Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề thi chuyên Địa lí Thừa Thiên Huế 2016-2017 - Học Toàn Tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.48 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>
<b>THỪA THIÊN HUẾ </b>


<b>KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN QUỐC HỌC </b>
<b>NĂM HỌC 2016-2017 </b>


<b>Khóa ngày 09 tháng 6 năm 2016 </b>


<b>ĐỀ THI CHÍNH THỨC </b> <i><b><sub>Thời gian làm bài: 150 phút </sub></b></i><b>Mơn thi: ĐỊA LÍ (CHUN) </b><i><sub>(không kể thời gian giao đề) </sub></i>


<b>Câu 1: (1,5 điểm) </b>


a) Giờ địa phương của Hà Nội là 12 giờ, cùng lúc đó giờ địa phương của Hải Phịng là
12 giờ 3phút 24giây. Tính độ chênh lệch kinh độ giữa Hà Nội với Hải Phòng và kinh độ
của Hải Phòng (biết rằng kinh độ Hà Nội là 1050<sub>52</sub>’<sub>Đ). </sub>


b) Thời gian nào trong năm, tất cả các địa điểm trên Trái Đất đều có thời gian ngày,
đêm dài bằng nhau. Tại sao?


<b>Câu 2: (2,5 điểm) </b>


a) Cho bảng số liệu: Thời gian lũ và lưu lượng nước các tháng mùa lũ của sông Hồng


và sông Đà Rằng. <i>(Đơn vị: m3<sub>/s) </sub></i>


Tháng 6 7 8 9 10 11 12


Sông Đà Rằng 366 682 935 332


Sông Hồng 4.660 7.630 9.040 6.580 4.070



<i>(Nguồn: Niên giám thống kê, NXB Thống kê, 2014) </i>


So sánh sự khác nhau giữa thời gian lũ, lưu lượng nước trung bình trong mùa lũ của
sơng Hồng và sơng Đà Rằng. Giải thích tại sao lại có sự khác biệt đó?


b) Cho bảng số liệu: Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn


2005-2013. <i> (Đơn vị: %) </i>


Năm 2005 2010 2013


Dân số thành thị 27,1 30,5 32,2


Dân số nông thôn 72,9 69,5 67,8


<i> (Nguồn: Niên giám thống kê, NXB Thống kê, 2014) </i>


Hãy nhận xét và giải thích về cơ cấu dân số, sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành
thị, nông thôn của nước ta giai đoạn 2005-2013.


<b>Câu 3: (3,0 điểm) </b>


Cho bảng số liệu: Số khách du lịch và doanh thu du lịch nước ta giai đoạn 1995-2012.


Năm 1995 2000 2005 2010 2012


Khách du lịch <i>(triệu lượt)</i> 6,9 13,3 19,5 33,1 39,3


Doanh thu du lịch <i>(nghìn tỷ đồng)</i> 8,0 17,4 30,3 96,0 160,0



<i> (Nguồn: Niên giám thống kê, NXB Thống kê, 2014)</i>


a) Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ các đường biểu diễn thể hiện tốc độ tăng trưởng số khách
du lịch và tổng doanh thu du lịch nước ta giai đoạn 1995-2012.


b) Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng số lượng khách du lịch và tổng doanh
thu du lịch nước ta giai đoạn trên.


<b>Câu 4: (3,0 điểm) </b>


Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:


a) Kể tên các vườn quốc gia ở vùng Bắc Trung Bộ. Hãy trình bày những điểm tương
đồng về tự nhiên giữa vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.


b) Phân tích thế mạnh về tự nhiên để phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản ở
Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô
ở Đồng bằng sơng Cửu Long?


