Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Đánh giá chất lượng tổng hợp bộ quần áo bác sỹ mổ kháng khuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
***************************

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TỔNG HỢP BỘ QUẦN
ÁO BÁC SỸ MỔ KHÁNG KHUẨN

NGÀNH: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY
Mã số:

NHỮ THỊ KIM CHUNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS VŨ THỊ HỒNG KHANH


Luận văn thạc sỹ khoa học - Ngành công nghệ Vật Liệu Dệt May

1

LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin được gửi đến Cô – PGS.TS. Vũ Thị Hồng Khanh vì đã
cho tơi cơ hội được tiếp cận với phương pháp làm việc khoa học cũng như cơ hội
được trở thành một người làm nghiên cứu. Luận văn của tơi sẽ khơng thể hồn
thành tốt nếu khơng có sự hướng dẫn tận tình, sự động viên khích lệ của cô trong
suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Lê Quang Hòa và các đồng nghiệp tại phịng thí
nghiệm Vi Sinh - Viện Cơng Nghệ Sinh Học đã tạo điệu kiện giúp đỡ tơi trong q
trình thực hiện các thí nghiệm vi sinh của đề tài.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ths. Trần Thị Phương Thảo, Ks Nguyễn


Hải Thanh và các đồng nghiệp tại phịng thí nghiệm vật liệu Dệt và Hóa nhuộm đã
nhiệt tình hướng dẫn, động viên tơi cũng như tạo những điều kiện thuận lợi nhất để
tơi hồn thành các nội dung của luận văn.
Lời cảm ơn xin được gửi tới GS.TS. Bác sỹ Nguyễn Thọ Lộ - Phó cục trưởng cục
Quân Y – Bộ Quốc Phòng đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận thực tế và làm việc
tại các bệnh viện của Quân đội.
Tôi cũng xin cảm ơn tập thể Bác sỹ, nhân viên khoa Mổ, khoa Chống Nhiễm Khuẩn
– Viện Quân Y 103 đã nhiệt tình giúp đỡ và ủng hộ tơi trong thời gian tìm hiểu thực
tế và tiến hành thu thập ý kiến tại bệnh viện.
Luận văn của tơi cũng sẽ khó hồn thành tốt nếu không được sự động viên, giúp đỡ
của Ban Chủ Nhiệm cũng như tất cả các thầy cô giáo khoa Kỹ Thuật May, trường
Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên – nơi tôi đang công tác. Tôi xin gửi tới mọi
người lời cảm ơn chân thành nhất.
Và cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những
người đã cùng chia sẻ, gánh vác mọi công việc tạo điều kiện để tôi n tâm hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện
Nhữ Thị Kim Chung
Nhữ Thị Kim Chung - Khóa 2006 - 2008


Luận văn thạc sỹ khoa học - Ngành công nghệ Vật Liệu Dệt May

2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sỹ Vũ Thị
Hồng Khanh. Kết quả nghiên cứu của luận văn được chính tác giả thực hiện tại
phịng thí nghiệm Vi Sinh – Viện Cơng Nghệ Sinh Học và phịng thí nghiệm Vật Liệu

Dêt và Hóa nhuộm – khoa Cơng Nghệ Dệt may & TT, trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội; Phòng may mẫu khoa Kỹ Thuật May, trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng
Yên và Phòng Mổ - Viện Qn Y 103.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm với nôi dung của luận văn và đảm bảo rằng
không có sự sao chép từ các luận văn khác.
Hà nội, ngày 1/11/2008
Tác giả
Nhữ Thị Kim Chung

Nhữ Thị Kim Chung - Khóa 2006 - 2008


Luận văn thạc sỹ khoa học - Ngành công nghệ Vật Liệu Dệt May

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Ý nghĩa

AATCC

The American Association of Textile Chemists and Colorists

AFNOR

Association France de Normalisation

ASTM

American Society for Testing and Materials


ISO

International Organization for Standardization

AAMI

Association for the Advancement of Medical Instrument

FDA

Food and Drug Association

VCCI

Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam

VNCI

Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam

KK

Vải CVC được xử lý kháng khuẩn- vải kk

KC

Vải CVC được xử lý kháng khuẩn chống thấm- vải kc

DC


Vải đối chứng – CVC không xử lý kháng khuẩn hay kháng khuẩn chống thấm

KK0

Vải kk 0 lần giặt

KK5

Vải kk 5 lần giặt

KK10

Vải kk 10 lần giặt

KK15

Vải kk 15 lần giặt

KK20

Vải kk 20 lần giặt

KC0

Vải kc 0 lần giặt

KC5

Vải kc 5 lần giặt


KC10

Vải kc 10 lần giặt

KC15

Vải kc 15 lần giặt

KC20

Vải kc 20 lần giặt

CFU

Colony-forming unit – đơn vị khuẩn lạc

CFU/ml

Số vi khuẩn lạc có trên 1ml dung dịch

OD

Optical Density – Mật độ Quang học

Nhữ Thị Kim Chung - Khóa 2006 - 2008

3



Luận văn thạc sỹ khoa học - Ngành công nghệ Vật Liệu Dệt May

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng

Chú thích

Bảng 1

Bảng trọng số các chỉ tiêu thành phần (PCI)

