Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐIỀU TIẾT PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN CỦA HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.03 KB, 27 trang )

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐIỀU TIẾT PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT
ĐỘNG SẢN CỦA HÀ NỘI
I. Định hướng và nhiệm vụ phát triển thị trường bất động sản của Hà Nội
trong giai đoạn tới:
1. Định hướng phát triển thị trường bất động sản của Hà Nội:
- Tập trung nghiên cứu hoàn thiện và ban hành sửa đổi, bổ sung hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật để thúc đấy thị trường bất động sản phát triển lành
mạnh, phù hợp với quy luật cung - cầu, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời
đảm bảo công bằng xã hội theo định hướng XHCN.
- Đẩy mạnh công tác cải cách về cơ cấu tổ chức và hành chính trong lĩnh vực
đầu tư kinh doanh bất động sản, có cơ chế và chế tài phù hợp để đảm bảo thông tin
liên quan tới thị trường bất động sản (quy hoạch, đất đai, vật liệu xây dựng, đầu tư
xây dựng, chất lượng cơng trình, đấu giá, định giá, mua bán, giao dịch, môi giới,
đăng ký thế chấp, sàn giao dịch…) phải được công khai, minh bạch để các chủ thể
tham gia dễ dàng và thuận lợi.
- Hình thành và tạo điều kiện để các định chế tài chính phát triển và vận
hành có hiệu quả nhằm thu hút các nguồn vốn cho thị trường bất động sản.
- Có cơ chế kiểm tra, giám sát, quản lý và điều tiết thị trường phù hợp với
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ
- Từng bước mở thị trường bất động sản cho người nước ngoài tham gia đầu
tư nhưng vẫn cần phải quản lý chặt chẽ nhằm tạo vốn phát triển hàng hoá bất động
sản từ ngoại lực.
- Tiếp tục tập trung rà soát, chủ động ban hành bổ sung cơ chế, chính sách
trong lĩnh vực quản lý tài ngun, mơi trường và nhà đất nhằm cải cách hành
chính, cải thiện mơi trường đầu tư, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai.


- Xây dựng bộ máy quản lý theo hướng cải cách hành chính với phương
châm tinh gọn, hiệu quả để thực hiện theo cơ chế “một cửa” với các thủ tục hành
chính liên thơng hiện có của Thành phố và của các ngành liên quan đến lĩnh vực
bất động sản.


- Tăng cường công tác quản lý quỹ nhà và sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc
sở hữu nhà nước.
- Tăng cường kiểm tra việc quản lý đất đai, ngăn chặn xử lý việc mua bán,
chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp, lâm nghiệp trái
pháp luật; kịp thời xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý và sử dụng tài nguyên,
môi trường và nhà đất.
2. Nhiệm vụ cụ thể của Hà Nội trong thời gian tới để phát triển thị trường bất
động sản:
- Trong năm 2008, Sở Tài nguyên - môi trường và nhà đất thành phố Hà Nội
dự kiến các nguồn thu từ đất là 4.842 tỷ đồng, bao gồm tiền sử dụng đất 3.623 tỷ
đồng (thu từ đấu giá quyền sử dụng đất và nhà là tài sản công 2.700 tỷ đồng), tiền
thuê đất 433 tỷ đồng; thuế chuyển quyền sử dụng đất 403 tỷ đồng; lệ phí trước bạ,
thuế nhà đất 380 tỷ đồng.
- Trong công tác phát triển nhà ở với kế hoạch phát triển nhà ở năm 2008 là
1,5 triệu m2 nhà ở.
- Nếu lấy Hồ Tây làm trung tâm và sơng Hồng làm trục phát triển thì khơng
gian đơ thị tương lai của Hà Nội sẽ phát triển mạnh về phía Bắc. Nếu lấy đường
Láng - Hịa Lạc làm trục phát triển thì khơng gian đơ thị tương lai sẽ phát triển về
hướng Tây. Nhìn chung, hướng phát triển tương lai của Thủ đô sẽ kéo theo trục Hà
Nội - Quảng Ninh, Hà Nội - Vĩnh Phú, theo trục đường 5 tới Hải Phòng, và ngược
lại theo hướng Hà Tây. Định hướng phát triển không gian của Hà Nội có tác động
lan tỏa, kéo theo sự phát triển KT - XH của các vùng khác. Với vị trí, vai trị là
Trung tâm Chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, KHKT... cùng định hướng phát


triển không gian như trên, một nhiệm vụ phát triển của Hà Nội đó là cần thiết phải
mở rộng địa giới, tăng cường quỹ đất, cơ cấu, phân bổ lại chức năng của đô thị.
- Trong giai đoạn 2008-2009: Cụ thể, đối với BĐS là nhà ở, đất ở thuộc tư
nhân, cần có chính sách về thuế phù hợp để khuyến khích người dân tự giác đăng
ký giao dịch, chuyển nhượng theo quy định. Đối với BĐS thuộc sở hữu nhà nước,

Thành phố cần tập trung rà sốt tồn bộ quỹ nhà công sở do cơ quan, đơn vị sự
nghiệp đang quản lý, sử dụng trên địa bàn; rà soát quỹ nhà chuyên dùng thuộc sở
hữu nhà nước.
- Ông Trịnh Kiên Đĩnh-Phó Giám đốc Sở Tài ngun Mơi trường và Nhà đất
cho biết, đến năm 2010 Hà Nội sẽ hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
- Sở TN-MT&Nhà đất Hà Nội cần tiếp tục đẩy mạnh việc bán nhà thuộc sở
hữu nhà nước cho người đang thuê theo Nghị định 61/CP, tăng nguồn hàng hóa.
- Đối với BĐS công nghiệp, dịch vụ thương mại, kinh doanh sản xuất,
UBND TP Hà Nội sẽ ban hành các quy định về chuyển nhượng dự án xây dựng
khách sạn, văn phòng cho th; chuyển nhượng cơng trình xây dựng gắn liền với
đất thuê đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê, đất thuê trả tiền thuê hàng năm
- Đề xuất cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát
triển các khu đô thị và đầu tư nhà ở phục vụ nhu cầu của dân cư...
- Hiện quy hoạch mở rộng địa giới hành chính và Vùng thủ đơ đang được
hồn thiện, trình Thủ tướng phê duyệt. Theo đó, Hà Nội có thể mở rộng diện tích
gấp 3 lần diện tích hiện nay. Cùng với việc mở rộng địa giới, Hà Nội sẽ hoàn chỉnh
hệ thống đường cao tốc kết nối các tỉnh lân cận với Thủ đô, sửa chữa, xây dựng
xong 8 cầu bắc qua sông Hồng vào Hà Nội. Theo đề án, Hà Nội sẽ có các tuyến
cao tốc: Hà Nội-Thanh Hố, Hà Nội-Việt Trì-Lào Cai, Hà Nội-Thái Ngun, Láng
Hồ Lạc-Hồ Bình; siêu cao tốc: QL5, QL18; hoàn thiện 5 tuyến đường vành đai.
Bên cạnh việc xác định là một trung tâm chính trị lớn-kinh tế-văn hoá lớn của khu