<b>--- Hết --- </b>


<i><b>Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản </b></i>
<i><b>Giáo dục ấn hành khi làm bài. Giám thị không giải thích gì thêm.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

1
<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>


<b>THỪA THIÊN HUẾ </b>


<b>KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN QUỐC HỌC </b>


<b>NĂM HỌC 2016-2017 </b>


<b>Khóa ngày 09 tháng 6 năm 2016 </b>
ĐỀ THI CHÍNH THỨC


<b>HƯỚNG DẪN CHẤM </b>
<b>ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM </b>


<b>(gồm 02 trang) </b>


<b>CÂU </b> <b>NỘI DUNG </b> <b>ĐIỂM </b>


<b>Câu 1 </b>
<b>1,5 điểm </b>


<b>a. Tính độ lệch kinh độ, kinh độ Hải Phòng. </b>
- Độ lệch giờ giữa Hà Nội và Hải Phòng là:


12 giờ 3phút 24giây – 12 giờ = 3phút 24giây.


Vậy độ lệch kinh độ giữa Hà Nội với Hải Phòng là: 51’
- Kinh độ Hải Phòng là: 105052’Đ + 51’= 106043’Đ


<b>b. Thời gian trong năm, mọi địa điểm trên Trái Đất đều có thời gian ngày, đêm dài </b>
<b>bằng nhau. </b>


- Vào ngày 21 tháng 3 và 23 tháng 9 hằng năm mọi địa điểm trên Trái Đất
đều có thời gian ngày, đêm dài bằng nhau.


<b>Vì: </b>



- Vào ngày 21 tháng 3 và 23 tháng 9 Mặt Trời chiếu thẳng góc ở Xích Đạo.
Vịng phân chia sáng tối trùng với mặt phẳng đi qua trục của Trái Đất nên mọi
nơi đều có thời gian được chiếu sáng và khuất trong bóng tối bằng nhau.


<b>1,0 </b>
0,5


0,5
<b>0,5 </b>
0,25


0,25


<b>Câu 2 </b>
<b>2,5 điểm </b>


<b>a. So sánh và giải thích </b>
<b>So sánh: </b>


- Sơng Đà Rằng: Giá trị trung bình của các tháng lũ là: 273,2m3<sub>/s. Mùa lũ </sub>
kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, đỉnh lũ vào tháng 11.


- Sông Hồng: Giá trị trung bình của các tháng lũ là: 3.553,0m3<sub>/s. Mùa lũ </sub>
kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, đỉnh lũ vào tháng 8.


<b>Giải thích: </b>


- Chế độ nước của hai con sông đều do chế độ mưa quy định, chế độ mưa
theo mùa nên chế độ nước cũng theo mùa.



- Sông Đà Rằng thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có mưa vào mùa
thu đông nên lũ vào mùa thu đông, tháng 11 mưa lớn nhất đó là đỉnh lũ.


- Sơng Hồng nằm ở miền Bắc, mưa vào mùa hè thu, tháng 8 có lượng mưa
lớn nhất.


- Sơng Hồng có diện tích lưu vực lớn hơn sông Đà Rằng nên lưu lượng
nước trung bình trong mùa lũ lớn.


<b>b. Nhận xét và giải thích về cơ cấu dân số, sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo </b>
<b>thành thị, nông thôn của nước ta giai đoạn 2005-2013. </b>


<b>Nhận xét: </b>


- Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của nước ta giai đoạn
2005-2013 có sự thay đổi: Tỷ trọng dân thành thị tăng (dẫn chứng); tỷ trọng
dân nông thôn giảm (dẫn chứng).


- Trong cơ cấu, dân nông thôn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn dân thành thị
(dẫn chứng).


<b>Giải thích: </b>


- Nước ta đang tiến hành cơng nghiệp hóa, đã thúc đẩy q trình đơ thị hóa;
đơ thị là nơi có cơ sở hạ tầng phát triển, chất lượng cuộc sống cao nên thu hút
đông dân cư.


- Do nước ta có điểm xuất phát là nước nơng nghiệp, trình độ kinh tế chưa
cao, phần lớn dân cư sống ở nông thôn.