Bảng 2

Bảng mã cấu trúc các phương án

Bảng 3

Bảng mẫu trọng số

Bảng 4

Bảng phân loại các chỉ tiêu

Bảng 5

Bảng các phương án trong thí nghiệm khả năng chống thẩm thấu vi khuẩn

Bảng 6

Bảng kết quả nuôi cấy vi khuẩn


Bảng 7

Bảng giá trị trọng số các chỉ tiêu

Bảng 8

Bảng kết quả thí nghiệm khả năng kháng khuẩn

Bảng 9

Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm kháng khuẩn

Bảng 10

Bảng điểm kháng khuẩn các phương án

Bảng 11

Bảng kết quả thí nghiệm chống thẩm thấu vi khuẩn qua vải

Bảng 12

Bảng điểm tính chống thẩm thấu vi khuẩn

Bảng 13

Bảng kết quả thí nghiệm chống thấm nước

Bảng 14


Bảng điểm tính chống thấm nước

Bảng 15

Bảng kết quả thử độ bền đứt và độ giãn đứt

Bảng 16

Bảng điểm độ bền đứt

Bảng 17

Bảng điểm độ giãn đứt

Bảng 18

Bảng kết quả thí nghiệm tính kháng nhàu

Bảng 19

Bảng điểm tính kháng nhàu

Bảng 20

Bảng kết quả thí nghiệm độ rủ

Bảng 21

Bảng điểm độ rủ


Bảng 22

Bảng kết quả thí nghiệm tính thơng hơi

Bảng 23

Bảng điểm tính thơng hơi

Bảng 24

Bảng kết quả thí nghiệm khả năng truyền nhiệt

Bảng 25

Bảng điểm tính truyền nhiệt

Bảng 26

Bảng kết quả thí nghiệm tính thống khí

Bảng 27

Bảng điểm tính thống khí

Bảng 28

Bảng điểm tính thẩm mỹ

Bảng 29


Bảng giá thành sản phẩm

Bảng 30

Bảng chỉ số tổng hợp

Nhữ Thị Kim Chung - Khóa 2006 - 2008

4


Luận văn thạc sỹ khoa học - Ngành công nghệ Vật Liệu Dệt May

5

DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình

Chú thích

Hình 1

Điểm chỉ số PCI

Hình 2

Vùng có nguy cơ cao trên áo chồng mổ và xăng mổ

Hình 3


Các thao tác mặc cởi trang phục mổ - viện 103

Hình 4

Trang phục chủ yếu tại phịng mổ - viện 103

Hình 5

Trang phục mổ đề xuất

Hình 6

Hình dáng trang phục mổ

Hình 7

Danh mục các chỉ tiêu

Hình 8

Sơ đồ cấy dia

Hình 9

Đồ thị thể hiện quan hệ giữa thời gian ni và số lượng vi khuẩn

Hình 10

Đồ thị thể hiện quan hệ giữa thời gian nuôi và mật độ quang học OD


Hình 11

Đồ thị tỷ lệ thuận và tỷ lệ nghịch

Hình 12

Đồ thị thể hiện mơi tương quan giữa khả năng kháng khuẩn các phương án

Hình 13

Đồ thị thể hiện môi tương quan giữa khả năng chống thẩm thấu vi khuẩn
các phương án

Hình 14

Đồ thị thể hiện môi tương quan giữa khả năng chống thấm các phương án

Hình 15

Đồ thị thể hiện mơi tương quan giữa độ bền đứt các phương án

Hình 16

Đồ thị thể hiện mơi tương quan giữa độ giãn đứt các phương án

Hình 17

Đồ thị thể hiện môi tương quan giữa khả năng kháng nhàu các phương án


Hình 18

Đồ thị thể hiện mơi tương quan giữa độ rủ các phương án

Hình 19

Đồ thị thể hiện môi tương quan giữa khả năng thông hơi các phương án

Hình 20

Đồ thị thể hiện mơi tương quan giữa khả năng truyền nhiệt các phương án

Hình 21

Đồ thị thể hiện mơi tương quan giữa tính thống khí các phương án

Hình 22

Đồ thị thể hiện mối tương quan về chất lượng tổng hợp của 3 phương án

Nhữ Thị Kim Chung - Khóa 2006 - 2008


Luận văn thạc sỹ khoa học - Ngành công nghệ Vật Liệu Dệt May

6

MỤC LỤC
Lời cảm ơn…………………………………………………………………………………..1
Lời cam đoan………………………………………………………………………………..2

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt…………………………………………………….3
Danh mục các bảng biểu…………………………………………………………………..4
Danh mục hình, đồ thị………………………………………………………………………5
Mục lục……………………………………………………………………………………….6
Lời nói đầu………………………………………………………………………………......9

Chương 1: Tổng quan về các phương pháp đánh giá chất

lượng tổng hợp của sản phẩm
1.1 Tổng quan những vấn đề chung về chất lượng sản phẩm…………………..11
1.1.1 Khái niệm về chất lượng sản phẩm
1.1.2 Một số thuật ngữ về chất lượng sản phẩm
1.1.3 Một số thuât ngữ về đánh giá chất lượng sản phẩm
1.2 Tổng quan về công tác đánh giá chất lượng sản phẩm……………………...19
1.2.1 Lịch sử phát triển
1.2.2 Cơ sở khoa học xác định chất lượng sản phẩm
1.3 Các phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm…………………………….26
1.3.1 Những vấn đề chung về phương pháp luận
1.3.2 Các phương pháp xác định trong số các tính chất chất lượng
1.3.2.1 Phương pháp giá trị
1.3.2.2 Phương pháp chuyên gia
1.3.2.3 Phương pháp thống kê
1.3.3 Các phương pháp đánh giá chất lượng tổng hợp
1.3.3.1 Phương pháp vi phân đánh giá chất lượng sản phẩm

Nhữ Thị Kim Chung - Khóa 2006 - 2008


Luận văn thạc sỹ khoa học - Ngành công nghệ Vật Liệu Dệt May


7

1.3.3.2 Phương pháp tổng hợp đánh giá chất lượng sản phẩm
1.3.3.3 Phương pháp hỗn hợp đánh giá chất lượng sản phẩm
1.3.3.4 Phương pháp chuyên gia đánh giá chất lượng sản phẩm
1.4 Phương pháp đánh giá chất lượng bộ quần áo
bác sỹ phòng mổ kháng khuẩn……………………………………………………….44
1.4.1 Ứng dụng phương pháp đánh giá chất lượng tổng hợp trong thực tế
1.4.2 Đặc điểm sản phẩm
1.4.3 Các bước tiến hành

Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu……………………………………………………………….50
2.2 Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………50
2.2.1 Phương án cấu trúc
2.2.2 Phương án vật liệu
2.2.3 Xây dựng các phương án nghiên cứu
2.3 Nội dung nghiên cứu………………………………………………………………..61
2.4 Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………….61
2.4.1 Nghiên cứu phương án thiết kế bộ quần áo bác sỹ phòng mổ kháng khuẩn
2.4.2 Phương pháp tiến hành
2.4.2.1 Chọn danh mục và xây dựng sơ đồ cấu trúc các chỉ tiêu
2.4.2.2 Xác định trọng số các chỉ tiêu chất lượng
2.4.2.3 Đánh giá các chỉ tiêu riêng lẻ
2.4.2.4 Đánh giá chất lượng tổng hợp
2.5 Kết luận……………………………………………………………………………….90

Nhữ Thị Kim Chung - Khóa 2006 - 2008



Luận văn thạc sỹ khoa học - Ngành công nghệ Vật Liệu Dệt May

8

Chương 3: Kết quả và bàn luận
3.1 Kết quả thực nghiệm……………………………………………………………….91
3.1.1 Kết quả trưng cầu ý kiến chuyên gia về trọng số
3.1.2 Kết quả thí nghiệm tính kháng khuẩn
3.1.3 Kết quả thí nghiệm tính chống thẩm thấu vi khuẩn
3.1.4 Kết quả thí nghiệm tính chống thấm
3.1.5 Kết quả thí nghiệm độ bền cơ học
3.1.6 Kết quả thí nghiệm tính kháng nhàu
3.1.7 Kết quả thí nghiệm độ rủ
3.1.8 Kết quả thí nghiệm độ thơng hơi
3.1.9 Kết quả thí nghiệm tính truyền nhiệt
3.1.10 Kết quả thí nghiệm tính thống khí
3.1.11 Kết quả thăm dị ý kiến về tính thẩm mỹ
3.1.12 Kết quả tính tốn giá thành
3.2 Xác định chất lượng tổng hợp…..………………………………………………114
3.3 Kết luận……………………………..……………………………………………….116
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………118