vực, Hà Nội sẽ hình thành các khu nghỉ dưỡng ven Hồ Tây, khu ẩm thực Bắc
Thăng Long, khu phố cổ mua sắm chất lượng cao cho du khách quốc tế…Theo Đề
án quy hoạch phát triển giao thông đô thị Hà Nội đến năm 2020 tồn thành phố sẽ
có 11 cây cầu (gồm 8 cầu vượt sông Hồng, 3 cầu vượt sông Đuống), hệ thống cầu
vượt sông sẽ không đấu nối trực tiếp với trung tâm Thành phố, nhằm hạn chế các
luồng giao thông đi xuyên tâm, gây tắc nghẽn nghiêm trọng.

- Từ năm 2007 - 2010 Hà Nội sẽ chuyển mục đích sử dụng 3.603 ha đất để
phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ; nhu cầu quỹ nhà, quỹ đất tái định cư cần
khoảng 32.000 căn hộ, ngoài ra cần khoảng 1.000 căn hộ dự trữ để làm quỹ nhà
trung chuyển và để chủ động phục vụ giải phóng mặt bằng các dự án đột xuất của
Trung ương và thành phố. Theo kế hoạch xây dựng quỹ nhà, đất tái định cư từ nay
đến năm 2010, trên địa bàn thành phố triển khai 100 dự án đầu tư xây dựng với
khoảng 27.000 căn hộ, thửa đất để phục vụ cơng tác di dân giải phóng mặt bằng
bằng nhiều hình thức đầu tư xây dựng
- Để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, nhiệm vụ chủ yếu trên các
lĩnh vực trong 5 năm 2006 – 2010 được xác định như sau: Tiếp tục đẩy mạnh đầu
tư xây dựng thủ đô thành một đô thị văn minh, hiện đại với hệ thống hạ tầng kỹ
thuật đồng bộ. Tiếp tục hoàn thiện các khu vực phát triển mới của thành phố ở phía
Tây – Tây Nam, tập trung xây dựng và phát triển nhanh các khu đô thị mới khu
vực Bắc sông Hồng, các tuyến đường vành đai và các cầu qua sông Hồng. Cải tạo,
chỉnh trang các khu dân cư cũ, giãn dân trong khu vực nội thành cũ, nâng cao điều
kiện sống và sinh hoạt cho người dân. Nâng cao chất lượng quản lý đô thị theo
hướng văn minh, hiện đại.ệ
-- Trên thực tế, khi thông tin khơng được cơng khai hoặc bị một số người cố

tình bưng bít thì những người tham gia thị trường nhà đất sẽ khơng có những thơng
tin cần thiết. Đây chính là điều kiện lý tưởng để “cò nhà đất” làm lũng đoạn thị
trường gây ra những cơn sốt giá ảo. Ơng Vũ Đức Đơi-Vụ phó Vụ Đăng ký và


Thống kê đất đai cho biết, Bộ Tài nguyên và Mơi trường đang có dự án nhằm cơng
khai thơng tin về đất đai trên mạng trước năm 2015.
II. Các giải pháp điều tiết phát triển thị trường bất động sản của Hà Nội:
1.Giải pháp tiền tệ, tín dụng cho thị trường bất động sản:
- Thị trường bất động sản có mối quan hệ rất mật thiết với thị trường tài chính,
tiền tệ hay là thị trường vốn. Để tạo lập bất động sản cần số lượng vốn rất lớn vì

vậy các nhà đầu tư phải đi vay để kinh doanh, người bán phải vay và người mua
cũng phải vay, cho nên thị trường tài chính - tiền tệ sẽ giúp cho cả bên mua lẫn bên
bán. Nếu thị trường tiền tệ kém phát triển, thì thị trường BĐS, đặc biệt là thị
trường nhà ở rất khó phát triển. Vì vậy thành phố Hà Nội cần tăng cường thực hiện
các giải pháp nhằm phát triển thị trường tài chính tiền tệ để từ đó giúp cho thị
trường bất động sản phát triển.
- Tập trung hồn thiện chính sách về ngân hàng - tín dụng để góp phần thúc đẩy
phát triển thị trường bất động sản thông qua các giải pháp xây dựng các cơ chế huy
động vốn, đặc biệt là vốn trung hạn và dài hạn; tăng cường năng lực thể chế các
định chế tài chính cho vay thế chấp và chính sách hỗ trợ phát triển thị trường tài
chính nhà ở.
- Có biện pháp thích hợp để ổn định giá cả BĐS phù hợp với mức độ tăng
trưởng của nền kinh tế và thu nhập của người dân nhằm tăng sức cạnh tranh của
nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu của người dân, hạn chế đầu tư mất cân đối vào
BĐS để khắc phục tình trạng đầu tư dàn tràn, mất cân đối về cung - c ầu. Kết hợp
đồng bộ các giải pháp để đưa giá cả của thị trường gần với giá trị của bất động sản,
đồng thời kết hợp với biện pháp cải cách cơ cấu tiền lương, tăng thu nhập cho
người lao động để đảm bảo mục tiêu đa số người lao động có điều kiện cải thiện
nhà ở.


