Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ung thư dạ dày tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 47 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
--------------

NGUYẾN THỊ KIM HOA
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT UNG THƯ DẠ DÀY
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2019

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH – 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
--------------

NGUYỄN THỊ KIM HOA

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT UNG THƯ DẠ DÀY
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2019

Chuyên ngành: Điều dưỡng Ngoại người lớn
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TTƯT.THS.BSCKI TRẦN VIỆT TIẾN

NAM ĐỊNH - 2019


i


LỜI CẢM ƠN
Thời gian học tập của lớp chuyên khoa I Điều dưỡng khóa 6 đã qua và giờ
đây khi viết những lời cảm ơn này tôi không quên công ơn của các thầy cơ giáo, bạn
bè và gia đình đã hỗ trợ, giúp đỡ và động viên tôi trong q trình học tập, thực hiện
báo cáo “Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ung thư dạ dày tại Bệnh viện đa khoa
tỉnh Phú Thọ năm 2019”
Với tình cảm chân thành, tơi bày tỏ lịng biết ơn đối với Ban giám hiệu,
phòng Đào tạo Sau đại học, BM Điều dưỡng người lớn Ngoại khoa – Trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy
và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến TTƯT.ThS.BSCKI Trần Việt Tiến
người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để tơi
hồn thành báo cáo này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các phòng, khoa chức năng Bệnh
viện Mắt Phú Thọ nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tơi được hồn
thành khóa học này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ
vũ, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt q trình thực hiện báo cáo, song có
thể tơi cịn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tơi rất mong nhận được ý kiến đóng
góp và sự chỉ dẫn của các thầy cơ giáo và các bạn đồng nghiệp để báo cáo được
hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn!
Phú Thọ, tháng 12 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Kim Hoa


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Thị Kim Hoa, tôi xin cam đoan đây là chuyên đề của riêng tôi và
được hướng dẫn của BSCKI. Trần Việt Tiến. Tất cả nội dung trong báo cáo này là
trung thực chưa được báo cáo trong bất kỳ hình thức nào trước đây. Tơi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm về nội dung của chuyên đề của mình.

Phú Thọ, tháng 12 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Kim Hoa


iii
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.............................................. 3
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 3
1.1.1. Giải phẫu dạ dày - tá tràng .......................................................................... 3
1.1.2. Giải phẫu ung thư dạ dày……………………...….……… ………......…....7
1.1.3. Triệu chứng ..................................................................................................
1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 12
1.2.1. Điều trị...................................................................................................... 12
1.2.2. Quy trình chăm sóc…………………………………………..............……13
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN ................................................................ 15
2.1. Đặc điểm chung của trung tâm ung bướu bệnh viện tỉnh Phú Thọ ................ 15
2.2. Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ung thư dạ dày .................................... 16
2.2.1. Thực trạng chăm sóc sau phẫu thuật ung thư dạ dày ..................................... 16
2.2.2. Những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân ........................................... 30
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ....................................................... 32

3.1. Đối với điều dưỡng ...................................................................................... 32
3.2. Đối với Bệnh viện, khoa phịng.................................................................... 32
3. 3. Đối với người bệnh và gia đình người bệnh ................................................. 33
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 36
PHỤ LỤC 1..............................................................................................................37
PHỤ LỤC 2..............................................................................................................39


iv
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 : Hình thể dạ dày..........................................................................................3
Hình 1.2: Liên quan mặt trước dạ dày........................................................................3
Hình 1.3: Hình ảnh tá tràng........................................................................................6
Hình 1.4: Hình ảnh ung thư dạ dày thể .....................................................................8
Hình 1.5: Hình ảnh vi thể ung thư biểu mơ tuyến......................................................8
Hình 2.1: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ..............................................................15
Hình 2.2: ĐDV đo dấu hiệu sinh tồn........................................................................25
Hình 2.3: ĐDV kiểm tra dẫn lưu ..............................................................................25
Hình 2.4: Chân dẫn lưu sau rút ống..........................................................................26
Hình 2.5: Vết mổ người bệnh ngày thứ 5.................................................................26
Hình 2.6: Vết mổ người bệnh sau cắt chỉ..................................................................27
Hình 2.7: Thực hiện y lệnh thuốc..............................................................................27
Hình 2.8: Điều dưỡng viên thực hiện y lệnh thuốc tiêm tĩnh mạch..........................28
Hình 2.9: Ni dưỡng bằng đường tĩnh mạch……………………………..............28
Ảnh 1.1: Điều dưỡng viên GDSK cho người bệnh...................................................30


v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BS: Bác sĩ
ĐD: Điều dưỡng
NB: Người bệnh
NN: Nghề nghiệp
DHST: Dấu hiệu sinh tồn
CEA: Carcinoembryonic Antigen
GDSK: Giáo dục sức khỏe
NVYT: Nhân viên y tế
KS: Kháng sinh
KBCB: Khám bệnh, chữa bệnh
NKBV: Nhiễm khuẩn bệnh viện
VSV: Vi sinh vật


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến thứ 4 trên khắp thế giới với 930.000
ca được chẩn đoán trong năm 2002. Đây là một bệnh với tỷ lệ tử vong cao
(~800.000 ca mỗi năm) là nguyên nhân tử vong do ung thư cao thứ hai trên thế giới
sau ung thư phổi.
Ung thư dạ dày là một căn bệnh ung thư đứng đầu trong các bệnh ung thư
gặp ở đường tiêu hóa cả về độ nguy hiểm và tỉ lệ mắc bệnh, nam giới có tỉ lệ mắc
bệnh cao hơn nữ giới và khả năng phục hồi của bệnh là rất thấp [7].
Bệnh này chiếm khoảng 2% (25.500 ca) trong các ca ung thư mới hàng năm
ở Hoa Kỳ, nhưng bệnh này phổ biến hơn ở các quốc gia khác. Đây là loại ung thư
hàng đầu ở Triều Tiên, với 20,8% khối u ác tính. Cứ 1 triệu người dưới 55 tuổi đi
khám các bệnh về tiêu hóa thì có một người mắc phải ung thư dạ dày và cứ 50
người đi khám vì chứng ợ và khó tiêu thì có một người bị ung thư dạ dày. Trong 10
triệu người ở Cộng hòa Séc, chỉ có 3 ca mắc ung thư dạ dày ở những người dưới 30
tuổi vào năm 1999. Những nghiên cứu khác cho thấy ít hơn 5% số ca ung thư dạ