Nhữ Thị Kim Chung - Khóa 2006 - 2008


Luận văn thạc sỹ khoa học - Ngành công nghệ Vật Liệu Dệt May

9

LỜI NÓI ĐẦU

Bệnh viện là một trong những nơi tiềm tàng nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao có thể gây
tổn hại sức khỏe cho chính các bác sỹ, nhân viên y tế và các bệnh nhân cũng như
ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh. Trong các phòng mổ, nơi diễn ra các
hoạt động trực tiếp giữa các bác sỹ mổ với các vết thương hở trên cơ thể bệnh
nhân sẽ là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn gây bệnh có thể lây nhiễm sang các
bác sỹ và các nhân viên y tế nếu không có các biện pháp chống nhiễm khuẩn thích
hợp. Một trong nhiều biện pháp được dùng chủ yếu là sử dụng trang phục bảo vệ
có khả năng kháng khuẩn và chống thấm. Ở các bệnh viện trong nước hiện nay,
các trang phục bảo vệ cho bác sỹ phòng mổ chủ yếu chỉ được làm từ vải cotton
thường được hấp tiệt trùng trước khi đưa vào phòng mổ. Trong những trường hợp
nguy cơ lây nhiễm cao bác sỹ được trang bị thêm áo chồng mổ sử dụng một lần
làm bằng vải khơng dệt hoặc cao cấp hơn là những sản phẩm kháng khuẩn được
nhập từ nước ngồi với chi phí khá cao. Trong khi đó những sản phẩm trên hồn
tồn có thể sản xuất được trong nước với chi phí thấp mà vẫn đảm bảo được các
yêu cầu đặt ra đối với một bộ quần áo bác sỹ phòng mổ kháng khuẩn. Do đây là một
dịng sản phẩm khá đặc biệt, nó có tác động nhất định đến thành cơng của các ca
mổ cũng như việc đảm bảo an toàn cho bác sỹ và bệnh nhân, nên cùng một lúc nó
phải đáp ứng được nhiều u cầu, nhiều tiêu chí. Vì vậy, để các sản phẩm sản xuất
trong nước được đưa ra thị trường với mức độ tin cậy cao thì phải có sự đảm bảo
về chất lượng trong q trình sản xuất cũng như sử dụng. Sự đảm bảo này phụ
thuộc rất nhiều vào trình độ quản lý chất lượng từ khâu nghiên cứu, chuẩn bị sản
xuất đến quá trình sản xuất sản phẩm. Song song với nó là một cơng việc khơng
kém phần quan trọng để có thể khẳng định được một sản phẩm có đạt u cầu hay
khơng - đó là đánh giá chất lượng tổng hợp của sản phẩm.
[1] Đánh giá chất lượng là một trong những nội dung phong phú và hấp dẫn trong
hoạt động kiểm tra nói riêng và trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa nói
chung. Đánh giá chất lượng có nội dung khoa học cao và giá trị thực tiễn sâu sắc.
Ngày nay khi khoa học – kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì đánh giá
chất lượng cũng trở thành một khoa học thật sự. Khoa học đánh giá chất lượng phát


Nhữ Thị Kim Chung - Khóa 2006 - 2008


Luận văn thạc sỹ khoa học - Ngành công nghệ Vật Liệu Dệt May

10

triển trên cơ sở vận dụng tổng hợp những thành tựu của nhiều ngành khoa học – kỹ
thuật khác nhau (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học quản lý) và từ những
kinh nghiệm đúc kết được trong thực tiễn của quá trình phát triển sản xuất xã hội.
Cũng như nhiều ngành khoa học khác, nó phát triển từ thấp đến cao; từ đơn giản
đến phức tạp; nó giải quyết những vấn đề vừa trước mắt vừa lâu dài, vừa kỹ thuật
vừa kinh tế…Tóm lại, nó là một khoa học mang nội dung khoa học - kỹ thuật chính
xác, sâu sắc nhưng kết quả của nó – sự đánh giá – khơng chỉ là khoa học – kỹ thuật
đơn thuần mà là kết luận làm cơ sở cho một quyết định kinh tế - xã hội nhằm phục
vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, phát triển khoa học - kỹ thuật, phục vụ cho lợi
ích của người tiêu dùng.
Hiểu được tầm quan trọng của công tác đánh giá chất lượng tổng hợp đối với bộ
quần áo bác sỹ phòng mổ kháng khuẩn, luận văn chọn đề tài: “ Đánh giá chất
lượng tổng hợp bộ quần áo bác sỹ phòng mổ kháng khuẩn” với mong muốn
góp phần nâng cao khả năng kiểm sốt chất lượng để đảm bảo cho những sản
phẩm được sản xuất trong nước đáp ứng được cùng lúc các yêu cầu đặt ra đối với
bộ quần áo bác sỹ phòng mổ kháng khuẩn.
Để đạt được mục đích trên nội dung luận văn được cấu trúc theo các phần sau:
Chương 1: Tổng quan về các phương pháp đánh giá chất lượng tổng
hợp của sản phẩm
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và bàn luận
Luận văn được thực hiện tại khoa Công nghệ Dệt May và Thời trang, Viện Công
Nghệ Sinh Học, trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Viện Quân Y 103.


Nhữ Thị Kim Chung - Khóa 2006 - 2008


Luận văn thạc sỹ khoa học - Ngành công nghệ Vật Liệu Dệt May

11

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG [1], [14]
1.1 Tổng quan những vấn đề chung về chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là một khái niệm trừu tượng vì nó khơng đơn thuần là vấn đề
kỹ thuật mà còn là vấn đề tổng hợp kinh tế - kỹ thuật – xã hội, đồng thời được hình
thành và phát triển gắn liền với mục đích, yêu cầu sử dụng cụ thể. Trong nền sản
xuất cơng nghiệp phát triển như hiện nay thì xu thế ngày càng phong phú về cỡ,
loại, chức năng và phức tạp về kết cấu, vấn đề chất lượng càng trở nên phức tạp.
Chất lượng tạo thành từ phương án sản phẩm, từ thiết kế. Trong sản xuất chất
lượng sản phẩm được đảm bảo suốt từ đầu tới cuối quá trình chuẩn bị sản xuất và
sản xuất. Chất lượng sản phẩm được tổng hợp từ chất lượng các chi tiết và bộ
phận. Chất lượng cịn được duy trì trong khâu lưu thơng và thơng qua q trình sử
dụng. Trong sử dụng tất cả những gì biểu thị cho chất lượng sẽ được bộc lộ đầy đủ
nhất. Trong sử dụng và qua sử dụng, người ta có điều kiện để suy nghĩ, để ra
những yêu cầu mới có cơ sở khoa học và thực tiễn hơn nhằm tiếp tục hoàn thiện
chất lượng sản phẩm trong các quá trình sản xuất tiếp theo. Chất lượng sản phẩm
và vấn đề điều khiển, quản lý nó là một khoa học đang phát triển. Cịn rất nhiều các
vấn đề đặt ra đòi hỏi được giải đáp về vấn đề chất lượng sản phẩm trên phạm vi thế
giới cũng như ở nước ta. Tuy nhiên vấn đề trước tiên cần quan tâm là có một quan
niệm đúng về chất lượng sản phẩm
1.1.1 Khái niệm về chất lượng sản phẩm
Căn cứ vào những quan điểm phổ biến trên thế giới hiện nay kết hợp với thực tiễn

của nước ta, nhóm tác giả Văn Tình, Văn Căng và Tường Vân đã nêu lên 3 điểm
chính sau:
 Chất lượng sản phẩm là một tập hợp các chỉ tiêu đặc trưng, thể hiện tính năng
kỹ thuật hay giá trị sử dụng của sản phẩm; thường các chỉ tiêu này có thể được đo
được hoặc so sánh. Không thể chỉ căn cứ vào vài chỉ tiêu trong một hệ thống nhiều
chỉ tiêu đặc trưng cho nó. Ví dụ chất lượng của thực phẩm đâu chỉ phụ thuộc vào