- Để tạo điều kiện cho các đối tượng chính sách có điều kiện có nhà ở Thành
phố cần phải thiết lập chính sách hỗ trợ tài chính rõ ràng hiệu quả và tích cực đối
với người có mức thu nhập trung bình và thấp như:
+ Thành lập qũy tài chính để cho một số đối tượng chính sách xã hội vay ưu đãi
để cải thiện nhà ở.
+ Thực hiện cơ chế cho vay vốn ưu đãi, hỗ tr ợ về nhà ở, đất ở cho đồng bào
dân tộc thiểu số, khu vực thường xuyên bị thiên tai, ngập lụt.
+ Hỗ trợ cho các đối tượng chính sách xã hội có thể tiếp cận và chi trả các
nguồn tài chính nhà ở thơng qua các cơ chế, chính sách hỗ trợ tín dụng, lãi suất,

bảo hiểm, bảo lãnh cho vay thế chấp nhà ở.
- Nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng. Rà sốt và kiên quyết cắt giảm, khơng
bố trí vốn đầu tư các cơng trình chưa thật sự cấp bách, hoặc hiệu quả đầu tư thấp.
Tập trung các nguồn vốn để bảo đảm hồn thành các cơng trình trọng điểm quốc
gia, đảm bảo cho các các cơng trình đã phê duyệt hồn thành đúng thời hạn, khơng
để kéo dài. Ðiều chỉnh kịp thời giá đầu vào các công trình đầu tư từ ngân sách để
bảo đảm đúng tiến độ thực hiện.
- Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn vay ngân hàng của các công ty để đầu tư
vào thị trường bất động sản, khắc phục tình trạng đầu cơ, đẩy giá lên cao như thời
gian qua.
- Tạo lập các Quỹ tín dụng với lãi suất cho vay thấp nhằm tài trợ có hiệu quả
cho 2 đối tượng chính: Cho nhà thầu (trong việc vay vốn đầu tư xây dựng nhà thu
nhập thấp) và cho người có thu nhập thấp (trong việc vay mua nhà). Việc tạo lập
quỹ tài chính tín dụng dành để phát triển nhà ở, góp phần điều tiết thị trường nhà ở
cũng là một giải pháp hiệu quả mà nhiều nước đã áp dụng.
- Thực hiện phương châm đa dạng cả về loại nhà, giá cả và phương thức
thanh toán (bán trả dần, trả chậm, thanh tốn thơng qua ngân hàng). Riêng đối với
nguồn vốn vay tín dụng dành cho nhà ở thì thời hạn vay, lãi suất cho vay, điều kiện


thế chấp, giải chấp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với cả các doanh nghiệp đầu
tư kinh doanh bất động sản và người có nhu cầu mua nhà
- Tạo cơ chế thu hút mạnh vốn đầu tư xây dựng kinh doanh bất động sản từ
nhiều nguồn khác nhau cụ thể bằng nguồn ngân sách nhà nước, bằng vốn của các
thành phần kinh tế, bằng vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng, bằng huy động tiền
tiết kiệm của dân thơng qua chứng khốn bất động sản. Hiện nay kinh doanh BĐS
là lĩnh vực kinh doanh mà nhà đầu tư biết kinh doanh chủ yếu bằng tiền của người
khác. Nhưng trong kinh tế thị trường, pháp luật quy định cho những nhà đầu tư
muốn kinh doanh bằng tiền người khác rất chặt chẽ để hạn chế rủi ro và tránh lừa
đảo. Nhà đầu tư BĐS xây dựng những dự án mang tính khả thi cao, sau đó họ kiếm

nguồn tài trợ từ các định chế đầu tư, tổ chức tín dụng và các nhà đầu tư riêng rẽ
thơng qua các công cụ đầu tư của thị trường vốn. Do đó, trong lĩnh vực đầu tư này,
yếu tố cơng khai, minh bạch, chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý
nhà nước và của chính người tài trợ hoặc góp vốn đầu tư. Thực tế trên cho thấy, để
lành mạnh hóa TTBĐS cần phát triển thị trường vốn và tạo các "kênh dẫn" liên
thông với TTBĐS.
- Đối với hệ thống ngân hàng, tín dụng liên quan đến BĐS, cần xem xét tỷ lệ
cho vay của hệ thống ngân hàng cho thị trường BĐS trên tổng dư nợ của hệ thống.
Đặc biệt, rà soát lại các điều kiện cho vay của ngân hàng đối với thị trường BĐS.
Nếu có hiện tượng cho vay dưới chuẩn, cần có những biện pháp điều chỉnh tích
cực. Cho vay BĐS với kỳ hạn dài và tỷ trọng lớn ở một số ngân hàng cổ phần
thương mại dễ gặp rủi ro về thanh khoản, vì 80%-90% nguồn vốn huy động của
các ngân hàng Việt Nam chỉ có kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống. Xem xét tỷ lệ dư nợ
của hệ thống ngân hàng cho các doanh nghiệp có cùng nguồn gốc đang kinh doanh
BĐS, trên tổng dư nợ cho thị trường BĐS. Nếu có hiện tượng đầu tư tay trong, cần
có biện pháp loại bỏ để tránh những vấn đề có tính hệ thống.