dày là ở những người dưới 40 tuổi, trong số 5% đó có 81,1% là thuộc nhóm tuổi 30
– 39 và 18,9% là ở những người từ 20 đến 29 tuổi [11].
Dấu hiệu của ung thư dạ dày giai đoạn đầu là rất khó phát hiện bởi triệu
chứng của bệnh thường không rõ ràng. Chỉ khi bệnh di căn đến các cơ quan khác
trong cơ thể người bệnh mới phát hiện triệu chứng điển hình, nhưng lúc này bệnh đã
trở nên nghiêm trọng và vấn đề sức khỏe đã bị ảnh hưởng rất nhiều.
Một số triệu chứng của ung thư dạ dày xuất hiện trên cơ thể mà người bệnh
có thể cảm nhận thấy bao gồm: cơ thể mệt mỏi, thường xuyên cảm thấy chán ăn,
trướng bụng, khó tiêu, giảm cân… Di căn xuất hiện ở 80-90% cá nhân có ung thư
dạ dày, với tỷ lệ sống sót 6 tháng chiếm 65% của những người được chẩn đoán ở
giai đoạn đầu và ít hơn 15% ở những người được chẩn đốn ở giai đoạn muộn [7].
Cũng như các loại ung thư khác, điều trị cần phù hợp với từng người bệnh và
phụ thuộc vào kích cỡ, vị trí và mức độ lan tỏa của khối u, giai đoạn của bệnh, và
tình trạng sức khỏe chung của người bệnh. Ung thư dạ dày thường khó chữa trừ khi
được phát hiện sớm (trước khi lan tỏa). Đáng tiếc là ung thư dạ dày giai đoạn sớm
thường có rất ít triệu chứng, khi được chẩn đốn thì thường bệnh đã nặng.


2
Các biến chứng ung thư dạ dày: xuất huyết tiêu hóa, biến chứng viêm phúc
mạc do thủng, hẹp mơn vị và đây là những biến chứng gặp ở giai đoạn muộn. Lúc
đó, dù có được phẫu thuật triệt để, dù có được hóa trị, xạ trị kèm theo nhưng thời
gian sống còn rất là ngắn.
Điều trị của ung thư dạ dày thì gồm có rất nhiều phương pháp: phẫu
thuật, hóa trị liệu, hoặc xạ trị. Các phương pháp điều trị mới như điều trị sinh học và
cải tiến các biện pháp hiện nay đang được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm
sàng. Tuy nhiên cho đến hiện tại phương pháp phẫu thuật vẫn mang lại vai trò tối
ưu nhất trong điều trị ung thư dạ dày. Còn các vai trò điều trị bổ trợ, điều trị phụ trợ
cho phẫu thuật bao gồm hóa trị, xạ trị, điều trị nhắm trúng đích, các biện pháp điều
trị miễn dịch nhưng đối với chúng tơi, tất cả những biện pháp đó chỉ là những biện

pháp bổ trợ cho điều trị ung thư dạ dày mà thôi [5].
Phẫu thuật ung thư dạ dày được tiến hành thường quy ở Trung tâm ung bướu
Bệnh viện Đa khoa tỉnh tỉnh Phú Thọ, đã có nhiều nghiên cứu về bệnh. Tuy nhiên
việc chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ung thư dạ dày chưa có nghiên cứu nào đề
cập. Chính vì thế chúng tơi thực hiện chun đề “Chăm sóc người bệnh sau phẫu
thuật Ung thư Dạ dày tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2019”.
Với mục tiêu:
Mơ tả thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ung thư dạ dày tại
Trung tâm ung bướu – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2019.


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Giải phẫu dạ dày – tá tràng [2], [3].
1.1.1.1. Dạ dày: là đoạn phình ra của ống tiêu hóa, có nhiệm vụ dự trữ và tiêu hóa
thức ăn. Dạ dày là một tạng trong phúc mạc, nằm ở tầng trên mạc treo kết tràng
ngang, ở vùng thượng vị và ơ dưới hồnh trái. Phía trên nối với thực quản qua lỗ
tâm vị, phía dưới nối tá tràng qua lỗ mơn vị. Hình dạng chữ J, nhưng thay đổi tùy
theo tư thế, thời điểm khảo sát, tình trạng của dạ dày có chứa đựng thức ăn hay khơng.
1.1.1.1.1. Hình thể ngoài
1. Khuyết tâm vị
2. Phần đáy vị
3. Phần tâm vị
4. Phần thân vị
5. Phần môn vị
6. Môn vị
7. Khuyết góc
Hình 1.1: Hình thể dạ dày

Dạ dày có hai mặt là mặt trước và mặt sau, hai bờ là bờ cong vị lớn ở bên
trái, có khuyết tâm vị ngăn cách đáy vị với thực quản và bờ cong vị bé ở bên phải
có khuyết góc là ranh giới giữa phần thân vị và phần môn vị.
Người ta chia dạ dày thành các phần sau
- Tâm vị: Chiếm diện tích khoảng 5-6cm2, có lỗ tâm vị thơng với thực quản, lỗ
tâm vị khơng có cơ thắt hay van, chỉ có một nếp niêm mạc ngăn cách giữa dạ dày và
thực quản.
- Ðáy vị: Nằm phía trên mặt phẳng đi qua lỗ tâm vị, bình thường chứa khơng khí.
- Thân vị: Phần dạ dày dưới đáy vị, có giới hạn dưới là mặt phẳng xiên đi qua
khuyết góc. Phần thân vị chứa các tuyến tiết ra Axít clorohydric (HCl) và
Pepsinogene.
- Phần mơn vị: Gồm có hang mơn vị hình phễu tiết ra Gastrine và ống mơn vị có
cơ rất phát triển.