Nhữ Thị Kim Chung - Khóa 2006 - 2008


Luận văn thạc sỹ khoa học - Ngành công nghệ Vật Liệu Dệt May

12

hàm lượng chất dinh dưỡng mà còn phải tính tới chỉ tiêu vệ sinh, chỉ tiêu hương vị,
chỉ tiêu thẩm mỹ (mẫu mã, bao bì…)…, Chất lượng của bộ quần áo bác sỹ phòng
mổ kháng khuẩn đâu chỉ phụ thuộc vào khả năng kháng khuẩn mà còn phụ thuộc
vào chỉ tiêu tiện nghi, chỉ tiêu kinh tế…, chất lượng của động cơ diesel đâu chỉ phụ
thuộc vào cơng suất mà cịn phụ thuộc vào tuổi thọ, độ tin cậy…Tóm lại, mỗi sản
phẩm, do kết cấu và cơng dụng của nó, có một tập hợp các chỉ tiêu đặc trưng về
chất lượng. Nếu chỉ căn cứ vào một vài chỉ tiêu nào đó, một vài khía cạnh cơng
dụng của nó rồi đưa ra những kết luận về chất lượng sản phẩm thì đó sẽ là một
cách làm thiếu khoa học và gây tổn hại rất lớn cho nền kinh tế.
 Nói tới chất lượng sản phẩm là phải so sánh, xem xét sản phẩm đó thỏa mãn tới
mức nào những yêu cầu định trước cho nó. Đó là những bản thiết kế, những tiêu
chuẩn kỹ thuật, những mẫu sản phẩm đã nghiệm thu qua sản xuất thử, được cơ
quan thẩm quyền xét duyệt cho phép đưa vào sản xuất hàng loạt. Nhìn nhận chất
lượng sản phẩm khơng thể không so sánh với những cái đã quy định trước đó.
 Khơng thể đặt chất lượng sản phẩm ngồi hồn cảnh và điều kiện cụ thể về kinh
tế, kỹ thuật và xã hội của đất nước. Nói cách khác, quyết định chất lượng cho một

sản phẩm nào đó phải xét tới những điều kiện cụ thể về kinh tế, kỹ thuật cho phép
đạt tới mức nào, thỏa mãn tới chừng mực nào mục đích sử dụng, đối tượng sử
dụng nó. Ví dụ đối với sản phẩm xuất khẩu nhất thiết phải tập trung mọi khả năng
để đạt tới mức chất lượng cao nhất, sản phẩm có ưu thế nguyên vật liệu có thể đạt
yêu cầu chất lượng cao hơn đối với sản phẩm khơng có ưu thế…Vấn đề quan trọng
ở dây là giải quyết quan hệ giữa điều kiện cho phép với mục đích yêu cầu sử dụng
biểu thị ở mức chất lượng như thế nào cho đúng, cho hợp lý, cũng có nghĩa là cho
kinh tế nhất.
Từ 3 điểm cơ bản trên, có thể định nghĩa khái quát về chất lượng sản phẩm như
sau:
“Chất lượng sản phẩm là tập hợp những tính chất đặc trưng của sản phẩm thể
hiện mức độ thỏa mãn những nhu cầu định trước cho nó trong điều kiện xác
định về kinh tế, kỹ thuật, xã hội”

Nhữ Thị Kim Chung - Khóa 2006 - 2008


Luận văn thạc sỹ khoa học - Ngành công nghệ Vật Liệu Dệt May

13

1.1.2 Một số thuật ngữ về chất lượng sản phẩm
Để thuận tiện cho nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học đánh giá chất lượng
sản phẩm, người ta đã đưa ra một số thuật ngữ liên quan để quy định sự thống nhất
và thông suốt trong các q trình trên.
1.1.2.1 Tính chất chất lượng của sản phẩm
Là đặc tính khách quan của sản phẩm biểu hiện trong quá trình hình thành, vận
hành hoặc tiêu thụ sản phẩm đó.
Vì sản phẩm là kết quả của một q trình lao động có nhiều tính chất khác nhau.
Tập hợp của tất cả các tính chất của sản phẩm cho phép phân biệt nó với sản phẩm

khác. Các tính chất của sản phẩm được biểu hiện trong quá trình hình thành, vận
hành hoặc tiêu thụ sản phẩm- trong nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, khai thác, thử
nghiệm, sử dụng, bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa, bảo quản và vận chuyển…
Khái niệm “vận hành” được dùng đối với sản phẩm trong quá trình sử dụng bị tiêu
hao dự trữ. Khái niệm “tiêu thụ” được dùng đối với các sản phẩm trong q trình sử
dụng tự tiêu hao. Các tính chất của sản phẩm chia thành các tính chất đơn giản như
thành phần hóa học, các tính chất cơ lý…, và các tính chất phức tạp như độ tin cậy,
tuổi thọ của sản phẩm...
1.1.2.2 Chất lượng của sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là tập hợp những tính chất đặc trưng của sản phẩm thể hiện
mức độ thỏa mãn những nhu cầu định trước cho nó trong điều kiện xác định về kinh
tế, kỹ thuật, xã hội
Chất lượng của sản phẩm không bao gồm tất cả các tính chất của sản phẩm mà chỉ
gồm những tính chất liên quan đến khả năng thỏa mãn những nhu cầu nhất định
phù hợp với công dụng của nó.
1.1.2.3 Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm:
Là đặc tính định lượng của các tính chất cấu thành chất lượng sản phẩm. Đặc trưng
này được xem xét ứng với những điều kiện nhất định của quá trình hình thành, vận
hành, hoặc tiêu thụ sản phẩm.

Nhữ Thị Kim Chung - Khóa 2006 - 2008


Luận văn thạc sỹ khoa học - Ngành công nghệ Vật Liệu Dệt May

14

Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm đặc trưng định lượng mức độ hữu ích của sản phẩm,
thỏa mãn những nhu cầu nhất định. Danh mục các chỉ tiêu chất lượng phụ thuộc
vào công dụng của sản phẩm.

Chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm có thể được biểu diễn bằng các đơn vị đo khác
nhau như: Km/h, Kg, m, %, điểm…và có thể khơng có đơn vị. Khi trình bày chỉ tiêu
chất lượng cần chú ý phân biệt: tên gọi chỉ tiêu, nội dung chỉ tiêu và trị số của chỉ
tiêu.
1.1.2.4 Chỉ tiêu riêng lẻ:
Là chỉ tiêu chất lượng sản phẩm chỉ liên quan tới một trong những tính chất của sản
phẩm. Ví dụ: chỉ tiêu riêng lẻ của ô tô – thời gian làm việc đến lúc hỏng hóc lần 1.
Chỉ tiêu này chỉ đặc trưng cho một tính chất của ơ tơ là tính khơng hỏng hóc.
Chỉ tiêu riêng lẻ của bộ quần áo bác sỹ phịng mổ kháng khuẩn – tính chống thẩm
thấu vi khuẩn qua vải. Chỉ tiêu này chỉ đặc trưng cho một tính chất của bộ quần áo
kháng khuẩn là tính bảo vệ.
Một tính chất của sản phẩm có thể được đặc trưng bằng nhiều chỉ tiêu riêng lẻ. Ví
dụ như tính tiện nghi của một bộ quần áo bác sỹ mổ được biểu thị các bằng các chỉ
tiêu: tính mềm mại, tính thơng hơi, thống khí, tính truyền nhiệt, thiết kế…
1.1.2.5 Chỉ tiêu tổng hợp
Là chỉ tiêu chất lượng sản phẩm có liên quan đến một số tính chất của sản phẩm.
Ví dụ đối với sản phẩm thực phẩm, các chỉ tiêu chất lượng được đánh giá theo hệ
thống điểm. Mỗi chỉ tiêu sẽ được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 6 bậc. Tùy
theo mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu, các chuyên gia xác định trọng số mỗi chỉ
tiêu đó. Ví dụ đánh giá chất lượng bánh gato người ta xác định như sau:

STT

Các chỉ tiêu

Trọng số

Số điểm trung bình

1


Mùi vị

4

2,5

2

Kết cấu và độ đặc

3

1,5

3

Màu sắc và hình dạng ngồi

2

1,6

4

Hình thức

1

1,0


Nhữ Thị Kim Chung - Khóa 2006 - 2008


Luận văn thạc sỹ khoa học - Ngành công nghệ Vật Liệu Dệt May

15

Chỉ tiêu chất lượng tổng hợp của bánh gato được tính như sau:
K = 4.2,5 + 3.1,5 + 2.1,6 + 1.1,0 = 18,7
Khi sử dụng chỉ tiêu chất lượng tổng hợp cần hết sức thận trọng để sao cho những
thiếu sót của sản phẩm thể hiện trong nhóm chỉ tiêu này khơng bị nhóm chỉ tiêu
khác bù lại. Nói cách khác cần lưu ý lựa chọn trọng số để chúng phản ánh đúng đắn
mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu đến chất lượng sản phẩm.
Chú ý nếu có một chỉ tiêu riêng lẻ bằng khơng thì chỉ tiêu tổng hợp coi như bằng
không, sản phẩm không đạt chất lượng.
1.1.2.6 Chỉ tiêu tổng quát
Là chỉ tiêu chất lượng sản phẩm tổng hợp các tính chất được sử dụng để đánh giá
chất lượng sản phẩm.
Ví dụ khi đánh giá chất lượng bánh gato người ta chỉ sử dụng các chỉ tiêu ở phần
trên thì trong trường hợp đó K = 18,7 chính là chỉ tiêu tổng quát. Nhưng nếu để
đánh giá chất lượng bánh ga to ngoài các tính chất trên người ta cịn tính đến các
chỉ tiêu khác như hàm lượng chất dinh dưỡng, tạp trùng, thời hạn bảo quản…thì chỉ
tiêu tổng hợp K được dùng để tính chỉ tiêu tổng quát cùng với các chi tiêu khác.
Chỉ tiêu tổng quát cũng có thể là chỉ tiêu riêng lẻ hay chỉ tiêu tích phân nếu để đánh
giá chất lượng sản phẩm người ta chỉ sử dụng các chỉ tiêu đó.
1.1.2.7 Chỉ tiêu tích phân
Là chỉ tiêu chất lượng sản phẩm tổng hợp phản ánh quan hệ giữa tổng hiệu quả do
vận hành hoặc tiêu thụ sản phẩm và tổng chi phí để hình thành,vận hành hoặc tiêu
thụ sản phẩm đó.

Ví dụ: Chỉ tiêu tích phân của phương tiện vận tải có thể là chi phí trên 1 tấn-Km
đường đi
K = (C+E)/S
Trong đó: K - chỉ tiêu tích phân
C – Giá thành của phương tiện vận tải
E - Chi phí vận hành trong suốt thời hạn phục vụ đến đại tu (chi phí xăng
dầu, bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa định kỳ, chi phí lái xe…)

Nhữ Thị Kim Chung - Khóa 2006 - 2008


Luận văn thạc sỹ khoa học - Ngành công nghệ Vật Liệu Dệt May

16

S – Đường đi tính bằng Tấn – Km trong suốt thời gian phục vụ đến đại tu.
1.1.2.8 Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm cơ sở
Là chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm được chọn làm cơ sở (chuẩn) để so sánh khi
đánh giá chất lượng.
Các chỉ tiêu chất lượng cơ sở có thể là:
_ Các chỉ tiêu chất lượng của một số mẫu sản phẩm tiên tiến được sản xuất trong
hoặc ngoài nước.
_ Các chỉ tiêu chất lượng đã đạt được trong giai đoạn trước
_ Các chỉ tiêu của những mẫu triển vọng được tính bằng phương pháp thí nghiệm
hay lý thuyết
_ Các chỉ tiêu cho từng yêu cầu đối với sản phẩm
Chỉ tiêu chất lượng cơ sở có thể là chỉ tiêu riêng lẻ, chỉ tiêu tổng hợp hay chỉ tiêu
tích phân
1.1.2.9 Chỉ tiêu chất lượng tương đối
Là tỷ số giữa chỉ tiêu chất lượng sản phẩm đánh giá và chỉ tiêu chất lượng cơ sở

tương ứng. Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm tương đối biểu thì bằng % hoặc một số
khơng đơn vị.
1.1.2.10 Hệ số trọng lượng của chỉ tiêu chất lượng (Trọng số)
Là đặc tính định lượng ý nghĩa của mỗi chỉ tiêu trong tập hợp các chỉ tiêu được sử
dụng khi tính chỉ tiêu chất lượng sản phẩm tổng hợp.
1.1.2.11 Mức chất lượng sản phẩm
Là đặc tính tương đối của chất lượng sản phẩm dựa trên sự so sánh tập hợp chỉ
tiêu chất lượng sản phẩm đánh giá với tập hợp các chỉ tiêu chất lượng cơ sở tương
ứng.
Để thuận tiện khi so sánh các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm được đánh giá với
các chỉ tiêu tương đối, nghĩa là sử dụng tỷ số giữa các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm
đánh giá và các chỉ tiêu cơ sở tương ứng.

Nhữ Thị Kim Chung - Khóa 2006 - 2008


Luận văn thạc sỹ khoa học - Ngành công nghệ Vật Liệu Dệt May

17

Mức chất lượng sản phẩm được xác định bằng tập hợp các chỉ tiêu tương đối hoặc
một hàm số nào đó của các chỉ tiêu tương đối.
Ví dụ nói mức chất lượng bộ quần áo kháng khuẩn là 95% có nghĩa là chất lượng
của bộ quần áo này được đánh giá thấp hơn chất lượng của bộ quần áo được chọn
làm cơ sở là 5%.
1.1.3 Một số thuât ngữ về đánh giá chất lượng sản phẩm
1.1.3.1 Phương pháp biểu thị chỉ tiêu chất lượng bằng điểm số
Là phương pháp biểu thị các chỉ tiêu chất lượng nhờ hệ thống điểm số quy ước.
Hệ thống điểm số quy ước thường được dùng khi sử dụng phương pháp cảm quan
xác định các chỉ tiêu chất lượng