- Bên cạnh đó, nhanh chóng hình thành và phát triển hệ thống thế chấp thứ
cấp, để tăng cường nguồn tiền cho thị trường BĐS. Nếu hệ thống này được vận
hành, nguồn tiền từ các tài sản thế chấp sẽ được nhân lên, hệ thống ngân hàng sẽ
thuận lợi hơn trong các hoạt động cho vay, thế chấp... Vì vậy cần nhanh chóng đưa
hệ thống thế chấp thứ cấp vào mơ hình tín dụng BĐS. Nếu đưa được loại hình này
vào, một lượng vốn lớn trong dân sẽ được huy động và giải quyết phần nào khó
khăn cho hệ thống ngân hàng hiện nay.
- Trước tình hình vốn nước ngồi đổ vào thị trường BĐS đang tăng cao, cần
xem xét nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào thị trường BĐS (thông qua hệ thống
ngân hàng thương mại) là bao nhiêu, trên tổng vốn thông qua hệ thống ngân hàng.
Việc cân đối nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư vào thị trường (dẫu rằng, tỷ lệ
thế nào là cân đối cũng còn cần phải nghiên cứu) là một việc hết sức quan trọng và

cần thiết. Nếu nguồn vốn nước ngoài trong thời điểm này lấn át nguồn vốn trong
nước, thì hệ quả trong 5-10 năm tới là rất khó lường.
2. Các chính sách nhằm tăng cung bất động sản cho thị trường:
- Để tăng cung đầu vào cho thị trường bất động sản, giải pháp trước mắt là
Chính phủ cần tăng quỹ đất cho phát triển khu đô thị, khu công nghiệp, du lịch,
dịch vụ. Đẩy nhanh việc triển khai quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị đã
được phê duyệt; hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án đã được phê
duyệt để tăng đầu vào cho thị trường sơ cấp. Các địa phương thực hiện rà soát quy
hoạch và cho phép chuyển mục đích các diện tích đất do các tổ chức sử dụng
khơng đúng mục đích, khơng hiệu quả để đưa vào phát triển thị trường bất động
sản. Mở rộng và đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án đáp ứng u cầu về nhà ở
và văn phịng cho th. Có chính sách hỗ trợ về tài chính cho các chủ đầu tư trong
việc nâng cấp các khu chung cư đã hết hạn sử dụng hoặc xuống cấp.
- Việc tăng cung cho thị trường bất động sản phải bằng cách thực hiện các
đại dự án chứ không nên tăng cung bằng việc xây dựng một số căn hộ chung cư


cao cấp, xây dựng một vài tòa nhà như ở Hà Nội vừa qua mà phải phát triển các
thành phố vệ tinh, ở đó có trường học, có bệnh viện, có cơng viên, có trụ sở làm
việc, có trung tâm mua sắm, có cơ sở hạ tầng tốt...Nói chung là có đầy đủ cơ sở hạ
tầng, dịch vụ liên quan đến hoạt động của con người và như vậy người ta sẽ không
cần phải vào trung tâm, không cần phải di chuyển quá nhiều. Nếu cứ phát triển như
vết dầu loang hiện nay, chỉ phát triển được một số tòa nhà, chung cư, các tiểu đô
thị và các khu này cứ ăn bám vào hạ tầng vốn đã quá tải của thành phố thì vẫn
khơng giải quyết tốt được tình hình cung cầu bất động sản.
- Có chính sách hỗ trợ về tài chính cho các chủ đầu tư vào việc nâng cấp các
khu chung cư đã hết hạn sử dụng hoặc xuống cấp nhằm tăng cung cho thị trường
bất động sản đồng thời cải thiện bộ mặt của Thu đơ.
- Đẩy nhanh tiến độ thi cơng cơng trình. Cần có các cơ chế ràng buộc chặt chẽ
về tiến độ thi cơng và chất lượng cơng trình. Nếu các doanh nghiệp trong nước không

thể đáp ứng yêu cầu đặt ra, cần điều chỉnh cơ chế chính sách thơng thống hơn để kêu
gọi và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi tham gia đấu thầu.
- Hồn thiện chính sách đầu tư theo hướng khuyến khích các chủ thể tham
gia đầu tư để tăng nguồn “cung” cho thị trường BĐS nhằm góp phần bình ổn thị
trường. Từng bước tạo điều kiện khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi tham gia
thị trường bất động sản theo hướng bình đẳng, cùng sân chơi với nhà đầu tư trong
nước.
- Hoàn thiện cơ chế về giao đất, cho thuê đất, đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư
dự án... đảm bảo nguyên tắc tăng cường tính cạnh tranh, tạo điều kiện cho các nhà
đầu tư trong và ngoài nước tham gia thị trường bất động sản theo ngun tắc bình
đẳng. Nếu có từ 2 nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án phải tổ chức lựa chọn chủ
đầu tư theo hình thức đấu giá đất hoặc đấu thầu dự án theo quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu mở rộng phạm vi đối tượng được sở hữu bất động sản đối với
các chủ thể tham gia thị trường, kể cả đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài để


đáp ứng yêu cầu hội nhập (thực hiện thí điểm cho người nước ngoài mua nhà ở tại
Việt Nam, từng bước mở rộng cơ chế cho phép nhà đầu tư nước ngoài được tham
gia các hoạt động kinh doanh bất động sản như các đối tượng trong nước).
- Ngoài nguồn đầu tư phát triển quỹ nhà ở từ ngân sách, Thành phố cũng cần
khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển và kinh doanh nhà
ở theo quy định để bán trả chậm, trả dần, cho thuê và thuê mua cho đối tượng thu
nhập thấp. Trong các dự án nhà ở cũng cần chú trọng phát triển đa dạng các loại
nhà, kể cả qui mô căn hộ, tiêu chuẩn trang thiết bị nội thất, hình thức kinh doanh
(bán trả dần, cho thuê, thuê mua...) phù hợp với khả năng tài chính và điều kiện thu
nhập của các đối tượng thu nhập thấp.
- Cải tiến trình tự, thủ tục chuẩn bị đầu tư, phê duyệt dự án để rút ngắn thời
gian đầu tư. Điều chỉnh, bổ sung chính sách giải phóng mặt bằng để tháo gỡ khó
khăn đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án nhằm tăng cung hàng hoá cho thị trường
bất động sản

3. Các giải pháp về tài chính, thuế, phí phục vụ điều tiết thị trường bất động
sản:
- Các chính sách thuế và phí có tác dụng điều tiết cả khối cung lẫn khối cầu
trong mối quan hệ "cung - cầu" trên thị trường bất động sản. Nhưng, trong tình
hình thị trường bất động sản của nước ta hiện nay, yêu cầu trước hết của chính
sách tài chính đất đai là điều tiết khối cầu nhằm hạn chế hiện tượng đầu cơ nhà đất
làm phát sinh "một sức cầu ảo. Vì vậy cần phải xây dựng và thực hiện chính sách
tài chính về đất đai đồng bộ với các chính sách khác nhằm lành mạnh hóa và phát
triển thị trường bất động sản
- Ban hành sớm các chính sách tài chính để điều tiết lại phần giá trị đất gia
tăng không do người sử dụng đất tạo ra, mà do đơ thị hóa, do Nhà nước đầu tư cơ
sở hạ tầng, do quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất đem lại, để phục vụ cho
lợi ích chung và đảm bảo cơng bằng xã hội.


- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng lại hệ thống thuế có liên quan đến đất đai, bảo
đảm đồng bộ với q trình đổi mới chính sách đất đai, tạo cơ chế thu hút mạnh vốn
đầu tư xây dựng kinh doanh bất động sản. Hỗ trợ cho các nhà đầu tư để đưa nhanh
bất động sản cịn đang đóng băng vào thị trường để tăng cung, đặc biệt là các nhà
đầu tư có năng lực thực sự.
- Về thuế, phí và lệ phí đối với giao dịch BĐS cần được tiếp tục nghiên cứu
điều chỉnh theo hướng giảm mức thuế, phí và lệ phí phải nộp để khuyến khích các
giao dịch chính thức, hạn chế tình trạng giao dịch “ngầm”. Giảm thiểu thủ tục hành
chính theo hướng cải cách “một cửa” hoặc “một cửa liên thông” để tạo thuận lợi
cho người dân trong quá trình thực hiện nghĩa vụ tài chính. Có chế độ khuyến
khích đối với các trường hợp thực hiện tốt quy định của pháp luật, đồng thời có chế
tài đủ mạnh để buộc các chủ thể tham gia giao dịch BĐS phải đăng ký và thực hiện
nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
- Để chống hiện tượng đầu cơ nền nhà trong các khu quy hoạch xây dựng
nhà ở, phải quy định chặt chẽ về tiến độ và nội dung xây dựng; dùng chính sách

thuế để buộc nhà đầu tư phải bảo đảm kết cấu hạ tầng cơng cộng được xây dựng
hồn thiện, trước khi bán nền nhà cho người mua nền nhà xây dựng nhà ở và đánh
thuế bất động sản lũy tiến để chống lại hiện tượng mua nền nhà đất rồi bỏ hoang
trong các khu đô thị, làm chậm tiến độ xây dựng theo quy hoạch. Vì nếu mức thuế
ngang bằng hoặc cao hơn kỳ vọng sinh lời của việc đầu cơ đất sẽ hạn chế hiện
tượng đầu cơ nền nhà. Do đó nếu quy định chặt chẽ như vậy, chỉ có nhà đầu tư
kinh doanh BĐS nào đủ khả năng dự báo thị trường đầu ra và năng lực huy động
nguồn vốn đầu tư mới có thể tiến hành dự án đầu tư và chấm dứt tình trạng chạy
dự án tràn lan.
- Thực hiện việc giảm thuế suất chuyển quyền sử dụng đất theo như trong
Dự thảo Sửa đổi, bổ sung điều 7 Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất. Mức thuế
suất CQSDĐ sẽ là 2% thay cho 4% hiện đang áp dụng. Mức thuế suất này sẽ thực


hiện từ 1.1.2009. Việc giảm thuế như đề xuất sẽ mang lại tác động tích cực. Đối
với thị trường BĐS, việc giảm thuế sẽ khiến thị trường hoạt động lành mạnh hơn
thông qua khả năng công khai, minh bạch giá. Đồng thời đây cũng là hình thức
giảm gánh nặng đóng góp cho dân; nhưng lại là phương thức hiệu quả để tăng khả
năng đóng góp thơng qua việc người dân sẵn sàng chấp hành Luật Thuế khi mức
thuế suất phù hợp. Một mặt họ tránh được vi phạm, mặt khác Nhà nước tăng cường
khả năng thu thuế qua việc thu đúng, thu đủ. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với
các vùng nông thôn khi người dân được giảm tải gánh nặng, vừa chấp hành Luật
Thuế và vừa tránh những tranh chấp xảy ra.
- Đối với việc giảm lệ phí trước bạ (LPTB), mức dự kiến áp dụng chỉ còn là
0,5% đồng thời nên miễn LPTB nhà ở, đất ở cho đối tượng là hộ nghèo, người dân
tộc thiểu số và vùng khó khăn. Việc giảm LPTB sẽ khai thông ách tắc trong việc
làm "sổ đỏ" vốn bị người dân phản ứng vì mức LPTB cao như hiện nay. Điều này
cũng có ý nghĩa giảm gánh nặng cho dân; song vẫn đảm bảo quản lý đất đai trên
phạm vi tồn quốc.
- Song hành với chính sách thuế, cần nghiên cứu và đưa vào vận hành mơ

hình “Quỹ đầu tư BĐS” để tăng cường nguồn vốn cho thị trường BĐS; hình thành
thị trường trái phiếu, cổ phiếu BĐS. Đây là hình thái tài chính quan trọng cho thị
trường BĐS.
4. Các giải pháp đối với quy hoạch:
4.1 Giải pháp hoàn thiện quy hoạch nói chung:
- Thực hiện giãn cầu tại các thành phố lớn bằng biện pháp nâng cao chất
lượng quy hoạch và thực hiện quy hoạch các thành phố vệ tinh xung quanh Hà Nội
và thực hiện quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm để hỗ trợ giảm cầu cho Thành
phố. Đồng thời nhanh chóng đưa quy hoạch các trường đại học, các khu công
nghiệp, khách sạn, dịch vụ.... ra khỏi thành phố lớn đã được phê duyệt vào thực thi.


