Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật sỏi bàng quang tại khoa ngoại thận tiết niệu bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 46 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
--------------

NGUYẾN THỊ TUYẾT

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT SỎI BÀNG QUANG
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2019

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH – 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
--------------

NGUYẾN THỊ TUYẾT

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT SỎI BÀNG QUANG
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2019

Chuyên ngành: Điều dưỡng ngoại người lớn
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TTƯT.THS.BSCKI TRẦN VIỆT TIẾN

NAM ĐỊNH - 2019



1
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa
học của TTƯT.ThS.BSCKI. Trần Việt Tiến. Tất cả các nội dung trong báo cáo này
là trung thực chưa được báo cáo trong bất kỳ hình thức nào trước đây. Nếu phát
hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về nội dung
chun đề của mình.
Nam Định, ngày 30 tháng 12 năm 2019
Học viên

Nguyễn Thị Tuyết


2
LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành chun đề này, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và hỗ
trợ chân thành, hiệu quả của các thầy giáo, cô giáo, các đồng nghiệp, bạn bè và
người thân trong gia đình.
Trước tiên, tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phịng Đào tạo Sau
đại học và Bộ môn Điều dưỡng Người lớn Ngoại khoa Trường Đại học Điều dưỡng
Nam Định tạo mọi điều kiện và giúp đỡ hỗ trợ tơi hồn thành chun đề.
Với lịng biết ơn sâu sắc, tơi chân thành gửi đến: TTƯT.ThS.BSCKI. Trần
Việt Tiến, những người Thầy cô đã tận tình hướng dẫn khóa học, truyền dạy cho tôi
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu của các Thầy cơ giúp tơi có thể hồn
thành cuốn chun đề này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện cho tôi thực tế tại cơ sở. Tơi cũng xin cảm
ơn tồn thể các bác sỹ, điều dưỡng và các đồng nghiệp đã tham gia giúp đỡ đóng

góp nhiều ý kiến q báu cho tơi trong quá trình thực tập và viết chuyên đề báo cáo.
Cuối cùng, tôi luôn ghi nhớ sự chia sẻ, động viên, hết lòng của Bố mẹ,
Chồng, con và bạn bè đã giúp đỡ, cho tôi thêm nghị lực để học tập và hoàn thành
chuyên đề này.
Nam Định, ngày 30 tháng12 năm 2019
Học viên

Nguyễn Thị Tuyết


3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TÊN VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

NB

Người bệnh

BVĐK

Bệnh viện Đa khoa

HA

Huyết áp

NĐ/BQ


Niệu đạo/ bàng quang

ĐDV

Điều dưỡng viên


4
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH................................................................................................ v
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................. 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................ 3
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................. 3
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu bàng quang [3], [11]....................................................... 3
1.1.2. Sinh lý hệ tiết niệu [3], [12] ............................................................................ 5
1.1.3. Giải phẫu bệnh và sinh lý bệnh sỏi bàng quang [1], [5] ................................ 8
1.1.4. Phân loại ...................................................................................................... 11
1.1.5. Triệu chứng sỏi bàng quang [5] ................................................................... 11
1.1.6. Biến chứng ................................................................................................... 13
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN........................................................................................... 13
1.2.1. Điều trị [6] .................................................................................................... 13
1.2.2. Chăm sóc NB sau phẫu thuật sỏi bàng quang [2], [9], [10] ........................ 14
Chương 2. LIÊN HỆ THỰC TIỄN ............................................................................... 19
2.1. Đặc điểm bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ ................................................... 19
2.2. Kế hoạch chăm sóc 01 người bệnh sau phẫu thuật sỏi bàng quang tại khoa

Ngoại Thận – Tiết niệu .......................................................................................... 20
2.3. Tình hình chăm sóc sau phẫu thuật mở thận lấy sỏi tại khoa Ngoại Thận –
Tiết niệu BVĐK tỉnh Phú Thọ năm 2019 .............................................................. 28
2.4. Các ưu điểm, nhược điểm ............................................................................... 34

2.4.1. Ưu điểm.......................................................................................................................... 34
2.4.2. Nhược điểm ................................................................................................................... 34
2.4.3. Nguyên nhân ................................................................................................................. 34
Chương 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ...................................................................... 36
3.1. Đối với bệnh viện ................................................................................................ 36
3.2. Đối với khoa/ Trung tâm .................................................................................... 36
3.3. Đối với điều dưỡng viên ...................................................................................... 36
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 37
1. Thực trạng cơng tác chăm sóc người bệnh ........................................................... 37
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh sau phẫu
thuật lấy sỏi bàng quang tại khoa Ngoại Thận – Tiết niệu; Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Phú Thọ. ..................................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................


5
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Hình dạng bàng quang ....................................................................................... 3
Hình 1.2. Thiết đồ đứng dọc qua bàng quang nữ giới ......................................................... 5
Hình 1.3. Mặt trong bàng quang ........................................................................................ 5
Hình 1.4. Hình ảnh sỏi bàng quang trên X quang ............................................................... 8
Hình 1.5. Sỏi bàng quang .................................................................................................. 9
Hình 1.6. Hình ảnh phẫu thuật nội soi hệ tiết niệu............................................................ 14
Hình 2.1. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ...................................................................... 19


Ảnh 2.1. Sonde dẫn lưu trước bàng quang. ...................................................................... 29
Ảnh 2.2. Sonde dẫn lưu bàng quang ra da ........................................................................ 30
Ảnh 2.3. Chuẩn bị dụng cụ thay băng .............................................................................. 30
Ảnh 2.4. Thay băng vết mổ.............................................................................................. 31
Ảnh 2.5. Tư vấn giáo dục sức khỏe .................................................................................. 33