1.1.3.2 Phương pháp cảm quan xác định các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm
Là phương pháp xác định các trị số các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm dựa trên
cơ sở phân tích thu nhận của các cơ quan cảm giác, thị giác, xúc giác, thính giác, vị
giác và khứu giác.
Khi sử dụng phương pháp cảm quan xác định các chỉ tiêu chất lượng, các cơ quan
cảm giác của con người cho thông tin về các cảm giác tương ứng nhận được. Trị số
của các chỉ tiêu chất lượng được xác định bằng cách phân tích các cảm giác nhận
được trên cơ sở kinh nghiệm đã có. Vì vậy độ chính xác và độ tin cậy phụ thuộc vào
trình độ, thói quen và khả năng của các chuyên gia cảm quan.
Phương pháp này không loại trừ khả năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật để
nâng cao khả năng của các cơ quan cảm giác.
Phương pháp cảm quan được sử dụng rộng rãi để xác định chỉ tiêu chất lượng thực
phẩm như rượu, bia, bánh, kẹo…, các sản phẩm liên quan đến mùi hương như
nước hoa, nước xả vải…số tính chất của vải như độ mềm mại, cảm giác sờ tay…
1.1.3.3 Phương pháp xã hội học xác định các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm
Là phương pháp xác định chỉ số các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm trên cơ sở thu
thập và phân tích ý kiến của những người tiêu thụ

Nhữ Thị Kim Chung - Khóa 2006 - 2008


Luận văn thạc sỹ khoa học - Ngành công nghệ Vật Liệu Dệt May

18

Việc thu thập ý kiến này được thực hiện bằng cách hỏi trực tiếp hoặc bằng các
phiếu ghi câu hỏi, cũng có thể thơng qua các tổ chức khảo nghiệm sản phẩm…
Phương pháp này ngày này được sử dụng rộng rãi và rất phổ biến đặc biệt là trong
lĩnh vực nghiên cứu thị trường, nghiên cứu chất lượng sản phẩm trên quan điểm
người tiêu dùng, hay trong các nghiên cứu xã hội học, các cuộc điều tra.

1.1.3.4 Phương pháp chuyên gia xác định các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm
Là phương pháp xác định trị số của các chỉ tiêu chất lượng trên cơ sở quyết định
của nhóm chuyên gia
Nhóm chuyên gia thường bao gồm những người đại diện sản xuất và tiêu dùng.
Các nhóm chuyên gia này là cơ sở để thành lập các hội đồng chuyên gia hoạt động
thường xuyên, định kỳ hay bất thường.
Phương pháp chuyên gia còn được sử dụng để xác định các trọng số của chỉ tiêu,
đánh giá đúng mức chất lượng sản phẩm, xét đề nghị cấp chứng nhận hay cấp dấu
chất lượng nhà nước, ngành.
1.1.3.5 Đánh giá mức chất lượng sản phẩm
Là tập hợp những công việc bao gồm việc lựa chọn danh mục chỉ tiêu chất lượng,
xác định trị số của chúng cũng như giá trị của các chỉ tiêu cơ sở và các chỉ tiêu
tương đối nhằm lập luận cho những quyết định tốt nhất được thực hiện trong quản
lý chất lượng sản phẩm.
Danh mục các chỉ tiêu chất lượng cần được chọn phù hợp với mục đích đánh giá đã
xác định, đảm bảo điều kiện cần và đủ để đánh giá. Danh mục đó một mặt chỉ bao
gồm các chỉ tiêu có ý nghĩa thực tế khi đánh giá, mặt khác phải bao gồm tất cả các
chỉ tiêu cơ bản xác định mức chất lượng.
Việc lựa chọn chỉ số của các chỉ tiêu cơ sở cũng phụ thuộc vào mục đích đánh giá.
Để đánh giá mức chất lượng sản phẩm có thể sử dụng phương pháp vi phân,
phương pháp tổng hợp hay phương pháp hỗn hợp.

Nhữ Thị Kim Chung - Khóa 2006 - 2008


Luận văn thạc sỹ khoa học - Ngành công nghệ Vật Liệu Dệt May

19

1.1.3.6 Phương pháp vi phân đánh giá mức chất lượng sản phẩm

Là phương pháp đánh giá mức chất lượng sản phẩm chỉ sử dụng các chỉ tiêu chất
lượng riêng lẻ mà không sử dụng các chỉ tiêu chất lượng tổng hợp
1.1.3.7 Phương pháp tổng hợp đánh giá mức chất lượng sản phẩm
Là phương pháp đánh giá chất lượng tổng hợp sử dụng đến chỉ tiêu chất lượng
tổng hợp để đánh giá chất lượng sản phẩm
1.1.3.8 Phương pháp hỗn hợp đánh giá mức chất lượng sản phẩm.
Là phương pháp đánh giá mức chất lượng sản phẩm cso sử dụng các chỉ tiêu chất
lượng riêng lẻ và tổng hợp, không sử dụng chỉ tiêu tổng quát.
1.2 Tổng quan về công tác đánh giá chất lượng sản phẩm
Đánh giá chất lượng giữ một vai trị quan trọng đối với cơng tác quản lý và kiểm
soát chất lượng sản phẩm được. Mục đích chính của khoa học đánh giá chất lượng
là sử dụng tổng hợp những phương thức và phương pháp về tổ chức và kỹ thuật để
nhận biết một cách khách quan, đầy đủ và chính xác tình trạng chất lượng của đối
tượng đánh giá khơng chỉ bản thân nó mà còn bao gồm cả những điều kiện, yếu tố
tạo thành nó trong suốt q trình từ sản xuất cho tới tiêu thụ. Do đó, đánh giá chất
lượng là hoạt động xen kẽ và thâm nhập vào mọi khâu của q trình sản xuất và sử
dụng sản phẩm. Nó vừa là cái bắt đầu, vừa là cái kết thúc của nhận thức đối với đối
tượng cần đánh giá (sản phẩm). Điều đó cho thấy rằng dù muốn hay khơng, để điều
khiển sản xuất người ta phải tiến hành (tự giác hay không tự giác) đánh giá chất
lượng sản phẩm
1.2.1 Lịch sử phát triển
Sản phẩm sản xuất ra là để thỏa mãn một nhu cầu nào đó của xã hội nên phải có
những tính chất hữu ích nhất định. Nhờ các tính chất đó mà sản phẩm được phân
biệt với nhau. Từ xa xưa con người đã biết đo và đánh giá chất lượng sản phẩm
thơng qua các tính chất hữu ích của nó. Lúc đầu sản xuất cịn mang tính chất cá
thể, đôi khi người sản xuất đồng thời là người tiêu thụ sản phẩm nên con người đã

