MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC
BẢO QUẢN VỐN TÀI LIỆU QUÝ HIẾM Ở THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT
NAM
3.1 Giải pháp chung
Xuất phát từ hiện trạng thực tế của vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện
Quốc gia Việt Nam và chức năng, nhiệm vụ hiện nay, kho tài liệu quý hiếm
của Thư viện Quốc gia Việt Nam đang cần có chế độ bảo quản đặc biệt. Muốn
công việc bảo quản đạt hiệu quả cao cần có chương trình bảo quản cụ thể: từ
kinh phí đầu tư, nhân lực, trang thiết bị, các biện pháp kỹ thuật cho tới thời
gian tiến hành từng công việc. Trên thực tế, khối lượng tài liệu của kho tài
liệu quý hiếm là lớn, lại đang ở trong tình trạng bị rách nát, ố vàng, mờ chữ,
giòn giấy, dễ mục nát…nên không thể tiến hành bảo quản đồng loạt được mà
phải có kế hoạch chi tiết, ưu tiên theo tình trạng tài liệu. Trong tương lai gần,
giải pháp chung cho công tác bảo quản được đưa ra như sau:
- Tiếp tục thực hiện kế hoạch chuyển các tài liệu dạng giấy (sách, báo,
tạp chí) sang vật mang tin khác: vi phim, vi phiếu và số hoá toàn văn các tài
liệu quý hiếm để giúp bạn đọc tra cứu dễ dàng thuận tiện.
- Đào tạo cán bộ bảo quản, tạo điều kiện cho cán bộ bảo quản tham gia
các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế về bảo quản tài liệu đặc biệt là bảo
quản tài liệu quý hiếm.
- Tuyên truyền về vấn đề bảo quản tài liệu cho bạn đọc và cán bộ thư
viện để họ ý thức giữ gìn và bảo vệ tài liệu .
- Ban hành các quy chế sử dụng, bảo quản tài liệu, đặc biệt là các tài
liệu quý hiếm.
2
- Tăng cường kinh phí cho công tác bảo quản và phục chế tài liệu, đào
tạo cán bộ bảo quản.
- Đặt quan hệ hợp tác với các trung tâm thông tin thư viện hoặc các cơ
quan có những tài liệu quý hiếm để sao chụp những tài liệu mà Thư viện
Quốc gia còn thiếu.
- Tiếp tục cử các nhóm cán bộ tới từng địa phương trong cả nước để
sưu tầm những tài liệu quý được nhân dân cất giữ để làm giàu thêm vốn tài
liệu quý hiếm cho kho sách của Thư viện Quốc gia.
- Dùng các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, giới thiệu
về vốn tài liệu quý hiếm của thư viện và khuyến khích niềm đam mê đọc sách
trong nhân dân, đồng thời giúp người dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo
tồn, giữ gìn vốn di sản quý hiếm này. Qua đó, người dân sẽ tự nguyện giúp đỡ
Thư viện Quốc gia Việt Nam trong việc sưu tầm, thu thập nguồn tài liệu quý
hiếm trong nhân dân.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị từ các dự án hợp tác trong
nước và quốc tế.
- Kêu gọi sự đầu tư về mọi mặt trong công tác bảo quản tài liệu quý
hiếm của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
- Mở rộng quan hệ hợp tác với các thư viện quốc gia trên thế giới, các
trung tâm nghiên cứu khoa học, đặc biệt là Thư viện Quốc gia Pháp để tiến
hành trao đổi, bổ sung vốn tài liệu xuất bản trước năm 1954 mà Thư viện
Quốc gia Việt Nam đã bị thiếu và hư hỏng.
- Cần phối hợp hơn nữa công tác bảo quản tài liệu quý hiếm với các thư
viện quốc gia trên thế giới và các trung tâm nghiên cứu khoa học để tiếp cận
2
2
3
nhanh, hiệu quả những công nghệ bảo quản tài liệu tiên tiến giúp cho công tác
bảo quản tài liệu quý hiếm được thực hiện tốt hơn.
3.2 Giải pháp cụ thể
- Trang bị thêm các công cụ bảo quản hiện đại cho công tác bảo quản.
- Nhà kho phải luôn được đảm bảo các tiêu chuẩn về nhiệt độ, độ ẩm,
ánh sáng, thông gió…
- Phục chế các tài liệu đã cũ, bị hư hỏng nhiều.
- Bảo đảm vệ sinh kho tài liệu và dùng các biện pháp hoá học để phòng
chống côn trùng gây hại.
- Để có thể thực hiện được mọi công việc bảo quản trong tương lai, Thư
viện Quốc gia Việt Nam cần nghiên cứu, đầu tư, xây dựng cơ sở bảo quản
hiện đại như: buồng chân không, buồng đông lạnh, …để bảo dưỡng, phục chế
tài liệu gốc được hiệu quả hơn.