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi bàng quang là bệnh hay gặp của đường tiết niệu và thường găp ở nam
giới nhiều hơn nữ giới. Tuổi mắc bệnh thường từ 30 - 55, nhưng cũng có thể gặp ở
trẻ em. Với nhiều nguyên nhân khác nhau [3]. Sỏi bàng quang khá đa dạng, có thể
là sỏi từ thận, niệu quản (hoặc cả hai) rơi xuống. Khi sỏi đã xuống bàng quang, nếu
là sỏi nhỏ, có thể được đào thải ra ngồi khi tiểu tiện; nếu sỏi lớn, sẽ nằm lại bàng
quang, lâu ngày sỏi to dần lên do các cặn sỏi có sẵn trong bàng quang tiếp tục bám
vào. Tuy nhiên sự ứ đọng do không thể đào thải hết nước tiểu khỏi bàng quang lâu
ngày sẽ gây sỏi bàng quang. Vì vậy phần lớn các sỏi bàng quang luôn chỉ là hậu quả
của bệnh lý tắc nghẽn gây cản trở sự đào thải nước tiểu từ phần dưới bàng
quang, hay gặp nhất là do tắc (xơ cứng cổ bàng quang, phì đại tiền liệt tuyến, hẹp
niệu đao…) hoặc bàng quang thần kinh [8]. Việc điều trị không đơn giản là chỉ lấy
sỏi bàng quang mà quan trọng nhất là phải điều trị bệnh lý tắc nghẽn gây ứ đọng
nước tiểu để tránh sỏi tái phát và tổn thương chức năng thận. Có dị vật trong bàng
quang, những bất thường về giải phẫu cũng có thể gây sỏi bàng quang [4].
Theo tác giả Glenn.H.Pneminger tỷ lệ mắc bệnh sỏi bàng quang trên thế giới
vào khoảng 3% dân số, và hay tái phát với tỷ lệ khoảng 10% sau 1 năm, 35% sau 5
năm, 50% sau 10 năm.
Sỏi bàng quang là những khoáng chất hình thành những khối đá nhỏ trong
bàng quang. Sỏi bàng quang phát triển khi nước tiểu trong bàng quang trở nên tập
trung, gây ra kết tinh khoáng chất trong nước tiểu. Tập trung, tù đọng nước tiểu

thường là kết quả của một tuyến tiền liệt mở rộng, dây thần kinh thiệt hại hoặc
nhiễm trùng đường tiết niệu tái diễn.
Khi bị viêm nhiễm bàng quang do sỏi bệnh nhân sẽ bị tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu
đục, tiểu ra máu. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ dẫn đến những biến
chứng viêm bàng quang cấp, mạn tính, teo bàng quang, rò bàng quang, làm nước
tiểu chảy vào tầng sinh môn hoặc âm đạo gây bất tiện trong sinh hoạt và lâu ngày
gây nhiễm khuẩn, bên cạnh đó cịn hai biến chứng nguy hiểm khác là viêm thận do
nhiễm khuẩn ngược dịng và suy thận.
Ngày nay có nhiều phương pháp điều trị sỏi bàng quang, với sự phát triển
của ngành y dược nên việc điều trị sỏi bàng quang đã có nhiều bước tiến vượt bậc,

1


2
góp phần hỗ trợ điều trị hiệu quả cho nhiều trường hợp khác nhau, giảm thiểu các ca
phẫu thuật xuống dưới 10%. Việc điều trị sỏi bàng quang tùy thuộc vào rất nhiều
yếu tố như: vị trí, kích thước, mật độ của sỏi và chức năng của thận…[7]. Vì vậy,
trước khi điều trị các bác sĩ phải tiến hành thăm khám, xét nghiệm cụ thể. Sau đó,
tùy từng trường hợp sẽ áp dụng thuốc đặc trị riêng, chủ yếu làm tan sỏi, giãn cơ trơn
và cải thiện chức năng bài tiết của nam giới, nhằm khắc phục hiệu quả các biến
chứng gây viêm nhiễm. Đối với những người bệnh lấy sỏi qua mở bàng quang trên
xương mu trong trường hợp sỏi quá lớn hay kèm phẫu thuật bóc bướu tiền liệt tuyến
hay cắt túi thừa bàng quang thì người bệnh phải chịu tình trạng đau sau hậu phẫu,
thời gian năm viện dài, cần thông tiểu kéo dài, cho nên công tác chăm sóc sau mổ
đóng vai trị lớn đến sự thành cơng của cuộc phẫu thuật, chính vì vậy người điều
dưỡng phải nắm rõ quy tắc cụ thể của quá trình chăm sóc cũng như theo dõi người
bệnh.
Về triệu chứng bệnh cũng như phương pháp điều trị đã có nhiều chun đề
đề cập đến. Tuy nhiên cơng tác chăm sóc điều dưỡng đối với người bệnh sau mổ sỏi

bàng quang thì chưa có chun đề nào đề cập. Chính vì vậy chúng tơi tiến hày làm
chun đề: "Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật Sỏi bàng quang tại Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2019" với mục tiêu: Mô tả thực trạng chăm sóc
người bệnh sau phẫu thuật Sỏi bàng quang tại Khoa Ngoại thận tiết niệu - Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2019.


3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu bàng quang [3], [11]
1.1.1.1. Hình dạng và vị trí
Bàng quang là nơi chứa nước tiểu từ hai niệu quản đổ xuống. Khi rỗng bàng
quang nằm trong phần trước hố chậu, sau xương mu, trước các tạng sinh dục, trực
tràng, trên hoành chậu. Khi căng bàng quang có hình cầu nằm trong ổ bụng. Ở trẻ
em bàng quang nằm trong ổ bụng.