- Tập trung ưu tiên đẩy mạnh công tác quy hoạch xây dựng, đặc biệt là quy
hoạch chi tiết xây dựng đô thị và điểm dân cư nông thôn, quy hoạch chi tiết xây
dựng các khu chức năng như: quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị và nhà ở.
Khắc phục sự trùng lặp, chồng chéo với quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển
nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản... trên nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, khả
thi. Đồng thời tập trung chỉ đạo đảm bảo mục tiêu công tác quy hoạch xây dựng
thực sự đi trước một bước để phát triển BĐS đúng hướng, có hiệu quả và bền
vững. Từng bước hạn chế và chấm dứt tình trạng chia nhỏ đất đai, vi phạm quy
hoạch. Khi đã có quy hoạch phải tổ chức thực hiện đúng quy hoạch để khắc phục
tình trạng đầu tư dàn trải và lãng phí.
- Cần rà sốt để điều chỉnh sao cho Hà Nội có một quy hoạch ổn định, tạo
hiệu quả cao về sử dụng đất, xác định rõ quỹ đất sẽ tham gia thị trường bất động
sản ở tầm nhìn trung và dài hạn nhằm tăng cung đầu vào cho thị trường bất động
sản nhà đất. Đây là cơ sở để các nhà đầu tư bất động sản tính tốn việc đầu tư của
mình.
- Để quy hoạch đẹp, hài hoà và đáp ứng nhu cầu của người sử dụng cần có cái
nhìn bao qt hơn và có tầm dài hạn hơn trong thiết kế và xây dựng quy hoạch, tuỳ
từng địa điểm, vị trí địa lý, kết cấu địa chất và nhu cầu ở của từng vùng.

- Cần nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đầu tư phát
triển bất động sản, bảo đảm quyền định đoạt và hưởng lợi của Nhà nước. Nhà nước
chủ động toàn bộ thị trường đất đai sơ cấp (đưa hợp lý quỹ đất vào thị trường),
điều tiết tốt thị trường đất đai thứ cấp (thị trường giao dịch quyền sử dụng đất) bảo
đảm đúng mục đích sử dụng theo quy hoạch đã được xét duyệt.
- Mở rộng quy hoạch và phát triển đơ thị một cách hài hồ giữa các quận,
huyện, các cửa ngõ thành phố, không nên quá tập trung vào một khu vực, tránh để
giá nhà đất bị đẩy lên một cách cục bộ vô lý.


- Ngồi ra Thành phố phải thành lập, bố trí địa điểm và nguồn kinh phí hoạt
động cho các trung tâm dữ liệu thông tin về quy hoạch trên cơ sở xây dựng hệ
thống thông tin địa lý (GIS), thiết lập sa bàn (mơ hình) theo đồ án quy hoạch xây
dựng và tình hình triển khai các dự án đầu tư xây dựng.
- Đồng thời quy định cụ thể chế độ công khai quy hoạch để nhân dân biết và
thực hiện, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận
thông tin về quy hoạch. Đổi mới cách làm quy hoạch để có sự tham gia của cộng
đồng và nhất là của nhà đầu tư ngay từ khi nghiên cứu. Đối với các dự án phát triển
BĐS thì quy hoạch là nội dung quan trọng xác lập được sự cân đối giữa lợi ích
chung của xã hội và hiệu quả kinh tế của nhà đầu tư, song thời gian thực hiện dự
án thường rất dài, mà quy hoạch là dự báo. Vì vậy cần có sự tham gia của các nhà
đầu tư ngay từ giai đoạn quy hoạch 1/2000 đến quy hoạch chi tiết 1/500.
- Để tạo chủ động cho nhà đầu tư và cải cách thủ tục hành chính thì chỉ nên
duyệt khung quy hoạch chi tiết với các chỉ tiêu cơ bản như: dự báo dân số, cơ cấu
phân khu chức năng sử dụng đất, sơ đồ tổ chức không gian, số liệu, khống chế của
cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Làm được như vậy sẽ vẫn quản lý được mơ hình đơ thị
thích hợp mà nhà đầu tư có được quyền chủ động trong triển khai dự án. Song song
với đó, triển khai đồng bộ các dự án phát triển đối với đa dạng các loại hình nhà ở
và hạ tầng xã hội để phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần và chủ trương xã
hội hoá trong đầu tư cơng trình cơng cộng. Nhiều dự án đầu tư khu đô thị vừa qua

đã chú trọng phát triển nhà ở chung cư cao tầng và tỷ lệ thích hợp nhà vườn, biệt
thự. Song cũng cần các loại hình nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở cho thuê để
thị trường BĐS có tính đa dạng, sơi động và có khả năng chuyển hoá BĐS.
- UBND Thành phố phải tăng cường kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu
tư và cơng trình xây dựng theo quy hoạch được duyệt, theo giấy phép đảm bảo chất
lượng kiến trúc, cảnh quan và môi trường. Hành vi xây dựng không đúng quy


hoạch, tự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất
khơng đúng thẩm quyền phải bị xử lý nghiêm.
4.2. Giải pháp chống quy hoạch treo:
- Hiện Hà Nội có 4 quy hoạch chậm triển khai với diện tích 698ha. Theo
đồn kiểm tra số 1 (Bộ Tài ngun và Mơi trường) thì quy hoạch Hà Nội rất ít
phân kỳ, chủ yếu là quy hoạch đến 2020 nên cũng khó trong việc nhận định ''treo''
hay khơng treo. Tuy nhiên, biện pháp Hà Nội đưa ra đối với một số quy hoạch
chậm triển khai (mà lâu nay được coi là treo, ví dụ, khu Sài Đồng A) là không thực
hiện biện pháp thu hồi mà đề nghị chuyển mục đích điều chỉnh quy hoạch hoặc
giao cho chủ đầu tư khác.
- Hà Nội cần phải rà soát lại hết các quy hoạch, chưa phân kỳ thì phải phân
kỳ và công bố rõ ràng với người dân biết rõ lộ trình. Theo đó, quy hoạch nên đi
sớm để tránh tổn thất cho người dân, đảm bảo quyền lợi cho người dân theo đúng
pháp luật, nhất là trong công tác bồi thường GPMB khi thu hồi đất.
- Thành phố nên giao cho UBND các cấp huyện, xã phải chịu trách nhiệm
nếu những vướng mắc, ách tắc trong GPMB do đòi hỏi vô lý của người dân gây ra
hoặc do sự cản trở, sự tắc trách của cơ quan quản lý Nhà nước gây ra; việc GPMB
phải được các cấp chính quyền đồng chịu trách nhiệm, cùng với các chủ đầu tư
tham gia tháo gỡ; nghiêm cấm các chủ đầu tư làm trái quy định về đền bù GPMB.
- Các địa phương tiếp tục tuyên truyền, thuyết phục người dân ủng hộ chính
sách dành đất cho cơng nghiệp, phát triển dịch vụ, mở mang đô thị; đổi mới công
tác công khai quy hoạch để mọi người dân được biết thực hiện kiểm tra giám sát;

tính tốn, rà sốt lại chế độ xây dựng khung giá đất cho thật cơng bằng. hồn thiện
chính sách để nhanh chóng khắc phục tình trạng chênh lệch giá bồi thường và tập
trung xây dựng đề án chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm, đặc biệt là cho người
lao động vùng nông nghiệp bị thu hồi đất. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển quỹ nhà