4
- Môn vị: Nằm bên phải đốt sống thắt lưng 1, có lỗ mơn vị thơng với tá tràng.
Khác với lỗ tâm vị, lỗ mơn vị có một cơ thắt thật sự là cơ thắt mơn vị. Khi cơ này
phì đại gây nên bệnh co thắt mơn vị phì đại hay găpk ở trẻ sơ sinh.
Liên quan
- Thành trước: Phần trên liên quan thuỳ gan trái, cơ hoành, qua trung gian cơ
hoành liên quan phổi, màng phổi trái, màng ngoài tim và thành ngực. Phần dưới liên
quan với thành bụng trước.
- Thành sau: Phần trên liên quan cơ hoành và hậu cung mạc nối, qua trung gian
hậu cung mạc nối, dạ dày liên quan với lách, tụy, thận và tuyến thượng thận trái.
Phần dưới của thành sau liên quan mạc treo kết tràng ngang và qua trung gian mạc
treo kết tràng ngang liên quan với phần lên tá tràng, góc tá hỗng tràng và các quai
hỗng tràng.
- Bờ cong vị bé: Có mạc nối nhỏ nối giữa dạ dày, tá tràng với gan. Giữa hai lá của
mạc nối nhỏ có vòng mạch bờ cong vị bé.

- Bờ cong vị lớn: Ðoạn đáy vị liên quan cơ hoành. Ðoạn tiếp theo có mạc nối vị
lách, nối dạ dày với lách, chứa các động mạch vị ngắn. Ðoạn cuối cùng có mạc nối
lớn bám, giữa hai lá của mạc nối lớn chứa vòng mạch bờ cong vị lớn [6],[12].

1. Gan
2. Dạ dày
3. Lách
4. Mạc nối nhỏ
5. Kết tràng ngang

Hình 1.2: Liên quan mặt trước dạ dày
1.1.1.1.2. Cấu tạo
Dạ dày cấu tạo gồm 5 lớp từ ngoài vào trong như các phần khác của ống tiêu hóa [1]:
- Thanh mạc tức là lớp phúc mạc tạng bao bọc dạ dày.
- Tấm dưới thanh mạc.
- Lớp cơ có ba lớp từ ngồi vào trong là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo (chỉ hiện diện
ở một phần của thành dạ dày).


5
- Tấm dưới niêm mạc.
- Lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày. Các tuyến dạ dày gồm nhiều loại, tiết
ra các chất khác nhau vừa có vai trị bảo vệ dạ dày như chất nhầy, vừa có vai trị
tiêu hóa như HCl như men Pepsinogene... vừa có vai trị nội tiết hay trung gian hóa
học như gastrin, histamin...hay yếu tố nội giúp hấp thụ sinh tố B12.
- Ðộng mạch: Động mạch dạ dày phát sinh trực tiếp hay gián tiếp từ động mạch
thân tạng, trong đó chủ yếu là hai vòng mạch dọc hai bờ cong vị lớn và vị bé:
+ Vòng mạch bờ cong vị lớn: Do động mạch vị mạc nối phải (nhánh của động
mạch vị tá tràng; động mạch vị tá tràng là nhánh của động mạch gan chung) và vị
mạc nối trái (nhánh của động mạch lách) tạo thành.

+ Vòng mạch bờ cong vị bé: Do động mạch vị phải (nhánh của động mạch gan
riêng) và vị trái (nhánh của động mạch thân tạng) tạo thành.
+ Ngồi ra cịn có các động mạch vị ngắn; động mạch đáy vị sau, động mạch cho
tâm vị và thực quản.
+ Ðộng mạch thân tạng là một nhánh của động mạch chủ bụng nuôi dưỡng gan,
lách, dạ dày tá tràng và tuỵ, chia làm ba nhánh:
Ðộng mạch vị trái.
Ðộng mạch lách
Ðộng mạch gan chung
- Bạch huyết của dạ dày: Bạch huyết dạ dày được dẫn lưu về 3 nhóm sau:
+ Các nốt bạch huyết dạ dày: nằm dọc theo bờ cong vị bé.
+ Các nốt bạch huyết vị - mạc nối: nằm dọc vòng mạch bờ cong vị lớn.
+ Các nốt bạch huyết tuỵ lách nằm ở mạc nối vị lách.
1.1.1.2. Tá tràng
Tá tràng là phần đầu của ruột non đi từ lỗ mơn vị đến góc tá hỗng tràng
[9],[16].
1.1.1.2.1. Kích thước của tá tràng
Tá tràng dài khoảng 25 cm, dài khoảng 12 đốt ngón tay. Khẩu kính của tá
tràng không đồng nhất, khoảng 3 đến 4 cm. Chiều dài trung bình của tá tràng người
Việt Nam trên xác tươi là 25,6 cm, đường kính của phần xuống tá tràng là 3,46 cm.
1.1.1.2.2. Hình thể ngồi


6
ỐNG MẬT CHỦ

Hình 1.3: Hình ảnh tá tràng
Tá tràng ơm lấy đầu tụy tạo thành hình chữ C, gồm có 4 phần:
- Phần trên (D1) nằm ngang, dài khoảng 5 cm. Nằm trước thân đốt sống TL1,
nối tiếp với môn vị. 2/3 đầu của phần trên tá tràng phình to gọi là hành tá tràng.