Hình 1.1. Hình dạng bàng quang
- Bàng quang có hình tháp: có 3 mặt một đáy và một đỉnh.
- Mặt trên phủ bởi phúc mạc, lồi khi bàng quang đầy, lõm khi bàng quang
rỗng.
- Hai mặt dưới bên nằm tựa trên hoành chậu. Hai mặt này gặp nhau ở trước
bởi 1 bờ trịn đơi khi được gọi là mặt trước.
- Mặt sau còn gọi là mặt đáy, ở phần trên mặt sau có phúc mạc phủ.
- Ðỉnh bàng quang là chỗ gặp nhau của 2 mặt dưới bên và mặt trên có dây
chằng rốn giữa treo bàng quang vào rốn.
- Thân bàng quang là phần bàng quang nằm ở giữa đỉnh và đáy.
- Trong lịng bàng quang có lỗ niệu đạo trong chỗ gặp nhau bởi đáy và mặt
dưới bên. Phần bàng quang xung quanh lỗ niệu đạo trong là cổ bàng quang.

1.1.1.2. Liên quan
1.1.1.2.1. Với phúc mạc
Phúc mạc phủ ở đáy bàng quang rồi phủ lên thành bụng trước, thành bên chậu,


4
phía sau phủ lên tử cung ở nữ hoặc túi tinh ở nam tạo nên túi bịt bàng quang sinh
dục.
1.1.1.2.2. Với các cơ quan xung quanh
Hai mặt dưới bên: liên quan với khoang sau xương mu là một khoang ngoài
phúc mạc có hình chữ U mở ra sau, trải từ nền chậu tới rốn, một phần ở vùng chậu,
một phần ở vùng bụng.
Trong khoang có các mơ liên kết thưa, mô mỡ và các mạch máu, thần kinh đến
bàng quang. Qua khoang sau xương mu, bàng quang liên quan với xương mu và
khớp mu.
- Mặt trên: ở nam liên quan với ruột non, kết tràng xích ma. Ở nữ liên quan
với thân tử cung khi bàng quang rỗng.
- Mặt sau: ở nam: ống dẫn tinh, túi tinh, trực tràng. Ở nữ liên quan với thành
trước âm đạo, cổ tử cung.
1.1.1.3. Phương tiện cố định bàng quang
Bàng quang được cố định vững chắc nhất ở đáy và cổ bàng quang. Cổ bàng
quang được gắn chặt vào hoành chậu, tiếp nối với bàng quang là tuyến tiền liệt và
niệu đạo gắn chặt vào hồnh niệu đục.
Ðỉnh bàng quang có dây chằng rốn giữa do ống niệu rốn hóa xơ và bít tắc lại
treo đỉnh bàng quang vào mặt sau rốn.
Hai mặt dưới bêncó dây chằng rốn trong do động mạch rốn hóa xơ tạo thành,
có nhiệm cố định 2 mặt dưới bên của bàng quang.

1. Tử cung


2. Bàng quang 3. Âm đạo


5
Hình 1.2. Thiết đồ đứng dọc qua bàng quang nữ giới
1.1.1.4. Hình thể trong

1. Lưỡi bàng quang 2. Lỗ niệu quản 3. Tam giác bàng quang 4. Lồi tinh
Hình 1.3. Mặt trong bàng quang
Niêm mạc bàng quang màu hồng nhạt. Khi rỗng tạo các nếp niêm mạc. Khi
căng các nếp niêm mạc này mất đi.
Trong lịng bàng quang có một vùng được giới hạn bởi 2 lỗ niệu quản và lỗ
niệu đạo trong gọi là tam giác bàng quang. Vùng tam giác bàng quang có niêm mạc
khơng bị xếp nếp. Có một gờ nối 2 lỗ niệu quản gọi là nếp gian niệu quản. Ở mặt
sau, có một gờ khác từ chính giữa tam giác chạy xuống lỗ niệu đạo trong gọi là lưỡi
bàng quang.
1.1.1.5. Cấu tạo
Thành bàng quang được cấu tạo 4 lớp từ trong ra ngồi có:
- Lớp niêm mạc.
- Lớp dưới niêm mạc, khơng có ở vùng tam giác bàng quang.
- Lớp cơ gồm các lớp cơ xếp thành 3 lớp cơ vòng ở giữa, cơ dọc ở ngoài và
ở trong.
- Lớp thanh mạc: là lớp phúc mạc hoặc nơi khơng có phúc mạc phủ, bàng
quang được phủ bởi lớp mô liên kết.
1.1.2. Sinh lý hệ tiết niệu [3], [12]
1.1.2.1. Cơ chế bài tiết của thận
1.1.2.1.1. Cơ chế lọc ở cầu thận


6

- Máu vào tiểu cầu thận được lọc sang bọc Bowman thành nước tiểu đầu,
nhờ áp lực lọc: PL=P-(Pk+PTT).
+ P: Là huyết áp trong mao mạch cầu thận, có tác dụng đẩy nước và các
chất hòa tan từ lòng mạch sang bọc Bowman. Bình thường khoảng 75 mmHg.
+ PK: Là áp lực keo trong huyết tương, do nồng độ Protein hịa tan trong
huyết tương tạo nên. Có tác dụng giữ nước và các chất hòa tan trong lòng mạch,
khoảng 30 mmHg.
+ PTT: Là áp lực thủy tĩnh trong bọc Bowman, khoảng 6 mmHg có tác dụng
đẩy nước tiểu vào mao mạch.
- Muốn lọc được thì PL> 0à P > PK + PTT
- Thành phần nước tiểu đầu gần giống huyết tương, trừ Protit và Lipit khơng
có trong nước tiểu đầu vì phân tử lượng lớn khơng qua được màng lọc.
- Khi tổn thương tiểu cầu thận các chất có phân tử lượng lớn có thể qua
được.
- Mỗi ngày có khoảng 180 lít máu qua thận và thận lọc được 170 lít nước
tiểu đầu.
1.1.2.1.2. Cơ chế tái hấp thu và bài tiết tích cực ở ống thận:
1.1.2.1.2.1. Tái hấp thu
- Ở ống lượn gần: Tái hấp thu 85% nước, toàn bộ Glucose.
- Quai Henlé: Tái hấp thu nước.
- Ống lượn xa: Tái hấp thu nước và muối.
- Sau giai đoạn này 99% lượng nước được tái hấp thu, còn khoảng 1,2 - 1,7
lít nước tiểu thải ra ngồi.
- Thận đào thải toàn bộ chất độc, chất cặn bã: Ure, Creatinin, amoniac.
1.1.2.1.2.2. Bài tiết tích cực: Ống thận bài tiết tích cực chất độc, chất cặn bã để
đào thải ra ngoài.
1.1.2.2. Chức năng sinh lý của thận
- Đào thải chất độc, chất cặn bã, thơng qua q trình tạo nước tiểu ở đơn vị
thận.
- Điều hòa các thành phần máu:

+ Điều hòa nước: Khi uống nước, lượng nước trong máu tăng, thận tăng
đào thải nước (đái nhiều lên) để duy trì lượng nước trong máu là 90%.


7
+ Điều hoa nồng độ Natriclorua: Khi NaCl trong máu tăng, thận tăng đào
thải để duy trì nồng độ NaCl trong máu 0,6%.
+ Điều hòa sản sinh hồng cầu: Khi số lượng hồng cầu giảm, thận tiết ra
Erythropoietin kích thích tủy xương tăng sinh hồng cầu.
- Điều hòa pH máu: Bình thường 7,36 đến 7,38. Khi pH máu giảm (toan
hóa), thận tăng cường bài tiết NaH2PO4 và ngược lại, khi pH máu tăng (kiềm hóa),
thận sẽ tăng cường đào thải Na2HPO4.
- Điều hịa huyết áp: Thận tiết rRenin khích thích hệ thống
Angiotensinogen.
1.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo thành nước tiểu
1.1.2.3.1. Lưu lượng máu và huyết áp
- Khi lưu lượng máu đến thận tăng, sẽ tăng bài tiết nước tiểu.
- Khi huyết áp giảm, lượng máu đến thận giảm, giảm bài tiết nước tiểu.
1.1.2.3.2. Thành phần hóa học của máu:
- Khi uống ít nước, lượng nước tiểu ít nhưng đặc do các chất cị cô đặc.
- Ăn nhiều muối, nồng độ muối trong nước tiểu tăng.
1.1.2.3.3. Các tuyến nội tiết
- Thùy sau tuyến yên tiết ra ADH làm tăng tái hấp thụ nước ở ống thận, ví
vậy số lượng nước tiểu ít. Nếu giảm chức năng thùy sau tuyến yên, lượng ADH
giảm gây ra bệnh đái tháo nhạt.
- Tuyến thượng thận
+ Vỏ thượng thận tiết ra Corticoides (cortison, Aldosteron) làm tăng tái hấp
thu muối ở ống thận nên làm giảm số lượng nước tiểu.
+ Tủy thượng thận tiết ra Adrenalin làm tăng huyết áp, tăng lượng nước
tiểu.

1.1.2.3.4. Thần kinh
- Kích thích thần kinh giao cảm làm ngừng hoặc giảm bài tiết nước tiểu.
- Vỏ não: Lo lắng, hồi hộp làm lượng nước tiểu tăng.
1.1.2.3.5. Các thuốc
- Trợ tim: Tăng sức co bóp cơ tim do đó làm tăng lưu lượng máu và huyết
áp làm lượng nước tiểu tăng.


8
- Lợi tiểu (tây y): Có tác dụng làm giãn mao mạch thận, giảm tái hấp thu
nước ở ống thận, nước tiểu tăng. Các thuốc lợi tiểu đông y cũng làm tăng số lượng
nước tiểu.
- Dung dịch ưu trương (Glucose 205, 30%) có tác dụng lợi tiểu thẩm thấu
nên làm tăng lượng nước tiểu.
1.1.2.4. Động tác tiểu tiện
- Khi nước tiểu trong bàng quang khoảng 200 - 300ml kích thích cơ bàng
quang co bóp gây phản xạ mót tiểu.
- Đi tiểu lá động tác chủ động khi đi tiểu, cơ bàng quang co bop mạnh hơn,
mở cơ thắt niệu đạo, đẩy nước vào niệu đạo ra ngoài.
- Mỗi ngày đi tiểu 4 - 5 lần, số lượng 1,2 - 1,7l.
- Nhiều khi tiểu tiện là phản xạ có điều kiện như ngủ dậy, trước khi ngủ
1.1.3. Giải phẫu bệnh và sinh lý bệnh sỏi bàng quang [1], [5]
1.1.3.1. Cấu trúc sỏi
Sỏi niệu không phải chỉ được tạo nên bởi sự kết tinh đơn thuần của các tinh
thể vô cơ như một khối đá thiên nhiên.

Hình 1.4. Hình ảnh sỏi bàng quang trên X quang
Sỏi niệu gồm một chất nền căn bản trong đó chức đầy các tinh thể, vật lạ, các
mảnh, xác tế bào chết ngay cả vi trùng. Trong phần lớn các loại sỏi, các tinh thể sắp
xếp thành những vịng đồng tâm giống như hình ảnh cắt ngang một thân cây mà cấu

trúc nhân sỏi không nhất thiết phải có cùng cấu tạo giống như lớp ngồi. Tuy nhiên


9
chúng ta khơng thể dựa trên số vịng này để tính tuổi của sỏi như người ta có thể
tính được tuổi của cây dựa trên các vòng ấy.
Hiện nay, người ta biết nhiều về sinh học của các tinh thể trong nước tiểu hơn
là chất nền căn bản nhưng cần nhớ rằng chất nền cũng giữ vai trò rất quan trọng
trong nguyên nhân sinh sỏi.