Nhữ Thị Kim Chung - Khóa 2006 - 2008



Luận văn thạc sỹ khoa học - Ngành công nghệ Vật Liệu Dệt May

20

đánh giá chất lượng theo những cách riêng của mình. Khi xã hội phát triển đi lên thì
cùng với việc phát triển sản xuất hoạt động đánh giá chất lượng cũng khơng ngừng
mở rộng. Hoạt động đó được tăng cường khi sản phẩm bắt đầu được dùng để bán
trên thị trường. Hàng hóa càng phát triển thì chủng loại mặt hàng ngày càng nhiều,
khả năng thỏa mãn nhu cầu người tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng chính trong hồn
cảnh đó, con người càng phải trở nên thận trọng khi đánh giá chất lượng sản phẩm.
Trên thực tế, việc phân chia sản phẩm sản xuất ra thành nhóm, loại, cấp…là kết quả
của việc đo và đánh giá tổng hợp chất lượng sản phẩm.
Quá trình phát triển của nhu cầu người tiêu dùng, của sản xuất, của khoa học công
nghệ đã kéo theo sự phát triển của các phương pháp đánh giá chất lượng sản
phẩm. Các phương pháp này ngày càng khoa học, chính xác hơn.
Tuy nhiên hiện nay việc đánh giá tổng hợp chất lượng gặp nhiều khó khăn lớn.
Những khó khăn đó là khách quan và có xu hướng ngày càng tăng do đặc điểm của
nền sản xuất công nghiệp hiện đại và do sự mở rộng giao lưu hàng hóa.
Thứ nhất: sản phẩm chúng ta tiêu thụ ngày càng phức tạp, ngày càng có nhiều tính
chất hữu ích, và tính năng cơng dụng kết hợp. Do đó khi đánh giá chất lượng tổng
hợp người mua phải chú ý đến nhiều thơng số đặc trưng cho tính hữu ích.
Thứ hai: trong điều kiện sản xuất hiện đại trên thị trường, người tiêu dùng đồng thời
được giới thiệu hàng chục loại hàng hóa có cùng một cơng dụng. Mà chất lượng
mỗi loại như vậy lại được đặc trưng bởi hàng chục (hàng trăm) thơng số khác nhau
thì người tiêu dùng rất khó đo và đánh giá chất lượng sản phẩm định mua.
Đối với người sản xuất hàng hóa vấn đề đặt ra cũng tương tự như vậy. Họ buộc
phải xác định sơ bộ chất lượng sản phẩm sẽ sản xuất để đánh giá gần đúng khả
năng cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm đó. Trước đây thơng thường sản phẩm được
đánh giá sau khi sản phẩm được sản xuất ra, đưa ra thị trường tiêu thụ được người
mua chấp nhận hay bác bỏ. Tuy nhiên đây này cách đánh giá tức thời khơng có tính

tốn, chuẩn bị trước. Trước đây cách đánh giá chất lượng như vậy có thể chấp
nhận được vì:
_ Chu kỳ thay thế một dạng sản phẩm này bằng dạng sản phẩm khác rất dài (trên
10 năm). Điều đó cho phép có được thơng tin ổn định và tin cậy về chất lượng sản

Nhữ Thị Kim Chung - Khóa 2006 - 2008


Luận văn thạc sỹ khoa học - Ngành công nghệ Vật Liệu Dệt May

21

phẩm vì những thơng tin đó được kiểm nghiệm bằng việc sử dụng trong nhiều năm
của đông đảo người tiêu thụ
_ Số lượng chủng loại của cùng một mặt hàng do các nhà sản xuất khác nhau bán
trên thị trường không nhiều lắm do khả năng sản xuất cịn bị hạn chế
_ Những chi phí liên quan đến việc sản xuất mặt hàng mới không lớn lắm.
Tuy nhiên thời gian gần đây do sự phát triển như vũ bão của khoa học- kỹ thuật mà
tình hình sản xuất đã có những sự thay đổi căn bản. Cách đánh giá chất lượng sản
phẩm trước đây khơng cịn phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và tiêu
thụ. Thời hạn đổi mới các mặt hàng rút ngắn đáng kể. Trong thời gian đó khơng thể
có được những thông tin tin cậy về chất lượng sản phẩm trên cơ sở xử lý số liệu
thông kê trong thương nghiệp và sử dụng. Đảm bảo chất lượng sản phẩm cao đã
trở thành phương tiện duy nhất để duy trì địa vị của sản phẩm trên thị trường tiêu
thụ. Việc sản xuất sản phẩm có chất lượng cao liên quan đến những chi phí ban
đầu rất lớn cho nghiên cứu, thí nghiệm và trang bị lại sản xuất. Nếu sản phẩm sản
xuất ra với một chi phí lớn như vậy mà khơng đáp ứng nhu cầu thị trường, thì nền
kính tế sẽ chịu một tổn thất nặng nề.
Vì vậy, điều kiện khách quan của sản xuất và tiêu thụ hiện tại ngày càng đổi hỏi phải
biết xác định một cách tương đối chính xác chất lượng sản phẩm trước khi đưa sản

phẩm đó ra thị trường.
Để có thể đánh giá chất lượng sản phẩm đúng đắn, thống nhất cần phải có những
phương pháp đánh giá khoa học. Qua nhiều năm tìm tịi nghiên cứu người ta đã xây
dựng những cơ sở lý luận cho một khoa học về đo và đánh giá chất lượng. Và ngày
nay, ngành khoa học này đã được áp dụng rộng rãi trong công tác đánh giá chất
lượng sản phẩm.
1.2.2 Cơ sở khoa học xác định chất lượng sản phẩm
Đo và đánh giá chất lượng sản phẩm có ý nghĩa ngày một lớn do yêu cầu phát triển
kinh tế cũng như sự hợp tác giữa các tập đồn ngày càng màng tính chất đa qc
gia. Dó đó đã xuất hiện nhiều cơng trình nghiên cứu lý thuyết và hướng dẫn áp dụng
thực tế nhằm xây dựng phương pháp luận và xác định định lượng chất lượng tổng

Nhữ Thị Kim Chung - Khóa 2006 - 2008


Luận văn thạc sỹ khoa học - Ngành công nghệ Vật Liệu Dệt May

22

hợp các dạng sản phẩm khác nhau. Kết quả là trên thực tế đã hình thành một khoa
học độc lập về chất lượng sản phẩm.
Cũng như những ngành khoa học khác, khoa học về đo và đánh giá chất lượng sản
phẩm cần có một tên gọi ngắn gọn hoặc một thuật ngữ có khả năng thâu tóm tất cả
các vấn đề được xem xét vào một khái niệm thống nhất. Việc đưa ra một thuật ngữ
mới thu hút được sự chú ý của các chuyên gia trong các ngành khác nhau, tập hợp
họ lại và nâng cao cường độ nghiên cứu các vấn đề quyết định nội dung của ngành
khoa học mới này.
Để một thuật ngữ khoa học mới được thuận tiên sử dụng trên phạm vi quốc tế
người ta thường dùng tiếng cổ Hy Lạp hoặc tiếng Latinh. Đối với khoa học đo và
đánh giá chất lượng các nhà khoa học Liên Xơ đã tìm ra một thuật ngữ thích hợp là

Qualimetri. Trong đó “Quali” có gốc Latinh có nghĩa là “chất lượng”, “tính chất” hay
“đặc trưng”, cịn “metri” có nghĩa là “đo”, “xác định”. Đo chất lượng ở đây không đơn
thuần là đo trong đo lường mà là đo các chỉ tiêu chất lượng và đánh giá định lượng
chất lượng sản phẩm.
Ở các nước khoa học – kỹ thuật phát triển, người ta ứng dụng rộng rãi các phương
pháp đo định lượng chất lượng của các sản phẩm rất khác nhau trong nhiều lĩnh
vực. Người ta đo chất lượng từ chiếc xe ô tô đến bao gói thương nghiệp, từ nhà ở
đến vũ khí hiện đại, từ thực phẩm đến các nhà máy điện, từ quần áo, giầy dép đến
trình độ cơng nghiệp của mỗi quốc gia, từ trình độ học vấn của xã hội đến khả năng
cạnh tranh của mỗi thành phố. Nhìn chung là ứng dụng các phương pháp đo và
đánh giá chất lượng tổng hợp có thể đánh giá chất lượng từ những sản phẩm cụ
thể đơn giản cho đến những sản phẩm trừu trượng, phức tạp. Thoạt nhìn những cái
đó hồn tồn khác nhau. Vậy trong thực chất cái gì là chung giữa đo chất lượng về
khả năng cạnh tranh của một thành phố và chất lượng của một đôi giày. Nếu giữa
khả năng cạnh tranh của một thành phố và đơi giày khơng có điểm chung trực tiếp
nào thì giữa nguyên tắc đo chất lượng về khả năng cạnh tranh của một thành phố
và nguyên tắc đo chất lượng của một đơi giày lại có nhiều điểm chung đến mức có
thể đặt vấn đề hai nhiệm vụ đó hồn tồn giống nhau về nguyên tắc và nói chung,
đối với nhiệm vụ bất kỳ nào đó về đo chất lượng một cách định lượng và tổng hợp.