Hành tá tràng là phần tá tràng di động. Ranh giới giữa hành tá tràng và phần còn lại
của phần trên tá tràng là bờ trong của động mạch vị tá tràng.
- Phần xuống (D2): dài khoảng 7 đến 10 cm. Phần xuống của tá tràng nối với
phần trên ở góc tá tràng trên và nối với phần ngang ở góc tá tràng dưới. Phần xuống
chạy dọc bờ phải các đốt sống TL1 đến đốt sống TL3.
- Phần ngang (D3): dài khoảng 6 đến 8 cm, vắt ngang qua cột sống từ phải
sang trái, ngang mức đốt sống TL3 và TL4.
- Phần lên (D4): là phần ngắn, có chiều dài khoảng 5 cm từ bờ trái của đốt
sống TL3 chạy lên trên hơi chếch sang trái để tới góc tá hỗng tràng ngang mức đốt
sống TL2.
1.1.1.2.3. Cấu tạo của tá tràng
Tá tràng được cấu tạo gồm 5 lớp từ nơng vào sâu:
- Lớp thanh mạc: chính là lớp phúc mạc tạng phủ trên bề mặt tá tràng. Phúc mạc
phủ lên mặt trước, riêng mặt sau của tá tràng dính vào thành bụng sau bởi mạc dính
tá tụy ngoại trừ ở hành tá tràng. Ở hành tá tràng, phúc mạc phủ lên cả mặt trước và
mặt sau. Do đó, mặt sau của hành tá tràng là một phần thành trước của túi mạc nối.
- Lớp dưới thanh mạc: ngăn cách giữa lớp thanh mạc với lớp cơ.
- Lớp cơ: gồm tầng cơ dọc ở ngoài và tầng cơ vịng ở trong. Ở lớp cơ có các ống
tụy và ống mật chủ xuyên qua để đổ vào tá tràng.
- Lớp dưới niêm mạc: là tổ chức liên kết lỏng lẻo, nhiều mạch máu.
- Lớp niêm mạc.


7
1.1.1.2.4. Mạch máu của tá tràng
- Động mạch
Tá tràng được cấp máu bởi các nhánh có nguồn gốc từ động mạch thân tạng
và từ động mạch mạc treo tràng trên.
+ Từ động mạch thân tạng: từ động mạch gan chung cho ra động mạch vị tá
tràng. Động mạch này đi sau phần trên tá tràng ở ranh giới giữa phần cố định và

hành tá tràng (phần di động), động mạch vị tá tràng cho nhánh động mạch tá tụy
trên trước và động mạch tá tụy trên sau đi theo khung tá tràng nối với các động
mạch tá tụy dưới trước và động mạch tá tụy dưới sau.
+ Từ động mạch mạc treo tràng trên: cho ra động mạch tá tụy dưới. Sau đó động
mạch tá tụy dưới chia hai nhánh là động mạch tá tụy dưới trước và động mạch tá
tụy dưới sau đi lên nối với động mạch tá tụy trên trước và động mạch tá tụy trên sau
tạo nên các cung mạch tá tụy trước và sau. Từ các cung mạch này, các nhánh tá
tràng tách ra đi về mặt trước và mặt sau để cấp máu cho tá tràng. Vị trí nối nhau của
các nhánh này ngang mức với vị trí ống mật chủ đổ vào tá tràng. Ngồi ra phần cuối
tá tràng cịn được cấp máu bởi các nhánh hỗng tràng đầu tiên của động mạch mạc
treo tràng trên.
- Tĩnh mạch
Các tĩnh mạch của tá tràng đi kèm với các động mạch đổ vào tĩnh mạch cửa
hoặc tĩnh mạch mạc treo tràng trên.
- Thần kinh và bạch huyết của tá tràng
+ Bạch huyết của tá tràng đi theo các chuỗi động mạch. Các hạch bạch huyết ở
nửa trên đổ vào các hạch bạch huyết gan dọc theo động mạch gan, các hạch bạch
huyết nửa dưới đổ vào các hạch mạc treo tràng trên.
+ Thần kinh: tá tràng chịu sự chi phối của thần kinh giao cảm và đối giao cảm
thông qua các nhánh của thần kinh X và thần kinh tạng.
1.1.2. Giải phẫu bệnh ung thư dạ dày [4]
1.1.2.1. Vị trí
Có sự phân bố khác nhau của tổn thương: hang- Môn vị: 50-60%, bờ cong nhỏ:
25-30%, tâm vị: < 10%, bờ cong lớn ít gặp.
1.1.2.2. Đại thể


8
- Thể u: Khối u sùi từ niêm mạc dạ dày, to nhỏ khác nhau, u sần sùi nhiều khối, có
những ổ loét to, bờ cứng, đáy có nhiều tổ chức hoại tử.


Hình 1.4: Hình ảnh ung thư dạ dày thể u
- Thể loét: là những loét chợt nông, bờ gồ ghề không đều, đáy nông, sần sùi, niêm
mạc xung quanh mất và cứng, tiến triển nhanh thường gặp ở người trẻ.
- Thể nhiễm cứng: tổn thương thâm nhiễm cứng từng phần, có loại tổn thương lan
rộng tồn bộ dạ dày (thể Linite plastique). Tiến triển nhanh tiên lượng xấu.
1.1.2.3. Vi thể. Có hai loại
- Ung thư tuyến (Carcinoma) là tổn thương thể u lớp tế bào lót của niêm mạc dạ
dày chiếm đa số (90%).

Hình 1.5: Hình ảnh vi thể ung thư biểu mô tuyến
- Ung thư tổ chức liên kết (Sarcoma) chiếm 10% bao gồm các khối u ở cơ tròn
(Leimyosarcoma) u lympho, u thần kinh (schwannoma).
1.1.2.4. Thâm nhiễm
- Theo chiều sâu: Ung thư phát triển từ niêm mạc dưới niêm mạc, cơ niêm, cơ dạ
dày, đến thanh mạc và xâm lấn vào tổ chức xung quanh.
- Theo bề rộng: Ung thư lan rộng, trên bề mặt của dạ dày, bắt đầu từ vị trí đầu tiên
ra xung quanh, trên và dưới.
- Theo hệ thống bạch huyết: từ gần đến xa


9
- Theo mạch máu: tế bào ung thư sẽ lan theo vào các động tĩnh mạch để đi vào
các tạng như phổi, xương, buồng trứng (U krukenberg).
- Xâm lấn vào các tạng xung quanh: tuỳ theo vị trí tổn thương gần với các tạng
nào sẽ xâm lấn trước: gan, tụy, đại tràng, vịm hồnh.
1.1.2.5. Phân loại
1.1.2.5.1. Theo thương tổn
- Ung thư dạ dày giai đoạn đầu
- Ung thư giai đoạn tiến triển