Hình 1.5. Sỏi bàng quang
1.1.3.2. Sinh lý bệnh
- Tất cả các nguyên nhân gây nên sự hình thành sỏi vẫn chưa biết rõ và thường
có nhiều yếu tố phối hợp để tạo sỏi.
- Trong hơn 90% các trường hợp sỏi chứa Calcium kết hợp với Oxalate hay
Phosphate, số còn lại gồm sỏi Urate hay Cystine.
1.1.3.2.1. Sự gia tăng bài tiết các chất hòa tan vào nước tiểu:
1.1.3.2.1.1. Calcium: bình thường với chế độ ăn ít Calci, lượng Calci bài tiết
vào nước tiểu khoảng 100-175mg/24giờ. Thực phẩm chứa nhiều Calci là: sữa, fromage. Các nguyên nhân làm tăng Calci niệu gồm:
- Dùng nhiều thực phẩm chứa nhiều Calci.
- Nằm bất động lâu ngày.
- Các bệnh ảnh hưởng đến hệ xương: cường tuyến cận giáp ung thư di căn
xương, u tủy...
- Dùng nhiều Vitamine D: gây tăng hấp thu Calci từ ruột do đó Calci niệu
tăng.
- Một số bệnh lý nội khoa thận.
- Tiểu Calci vô căn với Calci máu bình thường.


10

1.1.3.2.1.2. Oxalat: Ít nhất 50% sỏi niệu có cấu trúc là Calcium Oxalat. Thực
phẩm chứa nhiều Oxalat là ngũ cốc, cà chua...vv. Tuy nhiên, hạn chế các loại này ít
ảnh hưởng đến việc phịng ngùa sỏi Oxalat vì nội sinh là nguồn gốc chính sinh ra
sỏi Oxalat đặc biệt trong một số bệnh di truyền có khiếm khuyết trong chuyển hóa
acid Glyoxylic, bệnh kém hấp thu, phẫu thuật cắt bỏ quá nhiều ruột...
1.1.3.2.1.3. Cystine: Tiểu Cystine do rối loạn di truyền, sỏi này rất hiếm.
1.1.3.2.1.4. Acid Urique: Có ba điều kiện thuận lợi để tạo sỏi Urate: Tăng acid
urique niệu: Do dùng nhiều thực phẩm chứa chất sinh acid urique như tơm, cua...
hoặc trong trường hợp hóa trị liệu một số bệnh như bệnh bạch cầu, bệnh tăng hồng
cầu. Nước tiểu toan hóa Lưu lượng nước tiểu giảm. Silicon Dioxyde: Hiếm gặp, do
sử dụng lâu ngày chất Magnésium Trisilicat để điều trị loét dạ dày tá tràng.
1.1.3.2.2. Các thay đổi về lý tính:
Giảm lưu lượng nước tiểu do uống ít nước, sốt, khí hậu nóng, ói mửa, tiêu
chảy, những việc làm nặng nhọc.... làm cho nồng độ các loại muối và các chất hữu
cơ gia tăng.
pH nước tiểu: bình thường pH nước tiểu là 5,85. pH này bị ảnh hưởng bởi
thức ăn và bị thay đổi khi dùng các chất acid hay kiềm. Các loại vi khuẩn phân hủy
urée tạo ra Amoniac khiến nước tiểu trở nên kiềm mạnh (pH=7,5).
Các muối vơ cơ kém hịa tan trong mơi trường kiềm (Cacium Phosphate ở pH
= 7,5).
Chất Colloid nước tiểu: Theo một số tác giả chất này giúp cho các muối vô cơ
kết dính nhau khi nồng độ của chúng quá bão hòa.
Nước tiểu tốt (Good Urine) và nước tiểu xấu (Evil Urine). Howard nhận thấy
có một số loại nước tiểu giúp cho sự hình thành sỏi song có một số khác lại ngăn
cản sự tạo sỏi. Tuy nhiên Evil Urine có thể trở thành Good Urine nếu cho Phosphate
3 - 6g/ngày. Aluminum Hydroxyde hấp thụ phosphate trong ruột nên bị chống chỉ
định nếu muốn phòng ngừa sự tạo sỏi Calcium.
Ổ - Nhân - Lõi (nidus, nucleus, core): từ những nơi này sự kết tủa xảy ra.
Randall thấy rằng các mảng Calci hóa (Randall's plaques) thường thấy ở vùng nhú
thận và nghĩ rằng chúng tạo nên từ sự tổn thương các tế bào của ống thu thập do

nhiễm trùng ở nơi nào đó. Ơng giả thuyết rằng khi niêm mạc phủ trên các mảng này
bị lở loét, lớp Calci khi đó sẽ tạo thành một nhân giúp cho các chất khơng hịa tan


11
của nước tiểu dính vào đó. Các vật thể khác có thể đóng vai trị nhân sinh sỏi gồm
cục máu, xác tế bào thượng bì thận, vi khuẩn, tế bào mủ, vật lạ trong hệ niệu...
Do vậy, cần phân chất tồn thể cục sỏi vì thành phần hóa học của lớp ngồi có
thể khác nhân sỏi ở trong, là yếu tố quan trọng tạo sỏi.
Bế tắc:
Bất thường cơ thể học hệ niệu bẩm sinh hay mắc phải, gây tồn đọng nước tiểu
thuận lợi cho các nguy cơ tạo sỏi.
Sỏi tạo ra do nguyên nhân này hoặc nguyên nhân số 3: sỏi cơ quan. Còn sỏi
do hai nguyên nhân đầu gọi là sỏi cơ thể vì khơng có bất thường hay vật lạ nào
được tìm thấy trên hệ niệu.
1.1.4. Phân loại
1.1.4.1. Theo thành phần hóa học:
1.1.4.1.1. Calcium Phosphate: Có màu vàng hay nâu, có thể tạo nên những
khối sỏi lớn như san hơ. Có độ cản tia X mạnh nên thấy được trên phim bụng không
sửa soạn.
1.1.4.1.2. Magnésium Ammonium Phosphate: nguyên nhân thường do nhiễm
trùng niệu, thường tạo sỏi san hô có màu vàng và hơi bở, thấy được trên Rx nhưng
độ cản tia kém hơn.
1.1.4.1.3. Calcium Oxalate: Thường gặp nhất, nhỏ gồ ghề thấy được trên Rx
không sửa soạn.
1.1.4.1.4. Cystine: Sỏi trơn láng, có nhiều cục và ớ cả hai thận đơi khi tạo sỏi
san hơ, cho hình ảnh cản quang đồng nhất có dạng trịn trơn láng.
1.1.4.1.5. Urate: Có thể kết tủa trong chủ mô thận, không cản quang nên
không thấy được trên phim bụng không sửa soạn. Trên UIV cho hình ảnh một bóng
đen, hình ảnh khuyết nằm ở đài bể thận.