<b>1,5 </b>
0,25
0,25


0,25
0,25
0,25
0,25
<b>1,0 </b>


0,25
0,25


0,25


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

2
<b>Câu 3 </b>


<b>3 điểm </b>


<b>a. Vẽ biểu đồ. </b>
<b>- Xử lí số liệu: </b>


Tốc độ tăng trưởng số khách và tổng doanh thu du lịch giai đoạn 1995-2012 (%).


Năm 1995 2000 2005 2010 2012


Số khách du lịch 100 192,8 282,6 479,7 569,6



Doanh thu du lịch 100 217,5 378,8 1200,0 2000,0
<b>- Vẽ biểu đồ đường biểu diễn. </b>


<b>- Yêu cầu: Chính xác khoảng cách năm, đơn vị, có tên biểu đồ và chú giải. </b>
Vẽ các biểu đồ khác không cho điểm, thiếu hoặc sai 1 chi tiết trừ 0,25 điểm.
<b>b. Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng số lượng khách du lịch và </b>
<b>tổng doanh thu du lịch nước ta giai đoạn trên. </b>


<b>Nhận xét: </b>


- Giai đoạn 1995-2012, số khách du lịch và tổng doanh thu du lịch tăng
nhanh.


+ Số khách du lịch tăng (dẫn chứng).
+ Doanh thu du lịch tăng (dẫn chứng).


- Tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch nhanh hơn số khách du lịch (dẫn chứng).
<b>Giải thích: </b>


- Số khách du lịch tăng do các chính sách mở cửa, tăng cường khai thác tài
nguyên du lịch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, quảng bá du lịch...


- Doanh thu du lịch tăng nhanh do khách du lịch tăng, ngành du lịch ngày
càng phát triển tốt về chất lượng du lịch (trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên
ngành du lịch ngày càng cao, chuyên nghiệp hơn và hạ tầng du lịch hiện
đại...).


<b>2,0 </b>
0,5



1,5


<b>1,0 </b>


0,25


0,25
0,25
0,25


<b>Câu 4 </b>
<b>3,0 điểm </b>


<b>a. Kể tên các vườn quốc gia ở vùng Bắc Trung Bộ. </b>


- Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha – Kẻ Bàng, Bạch Mã.
(Lưu ý: kể đúng 2, 3 vườn cho 0,25; kể đúng 4, 5 vườn cho 0,5)


<b>Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ có những điểm tương </b>
<b>đồng về tự nhiên: </b>


- Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, tất cả các tỉnh đều giáp biển.


- Từ tây sang đông là vùng núi, gò đồi, vùng đồng bằng nhỏ hẹp, biển và
hải đảo; sơng ngịi ngắn, dốc.


- Giàu tài nguyên biển: thủy sản, nhiều vũng vịnh ăn sâu vào đất liền, có
một số khống sản có giá trị kinh tế lớn, nhiều bãi tắm đẹp.


- Là nơi xảy ra nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán...).



<b>b. Phân tích thế mạnh về tự nhiên để phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy </b>
<b>hải sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. </b>


- Mạng lưới sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt thuận lợi cho đánh bắt và nuôi
trồng thủy hải sản nước ngọt.


- Đường bờ biển kéo dài, biển ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn; nhiều
đảo và quần đảo thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thủy hải sản nước mặn.


- Nguồn lợi thủy hải sản phong phú và đa dạng: cá, tôm, các loại thủy hải
sản quý hiếm.


- Diện tích rừng ngập mặn lớn, trong rừng ngập mặn có độ đa dạng sinh
học cao, thuận lợi cho việc khai thác và nuôi trồng thủy hải sản nước lợ.
<b>Tại sao nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu. </b>


- Đồng bằng sơng Cửu Long có một mùa khô sâu sắc, kéo dài 4-5 tháng.
- Thiếu nước ngọt dẫn đến hậu quả bốc phèn, nhiễm mặn; nước mặn theo
sông, kênh rạch tràn vào làm tăng thêm diện tích đất phèn, đất mặn.…


<b>0,5 </b>


<b>1,0 </b>
0,25
0,25
0,25
0,25


</div>


<!--links-->

×