tác tuyển dụng cán
bộ lao động phải thực hiện tốt, đúng theo những quy định của ngành, cần tuyệt đối
công bằng trong khâu tuyển dụng.
- Đổi mới chính sách đãi ngộ CBTD.
Cần có chính sách đãi ngộ về tiền lương, tiền thưởng,…vì đội ngũ CBTD
của ngân hàng chịu nhiều áp lực do công việc mang tín rủi ro cao. Thực hiện cơ
chế thưởng phạt rõ ràng, tạo bầu không khí thi đua, khuyến khích, sáng tạo, phát
huy tinh thần trách nhiệm của cá nhân.
- Tăng cường tính kỷ luật, tính kỷ cương đối với CBTD.
3.2.4 Nâng cao chất lượng thông tin
Việc nâng cao chất lượng thông tin có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng tín dụng. Vấn đề chất lượng thông tin kém do nhiều nguyên
nhân, do đó để nâng cao chất lượng thông tin đòi hỏi sự cố gắng từ chính bản thân
các NH, môi trường pháp lý đảm bảo cho sự minh bạch thông tin cũng như sụ cải
cách trong công tác quản lý của phía nhà nước.
- Tạo ra tính minh bạch trong việc sủ dụng thông tin bằng cách tách bạch việc nhận
hồ sơ, thẩm định, giải ngân và thu nợ để tạo ra sự kiểm soát chéo, tránh tình
trạngmột người làm mọi việc dẫn đến sự lạm quyền.

- Đổi mới tư duy trong cho vay, không nên quá chú trọng vàp tài sản đảm bảo, xem
trọng vai trò của lưu chuyển tiền tệ trong thẩm định để có thể thực hiện cho vay tín
chấp. Bên cạnh đó, khi nhận tài sản đảm bảo từ phía khách hàng, NH phải thu thập
nhiều thông tin hơn nữa về những tài sản này.
- Không nên quá chú trọng vào các chứng chỉ, bằng cấp khi đánh giá năng lực quản
trị, điều hành của khách hàng mà phải căn cứ vào lịch sử kinh doanh của khách
hàng, hay người điều hành dự án. Một lịch sử kinh doanh tốt sẽ chỉ ra năng lực tốt

×