1.1.4.2. Theo vị trí:
Thường thứ phát do sỏi từ thận, niệu quản rớt xuống hoặc do có bế tắc vùng
cổ bọng đái, niệu đạo thường gặp ở người nam lớn tuổi, ít gặp ở nữ. Có thể gây tiểu
buốt, rát, nhiều lần, nước tiểu có máu hoặc gây bí tiểu tư thế: đứng khơng tiểu được,
nằm tiểu được
1.1.5. Triệu chứng sỏi bàng quang [5]
1.1.5.1. Triệu chứng cơ năng


12
- Đau tức vùng hạ vị, đau dội lên khi tiểu gần cuối bãi, hoặc lúc người bệnh
vận động nhiều.
- Đau lan ra đầu dương vật, hoặc lan xuống tầng sinh mơn.
- Mót tiểu thường xun, tiểu nhiều lần, thỉnh thoảng đi tiểu tắc đột ngột.
- Nếu sỏi nhỏ lọt vào xoang tiền liệt tuyến người bệnh tiểu rỉ.
- Tiểu máu cuối bãi.
- Nếu bị nhiễm khuẩn có tiểu buốt, rắt, nước tiểu đục.
1.1.5.2. Triệu chứng thực thể
- Khám người bệnh có cầu bàng quang nếu bí tiểu hồn tồn.
- Có thể có các lỗ rị từ bàng quang ra thành bụng, tầng sinh môn hoặc âm
đạo.
- Nếu sỏi to thăm trực tràng, âm đạo có thể sờ thấy.
1.1.5.3. Triệu chứng tồn thân
- Người bệnh vật vã khó chịu vì bí tiểu hoặc do các rối loạn tiểu tiện.
- Khi người bệnh có nhiễm trùng tại bàng quang có thể gây viêm đường tiết
niệu ngược dòng, suy thận.
1.1.5.4. Triệu chứng cận lâm sàng
1.1.5.4.1. Các xét nghiệm khác được sử dụng để thực hiện chẩn đốn sỏi bàng
quang có thể bao gồm:
- Tổng phân tích nước tiểu. Mẫu nước tiểu thu thập được đem kiểm tra xem

có máu, vi khuẩn và các khoáng chất kết tinh.
- Soi bàng quang: là phương pháp hiệu quả nhất để chẩn đốn sỏi bàng
quang vì nó giúp bác sĩ xem số lượng, kích thước và vị trí của sỏi trong bàng quang.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan). CT scan có thể phát hiện sỏi thậm chí rất
nhỏ
- Siêu âm: phương pháp này sẽ giúp tìm hình ảnh các cục sỏi bằng sóng âm
- X-quang (KUB): X- quang thận, niệu quản và bàng quang sẽ giúp bác sĩ
xác định xem có sỏi trong hệ thống tiết niệu hay không. Đây là một thủ thuật rẻ tiền
và dễ dàng, nhưng một số loại sỏi không cản quang thì khơng thể nhìn thấy trên X
quang thơng thường.
- Chụp cản quang đường tĩnh mạch: chất cản quang vào tĩnh mạch, thuốc
cản quang sẽ đi đến hệ tiết niệu từ thận xuống bàng quang, niệu quản. Hình ảnh


13
đường đi của chất cản quang qua các cơ quan sẽ được thu lại bằng máy chụp X
quang
1.1.6. Biến chứng
- Teo bàng quang
- Viêm bàng quang cấp và mãn tính
- Rị nước tiểu chảy rỉ qua âm đạo và mơn nên gây khơng ít bất tiện trong
q trình sinh hoạt hàng ngày
- Nhiễm khuẩn bàng quang, đặc biệt là gây viêm thận và suy thận nguy hiểm
đến tính mạng.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Điều trị [6]
1.2.1.1. Điều trị nội khoa
- Những nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ những lợi ích khó có thể thay
thế của các thảo dược truyền thống trong việc điều trị bệnh sỏi mà không cần đến
các phương pháp tây y khác can thiệp. Điển hình trong số đó là những thảo dược

q như: Kim tiền thảo, Nấm linh chi, Hương phụ, Nhân trần, Kim ngân hoa, Uất
kim,…giúp hỗ trợ tán sỏi, cải thiện các chức năng gan mật, thận…từ đó khả năng
sỏi tái phát sau khi điều trị là rất thấp. Ngoài ra, đối với các trường hợp phát hiện
sỏi muộn (đã biến chứng, viêm đau…) cần phải phẫu thuật gấp cũng có thể sử dụng
các bài thuốc này để phòng ngừa sỏi tái phát, cải thiện chức năng gan mật, thận,
giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng…mà người bệnh sỏi thường mắc phải
- Trường hợp sỏi bang quang có kích thước nhỏ: Có thể điều trị kháng sinh
chống viêm, giảm đau, giãn cơ trơn để bệnh nhân đái ra sỏi.
1.2.1.2. Điều trị ngoại khoa
- Với những trường hợp không đái ra sỏi được hoặc sỏi có kích thước nhỏ
hơn 3cm thì có thể điều trị nội soi. Có thể sử dụng máy tán sỏi cơ học, máy tán sỏi
sử dụng sóng xung thủy điện lực (Urat 1) hay máy tán sỏi bằng sóng siêu âm, laser.
- Với trường hợp sỏi to, sỏi khơng thể tán được hoặc người bệnh có kèm
theo hẹp niệu đạo, xơ cứng cổ bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến, túi thừa bàng quang
thì phải tiến hành phẫu thuật. Mổ sỏi bàng quang là phẫu thuật gắp sỏi đơn giản, ít
tốn thời gian nhưng thời gian hậu phẫu thường kéo dài hơn nhiều so với phương
pháp tán sỏi nội soi.