1.1.2.5.2. Theo sự tiến triển
- Chia thành 3 loại: khơng có di căn hạch, xâm lấn vào các hạch cạnh khối u và di
căn đi xa.
1.1.3. Triệu chứng [7]
1.1.3.1. Triệu chứng lâm sàng
Các dấu hiệu lâm sàng ở hai giai đoạn sớm và tiến triển thể hiện khác nhau. Nếu
người bệnh đến sớm sẽ chưa có biểu hiện rõ rệt. Nếu người bệnh đến muộn, các dấu
hiệu rất điển hình. Do vậy, cần chú ý những dấu hiệu mà người bệnh phải đến
khám.
1.1.3.1.1. Giai đoạn đầu
- Các dấu hiệu có tính chất gợi ý, hướng tới để chẩn đốn bằng các thăm dò cận
lâm sàng.
- Đau tức trên rốn: đau nhẹ, khơng có tính chất chu kỳ, khơng liên quan với bữa
ăn, đôi khi chỉ thấy ậm ạch, đầy tức.
- Đầy bụng khó tiêu: cảm giác ln ln đầy tức sau khi ăn, ậm ạch.
- Chán ăn: cảm giác không muốn ăn, không thèm ăn hoặc ăn không tiêu nên
không ăn nhiều như trước kia, dần thấy chán ăn.
- Gầy sút: có cảm giác gày hơn trước, có sút cân nếu theo dõi.
- Cần chú ý những người bệnh có hội chứng loét dạ dày- tá tràng, nhất là những
trường hợp loét dạ dày đã được theo dõi và điều trị, gần đây xuất hiện những dấu
hiệu nêu ở trên. Một số ít trường hợp có chảy máu đường tiêu hố là dấu hiệu đầu
tiên của bệnh.
- Ngồi ra cịn có một số dấu hiệu khơng đặc trưng như: buồn nơn, ợ, ăn vào có
cảm giác đau nhiều hơn. Ở giai đoạn này khi thăm khám sẽ khơng có dấu hiệu gì


10
đặc biệt. Chỉ với những dấu hiệu trên cần phải xác định bằng thủ thuật như nội soi,
chụp X quang mới có thể xác định được.
1.1.3.1.2. Giai đoạn tiến triển

Khi tổn thương đã phát triển hình thành khối u, những ổ loét lan rộng hay những
tổn thương đang thâm nhiễm cứng trên một vùng hay tồn bộ dạ dày thì các biểu
hiện lâm sàng hồn tồn có thể xác định một cách dễ dàng. Tuy nhiên tuỳ từng mức
độ tiến triển mà các dấu hiệu thể hiện như sau:
- Dấu hiệu cơ năng
+ Đau tức trên rốn, kéo dài, ngày càng đau tăng, đau khơng có từng cơn dữ dội,
nhưng đau khơng có tính chất chu kỳ, đau suốt ngày, đau tăng lên sau khi ăn.
+ Buồn nôn hoặc nôn: do cảm giác đầy bụng, ăn khơng tiêu nên có dấu hiệu
buồn nôn, đôi khi nôn oẹ.
+ Chán ăn, đầy bụng, khó tiêu là dấu hiệu càng ngày càng điển hình. Người bệnh
hồn tồn khơng thèm ăn, đơi khi cịn sợ ăn. Rõ nhất là những món thường xun
thích ăn nhất định.
- Dấu hiệu toàn thân: theo từng giai đoạn tiến triển mà có các dấu hiệu sau:
+ Gày sút: cảm giác gày sút cân nhiều trong thời gian ngắn, gày sút ngày càng
rõ.
+ Thiếu máu: kèm theo dấu hiệu gày sút là dấu hiệu thiếu máu, thể hiện là da
xanh, hoa mắt, niêm mạc xanh nhợt.
+ Da vàng: biểu hiện thường thấy da vàng mai mái, kiểu vàng rơm.
+ Mệt mỏi, kém ăn, ăn khơng tiêu dẫn đến tình trạng suy kiệt.
+ Đôi khi người bệnh cảm giác hơi sốt (37,5 0 – 38 0C ).
- Dấu hiệu thực thể: khi thăm khám lâm sàng có thể phát hiện những dấu hiệu sau:
+ U bụng: thể hiện dưới dạng một khối u có ranh giới rõ ràng hay là như một
mảng cứng khơng có ranh giới rõ. Tuỳ theo mức độ khác nhau, tính chất lan khác
nhau mà dấu hiệu di động của khối u sẽ rõ ràng hay khơng. Khối u nằm ở vị trí mơn
vị, hang vị khi chưa có thâm nhiễm ra xung quanh sẽ di động dễ dàng.
+ Mảng cứng: thường tổn thương là dạng thâm nhiễm cứng, hoặc khối u thâm
nhiễm sang các tạng xung quanh, thường không di động, ấn đau tức.
+ Những trường hợp đến muộn sẽ có các triệu chứng điển hình như: tồn thân
suy kiệt, thiếu máu nặng, phù, bụng acid, gan to, hạch Troisier. Ngồi ra cịn có các