đất tái định cư, đa dạng hoá phương thức tái định cư bằng tiền, nhà, đất để người
dân có quyền lựa chọn
- Thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành rà sốt lại tồn bộ phần đất
đã giao, tiến độ thực hiện dự án, khả năng tài chính của các chủ đầu tư, góp phần
tháo gỡ những vướng mắc với các chủ đầu tư để thúc đẩy họ triển khai dự án và
cam kết lộ trình triển khai; những dự án cố tình dây dưa kéo dài hoặc khơng đủ
năng lực thực hiện mà quá thời hạn chấp thuận đầu tư thì kiên quyết thu hồi. Mọi
thiệt hại do chủ đầu tư đã chi phí nhưng bị thu hồi dự án thì chủ đầu tư phải chịu
trách nhiệm, khơng có bồi thường.
5. Giải pháp về các chính sách pháp luật, quản lý thị trường bất động sản :
5.1.Các giải pháp đối với hệ thống pháp luật trong thị trường bất động sản:
- Các văn bản của Chính phủ và các cơ quan chun mơn có liên quan đến
vấn đề bất động sản như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Tài
chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần thể hiện sự chủ động xây dựng và phát triển thị
trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất phải được
thực hiện nghiêm ở vùng đô thị và vùng quy hoạch để phát triển đơ thị, vì đó là
những vùng rất “nhạy cảm” và đem lại giá trị kinh tế cao. Tiếp tục mở rộng quyền
cho người sử dụng đất, như các hộ gia đình, cá nhân được phép cho tổ chức nước
ngoài thuê đất.
- Tiếp tục cải cách hơn nữa các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, đặc
biệt là thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với các nhà đầu tư. Ngoài ra cần sớm hoàn
chỉnh hệ thống pháp luật về bất động sản bảo đảm đồng bộ, thống nhất, xây dựng
hoàn chỉnh khung pháp lý để dễ dàng chuyển bất động sản thành vốn đầu tư.
- Hoàn thành hệ thống đăng ký bất động sản, cấp Giấy chứng nhận về bất

động sản thống nhất, minh bạch hoá việc Nhà nước giao đất, cho thuê đất cũng như
tính tốn bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Quy định về
hàng hoá bất động sản được tham gia vào thị trường bất động sản.


- Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý đất đai. Tạo cơ chế thực thi nghiêm
pháp luật ở mọi cấp, mọi địa phương, thực hiện có hiệu quả cơng tác thanh tra,
kiểm tra việc thực thi pháp luật. Các cơ quan chức năng nhà nước phải chịu trách
nhiệm đối với các hoạt động như: đo đạc lập bản đồ để xác định được hồ sơ địa
chính về đất và danh bạ phải đăng ký bất động sản; theo dõi sự biến động của đăng
ký đất đai và cập nhật các thay đổi; làm các thủ tục về xác nhận quyền sử dụng đất
đai cho người sử dụng đất; giám sát kiểm tra việc sử dụng đất và thực hiện các
quyền theo quy định của pháp luật; thẩm định giá đất, tính thuế và quản lý về vấn
đề xây dựng.
- Đẩy mạnh công tác lập kế hoạch phát triển thị trường bất động sản, Thành
phố phải có chương trình, kế hoạch phát triển bất động sản hàng năm cũng như
trong trong từng thời kỳ 5 năm, 10 năm phù hợp với điều kiện cụ thể và định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan tới đăng ký, thế chấp bất động sản
nhằm khai thác khả năng huy động vốn phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
ban hành quy định để đảm bảo an toàn cho các tổ chức tín dụng cho vay thế chấp
bất động sản, đồng thời có chính sách hợp lý để khuyến khích người dân tham gia
vay vốn ngân hàng để tạo lập nhà ở, khuyến khích phát triển đồng bộ thị trường tài
chính, thị trường chứng khốn và thị trường bất động sản.
- Cần sớm hoàn thành hệ thống đăng ký bất động sản, cấp giấy chứng nhận
về bất động sản thống nhất, cơng khai, minh bạch, được tin học hố để tạo bước
ngoặt trong cải cách thủ tục hành chính, người dân có điều kiện giám sát việc thực
thi pháp luật, có cơng cụ tích cực chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong quản
lý đất đai, minh bạch hố việc Nhà nước giao đất, cho thuê đất cũng như việc tính
tốn bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giúp giải quyết triệt

để tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.