14

Hình 1.6. Hình ảnh phẫu thuật nội soi hệ tiết niệu
1.2.2. Chăm sóc NB sau phẫu thuật sỏi bàng quang [2], [9], [10]
Chăm sóc NB sau phẫu thuật sỏi bàng quang phần lớn giống như chăm sóc
NB sau phẫu thuật sỏi đường tiết niệu’ việc theo dõi chăm sóc nhằm nâng cao kết
quả PT, nhằm rút ngắn ngày điều trị, tránh các biến trứng nhiễm trùng.
Tại phòng hồi sức:
1.2.2.1. Chăm sóc tư thế:
Khi người bệnh cịn tác dụng thuốc vơ cảm tuỳ theo phương pháp vô cảm mà
cho người bệnh nằm đúng tư thế sau phẫu thuật, những ngày sau cho người bệnh

nằm tư thế Foley làm giảm đau vết mổ
Mục đích: Là theo dõi để phát hiện sử lý kịp thời các biến chứng trong giai
đoạn hồi sức ĐD cần phải:
- Đảm bảo nhiệt độ phịng trung bình 300 C:
- Đặt người bệnh nằm thẳng đầu bằng, mặt nghiêng về một bên trong 6h đầu,
- Kiểm tra lại đường truyền tỉnh mạch cịn chảy khơng
1.2.2.2. Chăm sóc dấu hiệu sinh tồn:
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, ngày đầu tốt nhất theo dõi qua Monitor, đảm bảo
đường truyền tốt để duy trì huyết áp, hạ sốt cho người bệnh khi có sốt.
- Đo và ghi các chỉ số: Mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, tình trạng người
bệnh 1h/1lần.
- Kiểm tra hồ sơ giấy tờ cần thiết, số phim của người bệnh
- Khi chuyển người bệnh về khoa ngoại người giao và người nhận cần kí và
ghi rõ họ tên vào phiếu chăm sóc.


15

1.2.2.3. Chống nhiễm trùng vết mổ:
- Với người bệnh mổ đường tiết niệu nhiễm trùng vết mổ có nguy cơ cao vì
thế thay băng vết mổ đảm bảo vơ khuẩn, theo dõi vết mổ hàng ngày, nếu vết mổ tấy
đỏ, cắt chỉ sớm, vết mổ có mủ phải tách mép vết mổ:
1.2.2.4. Theo dõi 24h đầu:
- Nhận định đúng và đủ tình trạng người bệnh
- Theo dõi mạch, HA, nhịp thở, nhiệt độ 3h/1l ần
- Thực hiện y lệch thuốc điều trị
- Lập bảng thheo dõi lượng dịch vào và lượng dịch ra, nước tiểu 24h (màu sắc,
số lượng, tính chất)
Tập cho BN vận động sớm tại gường như trường hợp mổ cắt thận, mổ bàng
quang, với trường hợp mổ lấy sỏi thận, tiết niệu cần cho BN vận động muộn

- Làm các xét nghiệm theo y lệch
1.2.2.5. Theo dõi các ngày sau:
- Theo dõi tình trạng chảy máu sau mổ
- Triệu chứng
+ Da xanh, niêm mạc nhợt
+ Mạch nhanh, HA hạ ( chảy máu năng). Lưu ý BN có tiền sử cao HA
+ Sonde - NĐBQ có máu đỏ, máu cục, tắc ống thông niệu đạo bàng quang
+ Xét nghiệm máu: Hồng cầu, huyết sắc tố, Hematocdit giảm
- Xử trí: Bơm rữa lấy máu cục trong bàng quang
- Báo phẫu thuật viên và thực hiện y lệnh điều trị
+ Chống viêm phổi, loét cho BN.
- Vỗ dung lòng ngực, xoa vùng tỳ đè, cho BN nằm đệm chống loét.
1.2.2.6. Hội chứng nhiễm khuẩn:
- Da niêm mạc nhợt
- Sốt cao rét run
- Mạch nhanh, HA hạ khi có mhiễm khuẩn máu:
- Xử trí: Cấy máu, ni cấy vi khuẩn, dịch mủ
- Báo bác sỹ và thực hiện y lệch điều trị
1.2.2.7. Chăm sóc ống dẫn lưu; sonde niệu đạo - Bàng quang:
- Chăm sóc ống dẫn lưu bàng quang qua da: Thường là ống Maletcot hoặc ống
Petzer. Bơm rữa ống nếu có máu cặn mủ có 2 trường hợp đó là ống đặt vĩnh viễn


16
hoặc tạm thời. Đặt tạm thời trước khi rút phải kẹp thử người bệnh tiểu được thì mới
rút. Đặt vĩnh viễn 3- 6 tuần, thay ống mới.
- Chăm sóc ống dẫn lưu Retzius: Mục đích đặt ống này để dẫn lưu dịch ở
khoang Retzius, trong mổ vào bàng quang, sau 24- 48h dịch ra ít dần rút ống.
- Chăm sóc Sonde - NĐ- BQ:
Thường dùng ống Foley đặt lưu thông khi bàng quang có máu, mủ hoặc tắc