11
trường hợp khác có những triệu chứng của các biến chứng do ung thư dạ dày như :
hẹp môn vị, chảy máu tiêu hoá trên hay thủng.
1.1.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng
1.1.3.2.1. X quang
- Là phương tiện phổ biến dùng xác định tổn thương ở giai đoạn đang tiến triển.
Đối với giai đoạn đầu, chụp đối quang có thể nhận thấy những thương tổn, để từ đó
xác định thêm bằng nội soi. Hình ảnh ung thư ở giai đoạn đầu là: Ổ đọng thuốc trên
bề mặt, hình niêm mạc hội tụ., một đoạn cứng.
- Các hình ảnh ung thư giai đoạn tiến triển là các hình ảnh rất điển hình tương ứng
vơi các tổn thương như sau: thể sùi, thể loét, thể thâm nhiễm
1.1.3.2.2. Nội soi
Nội soi dạ dày tá tràng bằng ống soi mềm là phương tiện chẩn đoán ung thư dạ
dày quyết định nhất. Sau khi xác định được thương tổn, xác định được vị trí, loại
tổn. Hình ảnh nội soi ở giai đoạn tiến triển biểu hiện: thể sùi, thể loét, thể thâm
nhiễm.
1.1.3.2.3. Siêu âm
Cần phải kiểm tra siêu âm các tạng như: gan, tụy, thận, buồng trứng… để tìm di
căn. Những trường hợp di căn xa hiện rõ trên siêu âm là có giá trị trong chỉ định
điều trị, cũng như trong tiên lượng.
1.1.3.2.4. Chụp cắt lớp (CT scaner)
Hình ảnh tổn thương thâm nhiễm sang các tạng xung quanh rất rõ nét. Trong các
trường hợp ung thư di căn vào gan tụy…. có thể xác định được vị trí, kích thước và
mức độ xâm lấn để có chỉ định điều trị.
1.1.3.2.5. Xét nghiệm tế bào học
- Lấy dịch dạ dày quay ly tâm tế bào ung thư.
- Nội soi sinh thiết tìm tế bào ung thư.
1.1.3.2.6. Xét nghiệm sinh hoá
Xét nghiệm xác định nồng độ CEA (Carcinoembryonic Antigen) tăng cao trong

ung thư dạ dày, cũng như các trường hợp ung thư đường tiêu hoá khác.
1.1.4. Tiến triển và biến chứng [8], [9]
1.1.4.1. Tiến triển


12
Ung thư dạ dày nếu không phát hiện được ở giai đoạn đầu, không được điều trị sẽ
tiến triển nhanh chóng, dẫn đến tình trạng người bệnh gày sút, suy kiệt, di căn đi xa
và tử vong trong thời gian gian ngắn khoảng 5-6 tháng.
1.1.4.2. Biến chứng
- Hẹp môn vị
- Chảy máu
- Thủng
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Điều trị [6], [7]
1.2.1.1. Phẫu thuật
Thường là một phần của phác đồ điều trị ung thư dạ dày trong trường hợp có
thể phẫu thuật được. Tùy thuộc loại ung thư và giai đoạn bệnh sẽ cắt bỏ khối u và
một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Trong trường hơp khối u đã lan q rộng khơng thể
cắt bỏ hồn tồn được, việc phẫu thuật cũng có thể giúp ngăn ngừa chảy máu từ
khối u hoặc giữ cho dạ dày khỏi bị tắc. Dạng phẫu thuật này gọi là phẫu thuật giảm
nhẹ, nghĩa là dùng với mục tiêu giảm nhẹ hoặc ngăn ngừa triệu chứng mà khơng
phải điều trị bệnh.Có 3 dạng phẫu thuật cho ung thư dạ dày:
- Phẫu thuật nội soi: khối u sẽ được cắt bỏ thông qua nội soi (dùng một ống dài,
linh hoạt đưa qua họng xuống dạ dày. Thường thực hiện chỉ cho một số ung thư giai
đoạn sớm, khối u chưa lan rộng)
- Phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày: chỉ một phần dạ dày, đôi khi cùng một phần
thực quản hoặc phần đầu tiên của ruột non. Các hạch lympho bên cạnh cũng được
cắt bỏ, đôi khi cùng với các tổ chức kế bên. Việc ăn uống dễ hơn rất nhiều sau khi
phẫu thuật nếu chỉ loại bỏ một phần dạ dày. Đây có thể một lựa chọn nếu ung thư

chỉ khu trú ở phần thấp hơn của dạ dày gần ruột non hoặc chỉ ở phần trên của dạ dày
- Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày cùng với hạch lympho kế bên, đôi khi cả lách
và các phần của thực quả, ruột non, tụy và các tổ chức gần đó nữa. Đoạn cuối của
thực quản sẽ được nối thẳng với ruột non. Sau phẫu thuật, bệnh nhân chỉ ăn được
từng lượng nhỏ thức ăn mỗi lần do vậy cần ăn nhiều bữa trong ngày. Phương pháp
này được dùng khi ung thư xâm lấn xuyên qua thành dạ dày hoặc ung thư phần phía
trên của dạ dày.


13
1.2.1.2. Điều trị đích cho ung thư dạ dày
- Hóa chất tác động tới các tế bào đang phân chia nhanh do vậy chúng có hiệu quả
với tế bào ung thư. Nhưng tế bào ung thư có nhiều điểm khác với tế bào bình
thường.
- Thuốc điều trị đích chính là nhóm thuốc tác động vào những điểm khác biệt này
và do đó chúng cũng sẽ có những tác dụng phụ khác với hóa chất.
1.2.1.3. Trastuzumab
Transtuzumab tác động vào một protein gọi là HER2. Nếu các tế bào ung thư dạ
dày có quá nhiều protein HER2, sử dụng transtuzumab kết hợp hóa chất trong
trường hợp ung thư tiến triển có thể giúp người bệnh sống lâu hơn.
1.2.1.4. Ramucirumab
- Thuốc này có tác dụng ngăn chặn việc hình thành các mạch máu mới do vậy
ngăn ngừa sự phát triển và lan rộng của ung thư.
- Chỉ dùng cho ung thư tiến triển dùng mỗi 2 tuần một lần
1.2.1.5. Điều trị xạ trị
- Xạ trị là sử dụng các tia có năng lượng cao như tia X để tiêu diệt tế bào ung thư
hoặc làm khối u nhỏ lại.
- Sau phẫu thuật, xạ trị giúp tiêu diệt các vùng ung thư rất nhỏ không thể phát hiện
và loại bỏ khi phẫu thuật
1.2.2. Chăm sóc sau phẫu thuật ung thư dạ dày [1], [10].

