Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đi tìm thương hiệu cho mật ong rừng U Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.8 KB, 2 trang )

Đi tìm thương hiệu cho mật ong rừng U Minh



Nguồn: diendan.camau.gov.vn
Nhắc đến U Minh Hạ, mọi người nghĩ ngay đến con cá đồng, cây tràm và đặc
sản mật ong nổi tiếng. Thế nhưng, mật ong U Minh hiện chưa có thương hiệu
khiến cho tiềm năng, giá trị kinh tế của thứ hàng hóa đặc sản này thua thiệt
trên thị trường.

Hiện U Minh đang vào mùa khai thác mật ong, mà cư dân địa phương gọi là "ăn
ong". Ngoài ăn ong tự nhiên, cư dân U Minh có nhiều kinh nghiệm gác kèo cho
ong làm tổ để lấy mật.


Đây là loại hình ăn ong phổ biến, thành lập theo hình thức tổ, đội và tập đoàn,
nhằm thu được nhiều mật và phòng, chống cháy rừng tràm mùa khô.


Để gác kèo ong, người thợ rừng chặt lấy một đoạn cây tràm dài chừng 2-3 m và
bằng kinh nghiệm của mình lựa chọn địa thế thích hợp trong rừng gác lên cây chờ
bầy ong kéo đến làm tổ. Một tổ ong bình quân cho từ 3-5 lít mật, đặc biệt có
những tổ ong to cho hàng chục lít mật, mỗi thợ rừng sau mùa gác kèo thu về hàng
trăm lít mật.


Mật ong mang hương vị đặc biệt của hoa tràm có rất nhiều công dụng trong y học,
chăm sóc sức khỏe. Đây là đặc sản quý giá nhất của rừng U Minh, được nhiều
người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh tin dùng và ưa thích.



Hiện nay, với giá bán bình quân 60.000 đồng/lít tại rừng tràm, sau một mùa gác
kèo ong, mỗi gia đình thợ rừng thu về ít nhất 10 triệu đồng, trong khi vốn liếng
đầu tư, chi phí không đáng kể. Đây là nguồn thu nhập không nhỏ đối với cư dân
trên lâm phần U Minh Hạ vốn còn nhiều khó khăn. Hằng năm U Minh Hạ có khả
năng sản xuất ra hàng chục ngàn lít mật ong chất lượng tốt và sản phẩm mật ong.

Tuy nhiên, để xây dựng thương hiệu mật ong U Minh thật không dễ dàng chút
nào. Người gác kèo ong chưa nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu và
họ thiếu khả năng về tài chính. Chưa một tổ chức hay doanh nghiệp nào trong tỉnh
đứng ra giúp họ xây dựng thương hiệu hoặc quan tâm tìm thị trường xuất khẩu cho
đặc sản hàng hóa này…


Trong khi đó, thương hiệu mật ong rừng U Minh lại được một doanh nghiệp ở
thành phố Hồ Chí Minh đóng chai, với nhãn mác rõ ràng, bày bán trên thị trường,
được người tiêu dùng ưa chuộng.


Thiết nghĩ, các ngành chức năng cần phối hợp, tổ chức xây dựng thương hiệu mật
ong U Minh. Cụ thể là điều tra chính xác có bao nhiêu hộ dân trên lâm phần U
Minh Hạ chuyên nghề gác kèo ong, tập hợp họ lại, hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật
gác kèo ong để tạo ra sản lượng lớn, chất lượng tốt, đồng đều. Đồng thời cung cấp
cho họ về thông tin thị trường, tiêu chuẩn sản phẩm và hướng đến tìm thị trường
xuất khẩu, nâng cao giá trị kinh tế của mật ong rừng U Minh.

×