- Thư viện Quốc gia Việt Nam cần trang bị những kiến thức hoá học cơ
bản, những phương tiện chuyên dụng cho cán bộ bảo quản làm việc để Thư
viện có thể tự thực hiện được các biện pháp sử dụng hoá chất ngăn ngừa sự
xuất hiện trở lại của các vi sinh vật và động vật gặm nhấm, nhằm giảm bớt chi
phí tốn kém không cần thiết cho Thư viện.
- Cần phải sớm tìm ra các nguyên vật liệu thay thế có ở trong nước để
giảm chi phí cho Thư viện khi phải mua nguyên vật liệu từ nước ngoài.
- Giáo dục ý thức bảo quản tài liệu:
+ Đối với cán bộ thư viện: cán bộ thư viện là người thường xuyên tiếp
xúc trực tiếp với tài liệu, lại là người được xã hội trao cho trách nhiệm bảo
quản tài liệu của thư viện; do vậy đòi hỏi cán bộ thư viện phải có ý thức bảo
quản tài liệu thật tốt, góp phần giúp thư viện hoàn thành tốt vai trò giữ gìn tài
3
3
4
sản quốc gia và là tấm gương bảo quản tài liệu đối với bạn đọc. Để làm được
điều đó cán bộ thư viện cần phải thực hiện những yêu cầu sau:
o Vận động toàn cán bộ thư viện thực hiện bảo quản tài liệu trong
tất cả các khâu nghiệp vụ như xử lý tài liệu, phục vụ tài liệu,…
o Phát động phong trào toàn thể cán bộ thư viện thực hiện tuần bảo
quản, tháng bảo quản,…khen thưởng cán bộ thư viện có thành tích trong việc
bảo quản tài liệu.
o Phát động những cuộc thi tìm hiểu về kiến thức bảo quản tài liệu
trong toàn thể cán bộ thư viện. Hoặc tổ chức các buổi hội thảo về bảo quản tài
liệu với sự tham gia của tất cả các cán bộ thư viện.
o Việc đem đồ ăn và nấu trong Thư viện cần phải được nghiêm
cấm, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt nặng.
+ Đối với bạn đọc: giáo dục bạn đọc về việc sử dụng tài liệu đúng cách
là một công tác quan trọng trong thư viện. Công tác giáo dục bạn đọc về bảo
quản không dễ dàng, đơn giản nhưng vì lợi ích to lớn của công việc này nên
cán bộ thư viện cần phải cố gắng. Có nhiều hình thức giáo dục ý thức bảo
quản:
o Phát các sách mỏng, tờ buớm về bảo quản tài liệu. In hình những trường hợp
không nên làm và nên làm với những hình ảnh đẹp, vui mắt gây sự chú ý cho
bạn đọc.
o Các chương trình nghe nhìn cũng là một bộ phận trong các hoạt động giáo
dục ý thức bảo quản. Bạn đọc cũng cần được nghe, nhìn, xem tận mắt những
điều cần bảo quản cho tài liệu khi sử dụng. Bạn đọc được xem những hình
ảnh về phục chế các tài liệu hư hỏng, đó là thông điệp để giúp bạn đọc thấy
được việc bảo quản tốt tài liệu sẽ ít tốn kém hơn là phục chế lại tài liệu. Hơn
4
4
5
nữa, việc phục chế tài liệu cũng chỉ dừng ở mức độ nhất định, không thể khôi
phục tài liệu trở về hiện trạng ban đầu. Thư viện có thể nhờ đến sự hỗ trợ của
đài phát thanh, truyền hình nhằm tạo dựng ý thức bảo quản tài liệu cho toàn
xã hội.
o Phát động tuần lễ bảo quản. Động viên, khuyến khích bạn đọc phát hiện
thường xuyên trường hợp tài liệu cần bảo quản.
o Tổ chức hội thảo, diễn đàn để bạn đọc tham gia và thảo luận một cách cởi mở,
tìm ra những phương pháp hữu hiệu trong việc bảo quản tài liệu. Bạn đọc trực
tiếp nói về tầm quan trọng của việc bảo quản tài liệu sẽ tạo cho họ một nhận
thức sâu sắc hơn, tích cực hơn, có hiệu quả hơn.
o Tổ chức các buổi tham quan việc xử lý và bảo quản tài liệu của thư viện.
Khi thực hiện được việc giáo dục ý thức bảo quản tài liệu cho bạn đọc
là thư viện đã tìm được những trợ thủ đắc lực cho công tác bảo quản tài liệu
trong thư viện. Đây là công việc rất khó, đòi hỏi cán bộ thư viện phải kiên trì
trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, đối tượng đến với thư viện công cộng rất
đa dạng, do vậy thư viện cần phải phân loại từng nhóm đối tượng để thực hiện
giáo dục ý thức bảo quản.
3.3 Kiến nghị
Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên
thế giới đều tạo lập và để lại những di sản văn hoá của dân tộc, quốc gia
mình. Tất cả di sản văn hoá đó thuộc về dân tộc nói riêng, nhân loại nói chung
mà loài người có trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị của nó. Luật di sản văn
hoá được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ
họp thứ IX thông qua ngày 29/6/2001 là một minh chứng của sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực bảo vệ Di sản văn hoá dân tộc. Luật di
5
5