1.2.2.1. Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, SpO2 10- 60phút/lần trong
vòng 24 giờ đầu sau mổ.
1.2.2.2. Theo dõi chảy máu sau mổ: qua các ống dẫn lưu, da niêm mạc người bệnh,
xét nghiệm lại số lượng hồng cầu, đánh giá mức độ mất máu trong mổ, để bù máu
sau mổ cho người bệnh theo y lệnh.
1.2.2.3. Chăm sóc ống dẫn lưu:
- Nối ống dẫn lưu xuống túi vô khuẩn có đựng dung dịch sát khuẩn, để tránh
nhiễm khuẩn ngược dịng.
- Cho người bệnh nằm nghiêng về bên có ống dẫn lưu để dịch thoát ra được dễ
dàng.
- Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất của dịch qua ống dẫn lưu ra ngồi. Bình
thường ống dẫn lưu ổ bụng ra với số lượng ít dần và khơng hơi.


14
- Nếu ống dẫn lưu ra dịch bất thường hoặc ra máu cần báo cáo ngay với thầy
thuốc.
- Thay băng chân ống dẫn lưu và sát khuẩn thân ống dẫn lưu, thay túi đựng dịch
dẫn lưu hàng ngày.
- Ống dẫn lưu thường được rút khi người bệnh có trung tiện.
1.2.2.4. Ống hút dịch dạ dày: phải theo dõi thường xuyên tránh tắc nghẽn, cần cho
hút ngắt quãng. Không được rút sớm ống hút dạ dày, chỉ rút khi có nhu động ruột.
1.2.2.5. Chăm sóc ống thơng niệu đạo – bàng quang: đánh giá số lượng nước tiểu
sau mổ hàng giờ, chăm sóc Catheter tĩnh mạch trung tâm đo áp lực tĩnh mạch trung
tâm, để bù máu bù dịch kịp thời. Khi tình trạng người bệnh ổn định cần rút sớm ống
thông niệu đạo- bàng quang và Catheter tĩnh mạch trung tâm để tránh nhiễm khuẩn
ngược dịng.
1.2.2.6. Theo dõi tình trạng ổ bụng sau mổ phát hiện sớm các biến chứng sau mổ
như: tình trạng viêm phúc mạc do: bục mỏm tá tràng, dò miệng nối, căng giãn và
hoại tử quai tới, hội chứng quai tới...

1.2.2.7. Chăm sóc vết mổ: đề phịng nhiễm khuẩn
1.2.2.8. Dinh dưỡng
- Khi người bệnh chưa có nhu động ruột thì ni dưỡng bằng đường tĩnh mạch.
- Khi người bệnh đã có nhu động ruột thì bắt đầu cho uống, cho ăn từ lỏng tới đặc
dần.
1.2.2.9. Dùng thuốc kháng sinh theo y lệnh.
1.2.2.10. Giáo dục sức khỏe
- Với những người bệnh sau mổ cắt dạ dày có thể xuất hiện hội chứng Dumping
biểu hiện: người bệnh có cảm giác căng ở vùng mũi ức, óc ách ở bụng, có những
cơn đau quặn ở bụng, ỉa chảy, hay nôn hoặc buồn nôn. Mặt người bệnh đỏ bừng
hoặc tái đi, vã mồ hôi, mạch nhanh, tim đập mạch, nhức đầu hoảng hốt, mệt mỏi,
phải nằm nghỉ ngơi.
- Cần hướng dẫn cho người bệnh tự điều trị nội khoa
- Chế độ ăn phải đảm bảo nhiều đạm, ít gluxit (tinh bột). Người bệnh nên tránh
những thức ăn mà chính người bệnh cũng tự cảm thấy dễ nhàm chán


15
Chương 2
LIÊN HỆ THỰC TIỄN
2.1. Đặc điểm bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ là BVĐK hạng I. Bệnh viện có quy mơ
2000 giường bệnh, trong đó có 40 Khoa, Phịng, Trung tâm trong đó có 08 Phịng
chức năng, 01 Khoa dược, 17 Khoa lâm sàng, 05 Khoa cận lâm sàng và 09 Trung
tâm (Trung tâm Ung bướu, Trung tâm Tim mạch, Trung tâm Khám chữa bệnh chất
lượng cao, Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Trung tâm y dược cổ truyền và
Phục hồi chức năng, Trung tâm Xét nghiệm tự động hóa, Trung tâm Huyết học
truyền máu và Trung tâm Đột quỵ, Trung tâm Thận – lọc máu). Tổng số cán bộ viên
chức bệnh viện là 1564 người.
Cơ sở hạ tầng của bệnh viện ngày càng khang trang sạch đẹp, hệ thống trang

thiết bị y tế hiện đại đồng bộ (như máy chụp cộng hưởng từ, máy cắt lớp vi tính, hệ
thống can thiệp mạch, máy gia tốc tuyến tính điều trị ung thư, hệ thống thận nhân
tạo, máy siêu âm 3D – 4D, hệ thống máy xét nghiệm tự động…). Chất lượng khám
chữa bệnh và điều trị tại bệnh viện không ngừng được nâng cao đáp ứng được nhu
cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân tỉnh Phú Thọ và khu vực.

Hình 2.1: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
Hàng ngày, bệnh viện tiếp đón trung bình từ 1.300 – 1.500 lượt người đến
khám bệnh, người bệnh nội trú trung bình 1.600 – 1.800 người. Số lượng người
bệnh đến khám chữa bệnh ngày càng tăng.


16
Trung tâm ung bướu được thành lập từ năm 2018 Hiện tại khoa có 84 cán bộ
nhân viên, trong đó có 01 tiến sỹ, 2 bác sỹ CKII : 14 bác sỹ CKI và Thạc sĩ : 10 bác
sỹ đa khoa và 46 điều dưỡng.
Trung tâm ung bướu có chức năng phẫu thuật các bệnh lý ung bướu với
nhiều kỹ thuật tiên tiến; chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong tỉnh
và các tỉnh lân cận.
Trung tâm ung bướu có tổng số 300 giường bệnh, bình qn hàng tháng là
1200 lượt người bệnh điều trị, phẫu thuật 300 ca/tháng trong đó phẫu thuật ung thư
dạ dày 10 ca.
Ngồi ra trung tâm cịn có nhiệm vụ đảm nhiệm công tác đào tạo huấn luyện
chuyên môn chuyên ngành ung bướu cho các bệnh viện tuyến dưới và học sinh,
sinh viên các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh, nghiên cứu khoa học,
chuyển giao chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới.