- Tăng cường năng lực và hiệu lực bộ máy quản lý Nhà nước về thị trường
BĐS theo hướng kết hợp với chủ trương cải cách hành chính, ưu tiên cho công tác
đào tạo, bồi dưỡng nhằm năng lực quản lý của cán bộ công chức nhà nước cũng
như đối với nguồn nhân lực của các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh BĐS.
Nâng cao trình độ và đạo đức của cán bộ quản lý, lập lại kỷ luật, kỷ cương trong
quản lý đất đai, nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý.
- Đảm bảo có hệ thống quản lý, điều hành thị trường bất động sản đồng bộ
từ TW tới địa phương; tăng cường công tác nghiên cứu dự báo và đưa các chỉ tiêu
phát triển thị trường BĐS thành chỉ tiêu hàng năm trong kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội.
- Bảy là, cần tạo cơ chế thực thi nghiêm pháp luật ở mọi cấp, mọi địa
phương, thực hiện có hiệu quả cơng tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật
và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật. Đôn đốc triển khai các dự án,
kiên quyết thu hồi các đất nền mà người mua đầu cơ găm giữ không xây dựng chờ
lên giá để chuyển nhượng kiếm lời.
5.2. Giải pháp phát triển sàn giao dịch bất động sản:
- Sớm nghiên cứu, ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác
đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, cấp chứng chỉ về môi giới, định giá và quản lý điều
hành sàn giao dịch bất động sản theo hướng khuyến khích nhiều tổ chức, cá nhân
thuộc các thành phần kinh tế tham gia trong lĩnh vực này.
- Hoàn thiện và mở rộng sàn giao dịch bất động sản để nó thực sự trở thành
điểm hội tụ của các nhà đầu tư phát triển thị trường bất động sản, các nhà kinh
doanh bất động sản và người tiêu dùng, góp phần lành mạnh hố thị trường bất
động sản.
- Hồn thiện cơ chế chế bán bất động sản qua sàn hoặc trung tâm giao dịch
để mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu đều dễ dàng tiếp cận và tham gia. Tăng cường
công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra các hoạt động giao dịch bất động sản nhằm



đảm bảo thực hiện quy định mỗi hàng hóa bất động sản có từ 2 người mua trở lên
phải bán theo phương thức đấu giá cạnh tranh.
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của thị trường, bao gồm tạo lập mới các tổ chức
cho thị trường BĐS như sàn giao dịch BĐS, tổ chức định giá BĐS, tổ chức tư vấn
pháp lý BĐS, tổ chức bảo hiểm BĐS, hệ thống thơng tin BĐS và hồn chỉnh lại
các tổ chức có sẵn như tổ chức môi giới BĐS, các định chế tài chính tham gia thị
trường bất động sản, các tổ chức kinh doanh bất động sản, tổ chức dịch vụ cơng...
5.3. Giải pháp minh bạch hố thơng tin:
- Cần đẩy mạnh công khai, minh bạch các thông tin để ổn định thị trường bất
động sản. Muốn vậy cần quy định rõ thời gian và địa điểm công khai quy hoạch,
công khai dự án để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư bình đẳng và dễ dàng tiếp cận
các dự án phát triển bất động sản, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm tăng
cung cho thị trường.
- Thực hiện nghiêm quy định bắt buộc các tổ chức, cá nhân kinh doanh BĐS
phải bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất tại các dự án phải thông qua sàn giao
dịch BĐS để mọi đối tượng có nhu cầu tiếp cận trực tiếp các thông tin mua bán.
- Tổ chức tốt hệ thống cung cấp thông tin về bất động sản theo nguyên tắc
công khai, minh bạch, trung thực và quy định bắt buộc việc công khai thông tin về
thị trường bất động sản trên các kênh thông tin theo quy định để góp phần lành
mạnh hóa thị trường bất động sản.
- Công khai các thủ tục dịch vụ công liên quan đến việc đăng ký, xác lập
quyền sở hữu, chuyển dịch sở hữu, mua bán bất động sản, sao lục hồ sơ bất động
sản, giao đất, cho thuê đất...
- Cần cơng khai hóa địa điểm, quy mơ, các chỉ tiêu về kiến trúc, mật độ xây
dựng, chiều cao cơng trình và cơng năng sử dụng cơng trình của các dự án trong
nội thành, nhất là tại khu phố cổ, phố cũ và trên trục tuyến giao thơng chính.
6. Giải pháp trong cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng :



Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố cho biết: theo kế hoạch từ nay
đến năm 2010, Hà Nội sẽ phải thu hồi khoảng 7.000ha đất, trung bình mỗi năm
phải thu hồi 1.000 -1.500ha đất. Số hộ dân chịu ảnh hưởng trực tiếp và phải bố trí
tài định cư vào khoảng 6.000 hộ. Trong đó, sẽ có khoảng 20 vạn lao động nông
nghiệp phải chuyển đổi nghề sau khi thu hồi đất. Có thể thấy là khối lượng cơng
việc giải phóng mặt bằng của Hà Nội trong tương lai gần là rất “nặng”.Và để đạt
được kế hoạch đã đề ra Hà Nội cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
- Thành phố cần chuẩn hố những tiêu chí của nhà tái định cư, đảm bảo
nguyên tắc “nơi ở mới phải thực sự tốt hơn” nơi ở cũ cho những người dân bị thu
hồi nhà, đất thổ cư; các thủ tục hành chính của người dân phải được giải quyết
thuận lợi, đời sống dân sinh phải được đảm bảo… Đã xảy ra hiện tượng nhiều khu
tái định cư mới ở đã bị lún, nứt lại khơng có chợ, khơng nhà trẻ, không trạm xá…
là điều không chấp nhận được.
- Tăng cường, hoàn thiện xây dựng cơ chế về đền bù, giải phóng mặt bằng,
tái định cư để khắc phục tình trạng khiếu kiện đông người, kéo dài đang xảy ra ở
một số địa phương.
- Dưới góc độ kinh tế, nên xem xét việc chi phí đền bù hợp lý để khơng làm
cho chi phí đầu tư đội lên q cao, ảnh hưởng đến giá thành cơng trình. Thêm vào
đó, cần xem xét dưới góc độ tiến độ thực hiện dự án để rút ngắn thời gian đưa vào
khai thác. Tiến độ thực hiện nhanh khơng chỉ có lợi cho dự án mà theo hiệu ứng xã
hội còn kéo theo sự tăng trưởng kinh tế cho một số ngành nghề liên quan.
- Về góc độ xã hội: Việc tái định cư tốt cho dân không chỉ nhằm tạo một
cuộc sống mới tốt đẹp hơn, ổn định hơn, thu nhập cao hơn cho dân, mà còn giúp
cho việc ngăn ngừa những khu dân cư tạm bợ mới.
7. Các giải pháp về nhà ở cho các đối tượng chính sách, người có thu nhập thấp:




×