ống phải bơm rữa. Đặt từ 5- 7 ngày rút thay ống mới, vệ sinh thân ống bộ phận sinh
dục, tránh nhiễm khuẫn ngược dòng. Theo dõi tiểu tiện về số lượng màu sắc, tính
chất
1.2.2.8. Chăm sóc vận động:
Với trường hợp mở thận lấy sỏi cần cho người bệnh vận động muộn với
trường hợp cắt thận, mở bàng quang cho vận động sớm khi có đủ điều kiện
1.2.2.9. Chăm sóc vệ sinh thân thể:
Vệ sinh sạch sẽ vùng bộ phận sinh dục, vệ sinh thân thể, các hố tự nhiên hàng
ngày
1.2.2.10. Chăm sóc dinh dưỡng:
Người bệnh phẫu thuật đường tiết niệu nếu sau 6- 8h không nôn, cho uống
sữa, ngày hôm sau cho ăn cháo với những người bệnh già yếu suy kiệt cần nuôi
dưỡng thêm bằng đường tỉnh mạch.
2.11. Hội chứng rối loạn đường tiêu sau khi rút thông tiểu:
Thông thường ống thông niệu đạo bàng quang chỉ được rút khi nước tiểu chảy
ra trong thường ngày thứ 3 họăc thứ 5 sau phẫu thuật. Sau rút ống thơng có thể có
các bất thường.
- Tiểu máu
+ Triệu chứng: Đi tiểu nước tiểu đỏ
+ Xử trí: Đặt lại ống thơng niệu đạo bàng quang bằng Sonde- foley 3 chạc
- Bí tiểu
+ Triệu chứng: Người bệnh khơng đi tiểu được khám có cầu bàng quang
+ Xử trí: Đạt lại ống Sonde niệu đạo bàng quang
- Tiểu rỉ:
+ Triệu chứng: Người bệnh tiểu vội, nước tiểu rỉ liên tục khơng thành bãi
+ Xứ trí: Hướng dẫn bệnh nhân đeo bao cao su


17
1.2.2.12. Giáo dục sức khoẻ:

Sau khi mổ sỏi tiết niệu, người bệnh cần được chăm sóc tốt để tránh những
biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Người bệnh cần được. Nghỉ ngơi, khơng làm
việc nặng nhọc
- Có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý:
+ Uống nhiều nước: Mỗi ngày nên uống khoảng từ 2- 3 lít nước. Đi tiểu, nước
tiểu có màu trắng trong chứng tỏ đã uống đủ lượng nước tiểu. Uống nhiều nước vừa
giúp tránh bị sỏi thận vừa giúp tống xuất được những viên sỏi nhỏ ra ngoài.
+ Nên uống nhiều nước chanh, cam, bưởi tươi bởi những loại thức uống này
chứa nhiều citrat giúp chống tạo sỏi.
+ Ăn ít thịt động vật: Cần bổ sung những thực phẩm chứa ít muối, ăn ít các
loại thịt (nên ăn cá thay các loại thịt).
+ Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalat như: café, bột cám, ngũ cốc, trà đặc,
rau muống,…
+ Cần bổ sung nhiều rau xanh, tươi giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất
hình thành sỏi.
+ Khơng nên ăn nhiều thực phẩm chứa các chất purin gây nên sỏi như: thịt, cá
khô, tôm khơ, các loại mắm, lịng bị, lịng heo…
- Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi, tầm soát, kịp thời điều trị bệnh.
- Tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa về chế độ chăm sóc,
kiêng khem sau khi mổ sỏi tiết niệu.
- Tập cho người bệnh đi tiểu dần đần
- Tại bệnh viện: Không cho bệnh nhân ăn những thực phẩm dễ tạo sỏi, hướng
dẫn người bệnh tập thở, hướng dẫn bệnh nhân tự vệ sinh cá nhân và các bộ phận
khác; theo dõi màu sắc nước tiểu
- Điều trị triệt để viêm nhiễm đường tiết niệu
- Không nhịn tiểu
- Trong thời gian bệnh nhân nằm viện:
+ Hướng dẫn gia đình cho BN ăn uống sớm sau phẫu thuật sỏi tiết niệu là
phẫu thuật trong phúc mạc.
+ Tránh táo bón cho BN bằng cách cho BN tập vận động nhẹ nhàng sau phẫu

thuật


18
+ Giải thích rõ cho người bệnh hiểu mục đích của việc đặt ống sonde niệu đạo
bàng quang và dặn người bệnh khơng được tự ý rút vì khi đặt có bơm khớp cố định
nếu khơng rút đúng kỹ thuật sẽ làm tổn thương niệu đạo, đứt niệu đạo.
+ Hướng dẫn người bệnh và gia đình nếu có bất thường gì sảy ra báo ngay với
nhân viên y tế để xử trí kịp thời (thơng tiểu nếu chảy dịch đỏ số lượng lớn người
bệnh thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau...)
- Hướng dẫn người bệnh sau khi ra viện
+ Hàng ngày vệ sinh thân thể sạch sẽ, vệ sinh bộ phận sinh dục sau khi đi vệ
sinh và quan hệ tình dục tránh nhiễm khuẫn tiết niệu
+ Theo dõi lượng nước tiểu thường xuyên: Màu sắc, tính chất, số lượng
+ Giới thiệu cho người bệnh các triệu chứng phát hiện sớm sỏi tiết niệu tái
phát các biến chứng sau phẫu thuật đến khám lại ngay, đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt,
tiểu rắt, tiểu máu, bí tiểu….
+ Khuyên người bệnh đến khám kiểm tra định kì phát hiện sớm sỏi tái phát,
theo phiếu hẹn của bác sỹ
Sau khi xuất viện: Tránh tắm bằng xà bông thấm vào dẫn lưu, tắm xong cần
thay băng; đi lại nhẹ nhàng tránh bị sút ống; sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của
Bác sỹ.


×