2.2. Chăm sóc sau phẫu thuật ung thư dạ dày tại Trung tâm ung bướu BVĐK tỉnh Phú Thọ năm 2019
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT UNG THƯ DẠ DÀY

I. Hành chính
Họ và tên người bệnh:

Lê Văn Mác

Tuổi: 72

Giới: Nam

Địa chỉ: Bằng Giả - Hạ Hòa – Phú Thọ

Giường 6

Buồng 4

.

Nghề nghiệp: Làm ruộng
Ngày giờ vào viện: 14h10 ngày 12 tháng 10 năm 2019
Lý do vào viện: Đau bụng, gầy sút cân
Chăm sóc người bệnh: Hậu phẫu giờ thứ 10 cắt 4/5 dạ dày do ung thư bờ cong nhỏ dạ dày
Ngày giờ
8h00 ngày
13/10/
2019
Ngày thứ
1

Nhận định


Chẩn đốn
CS
*Tồn trạng
1. Người bệnh
- Tinh thần: Người bệnh tỉnh,
có nguy cơ
tiếp xúc được
biến loạn dấu
- Da không xanh, niêm mạc hồng hiệu sinh tồn
- Không phù, không xuất huyết do tác dụng
dưới da
của thuốc vô
- Hạch ngoại biên không to,
cảm, do tư
tuyến giáp không sờ thấy
thế chưa phù
- Thể trạng: BMI : 21,3
hợp
- Dấu hiệu sinh tồn:
MT:
+ Mạch 80l/p
Phát hiện và
+ Huyết áp 120/80 mmHg
đề phòng nguy

Lập KHCS
1. Phát hiện và
đề phịng nguy

- Theo dõi tồn

trạng người
bệnh 30 phút/
lần
- Theo dõi dấu
hiệu sinh tồn 30
phút/ lần 24h
đầu sau mổ

Thực hiện KHCS
-

-

-

8h30: Đo mạnh; 85l/P, nhiệt
độ; 37 0 C, huyết áp;
120/80 mmHg, nhịp thở 18
lần/ phút
8h40: Đánh giá toàn trạng
người bệnh tỉnh, tiếp xúc
tốt, da không xanh, không
xuất huyết dưới da, niêm
mạc hồng, khơng có dấu
hiệu bất thường về tồn
trạng
9h00: Đo mạnh; 80l/P, nhiệt

Đánh giá
Đề phòng

được nguy
cơ cho
người bệnh


18
+ Nhịp thở 20 l/p
+ Nhiệt độ : 370C
* Cơ năng
- Người bệnh đau tại vết mổ
- Người bệnh không khó thở.
- Người bệnh bận vùng cổ do có
sonde dạ dày
- Người bệnh đi tiểu qua sonde
- Người bệnh vận động kém
- Người bệnh chưa trung tiện
- Người bệnh chưa tự vệ sinh
được
- Người bệnh ngủ kém 4 giờ/
ngày đêm do đau và lo lắng về
bệnh
* Thực thể
- Bụng mềm không chướng di
động theo nhịp thở
- Vết mổ trên thành bụng vùng
thượng vị dài 20 cm có 8 mũi
khâu, vết mổ có dịch thấm băng.
Vết mổ cịn nề đỏ, chân chỉ ướt.
- Có 1 dẫn lưu được đặt ở thành
bụng bên phải, có dịch chảy ra

màu hồng nhạt khơng có dây
máu số lượng khoảng 300ml.
Chân ống dẫn lưu dịch thấm
băng.
- Người bệnh có sonde niệu đạo
số lượng khoảng 1500ml/ 12h,
nước tiểu màu vàng nhạt.

cơ nếu có

2. Người bệnh
đau vết mổ do
tổn thương
mạch máu và
thần kinh.
MT:
- Đỡ đau vết
mổ sau 24h
- Đỡ sưng nề
vết mổ
- Theo dõi sát
người bệnh
- Không chảy
máu vết mổ
3. Nguy cơ
chảy máu sau
mổ do quá
trình phẫu
thuật
MT: Phát hiện

sớm và đề
phòng được
nguy cơ chảy
máu

2. Giảm đau
cho người
bệnh:
- Tư thế người
bệnh.
- Thay băng vết
mổ
- Thực hiện y
lệnh thuốc

độ; 36,80 C, huyết áp;
125/80 mmHg, nhịp thở 20
lần/ phút
- Những giờ sau dấu hiệu tồn
của người bệnh trong giới
hạn cho phép khơng có dấu
hiệu loạn dấu hiệu sinh tồn.
- 8h30: Cho người bệnh nằm
nghỉ tại giường, tránh thay đổi
tư thế
- 9h00: Thay băng vết mổ và
chân ống dẫn lưu
- 9h15: Thực hiện y lệnh
thuốc
Voltaren 100mg đặt HM

- Cefoperazon 2g TM sáng
chiều
- Moxifloxacin 400mg/100ml

- Người
bệnh đỡ
đau và
thoải mái
hơn
- Thực hiện
y lệnh an
toàn

x 1 chai truyền tĩnh mạch.
3. Phát hiện và
đề phòng nguy

- Theo dõi dấu
hiệu sinh tồn
- Theo dõi chảy
máu qua các
ống dẫn lưu
- Theo dõi da ,
niêm mạc

-

-

9h30: Đo mạnh; 86l/P, nhiệt độ; 36,80 C, huyết áp;

130/80 mmHg
9h 45: Quan sát dịch chảy
qua ống dẫn lưu 100ml/
15h, dịch màu hồng nhạt,
không lẫn máu cục, khơng
có dây máu, dịch qua sonde
dạ dày khoảng 30ml khơng
lẫn máu, nước tiểu

Chưa
có dấu
hiệu
chảy
máu
sau mổ


×