Nhữ Thị Kim Chung - Khóa 2006 - 2008


Luận văn thạc sỹ khoa học - Ngành công nghệ Vật Liệu Dệt May

23

Như vậy đo chất lượng phải gồm những nguyên tắc chung. Bản chất của nhưng
nguyên tắc đó ở chỗ chất lượng của sản phẩm được xem như một đặc trưng tổng
quát phụ thuộc vào các tính chất chất lượng riêng lẻ. Những đặc tính này tạo thành

một hệ thống nhiều mức đặc trưng cho các mức tổng hợp khác nhau. Nói cách khác
là các tính chất chất lượng có mức độ quan trọng khác nhau đối với đặc trưng tổng
quát và chúng được thể hiện bằng các chỉ tiêu chất lượng định lượng. Tập hợp các
thông số định lượng đó lại cho phép nhận được chỉ tiêu chất lượng định lượng tổng
hợp: so sánh chỉ tiêu đó với chỉ tiêu của sản phẩm tương tự được chọn làm chuẩn
hoặc giữa các sản phẩm cần so sánh với nhau có thể đánh giá tương đối; nghĩa là
xác định mức chất lượng của sản phẩm.
Về nguyên tắc có thể xây dựng các mơ hình tốn học lý tưởng từ những tính chất
của các vật thể hay một q trình cụ thể nào đó. Vậy mơ hình tốn học về chất
lượng có thể xem như một hệ thống trừu tượng của các mơ hình riêng lẻ có mức độ
phức tạp khác nhau. Mơ hình chất lượng đó về mặt ngun tắc hoàn toàn giống
nhau đối với các dạng sản phẩm rất khác nhau. Từ mơ hình chất lượng trừu tượng
có thể chuyển sang mơ hình cụ thể ứng với những dạng sản phẩm nhất định bằng
cách tập hợp số lượng thông số nhất định với trọng số cụ thể của từng thơng số mà
sản phẩm đó có được. Đặc trưng chung của mơ hình chất lượng trên chứng tỏ rằng
nhiệm vụ đo chất lượng của các dạng sản phẩm khác nhau là hồn tồn đồng nhất
về mặt tốn học. Vì vậy hiện nay đã hình thành lĩnh vực hoạt động nghiên cứu của
con người có ứng dụng rộng rãi đối với sản phẩm lao động đa dạng. Lĩnh vực đó có
đối tượng nghiên cứu của mình (ngun tắc chung và phương pháp đo chất lượng),
có cơng cụ nghiên cứu đặc biệt (tập hợp thành quả lao động của con người), có bộ
máy tốn học đặc biệt (Lý thuyết xác suất, thống kê tốn học, lập chương trình tốn
học...) và những vấn đề đặc biệt về toán học, tâm lý học, sinh lý học và xã hội học…
Trước đây ở các nước và trong các ngành khác nhau người ta đưa ra rất nhiều
phương pháp đo chất lượng tổng hợp và định lượng chúng. Nhưng khi xem xét toàn
bộ sự đa dạng bề ngồi của các phương pháp đó có thể ghi nhận một số đặc điểm
có tính ngun tắc trong tất cả các phương pháp đó. Hiện tượng đó rõ ràng khơng
phải là ngẫu nhiên và có thể cho rằng tất cả những vấn đề lặp lại ở tất cả các
phương pháp là những nguyên tắc cơ sở của qualimetri. Những nguyên tắc đó là:

Nhữ Thị Kim Chung - Khóa 2006 - 2008



Luận văn thạc sỹ khoa học - Ngành công nghệ Vật Liệu Dệt May

24

1) Trong Qualimetri chất lượng được xem như một tập hợp các tính chất. Để
thuận tiện, có thể cho rằng chất lượng là một tính chất tổng hợp của sản phẩm
được xem đến mực độ tổng hợp cao nhất (Mức 0), cịn các tính chất cấu thành của
chất lượng được xem xét ở mức độ tổng hợp thấp hơn (Mức 1). Cũng như vậy, mỗi
tính chất ở mức 1 lại được tạo thành từ một số tính chất ở mức thấp hơn (mức 2).
Các tính chất mức 2 này lại có thể phân ra các tính chất cấu thành ở mức 3…Số
lượng các mức xem xét tùy theo sự hiểu biết ngày càng sâu của con người, sẽ tăng
không giới hạn.
Trong qualimetri người ta cho rằng một tính chất nào đó của mức tổng hợp bất kỳ,
về nguyên tắc, có thể được đánh giá và biểu thị bằng một hệ số Kim; trong đó m- số
thứ tự của mức tổng hợp; i- chỉ số ghi số thứ tự của tính chất cụ thể trong tập hợp
n tính chất trong mức tổng hợp thứ m. Trên cơ sở đó nguyên tắc thứ nhất của
qualimetri được phát biểu như sau:
“Kết quả đánh giá mỗi tính chất ở mức tổng hợp bất kỳ phụ thuộc vào tập hợp
những kết quả đánh giá các tính chất cấu thành ở mức tổng hợp thấp hơn kế tiếp,
nghĩa là:
Kim = f(Kim+1) ”
2) Trong qualimetri phân biệt rõ hai khái niệm “đo” và “đánh giá”. Đo một tính
chất hay thơng số nào đó là quá trình tìm trị số của chỉ tiêu Pi biểu thị giá trị tuyệt đối
của tính chất đó trong đơn vị đo lường tương ứng. Cịn đánh giá một tính chất nào
đó (nghĩa là giá trị tương đối của nó) là kết quả so sánh trị số tuyệt đối của chỉ tiêu
Pi với chỉ tiêu Pics tương ứng được chọn làm chuẩn hay giữa các chỉ tiêu của các
sản phẩm khác nhau. Vậy kết quả đánh giá một tính chất bất kỳ Kim phụ thuộc vào
chuẩn được chọn. Nói cách khác, khơng có chuẩn thì khơng thể nói đến đánh giá

chất lượng. Nguyên tắc thứ hai của qualimetri có thể được định nghĩa như sau:
“Kết quả đánh giá Kim của tính chất thứ I tại mức tổng hợp m là kết quả so sánh trị
số tuyệt đối Pi của tính chất ấy với đại lượng được chọn làm chuẩn Pics theo một mối
quan hệ hàm số, biểu thị bằng công thức
Kim = f(Pi, Pics) ”
3) Trong qualimetri người ta cho rằng mỗi tính chất trong tập hợp các tính chất
tạo thành chất lượng sản phẩm được đặc trưng không chỉ bằng hệ số Kim mà còn

Nhữ Thị Kim Chung - Khóa 2006 - 2008


×